Hiếm có bài thơ nào sự nhận thức và đánh giá của người đọc thơ, giới bình thơ lại khác nhau, thậm chí tương phản, đối chọi nhau nhiều như “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. Nhiều người cho rằng bài thơ là một thi phẩm được viết ra để ca ngợi xứ Huế đẹp và thơ, và mỗi khổ thơ tương ứng với một vẻ đẹp tuyệt vời của xứ sở mộng mơ đó : vườn cây Huế, sông nước Huế và những người con gái Huế. Song lại có những người ( có phần đông đảo hơn ) muốn hiểu “Đây thôn Vĩ Dạ” như một bài thơ diễn tả một tình yêu tha thiết nhưng đơn phương và vô vọng của thi nhân với một người con gái Huế mang tên Hoàng Kim Cúc.
Chắc hẳn tấm bưu ảnh mang hình một bến sông mà cô Cúc gửi tặng thi nhân đã gọi về hết thảy những kỉ niệm ngọt ngào xa xưa, và cũng khơi nguồn cho một niềm tuyệt vọng. Vì thế, nét liên tưởng đầu tiên chính là về thôn Vĩ, và phải là một “Vĩ Dạ hừng đông” ( theo cách nói của Hàn Mặc Tử ) với đầy đủ vẻ tinh khôi, đẹp đẽ :
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền ?
Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi, vừa như mời gọi, lại vừa như thấp thoáng một lời hờn trách. Có thể đó là giọng của một người con gái và cũng rất có thể câu thơ ấy liên quan đến lời mà Hoàng Cúc gửi đến Hàn Mặc Tử cùng tấm bưu ảnh về Vĩ Dạ và sông Hương. Cũng như trong bài thơ, những câu thơ giống hơn với lời một nhân vật trữ tình, một chàng trai đang tự hỏi lòng mình. Và lời người con gái nếu có thì đã thấm vào lòng người con trai rồi biến thành lời tự hỏi. Người con trai có thể cứ nhắc đi nhắc lại câu hỏi ấy, khiến nó trở thành lời ám ảnh. Đó còn là câu hỏi được nói ra với một âm điệu lạ thường, bởi câu thơ bảy chữ thì có đến sáu chữ mang thanh bằng giăng ra liên tiếp. Năm trong sáu thanh bằng ấy lại đều là thanh ngang, chỉ một chữ “về” mang thanh huyền, làm nên giọng thơ với giai điệu nhẹ nhàng, bâng khuâng man mác nhưng chơi vơi, cảm giác không yên lòng, không bình ổn. Như thế, câu thơ càng bâng khuâng, mênh mang và ám ảnh. Câu hỏi ấy cũng như là một cái cớ giúp nhà thơ mở ra cả một trời tưởng tượng.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2597 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ, tác giả Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử
Hiếm có bài thơ nào sự nhận thức và đánh giá của người đọc thơ, giới bình thơ lại khác nhau, thậm chí tương phản, đối chọi nhau nhiều như “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. Nhiều người cho rằng bài thơ là một thi phẩm được viết ra để ca ngợi xứ Huế đẹp và thơ, và mỗi khổ thơ tương ứng với một vẻ đẹp tuyệt vời của xứ sở mộng mơ đó : vườn cây Huế, sông nước Huế và những người con gái Huế. Song lại có những người ( có phần đông đảo hơn ) muốn hiểu “Đây thôn Vĩ Dạ” như một bài thơ diễn tả một tình yêu tha thiết nhưng đơn phương và vô vọng của thi nhân với một người con gái Huế mang tên Hoàng Kim Cúc.
Chắc hẳn tấm bưu ảnh mang hình một bến sông mà cô Cúc gửi tặng thi nhân đã gọi về hết thảy những kỉ niệm ngọt ngào xa xưa, và cũng khơi nguồn cho một niềm tuyệt vọng. Vì thế, nét liên tưởng đầu tiên chính là về thôn Vĩ, và phải là một “Vĩ Dạ hừng đông” ( theo cách nói của Hàn Mặc Tử ) với đầy đủ vẻ tinh khôi, đẹp đẽ :Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền ?Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi, vừa như mời gọi, lại vừa như thấp thoáng một lời hờn trách. Có thể đó là giọng của một người con gái và cũng rất có thể câu thơ ấy liên quan đến lời mà Hoàng Cúc gửi đến Hàn Mặc Tử cùng tấm bưu ảnh về Vĩ Dạ và sông Hương. Cũng như trong bài thơ, những câu thơ giống hơn với lời một nhân vật trữ tình, một chàng trai đang tự hỏi lòng mình. Và lời người con gái nếu có thì đã thấm vào lòng người con trai rồi biến thành lời tự hỏi. Người con trai có thể cứ nhắc đi nhắc lại câu hỏi ấy, khiến nó trở thành lời ám ảnh. Đó còn là câu hỏi được nói ra với một âm điệu lạ thường, bởi câu thơ bảy chữ thì có đến sáu chữ mang thanh bằng giăng ra liên tiếp. Năm trong sáu thanh bằng ấy lại đều là thanh ngang, chỉ một chữ “về” mang thanh huyền, làm nên giọng thơ với giai điệu nhẹ nhàng, bâng khuâng man mác nhưng chơi vơi, cảm giác không yên lòng, không bình ổn. Như thế, câu thơ càng bâng khuâng, mênh mang và ám ảnh. Câu hỏi ấy cũng như là một cái cớ giúp nhà thơ mở ra cả một trời tưởng tượng.Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên.Đến câu thơ thứ hai, cảnh sắc thôn Vĩ Dạ hiện lên trong con mắt của thi nhân, rất hợp với thi đề “là một thôn Vĩ Dạ hừng đông”. Thôn Vĩ Dạ vốn là một hàng quê đẹp bên bờ sông Hương, một vùng ngoại ô thơ mộng, nơi có nhiều khu vườn xanh tươi. Và trong thơ, Vĩ Dạ hiện lên với ấn tượng đầu tiên bằng ánh nắng, không phải là nắng bình thường mà là “nắng mới lên”, bắt đầu một ngày mới, một buổi ban mai của nguồn sống tràn trề, của vạn vật sinh sôi nảy nở. Câu thơ có đến hai chữ “nắng” chia đều cho hai nhịp thơ, như thể có một dấu gạch ngang vô hình ngăn cách. Ánh nắng trong trẻo tinh khôi của thời khắc đầu ngày là “nắng mới lên”. Nắng rọi vào những rặng cau mảnh dẻ, cao vút, những tán cau ở tít trên cao xoè rộng ra đón lấy nguồn sáng đầu tiên, gợi nên một cảm giác trong veo, nhẹ nhàng, bay bổng. Cảm giác như những tia nắng đầu ngày rực rỡ như đổ tràn vào lòng tán lá, rồi từ từ rót xuống thấp hơn, toả lan dần ra khôn gian, đem theo một chút gì của sắc cau xanh biếc. Nắng ở tít trên cao làm cho cảnh vật như bừng sáng hẳn lên.Cảm giác nhẹ nhàng ấy không chỉ được đọc thấy trên