A.Mục tiêu bài học:
Bậc 1
- Nắm được cách làm bài
- Xác định được kiểu bài
Bậc 2
- Biết phân tích đề ,lập dàn ý
Bậc 3
-Vận dụng kỹ năng của kiểu bài để viết một số luận điểm trong bài
B. Chuẩn bị
1.Thầy: SGK,SGV,GV,
2.Trò: VG,VG.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động
I.Ổn định tổ chức.
1.Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ.
II.Bài mới:
56 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:17/09/2012
ND:20/09/2012 C1
Tiết 1,2.3:
NGHI LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
A.Mục tiêu bài học:
Bậc 1
- Nắm được cách làm bài
- Xác định được kiểu bài
Bậc 2
- Biết phân tích đề ,lập dàn ý
Bậc 3
-Vận dụng kỹ năng của kiểu bài để viết một số luận điểm trong bài
B. Chuẩn bị
1.Thầy: SGK,SGV,GV, …
2.Trò: VG,VG.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động
I.Ổn định tổ chức.
1..Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ.
II.Bài mới:…
Hoạt động của GV
HĐ của
HS
Nội dung cần đạt
GV:Gọi HS nhắc lại khái niệm về tư tưởng đạo lý ?
?.Hãy kể tên các đề tài về tư tưởng đạo lý?
?.Nêu cách làm bài về một tư tưởng đạo lý?
GV:Nhận xét,bổ sung
GV:Chép đề bài lên bảng cho HS
Đề 1:Các Mác đã từng nói : “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý.
Hãy nêu cách giữ gìn tình bạn.
?.Em hãy xác định vấn đề nghị luận ?dẫn chứng trong bài được lấy từ đâu?
?.Thao tác nghị luận mà bài viết cần sử dụng là thao tác nào?
?.Nêu cách mở bài?
GV:Gọi từ 1,2 HS đọc phần mở bài của mình
GV:Nhận xét và mở bài mẫu
?.Tình bạn là gì? Tại sao Mác lại nói : Tình bạn chân chính là viên ngọc quý?( giải thích)
?.Nêu vài trò và ý nghĩa của tình bạn?
Gọi từ 1,2 HS pb
GV:Nhận xét và giảng thêm
?.Vậy làm thế nào để giữ được tình bạn tốt?.
?.Nêu hướng kết bài?.
GV:Chép đề bài lên bảng cho HS
Đề 2“Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người”. Anh/chị có suy nghĩ gì về nhận định đó của Mác-ximGooc-ki.
?.Em hãy xác định vấn đề nghị luận ?dẫn chứng trong bài được lấy từ đâu?
?.Thao tác nghị luận mà bài viết cần sử dụng là thao tác nào?
?.Nêu cách mở bài?
GV:Gọi từ 1,2 HS đọc phần mở bài của mình
GV:Nhận xét và mở bài mẫu
?. Tiếng cười là gì? Tại sao M.Gorki lại nói : Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người?
?.tiếng cười có ý nghĩa ntn trong cuộc sống?
GV:Chép đề bài lên bảng cho HS
Đề 3:Anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về “tính ích kỉ và lòng vị tha”.
?.Em hãy xác định vấn đề nghị luận ?dẫn chứng trong bài được lấy từ đâu?
?.Thao tác nghị luận mà bài viết cần sử dụng là thao tác nào?
?.Nêu cách mở bài?
GV:Gọi từ 1,2 HS đọc phần mở bài của mình
GV:Nhận xét và mở bài mẫu
?.Các luận điểm càn triển khai trong bài là những luận điểm nào?
- giải thích thế nào là tính ích kỷ,lòng vị tha?
- Biểu hiện của tính ích kỉ và tác hại cuat tính ích kỉ?
- Biểu hiện và tác dụng của lòng vị tha?
GV chốt kết bài
-Tính ích kỉ là thói xấu cần phê phán mà học sinh không nên mắc phải.
- Lòng vị tha là đức tính quí báu cần có của mỗi con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim nhân hậu biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng bào, đồng loại.
- Nếu ai cũng có lòng vị tha và sống đúng theo phương châm mà Bác Hồ đã dạy.: Mình vì mọi người, mọi người vì mình xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn
Tái hiện kiến thức trả lời
ghi
suy nghĩ
phát biểu
Đọc bài viết
nghe-ghi
Làm việc cá nhân Pb
Suy nghĩ pb
Khái quát pb
pb
Về nhà viết thành bài văn
ghi
pb
đọc bài viết
suy nghĩ pb
khái quát pb
trả lời
Đọc bài viết
khái quát pb
phân tích,tìm dẫn chứng để cm
phân tích,tìm dẫn chứng để cm
I.Ôn lại lý thuyết.
