Ôn tni tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 12 - Bài Việt Bắc (Tố Hữu)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT;

- Giúp học sinh nắm lại những kiến thức cơ bản về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc:

+ Con đường thơ Tố Hữu

+ Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

+ Vài nét về hoàn cảnh ra đời tác phẩm Việt Bắc

+ Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật

- Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm thơ, các đoạn thơ tiêu biểu trong bài thơ, đặc sắc nghệ thuật, nội dung của tác phẩm.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

- GV hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản của bài học qua việc trả lời các câu hỏi, chuẩn bị đề cương ôn tập

- Luyện tập một số dạng đề nghị luận về tác phẩm thơ như cảm nhận phân tích đoạn thơ, hình tượng thơ, giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

 

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sự chuẩn bị đề cương ôn tập của học sinh và phần bài tập luyện tập được giao.

3. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9817 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tni tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 12 - Bài Việt Bắc (Tố Hữu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ……………… TỐ HỮU VÀ VIỆT BẮC Ngày soạn: 08/4/2012. Ngày giảng: …………… A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT; - Giúp học sinh nắm lại những kiến thức cơ bản về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc: + Con đường thơ Tố Hữu + Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu + Vài nét về hoàn cảnh ra đời tác phẩm Việt Bắc + Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật - Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm thơ, các đoạn thơ tiêu biểu trong bài thơ, đặc sắc nghệ thuật, nội dung của tác phẩm. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV, Tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - GV hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản của bài học qua việc trả lời các câu hỏi, chuẩn bị đề cương ôn tập - Luyện tập một số dạng đề nghị luận về tác phẩm thơ như cảm nhận phân tích đoạn thơ, hình tượng thơ, giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị đề cương ôn tập của học sinh và phần bài tập luyện tập được giao. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt BS HĐ1: GV HD HS hệ thống hóa lại kiến thức cơ bản của bài học Nêu những nét chính về cuộc đời Tố Hữu? Em hãy khái quát những nét chính nhất về con đường thơ Tố Hữu? Khái quát những nét chính về pcnt thơ Tố Hữu? TT2: Khái quát nhưng kiến thức cơ bản nhất về tác phẩm Việt Bắc? HĐ2: GV HD HS giải quyết 1 số dạng đề có liên quan đến bài thơ Việt Bắc - Câu 2 điểm Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc Câu 2. Nêu cảm nhận của anh/ chị về thiên nhiên Việt Bắc trong đoạn trích Việt Bắc? Câu 3. Hình ảnh con người và cuộc sống kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc được tái hiện như thế nào? Câu 4. Đoạn trích Việt Bắc cho thấy vẻ đẹp nào của tình nghĩa cách mạng? Câu 5. Cho biết kết cấu đặc biệt của đoạn trích Việt Bắc và những đặc sắc nghệ thuật? Câu 06. Có người nói “Việt Bắc” vừa là một bản anh hùng ca vừa là một bản tình ca. Chứng minh điều đó qua trích đoạn Việt Bắc. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5 ĐIỂM) Đề 1. Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: “ Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. ( … ) Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”. Hs làm việc theo nhóm và trình bày dàn ý (Nhóm 1) GV nhận xét, chốt KTCB Đề 2. Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu : “ - Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. ............. Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay …” ( Ngữ văn 12, tập một, tr 109, NXBGD Việt Nam, năm 2010 Hs làm việc theo nhóm và trình bày dàn ý (Nhóm 2) GV nhận xét, chốt KTCB Đề 3 . Anh ( chị ) hãy phân tích đoạn thơ sau đây trích trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu : “ Nhớ gì như nhớ người yêu ........................ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô .” ( Ngữ văn 12, tập một, tr 110-111, NXBGD Việt Nam, năm 2010 ) Hs làm việc theo nhóm và trình bày dàn ý (Nhóm 3) GV nhận xét, chốt KTCB Đề 4. Anh ( chị ) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu : “Những đường Việt Bắc của ta .......................... Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng .” ( Ngữ văn 12, tập một, tr. 112-113, NXBGD Việt Nam, năm 2010 ) Hs làm việc theo nhóm và trình bày dàn ý (Nhóm 4) GV nhận xét, chốt KTCB Đề 5. Phân tích hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu ( phần trích giảng trong sách Văn học 12, NXB Giáo dục Việt Nam , 2010 ). HS làm việc cá nhân theo hệ thống câu hỏi gợi dân của GV Đề 6. Anh ( chị ) hãy trình bày cảm nhận qua đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu để làm rõ lòng son sắt thuỷ chung đối với cách mạng của Việt Bắc được thể hiện trong hình thức nghệ thuật thơ ca truyền thống : “Mình đi, có nhớ những ngày KIẾN THỨC CƠ BẢN TÁC GIẢ Cuộc đời - Cuộc đời Tố Hữu gồm 3 giai đoạn. (1). Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình nho học ở Huế, mảnh đất rất thơ mộng, hữu tình và còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa dân gian. (2). Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ Cách m?ng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù Thực dân. (3). Thời kì Tố Hữu đảm nhận những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa, văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Con đường thơ Tố Hữu Những chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. (1). Töø aáy (1937-1946) goàm 3 phaàn Maùu löûa, Xieàng xích , Giaûi phoùng Noäi dung: Nieàm say meâ lyù töôûng. haêng say hoaït ñoäïng CM, keâu goïi ñaáu tranh, tin töôûng thaéng lôïi (2). Vieät Baéc (1946-1954) - Baûn huøng ca veà cuoäc k/c choáng Phaùp gian khoå tröôøng kyø nhöng nhaàt ñònh thaéng lôïi - Ca ngôïi nhaân daân khaùng chieán, ca ngôïi Ñaûng vaø Baùc Hoà, tình quaân daân, tình yeâu queâ höông ÑN (3). Gioù loäng (1955-1961) - Nieàm vui chieán thaéngTD Phaùp, nieàm vui xaây döïng XHCN ôû mieàn Baéc -Tình caûm vôùi mieàn Nam ruoät thòt vaø yù chí thoáng nhaát Toå Quoác (4). Ra traän (1962-1971) Maùu vaø hoa(1972-1977) - Ca ngôi cuoäc k/c choáng Myõ vaø nhaân daân mieàn nam anh huøng - Phaûn aùnh nhöõng chaën ñöôøng CM gian khoå haøo huøng, nieàm tin nieàm töï haøo, - Noãi ñau Baùc ra ñi (5). Moät tieáng ñôøn (1992) Ta vôùi ta (1999) - Söï chieâm nghieäm veà cuoäc ñôøi vaø con ngöôøi - Nieàm tin vaøo lyù töôûng vaø caùch maïng, loøng nhaân ñaïo cuûa con ngöôøi Phong cách nghệ thuật. 1- Toá Höõu- nhaø thô tröõ tình chính trò - Caûm xuùc thoáng nhaát vôùi tuyeân truyøeân CM - Caûm höùng chuû yeáu veà nhöõng söï kieän chính trò lôùn cuûa ñaát nöôùc, lyù töôûng CM khôi nguoàn moïi caûm höùng ngheä thuaät 2- Thô Toá Höõu thieân veà khuynh höôùng söû thi vaø caûm höùng laõng maïn - Thô TH theå hieän nhöõng vaán ñeà coát loõi cuûa lòch söû, höôùng tôùi caùi chung khoâng höôùng tôùi ñôøi tö - Nhaân vaät ñaïi dieän cho giai caáp daân toäc,mang veû ñeïp lyù töôûng CM - Caùi toâi chieán só caùi toâi coâng daân 3. Thô TH coù gioïng ñieäu taâm tình ngoït ngaøo - Caùch xöng hoâ gaàn guõi thaân maät: Ñoàng baøo, ñoàng chí, em -Tuyeân truyeàn CM baèng gioïng taâm tình 4. Thô TH ñaäm ñaø tính daân toäc -Phaûn aùnh con ngöôøi trong thôøi ñaïi môùi nhöng coù söï tieáp noái truyeàn thoáng tình caûm ñaïo lyù daân toäc -Söû duïng thaønh coâng caùc theå thô daân toäc (luïc baùt, baûy chöõ), ngoân ngöõ gaàn gũi quen thuoäc giaøu tính nhaïc TÁC PHẨM Hoàn cảnh sáng tác - Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng. Một trang sử mới được mở ra. - Tháng 10/1945, trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử đó, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ “Việt Bắc”. 