ý nghĩa của lời thơ, cũng như được nhìn thấy qua hình ảnh, mà còn như nghe thấy được qua thanh âm của dòng thơ cứ như bổng lên mãi ở phía cuối câu. Và hình ảnh hàng cau còn gợi lên không khí của làng quê như đã có từ lâu đời. Bởi thế, nhà thơ Vũ Quần Phương cũng đã nhận xét :” Cái nắng hàng cau mới lên sao lại gợi một nỗi niềm làng mạc quê hương đến thế “. Ánh sáng ban mai dần hạ thấp xuống trong câu thơ thứ ba :Vườn ai mướt quá xanh như ngọcCon mắt thi nhân đã thôi không ngước nhìn lên về phía bầu trời mà tâm hồn ấy như muốn chan hoà vào vườn cây Vĩ Dạ- nét độc đáo làm nên vẻ đẹp của một phần xứ Huế mộng mơ. Lúc này vườn cây đã bao phủ bởi sắc vàng dịu dàng của ánh nắng và được nhuộm một màu xanh “mướt”. Ngay sau chữ “vườn”, nhà thơ như vô tình đặt một chữ “ai”, một đại từ phiếm chỉ làm cho hình ảnh của vườn cây ấy vừa như thực lại vừa như hư ảo, mơ màng. Nhưng nếu thế thì hẳn không có gì đặc sắc, nếu như những chữ ấn tượng nhất của câu thơ không đặt ở hai từ “mướt quá” và phép so sánh “xanh như ngọc”. Chắc hẳn ít ai có thể dùng một cách bất ngờ, táo bạo như Hàn Mặc Tử, khi nhà thơ tách chữ “mướt” và đảo lên trước chữ “xanh”, cách biệt bởi một chữ “quá” như nhấn mạnh và bởi một nhịp khác hơn. Chữ “mướt” gợi nên vẻ tốt tươi, mơn mởn của sự sống, của cây cối trong vườn. Nói đến “mướt” là nói đến vẻ mềm dịu, mượt mà, non tơ nhất. Chỉ vậy thôi đã đủ gợi ra một khu vườn tràn trề nhựa sống. Vậy thì tổ hợp “mướt quá” hẳn sẽ được tôn lên nữa và nổi hẳn lên giữa dòng thơ bằng ý nghĩa và cả thanh âm của hai chữ ấy. Nhà thơ như muốn bằng ngôn từ mà có thể diễn tả, bộc bạch đến tột cùng cái cảm giác yêu đến đắm đuối, mê man đến như muốn vuốt vẻ bằng đôi mắt cái vẻ non tơ, mơn mởn của một khu vườn ăm ắp sức trẻ trong buổi Vĩ Dạ hừng đông. Nếu như trước Hàn Mặc Tử, người ta chỉ cho “mướt” đi cùng “xanh” để bổ sung ý nghĩa làm nên “xanh mướt” thì Hàn Mặc Tử không chịu đi theo lối mòn ấy. Ấn tượng đầu tiên của vườn cây đối với thi nhân là “mướt” rồi mới đến “xanh”, được đặt vào một sự kết hợp đứng sau -“xanh như ngọc”. Có vẻ như sau những phút giây mê đắm, yêu thương đến choáng ngợp thì nhà thơ mới nhận ra được sắc xanh của khu vườn. Và đến khi ấy, màu xanh lại được tắm trong vẻ huyền diệu bởi sự so sánh độc đáo “xanh như ngọc”, một màu xanh được lọc qua ánh sáng rất đẹp và gợi cảm. Nếu Xuân Diệu đã viết trong “Thơ duyên”:Đổ trời xanh ngọc qua muôn láthì Hàn Mặc Tử nói “xanh như ngọc”, có gì khác nhau ? Vâng, sẽ là rất khác nếu hiểu được “xanh ngọc” chỉ gợi ra ấn tượng về màu, còn “xanh như ngọc” thì không chỉ là màu mà còn