1.Khái niệm.
2.Đề tài:
- Về nhận thức (lí tưởng,mục đích học tập...)
- Về tâm hồn,tính cách (lòng yêu nước,lòng vị tha,tính trung thực....)
- Về quan hệ gia đình:(tình mẹ con,tình anh em...)
- Về quan hệ XH:(tình đồng loại,tình thầy trò,tình bạn bè....)
3.Cách làm bài .
*.Mở bài:
- Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào tư tưởng, đạo lí
- Nêu vấn đề: Đề bài có câu trích thì ghi lại nguyên văn câu trích. Đề bài không có câu trích thì nêu ý của đề và nhận định phù hợp với đề bài.
*.Thân bài:
Tư tưởng đúng Tư tưởng ko đúng
1
Giải thích đề
Giải thích đề
2
Phân tích những mặt đúng (lí lẽ, dẫn chứng), chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của TTĐL
Phân tích các mặt sai, chỉ ra tác hại của TTĐL.
3
Phân tích mặt tiêu cực: Bác bỏ những tư tưởng sai lệch, chỉ ra tác hại.
Nêu quan niệm đúng có liên quan đến tư tưởng, chỉ rõ ý nghĩa, tác dụng.
4
Rút ra bài học nhận thức và hành động
Rút ra bài học nhận thức và hành động
3.Kết bài: Nhận định chung, cảm nghĩ chung về tư tưởng, đạo lí.
II.Luyện tập:
1.Đề 1:
A.Tìm hiểu đề.
- Xác định vấn đề NL:Tình bạn
- Dẫn chừng của đề bài lấy trong văn học và trong dời sống
-Thao tác sử dụng trong bài:( giải thích phân tích, chứng minh, bình luận )
B.Lập dàn ý.
1 Mở bài: Giới thiệu câu nói của Mác và việc giữ gìn tình bạn.
2.Thân bài :
*.Giải thích
- Tình bạn là sự kết thân hòan tòan tự nguyện dựa trên sự hiểu biết về tính tình, sở thích, sự đồng cảm …của nhau trong quá trình học tập, công tác, sinh họat vui chơi…không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội…
( d/c)
- Tình bạn chân chính là viên ngọc quý bởi có lúc nó mang dáng hình của những viên ngọc giản dị với màu sắc thanh đạm. Nó trong sáng và thánh thiện không nhuốm màu vụ lợi…
*.Vai trò và ý nghĩa của tình bạn ( phân tích, chứng minh, bình luận )
- Tình bạn đẹp sẽ tô điểm cho cuộc đời. Nó tồn tại giữa cuộc đời như một nguồn sống, một chỗ dựa , một động lực tinh thần cho con người.
- Tình bạn đem đến một tiếng nói tri âm của lòng mình với một chỗ dựa thân tình vững chắc, như một bàn tay giúp đỡ chia sẻ trong cuộc sống . “ Tình bạn chân chính làm niềm vui tăng lên gấp đôi và nỗi buồn khổ giảm đi một nửa” ( Ba Con).
- Cuộc sống sẽ có ý nghĩa biết bao khi có một người bạn hiểu mình, sẻ chia niềm vui và nỗi buồn cùng mình trong nhịp sống hối hả…
-Trong thực tế, có không ít người nghĩ rằng sẽ không cần đến tình bạn; rằng sẽ luôn tự vượt qua khó khăn gian khổ một mình…nhưng cũng có lúc học thấy cô đơn, lẻ loi khi không có một người bạn tốt.
*.Điều kiện để giữ được một tình bạn tốt:
- Phải chân thành…
- Thẳng thắn …
- Biết tha thứ…
- Biết vượt qua lòng tự ái và tôn trọng lẫn nhau.
3.Kết bài : Tình bạn là vô cùng quý giá. Mỗi người cần dùng tấm lòng để giữ gìn và bảo vệ nó…
c.Viết đoạn văn:(về nhà)
2.Đề 2
A.Tìm hiểu đề:
B.Lập dàn ý.
1.Mở bài: Giới thiệu nhận định của M.Gorki về ý nghĩa của tiếng cười.
