ôn thi tốt nghiệp THPT các tác phẩm của Tố Hữu

I *TIỂU SỬ:

• Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4-10-1920 tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Cha là một nhà nho nghèo, mẹ con một nhà nho. Hai Cụ đều thích ca dao, dân ca Huế Mồ côi mẹ năm 12 tuổi, một năm sau Tố Hữu xa gia đình vào học Quốc học Huế

• Bước vào tuổi thanh niên đúng vào những năm phong trào Mặt trận Dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo đang dấy lên sôi nổi trong cả nước, Tố Hữu đã có sự may mắn gặp gỡ lý tưởng cách mạng và cuốn vào phong trào đấu tranh. Năm 1938, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

• Tháng 4 - 1939. Tố Hữu bị bắt, giam tại nhà lao Thừa Phủ, rồi lần lượt bị giam giữ trong nhiều nhà lao ở miềnTrung và Tây nguyên, tháng 3 -1942, Tố Hữu vượt ngục ra Thanh Hoá bắt liên lạc và tiếp tục hoạt động cách mạng

• Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tố Hữu là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa ở Huế. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Tố Hữu được điều ra Thanh Hoá rồi lên chiến khu Việt Bắc, công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, đặc trách về văn hoá, văn nghệ.

• Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Ông mất năm 2002.

• Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng. Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I -1996)