là ánh lung linh, long lanh, vẻ thanh khiết và cao quí của ngọc. Như thế chính nhà thơ đã nói hết vẻ trong trẻo và quí giá trong sắc xanh của vườn cây thôn Vĩ ấy, để biến cây cối ấy phần nào giống như khu vườn của cõi huyền ảo, mộng mơ. Viết về cảnh đẹp Vĩ Dạ, nhà thơ Bích Khê cũng có lần đã nói :Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thônBiếc che cần trúc không buồn mà say.thì hẳn “trúc” cũng là một nét độc đáo riêng của khu vườn xứ Huế. Vì thế Hàn Mặc Tử càng có cớ khi viết :Lá trúc che ngang mặt chữ điền“Trúc” gợi vẻ mảnh mai, mềm mại, còn khuôn mặt “chữ điền” lại mang nét thô mộc, vuông vức, được đặt cùng nhau. Nhưng có lẽ dụng ý về nội dung của nhà thơ không ở chỗ đó, bởi khuôn mặt chữ điền đối với Hàn Mặc Tử cũng chỉ làm đẹp thêm cảm giác mơ ảo, thực hư của vườn cây Vĩ Dạ. Và để “lá trúc che ngang mặt chữ điền” cũng chính là tạo nên sự hài hoà, hoà đối của những nét đẹp khác nhau, bổ sung và tôn lên cái đẹp của nhau. Biết đâu trong hồi ức của nhà thơ, ẩn sau những cành trúc điệu đà ấy lại không phải là những khuôn mặt dịu hiền, đoan trang, phúc hậu của những cô gái Huế ? Chính bởi vậy “Đây thôn Vĩ Dạ” sẽ khác biệt hẳn với những bài thơ điên khác, bởi Hàn Mặc Tử hiện lên trước hết là một con người với niềm khao khát sống, khao khát tận hưởng cuộc đời, được sống hết mình với sự tươi non, trẻ trung, tinh khiết.
Nhà thơ đã sống trong hồi ức, mộng tưởng trong suốt bốn câu thơ đầu, nhưng đến khổ thơ thứ hai, hình như có cái gì đó đã kéo ông dần về với thực tại. Vì vậy mà cảnh vật từ một Vĩ Dạ hừng đông chuyển dần về trong đêm trăng, mà khác hơn cả, đó lại là một sự chuyển đổi không báo trước, không nguyên căn trong tâm hồn tác giả. Sự tan tác, chia lìa đột ngột hiện ra ngay ở câu thơ đầu :Gió theo lối gió, mây đường mâyDòng nước buồn thiu hoa bắp lay.Gió và mây vốn là hai hình ảnh không thể chia lìa. Vậy mà cảm giác tan vỡ trong nhà thơ mạnh mẽ tới mức cảm nhận được cả sự cách biệt của những vật thể tưởng chừng như không thể cách biệt – “đường mây” và “lối gió”. Nhưng ngẫm cho kĩ, ở khổ thơ này không chỉ là sự chia đôi mà còn là sự chia ba, hay nói đúng hơn không chỉ là sự chia lìa giữa “mây” và “gió” mà còn buồn hơn là sự cách xa giữa “mây, gió” và “dòng sông”. Gió mây bay đi hết, chỉ còn trơ lại dòng sông lẻ loi cô độc. Con sông vẫn chảy trong tâm hồn nhà thơ nhưng lại được thả trôi một nỗi buồn, và lại còn ủ ê hơn nữa khi nhà thơ viết “buồn thiu”. Dường như ẩn nấp sau vẻ buồn thiu ấy còn là một chút chán chường. Dòng nước trước có gió, mây làm bầu bạn, tâm tình mà giờ thì cô quạnh. Cảm giác ấy