2.Thân bài:
*.giải thích.Tiếng cười là gì?
- Tiếng cười là một cách biểu hiện tình cảm của con người.Tiếng cười thuộc về bản chất , đặc trưng vốn có của nhân loại.
- ‘Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người” bởi : nó chứa đựng những tình cảm đáng trân trọng của con người : niềm hạnh phúc, sự vui mừng và sự sẻ chia, thông cảm…Đồng thời tiếng cười còn mang đến một nguồn sức mạnh to lớn đầy ý nghĩa : khả năng gắn kết người với người, cứu vớt bao mảnh đời buồn tủi, tiếp thêm nghị lực sống cho con người.
*. Ý nghĩa rút ra từ câu nói của M.Gorki ( Phân tích – bình luận):
- M.Gorki thật đúng đắn khi nêu ra nhận định về ý nghĩa của tiếng cười.
- Tuy nhiên, tiếng cười chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó mang mục đích tốt đẹp, mang hạnh phúc đến cho mọi người, chứ không ẩn chứa đau khổ hay sự thấp hèn, khinh miệt…
c.Kết bài: Lời nhận định của M,Gorki đã nêu lên một quan niệm sống đầy tích cực : lối sống luôn biết mỉm cười chân thành đối với bản thân và người khác.
3.Đề 3
a.Mở bài:
-Tính ích kỉ và lòng vị tha hoàn toàn đối lập nhau.
-Lòng vị tha đáng ca ngợi bao nhiêu thì tính ích kỉ đáng phê phán bấy nhiêu.
b.Thân bài:
*.Thế nào là tính ích kỉ?
Ích kỉ là chỉ biết vì lợi ích cho riêng mình. Còn ích kỉ hại nhân là chỉ biết vì lợi ích riêng mình mà làm hại người khác.
*.Biểu hiện của tính ích kỉ
- Kẻ có tính ích kỉ thường so đo, tính toán để trong bất cứ việc gì cũng có lợi cho mình. Phương châm sống của họ là: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
- Tính ích kỉ thể hiện dưới nhiểu hình thức và ở nhiều mức độ khác nhau như: lười biếng, tham ăn, dối trá, gian xảo, tham nhũng…Trong học tập, tính ích kỉ bộc lộ qua thái độ thiếu quan tâm tới bạn bè, tới công việc của lớp, của trường. (Dẫn chứng).
*.Tác hại cảu tính ích kỉ:
- Gây ra sự chia rẽ mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh của tập thể, của cộng đồng. (Dẫn chứng)
- Những người có chức có quyền mà ích kỉ thì chỉ làm hại dân, hại nước. (Dẫn chứng).
*.Thế nào là lòng vị tha?
Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác, có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình.
*.Biểu hiện của lòng vị tha.
- Lòng vị tha là đức tính cần thiết mà mỗi người cần phải có. Trong xã hội, giữa mọi người có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Mỗi cá nhân không chỉ thể biết tới quyền lợi của riêng mình mà phải biết nghĩ tới quyền lợi của người khác.
- Trong một gia đình, cha mẹ làm gì cũng phải nghĩ tới con cái và ngược lại, con phải hiếu thảo với cha mẹ.
- Trong một lớp, học sinh phải biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ.`
- Truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc ta từ xưa tới nay; phong trào từ thiện phát triển rộng rãi trong cả nước hiện nay… là biểu hiện của lòng vị tha. Trong lịch sử của nước ta có rất nhiều gương sáng tiêu biểu cho đức tính tốt đẹp đó. (Dẫn chứng).
c.Kết bài
D.Củng cố dặn dò.
1.Củng cố.
-Hiểu được cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý
2.Dặn dò.-Viết thành bài văn hoàn chỉnh
NS:25/09/2012
ND: C1:27/09/2012
Tiết 4,5,6:
NGHI LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A.Mục tiêu bài học:
Bậc 1
- Nêu được đối tượng, nội dung, yêu cầu của bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
Bậc 2
- Cách thức triển khai bài văn NL về một hiện tượng đời sống
Bậc 3
I. Có kĩ năng nhận diện kiểu bài, phân tích đề, lập dàn ý cho bài NL hiện tượng đời sống
II. Biết phân tích đề, lập dàn ý cho một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
III. Tích hợp: Giáo dục KNS.
-Biết phân biệt những hiện tượng tốt, xấu . Rút ra những bài học cho bản thân
B.Chuẩn bị
1.Thầy: SGK,SGV,GV, …
2.Trò: VG,VG.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động
I.Ổn định tổ chức.
