Phần I đại cương về kim loại ( làm bài 60 phút )

Câu:1 Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là:

A/ Tác dụng được với axit.

B/ Dễ nhận electron để trở thành các ion dương.

C/ Thể hiện tính khử trong các p/ứng hoá học .

D/ Thể hiện tính oxihoá trong p/ứng hoá học

 

doc12 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phần I đại cương về kim loại ( làm bài 60 phút ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI ( làm bài 60 phút )   Câu:1 Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là: A/ Tác dụng được với axit. B/ Dễ nhận electron để trở thành các ion dương. C/ Thể hiện tính khử trong các p/ứng hoá học . D/ Thể hiện tính oxihoá trong p/ứng hoá học. Câu:2 Điều khẳng định nào sau đây luôn đúng: A/ Nguyên tử kim loại nào cũng đều có 1;2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng . B/ Các kim loại đều ở phân nhóm chính của bảng hệ thống tuần hoàn. C/ Bán kính nguyên tử kim loại luôn lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim. D/ Có duy nhất một kim loại có nhiệt đô nóng chảy dưới O0C. Câu:3 Điểm khác nhau giữa kim loại và hợp kim. A/ Kim loại là đơn chất . Hợp kim là hỗn hợp hay hợp chất B/ Kim loại có điểm nóng chảy cố định. Hợp kim có điểm nóng chảy thay đổi tuỳ theo thành phần. C/ Kim loại dẫn điện . Hợp kim không dẫn điện D/ A,B đều đúng Câu:4 Các vật dụng bằng sắt trong đời sống đều không phải là sắt nguyên chất . Đó chính là nguyên nhân dẫn đến: A/ Các vật dụng trên bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn điện hoá. B/ Các vật dụng trên bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn hoá học. C/ Các vật dụng trên dễ bị rét rỉ khi tiếp xúc với dung dịch điện li D/ A,C đúng Câu:5 Phản ứng Fe+FeCl3 ® FeCl2 cho thấy : A/ Sắt có thể tdụngvới một muối sắt . B/ Một kloại có thể tdụng được với muối clorua của nó C/ Fe3+ bị sắt kim loại khử thành Fe2+. D/ Fe2+ bị sắt kim loại oxi hoá thành Fe3+. Câu:6 Phản ứng Cu + FeCl3 ® CuCl2 + FeCl2 cho thấy : A/ Đồng kim loại có tính khử mạnh hơn sắt kim loại . B/ Đồng có thể khử Fe3+ thành Fe2+. C/ Đồng kim loại có tính oxi hoá kém sắt kim loại . D/ Sắt kim loại bị đồng đẩy ra khỏi dung dịch muối . Câu:7 Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit, bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO A/ Fe,Ag,Al B/ Pb,Mg,Fe C/ Fe,Mn,Ni D/ Ba,Cu,Ca Câu:8 Kẽm tác dụng với dd H2SO4 loãng, thêm vào đó vài dd CuSO4. Lựa chọn hiện tượng bản chất trong số các hiện tượng sau : A/ Ăn mòn kim loại B/ Ăn mòn điện hoá học C/ Hidro toát ra mạnh hơn D/ Màu xanh biến mất Câu:9 Cho dần bột sắt vào 50ml dd CuSO4 0,2M, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch mất hết màu xanh . Lượng mạt sắt đã dùng là: A/ 5,6g B/ 0,056g C/ 0,56g D/ Kết quả khác Câu:10 Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hoá : A/ Thép để trong không khí ẩm B/ Sắt trong dd H2SO4 loãng C/ Kẽm bị phá huỷ trong khí clo D/ Nhôm để trong không khí Câu:11 Độ dẫn điện của các kim loại thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ? A/ Tăng B/ Giảm C/ Không thay đổi D/ Vừa giảm vừa tăng Câu:12 Cho các dãy kim loại sau, dãy nào được sắp xếp theo chiều tăng của tính khử : A/ Al,Fe,Zn,Ni B/ Ag,Cu,Mg,Al C/ Na,Mg,Al,Fe D/ Ag,Cu,Al,Mg Câu:13 Kim loại có tính dẫn điện : A/ Vì chúng có cấu tạo tinh thể B/ Vì kim loại có bán kính nguyên tử lớn C/ Vì trong tinh thể kim loại có các electron, liên kết yếu với hạt nhân, chuyển động tự do trong toàn mạng D/ Một lí do khác Câu:14 Từ 2 phản ứng sau : Cu +FeCl3® CuCl2 + FeCl ; Fe + CuCl2® FeCl2 + Cu. Có thể rút ra : A/ Tính oxi hoá của Fe3+>Cu2+>Fe2+. B/ Tính oxi hoá của Fe3+>Fe2+>Cu2+ C/ Tính khử của Fe> Fe2+>Cu D/ Tính khử của Cu>Fe>Fe2+ Câu:15 Hoà tan hết m gam kim loạiM bằng dung dịch H2SO4 loãng , rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5m g muối khan. Kim loại M là: A/ Al B/ Mg C/ Zn D/ Fe Câu:16 Cho luồng H2 đi qua 0,8 g CuO nung nóng .Sau phản ứng được 0,672g chất rắn . Hiệu suất khử CuO thành Cu là: A/ 60% B/ 80% C/ 75% D/ 90% Câu:17 Hoà tan hoàn toàn 16,2g kim loại M bằng dung dịch HNO3 thu được 5,6 lit(đkc) hỗn hợp khí NO và N2 có khối lượng 7,2g. Kim loại M là: A/ Al B/ Fe C/ Zn D/ Cu Câu:18 Nếu hàm lượng một kim loại trong muối cacbonat là 40% thì hàm lượng kim loại này trong muối photphat là: A/ 60% B/ 45% C/ 38,7% D/ 29,5% Câu:19 Để oxi hoá hoàn toàn một kim loại M có hoá trị không đổi(trong hợp chất) thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. M là: A/ Fe B/ Al C/ Mg -D/ Ca Câu:20 Hàm lượng oxi trong M2On là 40%. Hàm lượng lưu huỳnh trong sunfua của nó là: A/ 57,1% B/ 38,5% C/ 56% D/ 19% Câu:21 Hoà tan hoàn toàn một lượng kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl 14,6% vừa đủ được một dung dịch muối có nồng độ 24,15%.Kim loại đã cho là: A/ Mg B/ Zn C/ Fe D/ Ba Câu:22 Có 0,2mol hỗn hợp một kim loại hoá trị I và một kim loại hoá trị II . Thêm vào hỗn hợp này 4,8g magiê được một hỗn hợp mới trong đó hàm lượng của Mg là 75% . Hỗn hợp ban đầu chắc chắn có chứa : A/ Zn B/ Cu C/ Mg D/ Na Câu:23 Oxi hoá hoàn toàn 1 mol kim loại thành M2On phải dùng 0,25mol oxi .Kim loại đã dùng là: A/ Kim loại hoá trị III. B/ Kim loại hoá trị I C/ Mg D/ Ca Câu:24 Cho các cấu hình electron của các nguyên tố sau : 1s22s22p63s2 (I) 1s22s22p63s23p3 (II) 1s22s22p63s23p64s2 (III) 1s22s22p6 (IV) Các nguyên tố kim loạilà: A/ I,II,IV B/ I,III C/ III,IV D/ Kết qủa khác Câu:25 Khi hoà tan Al bằng dd HCl, nếu thêm vài giọt thuỷ ngân vào thì quá trình hoà tan Al sẽ là : A/ Xảy ra chậm hơn B/ Xảy ra nhanh hơn C/ Không thay đổi D/ Tất cả đều sai Câu:26 Khi điện phân điện cực trơ, có màng ngăn một dd chứa các ion Fe2+,Fe3+,Cu+,H+ thì thứ tự các ion bị điện phân ở catot là : A/ Fe3+,Fe2+,H+,Cu2+ B/ Cu2+,H+,Fe3+,Fe2+ C/ Cu2+,H+,Fe2+,Fe3+ D/ Fe3+,Cu2+,H+,Fe2+ Câu:27 Xét 3 nguyên tố có cấu hình e lần lượt là : (X) 1s22s22p63s1 (Y) 1s22s22p63s2 (Z) 1s22s22p63s23p1 Hidroxit của X,Y,Z xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần là : A/ XOH<Y(OH)2<Z(OH)3 B/ Y(OH)2<Z(OH)3<XOH C/ Z(OH)3<Y(OH)2<XOH D/ Z(OH)3<XOH<Y(OH)2 Câu:28 Cho các chất rắn Cu,Fe,Ag và các dd CuSO4,FeSO4,Fe(NO3)3. Số phản ứng xảy ra từng cặp chất một là : A/ 1 B/ 2 C/ 3 D/ 4 Câu:29 Một giải kẽm được nhúng trong một dd đồng sunfat .Chọn bán phản ứng xảy ra : A/ Cu2++2e ®Cu . Sự oxi hoá B/ Cu ® Cu2+ + 2e . Sự khử. C/ Zn ® Zn2+ + 2e . Sự oxi hoá. C/ Zn + 2e ® Zn2+ . sự oxi hoá. Câu:30 Cho 4 kim loại Al,Fe,Mg,Cu và 4 dung dịch ZnSO4,AgNO3 ,CuCl2 ,MgSO4 . Kim loại nào khử được ca 4 dung dịch muối. A/ Mg B/ Fe C/ Cu D/ Al Câu:31 Một tấm kim loại bằng vàng có bám một lớp sắt ở bề mặt. Ta có thể rửa lớp sắt trên bằng dung dịch: A/ CuSO4 dư B/ FeSO4 dư C/ FeCl3 dư D/ ZnSO4 dư Câu:32 Cho 1,53g hỗn hợp (Mg,Cu,Zn) vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 448ml khí (đkc) .Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan có khối lượng là: A/ 2,95g B/ 3,37g C/ 8,08g D/ 5,96g Câu:33 Để oxi hoá kim loại M hoàn toàn thành oxit thì phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng . Kim loạiM là: A/ Mg B/ Al C/ Fe D/ Ca Câu:34 Nhúng một đinh sắt có khối lượng 8g vào 500ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra cân lại thấy nặng 8,8g . Nồng độ mol/l của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là: A/ 2,3M B/ 0,27M C/ 1,8M D/ 1,36M Câu:35 Cho 1,04g hỗn hợp 2 kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 0,672 lit khí(đkc) thoát ra . Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là: A/ 3,92g B/ 1,68g C/ 0,46g D/ 2,08g Câu:36 Hoà tan hoàn toàn 10,0g hỗn hợp 2 kim loại trong dd HCl dư thấy tạo ra 2,24 lít khí H2(đkc). Cô cạn dd sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là : A/ 1,71g B/ 17,1g C/ 3,42g D/ 34,2g Câu:37 Khi điện phân dd muối bạc nitrat trong 10 phút đã thu được 1,08g bạc ở cực âm. Cường độ dòng điện là: A/ 1,6A B/ 1,8A C/ 16A D/ 18A Câu:38 Điện phân 10ml dung dịch Ag2SO4 0,2M với 2 điện cực trơ trong 10ph30gi và dòng điện có I=2A, thì lượng Ag thu được ở Katot là: A/ 2,16g B/ 1,544g C/ 4,32g D/ 1,328g Câu:39 Khi điện phân dd muối, giá trị pH ở khu vực gần một điện cực tăng lên. Dd muối đem điện phân là : A/ CuSO4 B/ AgNO3 C/ KCl D/ K2SO4 Câu:40 Điện phân dd hỗn hợp CuCl2,HCl,NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Hỏi trong quá trình điện phân pH của dd thế nào : A/ Không thay đổi B / Tăng lên C/ Giảm xuống D/ Kết quả khác             Phần II KIM LOẠI NHÓM IA-IIA ( Làm bài 60 phút )   Câu:1 Kim loại kiềm,kim loại kiềm thổ phản ứng mạnh với : 1: nước ; 2: halogen ; 3: silic oxit ; 4: Axit ; 5: rượu ; 6: muối ; 7: phi kim ; 8: hợp chất hidrocacbon. Những tính chất nào đúng? A/ 1,2,4,6,7 B/ 3,6,7,8 C/ 1,2,4,5 D/ 1,2,5,6 Câu:2 Natri,kali và canxi được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp: A/ Điện phân dung dịch. B/ Nhiệt luyện. C/ Thuỷ luyện. D/ Điện phân nóng chảy. Câu:3 Kim loại kiềm, kiềm thổ( trừ Be,Mg) tác dụng với các chất trong dãy nào sau đây? A/ Cl2 , CuSO4 , NH3 B/ H2SO4 , CuCl2 , CCl4 , Br2. C/ Halogen ,nước , axit , rượu D/ Kiềm , muối , oxit và kim loại Câu:4 Trong khkhí ,kim loại kiềm bị oxi hoá rất nhanh nên chúng được bảo quản bằng cách: A/ Ngâm trong nước . B/ Ngâm trong dầu thực vật. C/ Ngâm trong rượu etylic. D/ Ngâm trong dầu hoả. Câu: 5 Sản phẩm điện phân dung dịch NaCl với điên cực trơ có màng ngăn xốp là: A/ Natri và hidro. B/ Oxi và hidro C/ Natrihidroxit và clo D/ Hidro,clo và natrihidroxit Câu:6 Muối natri và muối kali khi đốt cho ngọn lửa có màu tương ứng là: A/ Hồng và đỏ thắm . B/ Tím và xanh lam C/ Vàng và tím D/ Vàng và xanh Câu:7 Không gặp kim loại kiềm và kiềm thổ ở dạng tự do trong thiên nhiên vì: A/ Thành phần của chúng trong thiên nhiên rất ít .B/ Đây là những kim loại hoạt động hoá học rất mạnh. C/ Đây là những chất hút ẩm đặc biệt D/ Đây là những kim loại tác dụng mạnh với nước. Câu:8 Hidrua của kim loại kiềm và của một số kim loại kiềm thổ tác dụng với nước tạo thành. A/ Muối và nước. B/ Kiềm và hidro C/ Kiềm và oxi D/ Muối Câu:9 Nước cứng là: A/ Nước có chứa muối natri clorua và magiê clorua. B/ Nước có chứa muối của canxi và sắt C/ Nước có chứa muối của canxi và magiê. D/ Nước có chứa muối của canxi , bari và sắt. Câu:10: Có thể làm mất độ cứng vỉnh cửu của nước bằng cách: A/ Đun sôi nước. B/ Cho nước vôi trong vào nước . C/ Cho xôđa hay dung dịch muối phôtphat vào nước. D/ Cho dung dịch HCl vào nước. Câu:11: Nhiệt phân hoàn toàn 3,5g một muối cabonat kim loại hoá trị 2 được 1,96g chất rắn. Muối cacbonat của kim loại đã dùng là A/ MgCO3 B/ BaCO3 C/ CaCO3 D/ FeCO3 Cau:12: Cáön thãm bao nhiãu gam KCl vaìo 450g dung dëch 8% cuía muäúi naìy âãø thu âæåüc 12% A/ 20,45g B/ 25,04g C/ 24,05g D/ 45,20g Câu:13 Có những chất: NaCl , Ca(OH)2 , Na2CO3 , HCl .Chất nào có thể làm mềm nước cứng tạm thời: A/ Ca(OH)2 B/ HCl C/ Na2CO3 D/ Ca(OH)2 và Na2CO3 Câu:14 Để điều chế Ba kim loại người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phpháp sau? A/ Điện phân dung dịch BaCl2 có màng ngăn. B/ Dùng Al để đẩy Ba ra khỏi BaO (Phương pháp nhiệt nhôm) C/ Dùng Li để đẩy Ba ra khỏi dung dịch BaCl2. D/ Điện phân nóng chảy BaCl2. Câu:15 Cho a mol CO2 tác dụng với b mol Ba(OH)2 .Cho biết trường hợp nào có kế tủa: A/ a=b B/ b>a C/ a< 2b D/ A,B,C đều đúng. Câu:16 Cho a mol CO2 tác dụng với bmol NaOH . Cho biết trường hợp nào tạo 2 muối: A/ aa D/ a>b Câu:17 Cho 4,48lit khí CO2 (đkc) vào 40lit dung dịch Ca(OH)2 ta thu được 12g kết tủa A . Vậy nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2 là: A/ 0,004M B/ 0,002M C/ 0,006M D/ 0,008M Câu:18 Hoà tan hoàn toàn 0,575g một kim loại kìềm vào nước . Để trung hoà dung dịch thu được cần 25g dung dịch HCl 3,65%. Kim loại hoà tan là: ; A/ Na B/ K. C/ Li. D/ Rb. Câu:19 Hoà tan hoàn toàn 2,73g kim loại kiềm vào nước thu được một dung dịch có khối lượng lớn hơn so với lượng nước đã dùng là 2,66g .