dường như càng đau đớn hơn khi bên dòng sông ấy hiện lên một loài hoa không đẹp- “hoa bắp”. Giữa tất cả những cái tĩnh trong câu thơ nổi lên một cái động- sự cựa quậy duy nhất trong khổ thơ. Hình ảnh “hoa bắp lay” tưởng sẽ làm sống động cả không gian, mà cuối cùng lại chỉ là một sự lay động uể oải, chán chường, không sức sống. Phải chăng nhà thơ muốn nói đến sự lẻ loi mất bạn của chính mình, hay của người con trai với một người con gái ? Mà biết đâu ý thơ lại chẳng mang dáng dấp của mối tình Mặc Tử - Kim Cúc ? Cảnh vật hiện lên đúng với nhịp điệu chậm buồn của Huế. Và hình như không phải vô lý mà nhà thơ viết hai câu sau :Thuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay ? Khi gió và mây đã bay đi, dòng sông chỉ còn biết tìm đến trăng như để vớt vát lại sự đền bù, để tìm đến miền cứu rỗi, để khỏi nỗi lẻ loi, trơ trọi. Và để đến câu thơ thứ ba của khổ thơ chúng ta mới thấy hiện ra hình ảnh “thuyền đậu bến sông trăng”. Có thể coi đó là một trong những tứ thơ hay vào bậc nhất của phong trào Thơ mới, bởi trước Hàn Mặc Tử, nhiều người viết “thuyền chở trăng” nhưng chưa từng có ai viết “sông trăng”. Hình ảnh ấy mở ra một cõi mộng, bởi nhà thơ hiểu hơn ai hết đó là con thuyền ảo mộng trên bến sông ảo mộng. Cảm giác ấy còn được gợi lên bởi một đại từ phiếm chỉ “ai”, khiến câu thơ chìm sâu vào cõi mộng ảo. Dường như ngay cả trong cõi mộng, con người vẫn không thoát khỏi lo âu, trăn trở. Một câu hỏi thốt lên dường như không tìm được lời đáp lại, bởi nhà thơ đã biết sông trăng không thể chở kịp thuyền trăng về cõi mộng được. Và hình ảnh sông Hương, hình ảnh của người con gái mà nhà thơ yêu, chỉ còn và mãi mãi là hư ảo, là trong mộng tưởng. Khổ thơ kết thúc bằng một câu hỏi tu từ :Có chở trăng về kịp tối nay ? Và nỗi cay đắng của nhà thơ cứ thế dâng lên. Dường như sự chia lìa của gió và mây, của mây gió và sông nước đã báo trước về một sự chia lìa, tan vỡ trong lòng thi nhân, như dự cảm về một mối tình vô vọng của Hàn Mặc Tử và Kim Cúc. Và dòng sông trăng cũng kín đáo thay lời nhà thơ mà phấp phỏng lo âu. Những gì gắn bó nhất, thân thiết nhất đã đi rồi, đi hết cả rồi. Những gì mình đang khắc khoải chờ mong sẽ không thể đến. Tâm hồn thi nhân và dòng nước kia – dù có tắm trăng, ngập tràn trăng những vẫn chỉ là trăng của cõi mộng – đang thấm thía trọn vẹn nỗi cô đơn, cảm giác trơ trọi, bẽ bàng. Ta bắt gặp một tâm hồn Hàn Mặc Tử khác lạ, một con người quá nhạy cảm với sự mong manh của hạnh phúc và tình yêu, sự dang dở, lỡ làng. Tuy rất đau đớn nhưng khổ thơ thứ hai vẫn là những vần thơ tuyệt mĩ rất riêng của Hàn Mặc Tử.