1..Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ.
II.Bài mới:…
Hoạt động của GV
HĐ của
HS
Nội dung cần đạt
GV:Gọi HS nhắc lại khái niệm về hiện tượng đời sống?
GV:Là những hiện tượng xảy trong đời sống xung quanh chúng ta hàng ngày
?.Hãy kể tên các đề tài hiện tượng đời sống
?.Nêu cách làm bài về một hiện tượng đời sống?
GV:Nhận xét,bổ sung
GV:Chép đề bài lên bảng cho HS
Đề 1:Hãy trình bày ý kiến của em về “bệnh vô cảm” trong một bộ phận thanh niên, học sinh hiện nay
?.Em hãy xác định vấn đề nghị luận ?.dẫn chứng trong bài được lấy từ đâu?
?.Thao tác nghị luận mà bài viết cần sử dụng là thao tác nào?
?.Nêu cách mở bài?
GV:Gọi từ 1,2 HS đọc phần mở bài của mình
GV:Nhận xét và mở bài mẫu
?.Bệnh vô cảm? ( giải thích)?
?.Nêu thực trạng của bệnh vô cảm?
Gọi từ 1,2 HS pb
GV:Nhận xét và giảng thêm
?.Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm?
?.Nêu những hậu quả dẫn đến bệnh vô cảm?
?.Làm thế nào để khắc phục bệnh vô cảm?
?.Nêu hướng kết bài?.
GV:Chép đề bài lên bảng cho HS
Đề 2:Suy nghĩ về vấn đề bạo lực học đường trong xã hội hiện nay
?.Em hãy xác định vấn đề nghị luận ?dẫn chứng trong bài được lấy từ đâu?
?.Thao tác nghị luận mà bài viết cần sử dụng là thao tác nào
?.Nêu cách mở bài?
GV:Gọi từ 1,2 HS đọc phần mở bài của mình
GV:Nhận xét và mở bài mẫu
GV:giải thích
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
?.Chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường?
?.Hậu quả của vấn nạn bạo lực học đường?
- Đối với nạn nhân:- Đối với người gây ra bạo lực:
GV:Giang thêm
- Đối với nạn nhân:Ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, tâm lý của các em họ sẽ bị tổn thương Người bị bạo lực phải chịu những phí tổn về vật chất phải chi trả sau khi bị đánh để tiến hành dưỡng thương. Ngoài ra còn tạo tâm lí hoang mang,lo lắng đối với người thân ,bạn bè bất ổn đối với xh- Đối với người gây ra bạo lực:thiếu hụt về nhân cách ,mất dần nhân tính,làm gương xấu cho người khác học theo. BLHĐ là mầm mống của tội phạm ,tội ác ,là căn nguyên tạo ra sự biến đổi của xã hội, của lương tri con người . Chủ thể gây ra bạo lực sẽ không định hướng cho sự phát triển nhân cách của mình,làm ảnh hưởng xấu tới học tập ,gây nguy hại cho xã hội.Người gây ra bạo lực trở lên lẻ loi bị cô lập mọi người xa lánh căm ghét
?.Các giải pháp để khắc phục hiện tượng bạo lực học đường?
- Gia đình:
- Nhà trường
- Về phía HS
- Về phía phụ huynh
GV chốt kết bài
Đề 3
Môi trường sống của con người đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Anh/ chị hãy bày tỏ hiểu biết của mình trong một bài văn nghị luận về vấn đề trên?
?.Nêu cách mở bài?
GV:Gọi từ 1,2 HS đọc phần mở bài của mình
GV:Nhận xét và mở bài mẫu
Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp để giải quyết vấn đề này thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận.
?.Hiện trạng môi trường hiện nay ntn?
?.Chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường?
?.Môi trường ô nhiễm dẫn đến hậu quả ntn?
?.Các giải pháp để khắc phục hiện tượng ô nhiễm môi trường?
?.Nêu hướng kết bài?
GV:Chốt ý
-VVN- một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm mt là 1 vấn đề hết sức cấp bách...
- -Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm mt, tạo ra mt sống trong lành cho con người,...
-Bài học cho mỗi người .