Đó là kim loại : A/ Li. B/ Na. C/ K. D/ Rb. Câu:20 Nhiệt phân hoàn toàn 3,5g một muối cacbonat kim loại hoá trị II được 1,96g chất rắn .Kim loại đã dùng là: A/ Mg B/ Ca C/ Ba D/ Fe Câu:21 Hoà tan hết 5g hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại kìêm và một muối cacbonat của kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl được 1,68lít CO2(đkc) .Cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được một hỗn hợp muối khan nặng. A/ 7,8g B/ 11,1g C/ 8,9g D/ 5,82g Câu:22 Chỉ ra điều đúng khi nói về các hiđroxit kim loại kiềm thổ . A/ Tan dễ dàng trong nước B/ Đều là các bazơ mạnh C/ Có một hidroxit trong đó có tính lưỡng tính . D/ Đều có thể điều chế bằng cách cho các oxit tương ứng tác dụng với nước. Câu:23 Khi đun nóng, canxicacbonat phân huỷ theo ptrình : CaCO3 CaO+CO2 – 178kj Để thu được nhiều CaO, ta phải: A/ Hạ thấp nhiệt độ nung B / Tăng nhiệt độ nung C/ Quạt lò đốt để đuổi bớt CO2 D/ B,C đúng Câu: 24 Một lít nước ở 200C hoà tan tối đa 38g Ba (OH )2.Xem khối lượng riêng của nước 1g/ml thì độ tan của Ba(OH)2 ở nhiệt độ này : A/ 38g B/ 3,8g C/ 3,66g D/ 27,58g. Câu:25 Xem nước có khối lượng riêng 1g/ml và không bị thất thoát do bay hơi thì một mol canxi cho vào một lít nước sẽ xuất hiện một lượng kết tủa (độ tan của Ca (OH)2 ở đây là 0,15g): A/ 72,527g B/ 74g C/ 73,85g D/ 75,473g Câu:26 Lượng bari kim loại cần cho vào 1000g nước để được dung dịch Ba(OH)2 2,67% là: A/ 39,4g B/ 19,7g C/ 26,7g D/21,92g Câu:27 Nước javen là hỗn hợp các chất nào sau đây: A/ HCl,HClO,H2O B/ NaCl,NaClO,H2O C/ NaCl,NaClO3,H2O D/ NaCl,NaClO4,H2O Câu:28 Tính chất sát trùng và tảy màu của nước javen là do: A/ Chất NaClO phân huỷ ra oxi nguyên tử có tính oxi hoá mạnh. B/ Chất NaClO phân huỷ ra Cl2 là chất oxi hoá mạnh. C/ Trong chất NaClO, nguyên tử clo có số oxi hoá là +1,thể hiện tính oxi hoá mạnh. D/ Chất NaCl trong nước javen có tính tảy màu và sát trùng. Câu:29 Hoà tan 104,25g hỗn hợp 2 muối NaCl và NaI vào nước . Cho đủ khí clo đi qua rồi cô cạn. Nung chất rắn thu được cho đến khi hết hơi màu tím bay ra. Bả rắn còn lại sau khi nung có khối lượng 58,5g . Thành phần% khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp là: A/ 29,5 và 70,5 B/ 28,06 và 71,97 C/ 65 và 35 D/ 50 và 50 Câu:30 Lượng ddịch KOH 8% cần thiết thêm vào 47g K2O để thu được ddịch KOH 21% là: A/ 354,85g B/ 250g C/ 320g D/ 324,2g Câu:31 Cho các dung dịch AlCl3 , NaCl , MgCl2 H2SO4 .Có thể dùng thêm một thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch đó? A/ Dung dịch NaOH. B/ Dung dịch AgNO3. C/ Dung dịch BaCl2 D/ Dung dịch HCl Câu:32 Cho 10g hỗn hợp các kim loại Mg và Cu tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư thu được 3,733 lit H2(đkc) . Thành phần % của Mg trong hỗn hợp là: A/ 50% B/ 40% C/ 35% D/ 20% Câu:33 Dẫn V lit(đkc) khí CO2 vào 2lit dung dịch Ca(OH)2 0,2M thu được 20g CaCO3 kết tủa. V lít là: A/ 4,48 B/ 13,44 C/ 6,72 D/ A,B đều đúng. Câu:34 Để điều chế Na người ta sử dụng cách nào sau đây: A/ Điện phân muối NaCl nóng chảy. B/ Điện phân NaOH nóng chảy . C/ Điện phân dung dịch muối NaCl D/ A,B đều đúng. Câu:35 Để điều