Q48 (ĐH Thuỷ sản 01):
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cho ảnh thật A1B1 cao 2cm. Nếu dịch chuyển vật AB một đoạn 45cm lại gần thấu kính, ta thu được ảnh A2B2 cao 20cm và cách A1B1 một đoạn 18cm. Hãy xác định vị trí ban đầu của vật AB và tiêu cự f của thấu kính.
Q49 (HV Ngân Hàng HCM 01):
Một vật sáng mảnh AB được đặt trước một thấu kính một khoảng nào đó thì ảnh của nó hứng được trên màn lơns gấo 4 lần vật. Nếu ta đưa vật từ vị trí ban đầu về gần thấu kính hơn một đoạn a = 4cm thì ảnh thu đựoc bằng với ảnh khi ta đưa vật từ vị trí ban đầu đến gần thấu kính hơn một đoạn b = 6cm. Xác định giữa vật và thấu kính trước khi di chuyển và tiêu cự của thấu kính.
Q50 (ĐH PCCC 01):
Cho một chiếc hộp có đáy nằm ngang là hình vuông còn các thành thẳng đứng như hình vã: AB là đoạn thẳng song song với hai trong số 4 cạnh đáy và đi qua tâm O của đáy, AD và BE biểu diễn hai thành hộp (AD = BE). Thành hộp BE có tính chắn sáng.
1. Điểm C nằm trong đoạn thẳng AB, đặt ở C một thấu kính L có trục chính song song với AB. Trên thành hộp AD có một vết mực kích thước bé. Khi đó ảnh của vết mực hiện rõ nét trên thành hộp BE, kích thước dài của ảnh lớn gấp 3 lần kích thước dài của vết mực. Cho biết AC = 2cm. Hỏi L là thấu kính hội tụ hay phân kỳ? Vì sao? Tính chiều dài AB và tiêu cự của thấu kính.
2. Bỏ thấu kính L đi sau đó đặt mắt tai M ở ngoài hộp và trên đường thẳng AE. Đổ nước vào hộp khi mức nước vừa đầy hộp thì mắt thấy điểm O. Tính chiều cao của hộp. Nếu di chuyển S trên đường thẳng AE theo hướng ra xa M hơn thì có còn nhìn thấy O nữa không? Vì sao? Cho biết chiết suất của nước bằng 4/3.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi đại học. cao đẳng môn Vật lý - Phần: Quang học - Sự tạo ảnh qua thấu kính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự tạo ảnh qua thấu kính
Q48 (ĐH Thuỷ sản 01):
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cho ảnh thật A1B1 cao 2cm. Nếu dịch chuyển vật AB một đoạn 45cm lại gần thấu kính, ta thu được ảnh A2B2 cao 20cm và cách A1B1 một đoạn 18cm. Hãy xác định vị trí ban đầu của vật AB và tiêu cự f của thấu kính.
Q49 (HV Ngân Hàng HCM 01):
Một vật sáng mảnh AB được đặt trước một thấu kính một khoảng nào đó thì ảnh của nó hứng được trên màn lơns gấo 4 lần vật. Nếu ta đưa vật từ vị trí ban đầu về gần thấu kính hơn một đoạn a = 4cm thì ảnh thu đựoc bằng với ảnh khi ta đưa vật từ vị trí ban đầu đến gần thấu kính hơn một đoạn b = 6cm. Xác định giữa vật và thấu kính trước khi di chuyển và tiêu cự của thấu kính.
A
B
D
E
M
Q50 (ĐH PCCC 01):
O
C
Cho một chiếc hộp có đáy nằm ngang là hình vuông còn các thành thẳng đứng như hình vã: AB là đoạn thẳng song song với hai trong số 4 cạnh đáy và đi qua tâm O của đáy, AD và BE biểu diễn hai thành hộp (AD = BE). Thành hộp BE có tính chắn sáng.
1. Điểm C nằm trong đoạn thẳng AB, đặt ở C một thấu kính L có trục chính song song với AB. Trên thành hộp AD có một vết mực kích thước bé. Khi đó ảnh của vết mực hiện rõ nét trên thành hộp BE, kích thước dài của ảnh lớn gấp 3 lần kích thước dài của vết mực. Cho biết AC = 2cm. Hỏi L là thấu kính hội tụ hay phân kỳ? Vì sao? Tính chiều dài AB và tiêu cự của thấu kính.
2. Bỏ thấu kính L đi sau đó đặt mắt tai M ở ngoài hộp và trên đường thẳng AE. Đổ nước vào hộp khi mức nước vừa đầy hộp thì mắt thấy điểm O. Tính chiều cao của hộp. Nếu di chuyển S trên đường thẳng AE theo hướng ra xa M hơn thì có còn nhìn thấy O nữa không? Vì sao? Cho biết chiết suất của nước bằng 4/3.
Q51 (ĐHKTQD 2k):
Hai đèn nhỏ S1 và S2 đặt cách nhau 90cm cùng trên trục chính và ở hai bên thấu kính O có độ tụ D = 2,5dp. Xác định vị trí của S1 và S2 so với thấu kính O. Biết rằng ảnh của chúng qua thấu kính O là trùng nhau.