Tái hiện kiến thức trả lời
ghi
Khái quát pb
Đọc bài viết
nghe-ghi
Làm việc cá nhân Pb
Suy nghĩ pb
Khái quát pb
Trao đổi pb
Khái quát pb
đọc bài viết
Nghe-ghi
Trao đổi pb
Trao đổi pb
nghe-ghi
Làm việc cá nhân pb
Đọc mở bài
nghe-ghi
Khái quát pb
trao đổi pb
trao đổi pb
trao đổi pb
Khái quát pb
nghe-ghi
I.Ôn lại lý thuyết.
1.Khái niệm.
2.Đề tài
- Hiện tượng tốt :
+ Hiến máu nhân đạo,ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt…
+ Phong trào mùa hè xanh, Qũy thắp sáng ước mơ…
+ Mái ấm tình thương, ngôi nhà tình nghĩa, ngôi nhà mơ ước….
-Hiện tượng xấu:
+ Ô nhiễm môi trường,tai nạn giao thông…
+ Bệnh thành tích; sự vô cảm….
+ Bệnh quay cóp trong thi cử…
+ Tình trạng bạo lực học đường, nghiện game…
3.Cách làm bài:
*.Mở bài:
-Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
*.Thân bài:( 4 ý cơ bản )
ý
Hiện tượng tốt
Hiện tượng xấu
1
Thực trạng (giải thích, nêu biểu hiện)
Thực trạng (giải thích, nêu biểu hiện)
2
Những nguyên nhân của HT
Phân tích ý nghĩa, tác dụng của HT
3
Những hậu quả của HT
Phê phán hiện tượng trái
ngược
4
Đề xuất biện pháp khắc phục HT
Đề xuất phương hướng rèn
luyện.
*.Kết bài:-Tóm lại hiện tượng đời sống đã nghị luận
-Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận(có thể đưa ra những giải pháp để hạn chế hiện tượng tiêu cực,phát huy hiện tượng tích cực)
II.Luyện tập:
A.Tìm hiểu đề.
- Xác định vấn đề NL:bệnh vô cảm
- Dẫn chứng của đề bài lấy trong trong đời sống
-Thao tác sử dụng trong bài:( gt,phân tích, chứng minh, ....
B.Lập dàn ý.
1.Mở bài:
-Giới thiệu vấn đề nghị luận
2.Thân bài :
a. Thực trạng:
- “ Bệnh vô cảm” được hiểu là thái độ, hành động, cách cư xử thiếu thiện chí của con người. Họ chỉ chăm lo cho lợi ích của bản thân, thờ ơ ,bỏ qua tất cả những gì xung quanh, không biết đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ những người khác.
- Một số biểu hiện:
+ Đòi hỏi ba mẹ cung phụng tiền bạc cho việc chi tiêu của mình vô điều kiện mà không quan tâm đến hòan cảnh gia đình, tình hình kinh tế.
+ Không biết đòan kết, giúp đỡ bạn bè khi khó khăn, sống theo khẩu hiệu “makeno”- mặc kệ nó.
+Ở lớp, không quan tâm đến việc chung, không đóng góp công sức cho tập thể.
+ Ăn chơi chỉ để thỏa mãn ham muốn cá nhân của mình.
+ Coi việc làm tốt của người khác là “việc bao đồng”, “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”.
b.Những nguyên nhân của “bệnh vô cảm”.
- Cá nhân những TH, HS đó vốn ích kỉ, không có một quan niệm sống lành mạnh, hài hòa.
- Việc giáo dục của gia đình có thể chưa tốt: nếu từ nhỏ, bố mẹ đã biết chỉ dẫn con làm những việc tốt, gieo vào lòng con trẻ tình nhân ái thì hẳn sẽ không có hiện tượng này.
- Ở nhà trường việc nhắc nhở, tạo điều kiện cho HS làm việc tốt, biết được ý nghĩa của việc làm tốt cũng chưa được quan tâm nhiều.
- Trong xã hội vẫn còn nhiều kẻ vô cảm mà chưa bị lên án, trừng phạt, nên TH,HS thấy hành vi của mình cũng “ bình thường thôi.”
c.Hậu quả của bệnh vô cảm.
- Bệnh vô cảm khiến người ta hành động như cái máy, biến trái tim con người (vốn sinh ra để biết đồng cảm, sẻ chia) trở nên chai lì, trơ cứng.
- Bệnh này tàn phá tâm hồn con người, khiến người ta đánh mất ý nghĩa của cuộc sống.