2. Nội dung bài thơ Bài thơ gồm 2 phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến; phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của Việt Bắc, của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, của Bác. - Bài thơ “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và là một thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. - Hình ảnh thiên nhiên được tái hiện trong không gian và thời gian, gắn bó với một thời kháng chiến gian khổ nhưng đằm thắm tình người. + Không gian: Chiến khu Việt Bắc, căn cứ địa cách mạng + Thời gian: Mười lăm năm với các chặng đường lịch sử quan trọng, kháng Nhật (1940), Thành lập Mặt trận Việt Minh (1941) và kết thúc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954). à Bài thơ Việt Bắc là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến. Nghệ thuật: Đậm đà tính dân tộc LUYỆN TẬP Câu 2 điểm Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc - Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, miền Bắc nước ta được giải phóng. Lịch sử đất nước bước sang trang mới. Cách mạng Việt Nam bước vào một thời kỳ mới. Tháng 10 – 1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khi Việt Bắc trở về Hà Nội, nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. - Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Bài thơ có hai phần: Phần một tái hiện giai đoạn gian khổ nhưng vẻ vang của cách mạng và kháng chiến. Phần hai nói lên sự gắn bó giữa miền ngược với miền xuôi trong viễn cảnh đất nước hoà bình, ca ngợi công ơn của Bác Hồ, của Đảng đối với dân tộc. Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần một của bài thơ. Câu 2. Nêu cảm nhận của anh/ chị về thiên nhiên Việt Bắc trong đoạn trích Việt Bắc? Trong đoạn trích, hình ảnh thiên nhiên chiến khu Việt Bắc hiện lên ở nhiều thời điểm khác nhau với vẻ đẹp đa dạng, phong phú: - Đó là một thiên nhiên gần gũi, ấm áp với những người kháng chiến, những hình ảnh : rừng xanh, hoa chuối, mơ nở, rừng phách… - Đó là một thiên nhiên lãng mạn, thơ mộng : trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương. - Đó còn là một thiên nhiên luôn sát cánh cùng con người trong chiến đấu: Nhớ khi giặc đến giặc lùng … Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Câu 3. Hình ảnh con người và cuộc sống kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc được tái hiện như thế nào? - Con người Việt Bắc hiện lên trong cuộc sống lao động và chiến đấu hàng ngày: + Họ lam lũ, vất vả. + Họ khéo léo, tài hoa + Họ ấm áp nghĩa tình và son sắt thuỷ chung. - Cuộc sống kháng chiến hiện lên rõ nét: + Đó là một cuộc sống còn khó nghèo, cơ cực. + Nhưng cuộc sống ấy thật sôi động, hào hùng, vui vẻ, lạc quan + Đó còn là một cuộc sống đầy ắp nghĩa tình cách mạng. Câu 4. Đoạn trích Việt Bắc cho thấy vẻ đẹp nào của tình nghĩa cách mạng? - Bao trùm toàn bộ đoạn trích là nghĩa tình cách mạng của một dân tộc vừa đi qua 15 năm chiến đấu đầy gian khổ, mất mát, hy sinh ( 1940 – 1954 ). - Nghĩa tình ấy hiện diện qua sự chia ngọt, sẻ bùi giữa đồng bào Việt Bắc và những người kháng chiến Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng - Nghĩa tình ấy còn là lời khẳng định của kẻ đi, người ở về sự thuỷ chung, son sắt của những năm tháng không thể nào quên Câu 5. Cho biết kết cấu đặc biệt của đoạn trích Việt Bắc và những đặc sắc nghệ thuật? Đoạn trích được học rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. - Tính dân tộc đậm đà: + Thể thơ lục bát truyền thống được sử dụng nhuần nhuyễn. + Kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao được sử dụng sáng tạo . + Cặp đại từ nhân xưng mình – ta với sự biến hoá linh hoạt và những sắc thái ngữ nghĩa biểu cảm phong phú được khai thác hiệu quả. + Những biện pháp tu từ quen thuộc được sử dụng như: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ… - Đoạn trích cũng mang chất sử thi đậm nét khi tác giả tạo dựng được hình tượng kẻ ở, người đi đại diện cho tình cảm của cả cộng đồng. - Bên cạnh đó, đoạn trích còn cho thấy chất trữ tình chính trị đậm đà khi Tố Hữu ngợi ca tình cảm cách mạng thuỷ chung, son sắt giữa người kháng chiến và đồng bào Việt Bắc. Câu 06. Có người nói “Việt Bắc” vừa là một bản anh hùng ca vừa là một bản tình ca. Chứng minh điều đó qua trích đoạn Việt Bắc. Nói Việt Bắc vừa là một bản anh hùng ca vừa là một bản tình ca là khẳng định sự hoà quyện giữa sử thi và trữ tình. - Ra đời ở một bước ngoạt lớn lao của lịch sử dân tộc, thật dễ hiểu vì sao bài thơ có tính chính trị. - Thắm thiết chất trữ tình là bởi bài thơ cùng một lúc nói được nhiều tình cảm của con người cách mạng và kháng chiến. Đó là tình yêu nước lớn lao, cụ thể trong trích đoạn yêu nước chính là yêu Việt Bắc-cái nôi của phong trào cách mạng, chiến khu của kháng chiến trường kỳ. Đó là tình yêu thiên nhiên Việt Bắc hùng vĩ và thơ mộng, con người Việt Bắc nghèo khổ, mộc mạc mà nghĩa tình sâu nặng. Đó là lòng biết ơn, niềm kính yêu Đảng và lãnh tụ. Đó là nghĩa tình thuỷ chung với cội nguồn, với cách mạng và kháng chiến. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5 ĐIỂM) Đề 1. Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: “ Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. ( … ) Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”. Dàn bài gợi ý * Mở bài: - Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời và nội dung của bài thơ Việt Bắc… - Giới thiệu vị trí đoạn trích: đoạn thơ gồm mười hai câu ghi lại nỗi nhớ của nhà thơ và cũng là của người cán bộ kháng chiến đối với cảnh và người Việt Bắc. *Thân bài: - Đoạn thơ trước hết gợi lên một bức tranh tứ bình đẹp về thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Bức tranh bốn mùa xuân- hạ- thu- đông trở thành bức tranh của nỗi nhớ. - Đoạn thơ ngập tràn màu sắc với màu đỏ tươi của hoa chuối mùa đông giữa nền rừng xanh mênh mông, với màu trắng tinh khiết của hoa mơ mùa xuân, với ánh vàng của rừng phách vào hè và mùa thu huyền ảo với ánh trăng soi. - Nổi bật giữa vẻ đẹp của thiên nhiên là vẻ đẹp của con người. Xen giữa một câu lục tả cảnh là một câu bát tả người-hình ảnh con người trong lao động và sinh hoạt ( “ Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”, “ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “ Nhớ cô em gái hái măng một mình”, “ Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung” ). Sự đan xen giữa người và cảnh tạo nên sự hài hoà, quấn quýt, gợi tình cảm nhớ nhung da diết. - Âm hưởng chung của đoạn thơ là nỗi nhớ nhung tha thiết. Nhịp thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, bâng khuâng, êm đềm như khúc hát ru. *Kết bài: Có thể nói, đây là một trong những đoạn hay nhất của bài Việt Bắc. Mười câu thơ cuối giàu tính tạo hình, giàu âm hưởng, cấu trúc hài hoà, cân đối. Đề 2. Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu : “ - Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi , nhìn sông nhớ nguồn ? -Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay …” ( Ngữ văn 12, tập một, tr 109, NXBGD Việt Nam, năm 2010 ) Dàn bài gợi ý *Mở bài : Giới thiệu vài nét sơ lược về bài thơ Việt Bắc và vị trí của đoạn thơ : - “ Việt Bắc” là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ ra đời vào tháng 10 năm 1954, gắn với sự kiện thời sự có tính lịch sử lúc ấy : các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội . - Đoạn thơ gồm tám câu, là phần đầu của bài thơ Việt Bắc . *Thân bài: Đoạn thơ tái hiện cuộc chia tay lưu luyến giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ cách mạng - Bốn câu thơ đầu : + Là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của người ở lại. Câu hỏi rất ngọt ngào khéo léo “ Mười lăm năm” cách mạng gian khổ, hào hùng, cảnh và người Việt Bắc biết bao gắn bó nghĩa tình với những người kháng chiến; đồng thời cũng để khẳng định tấm lòng thuỷ chung của mình . “- Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?” + Nghĩa tình của kẻ ở người về được biểu hiện đằm thắm qua các đại từ “ mình” , “ ta” thân thiết . Điệp từ “nhơ” được láy đi láy lại cùng với những lời nhắn nhủ của người Việt Bắc “ mình có nhớ ta” , “ mình có nhớ không” vang lên như day dứt không nguôi. Các từ “ thiết tha” , “ mặn nồng” thể hiện bao ân tình gắn bó . “Mười lăm năm ấy” ghi lại thời gian của một thời kỳ hoạt động cách mạng, “cây”, “núi”, “sông”,”nguồn” gợi không gian của một vùng căn cứ địa cách mạng . - Bốn câu thơ sau : + Là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi “ bâng khuâng” , “ bồn chồn” cùng cử chỉ “cầm tay nhau” xúc động bồi hồi đã nói lên tình cảm thắm thiết của người cán bộ với cảnh vật và con người Việt Bắc “- Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ , bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” + Đại từ “ai” phiếm chỉ nhưng lại rất cụ thể gợi sự gần gũi, thân thương . + Hình ảnh “áo chàm” – nghệ thuật hoán dụ có giá trị khắc hoạ bản sắc trang phục của đồng bào Việt Bắc, nhưng cũng chính là để nói rằng ngày tiễn đưa cán bộ kháng chiến về xuôi cả nhân dân Việt Bắc đưa tiễn. Như vậy, người cán bộ kháng chiến ra đi nhớ cảnh Việt Bắc, nhớ “áo chàm” , nhớ tiếng, nhớ người, nhớ tình cảm của người Việt Bắc dành cho kháng chiến. Nỗi nhớ đó nói lên tấm lòng thuỷ chung son sắt đối với quê hương cách mạng . + Hình ảnh “ cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” thật cảm động. Câu thơ bỏ lửng ngập ngừng nhưng đã diễn tả rất đạt thái độ xúc động, nghẹn ngào không thể nói lên lời của người cán bộ giã từ Việt Bắc về xuôi … *Kết bài : - Tóm lại, đây là đoạn thơ nói lên tình cảm rất thật, rất chân tình, sự gắn bó sâu nặng giữa người cán bộ và nhân dân Việt Bắc. Đoạn thơ đậm đà tính dân tộc . - Cảm nghĩ của người làm bài … Đề 3 . Anh ( chị ) hãy phân tích đoạn thơ sau đây trích trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu : “ Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về . Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy . Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi … Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng . Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô .” ( Ngữ văn 12, tập một, tr 110-111, NXBGD Việt Nam, năm 2010 ) Dàn bài gợi ý *Mở bài : - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ ký kết, miền Bắc nước ta được giải phóng . Tháng 10 năm 1954 các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội , nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ viết theo thể lục bát có 150 câu . - Đoạn thơ phân tích trích từ câu 25 đến câu 36, thể hiện nỗi nhớ sâu nặng của nhà thơ đối với thiên nhiên, con người và cuộc sống ở Việt Bắc . *Thân bài : Phân tích giá trị nội dung -.Nỗi nhớ những cảnh vật đơn sơ ở Việt Bắc : một nỗi nhớ khó diễn tả , nhưng rất tha thiết sâu nặng như nhớ người yêu : “ Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương” + Nỗi nhớ cụ thể gắn liền với từng cảnh, từng “bản khói” , từng “rừng nứa bờ tre” , “ngòi Thia” , “sông Đáy”, “suối Lê” , những địa danh quen thuộc, bình dị, nhưng rất nên thơ ở Việt Bắc: “Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy .” + Và trong cảnh thấp thoáng bóng dáng con người với những sinh hoạt thường nhật lam lũ nặng ân tình của Việt Bắc : “Sớm khuya bếp lửa người thương đi về .” - Nhớ con người Việt Bắc : + Trước hết là nhớ nhân dân cùng chia ngọt sẻ bùi, cưu mang cán bộ, bộ đội trong thời kháng chiến thiếu thốn, gian khổ . Đó là những tình cảm thắm thiết, sự đồng cam cộng khổ của đồng bào Việt Bắc dành cho người cán bộ . “Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi … Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng .” + Kế đến là hình ảnh bà mẹ Việt Bắc hiện lên thật cảm động : “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô .” Cảnh và người Việt Bắc trở thành kỷ niệm, ấn tượng sâu sắc, đẹp đẽ không thể phai mờ trong tâm trí người cán bộ khi trở về xuôi . Phân tích giá trị nghệ thuật : + Đoạn thơ được tác giả vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát . Âm điệu ngọt ngào, đằm thắm như ca dao . + Cách lựa chọn hình ảnh rất gần gũi với cuộc sống thường nhật có tác dụng khắc sâu nỗi nhớ đối với người về . + Từ ngữ đoạn thơ có sức gợi cảm mạnh mẽ, nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc câu càng làm tăng sự da diết trong nỗi nhớ. *Kết bài : - Đoạn thơ đã tái hiện lại giai đoạn gian khổ của cuộc kháng chiến với biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, thiêng liêng sâu nặng nơi núi rừng Việt Bắc qua nỗi nhớ của người về Thủ đô, trong đó có nhà thơ Tố Hữu . - Qua đoạn thơ này ta thấy được một số nét tiêu biểu của giọng điệu và phong cách thơ Tố Hữu . Đoạn thơ có tác dụng bồi dưỡng thêm tình cảm đẹp cho người đọc . Đề 4. Anh ( chị ) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu : “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan . Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay . Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên . Tin vui chiến thắng trăm miền Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng .” ( Ngữ văn 12, tập một, tr. 112-113, NXBGD Việt Nam, năm 2010 ) Dàn bài gợi ý : *Mở bài : - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ ký kết, miền Bắc nước ta được giải phóng. Tháng 10 năm 1954 các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội , nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ này - Bài thơ được viết theo thể lục bát dài 150 câu, đoạn phân tích từ câu sáu mươi ba đến câu bảy mươi tư. *Thân bài : Phân tích giá trị nội dung : - Đoạn thơ tái hiện lại nỗi nhớ trong ký ức tác giả về cảnh tượng hào hùng, sôi động, đầy khí thế của cuộc kháng chiến toàn dân ở chiến khu Việt Bắc : “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. - Cảnh tượng hào hùng của cuộc kháng chiến ấy được nhà thơ Tố Hữu đặc tả sinh động qua hình ảnh các con đường Việt Bắc trong những đêm kháng chiến “rầm rập như là đất rung” , “Quân đi điệp điệp trùng trùng” . Nổi bật hơn cả là sức mạnh và niềm lạc quan của những lực lượng kháng chiến : “Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay . Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên .” - Nhà thơ nhớ về những niềm vui chiến thắng trên khắp mọi miền của đất nước : “Tin vui chiến thắng trăm miền Hoà Bình,Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng .” Đoạn thơ mở ra một không gian rộng lớn của chiến thắng -“trăm miền” từ Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên cho đến Đồng Tháp, An Khê rồi lại trở lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng . => Đoạn thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca Việt Bắc, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân ta . Phân tích giá trị nghệ thuật : - Đoạn thơ được tác giả vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát ; - Giọng thơ sôi nổi, hào hùng ; - Nhà thơ chọn lựa những hình ảnh … những từ ngữ giàu sức gợi cảm ; - Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như : trùng điệp, so sánh, cường điệu, liệt kê … đã diễn tả rất thành công khí thế hào hùng, sôi nổi của cuộc kháng chiến . * Kết bài : - Đoạn thơ đã tái hiện lại một thời kỳ đấu tranh với khí thế rất đổi tự hào của đân tộc, với sức mạnh không gì có thể cản nổi của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp . - Qua đoạn thơ này, ta thấy được tính trữ tình chính trị, tính dân tộc đậm đà, cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trong phong cách thơ Tố Hữu . Đề 5. Phân tích hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu ( phần trích giảng trong sách Văn học 12, NXB Giáo dục Việt Nam , 2010 ). Dàn bài gợi ý *Mở bài : - Việt Bắc là địa danh căn cứ cách mạng của Đảng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1940 – 1954 . Việt Bắc là tên tập thơ thứ hai của nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong những năn 1947 – 1954, là thành tựu xuất sắc của tác giả và của thơ ca kháng chiến chống Pháp . Việt Bắc còn là tựa đề bài thơ, một trường ca về cuộc kháng chiến chống Pháp tiêu biểu của tập thơ Việt Bắc . - Một trong những nét độc đáo ở bài thơ này chính là hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc . *.Thân bài : - Một số hình ảnh thiên nhiên : + Thiên nhiên Việt Bắc là một thi liệu phong phú, đầy cảm hứng. Tố Hữu sử dụng và sáng tạo nó làm nên bài thơ Việt Bắc vừa đậm đà tính dân tộc vừa bay bổng và rộng mở cảm hứng sử thi – trữ tình . + Thiên nhiên trong bài Việt Bắc gắn liền với cả một quá trình lịch sử gian khổ hào hùng : “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” . + Thiên nhiên trong bài thơ là thiên nhiên của Việt Bắc hùng vĩ, gợi cảm xúc nghĩa tình, gợi nhớ về cội nguồn : “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn” + Thiên nhiên Việt Bắc gắn liền với những tháng ngày gian khổ nhưng sáng ngời tinh thần yêu nước, son sắt thuỷ chung với cách mạng được nhà thơ thể hiện bằng nghệ thuật tương phản, so sánh khéo léo, ấn tượng : “Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son …Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu .” + Thiên nhiên Việt Bắc là một bộ phận của cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh, vĩ đại được thể hiện qua nghệ thuật nhân hoá với nh

File đính kèm:

  • docON THI TOT NGHIEP TO HUU VA VIET BAC.doc