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT các tác phẩm của Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỐ HỮU I *TIỂU SỬ: Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4-10-1920 tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Cha là một nhà nho nghèo, mẹ con một nhà nho. Hai Cụ đều thích ca dao, dân ca Huế…Mồ côi mẹ năm 12 tuổi, một năm sau Tố Hữu xa gia đình vào học Quốc học Huế Bước vào tuổi thanh niên đúng vào những năm phong trào Mặt trận Dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo đang dấy lên sôi nổi trong cả nước, Tố Hữu đã có sự may mắn gặp gỡ lý tưởng cách mạng và cuốn vào phong trào đấu tranh. Năm 1938, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4 - 1939. Tố Hữu bị bắt, giam tại nhà lao Thừa Phủ, rồi lần lượt bị giam giữ trong nhiều nhà lao ở miềnTrung và Tây nguyên, tháng 3 -1942, Tố Hữu vượt ngục ra Thanh Hoá bắt liên lạc và tiếp tục hoạt động cách mạng Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tố Hữu là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa ở Huế. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Tố Hữu được điều ra Thanh Hoá rồi lên chiến khu Việt Bắc, công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, đặc trách về văn hoá, văn nghệ. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Ông mất năm 2002. Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng. Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I -1996) I * QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC Ở Tố Hữu có sự thống nhất chặt chẽ giữa nhà cách mạng, nhà chính trị và nhà thơ. Quá trình sáng tác của Tố Hữu gắn bó làm một với quá trình hoạt động cách mạng của ông và các nhiệm vụ của Đảng qua các giai đoạn lịch sử. 1/ Từ ấy (1937-1946) a. Có ba phần: “Máu lửa” Là những vần thơ ngợi ca lí tưởng, khẳng định niềm tin và tương lai của cách mạng (“Từ ấy”, “Tiếng hát sông Hương”). Nó tố cáo những cảnh bất công trong xã hội, (“Hai đứa bé”, “Vú em”…), kêu gọi đứng dậy đấu tranh (“Đi đi em”, “Hồn chiến sĩ”....) “Xiềng xích” là những sáng tác ở trong tù. Là tiếng nói của người chiến sĩ nguyện trung thành với lí tưởng, bất chấp “cái chết đã kề bên” (“Con cá chột nưa”) Sự gắn bó thuỷ chung với đất nước, đồng bào, đồng chí (“Nhớ đồng”, “Nhớ người”…) “Giải phóng”… - Nói lên niềm vui của người tù cách mạng được trở về hoạt động. Ca ngợi thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945. b. Đánh giá: * “Từ ấy” được viết do sự thôi thúc của hồn thơ sôi nổi Tố Hữu. * Nó tiếp nối truyền thống thơ ca phục vụ chiến đấu, cổ động cách mạng. * Nó không tách rời “Thơ mới”. Đó là cái tôi từ chối hạnh phúc cá nhân để lao vào bão táp cách mạng, cái tôi chân thật, có phần non nớt với những tâm tư sầu muộn trên con đường lột xác đến với cách mạng. 2/ Việt Bắc (1947-1954) * Cái tôi của nhà thơ được ẩn mình sau những nhân vật là quần chúng nhân dân. * Hình tượng Tổ quốc, Đất nước, Chiến khu được miêu tả thật là quần chúng nhân dân. * Hướng về nhân dân, tập thơ mang đậm màu sắc dân tộc (vận dụng ca dao, tục ngữ, cách nói của nhân dân). Phần cuối mang cảm hứng sử thi-trữ tình đầy âm vang thời đại (Ta đi tới, Việt Bắc…) 3/ Gió lộng (1955-1961) * Niềm vui trước quan hệ của chủ nghĩa tập thể XHCN hứa hẹn một đời sống ấm no hạnh phúc và “người yêu người sống để yêu nhau”. * Cảm hứng lãng mạn với cái tôi đại diện cho dân tộc, cho Đảng và cho thời đại được xuấTố Hữuiện. * Có “những vần thơ tươi xanh” viết về miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và có “những vần thơ lửa cháy” bày tỏ tình cảm Bắc – Nam và ý chí đấu tranh thống nhất nước nhà. 4/ “Ra trận” (1962-1972) và “Máu và hoa” (1972-1977) ra đời trong tình hình cả nước chống Mỹ. * Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn anh hùng đã đặt ra những câu hỏi đầy tự hào: Dân tộc Việt Nam là ai? Sức mạnh Việt Nam bắt đầu từ đâu? * Giọng tâm tình chuyển sang nhu cầu chính luận. * Khuynh hướng khái quát, tổng kết lịch sử vang dội. Cho ra hai thiên trường ca về Bác (Theo chân Bác) và về Đất nước nhân dân (Nước non ngàn dặm). 5/ ”Một tiếng đờn”(1992) và “Ta với Ta”(1999) * Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn anh hùng không còn là mạch cảm hứng duy nhất * Muốn chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời, hướng tới những quy luật phổ quát và kiếm tìm những giá trị bền vững II. PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU: 1/ Là thơ trữ tình chính trị, đối tượng của văn học là con người được nhìn ở những quan hệ chính trị. Các vấn đề và sự kiện chính trị đã thành nguồn tình cảm lớn lao và khơi dậy cảm hứng nghệ thuật. 2/ Nội dung chính trị trong thơ Tố Hữu là lí tưởng dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa. Tố Hữu mượn giọng điệu tâm tình để diễn đạt những tình cảm chính trị. Ông cũng dùng bút pháp tượng trưng ước lệ để thể hiện lí tưởng và ước mơ của mình (Bài “Tiếng chổi tre”, “Việt Nam – máu và hoa”). Vì thế cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là thơ lãng mạn chủ nghĩa. 3/ Về nghệ thuật: Có tính dân tộc rất cao. * Thơ tuyên truyền nhưng có phẩm chất của thơ ca truyền thống (ca dao, dân ca, truyện Kiều… - thể thơ lục bát khá nhuần nhuyễn) * Linh hồn quê hương trong những hình ảnh rất quen thuộc nhưng có sức lay động sâu xa (Bóng tre, bà mẹ, rặng dừa, ghe thuyền, bến nước…) * Tính nhạc trong thơ Tố Hữu là nét phong cách đặc sắc nhất. 4/ Đánh giá: Những nét phong cách của thơ Tố Hữu nó đều chứa đựng hai mặt: mạnh và yếu. 1/ Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và thời đại cách mạng. Trong những năm chiến tranh nó thật sự lôi cuốn công chúng bởi nhà thơ đã nói được lí tưởng chính trị của người công dân. - Nhưng có trường hợp chính trị chưa phù hợp với chân lý đời sống, nhiều lúc cảm hứng nghệ thuật chưa đủ độ nên các bài thơ rơi vào minh họa giản đơn. Phần lớn các bài thơ là đại diện cho tiếng nói của dân tộc, của Đảng nên con người đời thường với rất nhiều các quan hệ xã hội bị lược bỏ. 2/ Nhà thơ rất say mê lí tưởng cho nên thường hiện thực hoá lí tưởng gây được hứng khởi và niềm tin vào hiện thực cách mạng cho mọi người. - Nhưng có lúc nó đã thoát li khỏi những vất vả, cần lao và những bất công vốn là một mảng hiện thực thứ hai không thể tránh khỏi trong hòan cảnh lịch sử bấy giờ. 3/ Thơ Tố Hữu có thế mạnh là nói với người ta bằng giọng điệu tâm tình. Nhưng không ít những câu khô khan, giáo huấn. 4/ Tính truyền thống và tính dân tộc đã hạn chế sự cách tân táo bạo và hiện đại hóa thơ Tố Hữu.

File đính kèm:

  • docOn thi To Huu.doc