- Về lâu dài, đối với TN, HS nó còn có thể gây chết người, làm xã hội chậm phát triển. Vì nếu những TN, HS đó sau này mà làm bác sĩ, giáo viên, công chức thì sự vô cảm của họ có thể làm bệnh nhân tử vong, nhân dân phiền tóai…
d.Biện pháp khắc phục “bệnh vô cảm”.
- Mỗi cá nhân TN, HS hãy thay đổi suy nghĩ, hành động, vì khi lòng ta đóng khép thì hạnh phúc của ta, nếu có, cũng trở nên nhỏ bé, vô nghĩa.
- Nhà trường, gia đình cần tổ chức, đưa nhiều thông tin về những hành động nhân ái, “ lá lành đùm lá rách” cho HS biết, làm theo.
- Xã hội cần lên án , trừng trị những hành động của các cá nhân, tổ chức thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm đối với đồng lọai, gây thiệt hại cho XH.
3.KB:
- Đánh giá chung về hiện tượng: đây là căn bệnh tai hại, cần loại bỏ.
- Nêu mong muốn suy nghĩ của bản thân về căn bệnh này.
Đề 2
A.Tìm hiểu đề.
- Xác định vấn đề NL:bạo lực học đường
- Dẫn chứng của đề bài lấy trong trong đời sống
-Thao tác sử dụng trong bài:( phân tích, chứng minh, ....
B.Lập dàn ý.
1.Mở bài:
-Giới thiệu vấn đề nghị luận
2.Thân bài
a.giải thích
b.Thực trạng:- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.-Biểu hiện: + Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.VD: clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…- Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
c.Nguyên nhân
- xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.- do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...)- sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.)- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.d. Hậu quả của vấn nạn bạo lực học đường.- Đối với nạn nhân:
+ Tổn thương về thể xác và tinh thần+Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại+ Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.- Đối với người gây ra bạo lực:+ Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” mất dần nhân tính.+ Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.+ Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.+ Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.e.Giải pháp.-Gia đình:
+ Theo dõi, nắm bắt những chuyển biến trong tâm lý nhận thức của HS , nhất là HS cá biệt để có biện pháp uốn nắn, xử lý kịp thời những sai phạm nếu có.
-Nhà trường
+Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên vàHS
+phối hợp với phụ huynh hs để nắm bắt thông tin và tình hình diễn biến đạo đức HS
- Về phía HS cũng cần có ý thức chủ động, tự điều chỉnh lời ăn tiếng nói; biết nói lời cảm ơn và xin lỗi nhiều hơn vì như thế một mâu thuẩn nhỏ có thể tự giải quyết êm thấm, không gây thêm xích mích, “chuyện bé không xé ra to”.Các em cũng nên hạn chế xem phim hành động, phim bạo lực vì đây là nguồn cội của nhiều thói hư, tật xấu mà HS thường “làm theo-Về phía phụ huynh cũng cần thường xuyên theo dõi nắm bắt những thay đổi trong tư duy nhận thức, trong tâm lý, tình cảm của con em mình để có những tư vấn, những lời khuyên răn mang tính giáo dục chứ không được gò ép một cách vô cảm.- Cần thiết có các hình thức, biện pháp để giáo dục học sinh cá biệt
3. Kết bài:
- Nêu suy nghĩ, nhận xét của mình về vấn đề bạo lực học đường hiện nay.
Đề 3
1.Mở bài
-giới thiệu về môi trường đang bị ô nhiễm
2.TB
Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là MT tự nhiên và MT xã hội. MTTN: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... MTXH: là tổng thể các mqh giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,...
a. Hiện trạng mt sống của chúng ta.
- ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra mtkk một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,... đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,...
- ô nhiễm nguồn nước: hiện nay TG và đặc biệt là VN đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,...
- Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,... đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô cằn....
- Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị lớn trong các dịp lễ tết của VN&TG thì sự quá tải về cường độ và loại ánh sáng... đã gây ra các bệnh lí về mắt: âm thanh của các loại động cơ quá lớn đặc biệt ở các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người.
b. Nguyên nhân
*Khách quan:
- Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm hoạ thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp...
-Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu:
- Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...
* Chủ quan:
- ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường.
- Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,...
- Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế...
b.Hậu quả.
- Ô nhiễm mt nước – sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện...
- Ô nhiễm mt đất ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và con người.
File đính kèm:
- on tot nghiep.doc