chế Mg người ta sử dụng cách nào sau đây: A/ Điện phân muối MgCl2 nóng chảy. B/ Điện phân dung dịch muốiMgCl2 C/ Điện phân Mg(OH)2 nóng chảy. D/ A,C đều đúng. Câu:36 Các hợp chất sau : CaO , CaCO3 , CaSO4 , Ca(OH)2 có tên lần lược là: A/ Vôi sống , vôi tôi , thạch cao ,đá vôi. B/ Vôi tôi , đá vôi, thạch cao,vôi sống. C/ Vôi sống , thạch cao, đá vôi, vôi tôi. D/ Vôi sống,đá vôi,thạch cao,vôi tôi. Câu:37 Dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M . Sục 2,24 lit CO2 vào 400ml dung dịch A ta thu được một kết tủa có khối lượng là: A/ 2g B/ 3 g C/ 1,2 g D/ 0,4g Câu:38 Trộn lẫn 100ml dung dịch KOH có pH=12 với 100ml dug dịch HCl 0,012M. pH củadung dịch thu được sau khi trộn là: A/ 4 B/ 3 C/ 7 D/ 8 Câu:39 Khi đốt băng Mg rồi cho vào cốc đựng khí CO2 ,có hiện tượng gì xảy ra? A/ Băng Mg tắt ngay. B/ Băng Mg vẫn cháy bình thường. C/ Băng Mg cháy sáng mảnh liệt. D/ Băng Mg tắt dần. Câu:40 Cho 6,4g hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp nhau thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lit khí H2(đkc). Hai kim loại đó là: A/ Be và Mg B/ Mg và Ca C/ Ca và Sr D/ Sr và Ba                                       Phần III NHÔM - SẮT ( làm bài 60 phút )   Câu:1 Khi thêm Na2CO3 vào dung dịch Al2SO4 sẽ có hiện tượng gì xảy ra? A/ Nước vẫn trong suốt . B/ Có kết tủa nhôm cacbonat. C/ Có kết tủa Al(OH)3. D/ Có kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa lại tan. Câu:2 Giải thích tại sao người ta điện phân Al2O3 nóng chảy mà không điện phân AlCl3 nóng chảy để điều chếAl A/ AlCl3 có nhiệt độ nóng chảy cao hơn Al2O3 B/ AlCl3 là hợp chất cộng hoá trị nên khi nung dễ bị thăng hoa. C/ Sự điện phân AlCl3 nóng chảy cho ra Cl2 độc hại. D/ Al2O3 cho ra Al tinh khiết. Câu:3 Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 hiện tượng xảy ra là: A/ Dung dịch vẫn trong suốt. B/ Có kết tủa Al(OH)3. C/ Có kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa lại tan. D/Có kết tủa nhôm cacbonat Câu:4 Trộn 5,4g Al với 4,8g Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phả ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là: A/ 2,24g B/ 4,08g C/ 10,2g D/ 0,224g Câu:5 Hoà tan AlCl3 trong nước , hiện tượng xảy ra là: A/ Dung dịch vẫn trong suốt B/ Có kết tủa. C/ Có kết tủa đòng thời có khí thoát ra. D/Có kết tủa sau đó kết tủa lại tan. Câu:6 Để phân biệt 3 kim loại Al,Ba,Mg , chỉ dùng 1 hoá chất là: A/ Dung dịch NaOH B/ Dung dịch HCl C/ Dung dịch H2SO4 D/ Nước Câu:7 Phản ứng điều chế FeCl2 là: A/Fe + Cl2 ® FeCl2 B/ 2FeCl3 + Fe ® 3 FeCl2 C/ FeO + Cl2 ® FeCl2 + 1/2O2 D/ Fe + 2NaCl®FeCl2 +2Na Câu:8 Để điều chế Fe(NO3)2 có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau: A/ Fe + HNO3 B/ Fe(OH)2 +HNO3 C/ Ba(NO3)2 + FeSO4 D/ FeO + NO2 Câu:9 Trong 3 oxit FeO,Fe2O3 và Fe3O4 chất nào có tác dụng với HNO3 tạo ra chất khí: A/ Chỉ có FeO B/ Chỉ có Fe3O4 C/ FeO và Fe3O4 D/ Chỉ có Fe2O3 Câu:10 Để điều chế Fe trong công nghiệp người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau: A/ Điện phân dung dịch FeCl2. B/Khử Fe2O3 bằng Al. C/ Khử Fe2O3 bằng CO ở nhiêt độ cao. D/ Mg + FeCl2 ®MgCl2+ Fe Câu:11 Dùng phản ứng nào trong các phản ứng sau, để có được ion Fe3+ : 1/ Fe + HNO3 2/ Fe + HCl 3/ Fe + Cl2 4/ Fe2+ + KI A/ Chỉ có 1 B/ Chỉ có 1,3 C/ Chỉ có 2,4 D/ Chỉ có 3 Câu:12 Để điều chế FeO ta có thể dùng phản ứng: A/ 2Fe + O2 ® 2FeO B/ Fe2O3 + CO ® 2FeO + CO2 C/ FeSO4 ® FeO + SO2 +1/2O2 D/ Fe3O4 ® 3FeO + 1/2O2 Câu:13 Cho mg Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta thu được 8,96 lit(đkc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí NO và NO2 có dX/O2=1,3125. Khối lượng m là: A/ 5,6g B/ 11,2g C/ 0,56g D/ 1,12g Câu: 14 Các quặng sắt có trong tự nhiên : manhêtit , hêmatit, xiđêrit có công thức lần lượt là: A/ Fe2O3 , Fe3O4 ,FeCO3 B/ Fe3O4,FeCO3,Fe3O4 C/ Fe3O4,Fe2O3,FeCO3 D/ FeCO3,Fe2O3,F3O4 Câu:15 Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng ,phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư.Dung dịch thu được sau phản ứng là: A/ Fe(NO3)3 B/ Fe(NO3)3, HNO3 C/ Fe(NO3)2 D/ Fe(NO3)2 ,Fe(NO3)3 Câu:16 Đốt nhôm trong bình đựng khí clo, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 4,26 g . Khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng là: A/ 1,08 g B/ 3,24 g C/ 0,86 g D/ 1,62 g Câu:17 Hoà tan hoàn toàn 16,2 g một kim loại M vào dung dịch HNO3 thu được5,6 lit hỗn hợp khí gồm NO và N2 có khối lượng 7,2 g . Kim loại M là: A/ Mg B/ Fe C/ Al D/ Zn Câu:18 Cho nước NH3 dư vào dung dịch chứa AlCl3 và ZnCl2 thu được kết tủa A . Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Cho luồng khí H2 đi qua B nung nóng sẽ thu được chất rắn là: A/ Al2O3 B/ Zn và Al2O3 C/ ZnO và Al D/ ZnO và Al2O3 Câu:19 Cho dung dịch chứa amol NaAlO2 tác dụng với dung dịch chứa b mol HCl . Điều kiện để thu đươc kết tủa sau phản ứng là: A/ a=b B/ a= 2b C/ a < b < 4a D/ < 4a Câu:20 Hoà tan 2,4 g Oxit sắt vừa đủ với 90 ml dung dịch HCl 1M . Công thức của oxit sắt đem hoà tan là: A/ FeO Fe3O4 C/ Fe2O3 D/ không xác đinh được. Câu:21 Cho các chất Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4 , FeCl2 ,FeCl3 .Số cặp chất có phản ứng với nhau là: A/ 1 B/ 2 C/ 3 D/ 4 Câu:22 Cho 2,81 g hỗn hợp gồm Fe2O3 ,MgO và ZnO tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng các muối sunfat tạo ra là: A/ 3,8g B/ 4,81g C/ 5,21g D/ 4,8g Câu:23 Nhúng một lá sắt nặng 8g vào 500ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8g.Nồng độ mol của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là: ( thể tích dung dịch không đổi) A/ 2,3M B/ 0,27M C/ 1,8M D/ 1,36M Câu:24 Hoà tan 9,14g hợp kim Cu,Mg,Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84lit khí X (đkc), 2,54g chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối .Vậy m có giá trị là: A/ 31,45g B/ 33,25g C/ 3,99g D/ 35,58g Câu:25 Cho 3,78g bột nhôm phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y.Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm4,06 g so với dung dịch XCl3 . Công thức của muối XCl3 là: A/ BCl3 B/ AlCl3 C/ FeCl3 D/ Không xác định được. Câu:26 Từ 2 phản ứng sau : Cu +FeCl3® CuCl2 + FeCl2 ; Fe + CuCl2® FeCl2 + Cu. Có thể rút ra : A/ Tính oxi hoá của Fe3+>Cu2+>Fe2+. B/ Tính oxi hoá của Fe3+>Fe2+>Cu2+ C/ Tính khử của Fe> Fe2+>Cu D/ Tính khử của Cu>Fe>Fe2+ Câu:27 Hoà tan hết m gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng , rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5m g muối khan .Kim loại này là: A/ Al B/ Mg C/ Zn D/ Fe Câu:28 Cho NaOH vào dung dịch chứa 2 muối AlCl3 và FeSO4 được kết tủa A . Nung A được chất rắn B .Cho H2 dư đi qua B nung nóng được chất rắn C gồm: A/ Al và Fe B/ Fe C/ Al2O3 và Fe D/ B hoặc C đúng Câu:29 Cùng một lượng kim loại R khi hoà tan hết bằng dung dịch HCl và bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì lượng SO2 gấp 48 lần H2 sinh ra .Mặt khác khối lượng muối clorua bằng 63,5% khối lượng muối sunfat .R là : A/ Magiê B/ Sắt C/ Nhôm D/ Kẽm. Câu:30 Cho 5,4g kim loại R tan hết trong dung dịch HCl thu được 6,72 lit khí H2 (đkc). Kim loại R là: A/ Fe B/ Mg C/ Zn D/ Al Câu:31 Cho 5,1g hỗn hợp gồm 2 kim loại Al và Mg tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng , thu được 5,6 lit khí SO2 (đkc). Khối lựơng mỗi kim loại Al và Mg trong hỗn hợp là: A/ 0,54g và 4,46g B/ 4,52g và 0,48g C/ 2,7gvà2,4g D/ 3,9g và 1,2g Câu:32 Hoà tan hoàn toàn 5,6 g sắt trong dung dịch HNO3 .Sau phản ứng thu được dung dịch muối và 2,24 lit khí X chứa Nitơ (đkc). Khí X là: A/ NO B/ NO2 C/ N2 D/ N2O Câu:33 Hoà tan 2,32g FexOy hết trong dung dịch H2SO4 đặc,nóng. Sau phản ứng thu được 0,112 litkhí SO2(đkc).Công thức cuả FexOy là: A/ FeO B/ Fe3O4 C/ Fe2O3 D/ Không xác định được. Câu:34 Đốt m gam hỗn hợp 3 kim loại Cu,Fe,Al trong bình chứa oxi dư , kết thúc phản ứng thấy khối lượng oxi giảm 8g . Nếu hoà tan hết m gam 3 kim loại trên trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được bao nhiêu lit khí SO2 thoát ra (đkc) A/ 1,12lit B/ 2,24 lit C/ 11,2 lit D/ 8,96 lit Câu:35 Khi hoà tan Al bằng dung dịch HCl , nếu thêm vài giọt thuỷ ngân vào thì quá trình hoà tan nhôm sẽ là: A/ Xảy ra chậm hơn. B/ Xảy ra nhanh hơn. C/ Không thay đổi. D/ Tất cả đều sai. Câu:36 Kim loại X có các tính chất sau: -Nhẹ, dẫn điện tốt ; -Phản ứng mạnh với dung dịch HCl ; - Tan trong dung dịch kiềm giải phóng khí H2 . Kim loai X là: A/ Al B/ Mg C/ Cu D/ Fe Câu:37 Dụng cụ làm bằng kim loại nào sau đây không nên dùng để chứa dung dịch kiềm? A/ Cu B/ Fe C/ Ag D/ Al Câu:38 Tính chất hoá học chung của các kim loại kiềm,kiềm thổ,nhôm là: A/ Tính khử mạnh. B/ Tính khử yếu. C/ Tính oxi yếu. D/ Tính oxi hoá mạnh. Câu:39 Dung dịch AlCl3 trong nước bị thuỷ phân,Chất làm tăng cường quá trình thuỷ phâncủa AlCl3 là: A/ NH4Cl B/ Na2CO3 C/ ZnSO4 D/ Không có chất nào. Câu:40 Phèn nhôm (phèn chua) có công thức hoá học là A/ Na AlF6 B/ KAl(SO4)2.12H2O C/ NH4Al(SO4)2.12H2O D/ B,C đều đúng.  

File đính kèm:

  • docPhần I ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI.doc
Giáo án liên quan