Q52 (ĐHTC 99):
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính cho một ảnh thật nằm cách vật một khoảng cách nào đó. Nếu cho vật dịch lại gần thấu kính một khoảng 30cm thì ảnh của AB vẫn là ảnh thật nằm cách vật một khoảng như cũ và lớn hơn gấp 4 lần ảnh cũ.
Xác định tiêu cự của thấu kính và vị trí ban đầu của vật AB.
Để được ảnh cao bằng vật, phải dịch chuyển vật từ vị trí ban đầu đi một khoảng bao nhiêu, theo chiều nào?
Q53 (TN99-SKĐA2k):
Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước một thấu kính O cho một ảnh rõ nét trên màn E. Dịch chuyển vật 2cm lại gần thấu kính. Phải dịch chuyển màn ảnh E một khoảng 30cm mới lại thu được ảnh rõ nét của AB, ảnh này lớn bằng 5/3 ảnh trước.
Thấu kính O là thấu kính gì? Màn ảnh E phải dịch chuyển theo chiều nào?
Tính tiêu cự thấu kính.
Q54 (ĐHQG 97):
Một chùm sáng hội tụ hình nón, chiếu qua một lỗ tròn đường kính a = 5cm trêm màn chắn E1. Trên màn ảnh E2, đặt phía sau, song song và cách E1 một khoảng l = 20cm, ta hứng được một hình tròn sáng đường kính b = 4cm. Nếu lắp khít vào lỗ tròn một thấu kính, thì trên màn E2 ta thu được một điểm sáng.
Có thể dùng thấu kính loại gì?
Tính độ tụ của thấu kính.
Q55 (ĐHQG HCM 97):
Một nguồn sáng điểm S đặt trướ một màn chắn có lỗ tròn, nằm trên trục lỗ, cách tâm lỗ một khoảng 15cm. Sau màn chắn 30cm, đặt một màn hứng E sao cho trên màn thu được vết sáng hình tròn. Đặt thấu kính L vừ khớp vào lỗ. Tìm tính chất và tiêu cự của L sao cho vết sáng trên màn E có vị trí và kích thước như cũ.
Q56 (ĐHTL 99):
Trên trục chính của một thấu kính mỏng, phẳng – lồi (bán kính mặt lồi R = 30cm) có một điểm sáng S, cách tiêu điểm gần nhất một khoảng p. ảnh thật của S cách tiêu điểm gần nhất một khoảng q.
Chứng minh rằng f2 = q.p (f là tiêu cự thấu kính)
Tìm chiết suất chất làm thấu kính.
Q57 ():
Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước một màn ảnh, cách màn một khoảng l = 1m. Đặt một thấu kính hội tụ xen vào giữa vật và màn thì tìm được hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Biết rằng một trong hai ảnh ấy lớn gấp 2,25 lần ảnh kia, hãy tìm tiêu cự thấu kính.
Q58:
Một vật phẳng nhỏ AB đặt trưóac một thấu kính phân kỳ O, cách O một khoảng d1, cho ảnh A1B1. Cho vật tiến thêm 40cm lại gần thấu kính thì ảnh cũng tiến thêm được 5cm và trở thành lớn gấp đoi ảnh trước. Xác định tiêu cự của thấu kính.
Q59:
Để xác định tiêu cự của một thấu kính, một người đã làm như sau: Đặt một vật phẳng nhỏ cách thấu kính một khoảng d và điều chỉnh vị trí của màn để thu được ảnh rõ nét của vật. Sau đó giữ thấu kính cố định rồi cho vật lùi ra xa 2cm khỏi vị trí ấy; khi đó phải dịch chuyển màn 12cm. Cuối cùng lại cho màn lùi xa 12cm thì thấy phải đưa vật lại gần thêm 1cm so với vị trí đầu tiên. tính tiêu cự thấu kính và độ phóng đại của ảnh ở 3 vị trí nói trên. Vẽ hình ứng với vị trí đầu tiên.
Q60:
Để xác định tiêu cự của thấu kính một người đã làm như sau : đặt một vật phẳng nhỏ cách thấu kính một khoảng d và điều chỉnh vị trí một màn để thu được ảnh rõ nét của vật . Sau đó giữ thấu kính cố định rồi cho vật lùi ra xa 2 cm . Cuối cùng lại cho màn lùi ra xa vị trí ban đầu 12 cm thi thấy phải đưa vật lại gần thêm 1cm so v0ứi vị trí đầu tiên .
Tính tiêu cự thấu kính và độ phóng đại của ảnh ở ba vị trí nói trên . Vẽ hình ứng vói vị trí đầu tiên .
Q61
Một vật sáng nhỏ đật vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ O, cách một khoảng d. Khi lần lượt dịch chuyển vật sáng một đoạn Dd = 5cm tiến lại gần rồi ra xa thấu kính (đều từ vị trí ban đầu) thì ta thu được hai ảnh có cùng độ cao, khoảng cách giữa hai ảnh ấy là 90cm. Tìm tiêu cự f của thấu kính.
File đính kèm:
- 05Su tao anh cua thau kinh.DOC