Cả một bài thơ mang nhiều mơ mộng đến thế mà chỉ có duy nhất một chữ “mơ”, lại là chữ đầu tiên của khổ thơ cuối cùng :Mơ khách đường xa, khách đường xaÁo em trắng quá nhìn không raỞ đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà ? Lần này sự mơ mộng không hướng về một vườn cây hay sông nước mà hẳn về một con người. Trong ấn tượng của nhân vật trữ tình, người con gái ấy cũng được phủ lên một lớp bàng bạc đầy mơ mộng, ảo huyền thật xa xăm, xa trong không gian với chữ “đường xa” và xa trong tâm tưởng với chữ “khách” và lại càng nhân lên bởi “khách đường xa” lặp lại hai lần với giai điệu nhỏ dần, hút dần rồi tắt hẳn. Ta bắt gặp ánh mắt dõi nhìn theo, đâu đó như trong “Vô đề” của Nguyễn Bính :Ai đi đấy, ai về đâuCánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...Dường như với Hàn Mặc Tử, bóng người con gái ấy cứ hút mãi, xa mãi và cuối cùng chỉ là bóng dáng khát khao, mơ ước của thi nhân. Và bóng dáng ấy chỉ còn là ấn tượng về một tà áo trắng trong veo, thanh khiết, gợi cho ta nghĩ đến một câu thơ của Huy CậnÁo trắng đơn sơ mộng trắng trongBởi thế cũng là lần đầu tiên xuất hiện trong bài thơ một chữ “em”, đặt ngay đằng sau chữ “áo”, lần duy nhất nhà thơ cất lên tiếng gọi trìu mến ấy. Mà trong cảm nhận của thi nhân, trắng không chỉ là “trắng” mà còn “trắng quá”, trắng loá lên làm cho người con trai không nhìn nhận ra được gương mặt em, con người em. Bắt gặp tà áo trắng thân quen trong tâm tưởng, nhà thơ bàng hoàng trong hạnh phúc, rồi lại khát khao, ước mơ. Và sau khát vọng ấy là sự trở về đột ngột với thực tại.Ở đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà ?Trong thế giới của người mơ là “sương khói” phủ đầy, là bóng tối giăng vây. Ba chữ “mờ nhân ảnh” gợi cho người đọc nghĩ đến không khí trong câu thơ cổ của Nguyễn Gia Thiều:Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm.Nhà thơ nói “ở đây” là nói về mình và thế giới của mình, chính là cái thế giới phủ đầy sương khói mờ ảo ấy. Và nhà thơ cay đắng nhận ra khoảng cách giữa người con trai và người con gái mà anh thiết tha yêu không phải là khoảng cách của những dặm đường từ Qui Nhơn đến Huế mà là hố sâu ngăn cách hai thế giới : giữa bóng tối và ánh sáng, giữa “sương khói” và “trắng trong”. Câu thơ như xoáy vào lòng người đọc, và bản thân nhà thơ cũng bật lên đau đớn :Ai biết tình ai có đậm đà ?Có thể nhận ra một điều tất yếu rằng giữa hai người lúc này đây là sương khói của không gian, thời gian và tình yêu. Và người con trai đang đớn đau vì bệnh tật, đầy mặc cảm với thân phận mình đã không thể tin, không dám tin vào sự đậm đà, thắm thiết của một người. Người ấy mà sao xa cách mình đến thế, mà cứ ở một thế giới nào đó khác mình đến thế. Chữ “ai” trở đi trở lại đến hai lần trong câu thơ, khiến dòng thơ ấy bật lên như một câu hỏi giữa thinh không, không lời đáp, cứ nghẹn mãi giữa lòng. Nhưng câu hỏi ấy, xét về phía khác lại là lời đáp cuối cùng cho câu hỏi đầu tiên trong “Đây thôn Vĩ Dạ”, được coi như một lời mời mọc :Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?chính bởi : Ai biết tình ai có đậm đà ?Câu thơ dằn đi dằn lại như một nỗi day dứt, đau đớn, khắc khoải khi không sao xoá bỏ được mặc cảm về một hạnh phúc không thể của mình, không thuộc về mình và không thể nào với tới được.
Bài thơ mở đầu bằng câu hỏi và kết thúc cũng bằng câu hỏi. Đó là tâm trạng cụ thể của một mối tình cụ thể : mối tình tuyệt vọng của Hàn Mặc Tử đối với người con gái Sông Hương – Kim Cúc. Nhưng bài thơ đã, đang và sẽ sống cùng tác giả, cùng người đọc không chỉ bởi nó là tâm sự của một người, mà còn hàm chứa những giá trị nhân bản, nhân văn từ lâu đã chảy trong tâm hồn, huyết quản con người và sẽ còn mãi mãi. Chừng nào con người còn khát khao yêu thương, còn biết đớn đau trước sự bất hạnh, tổn thương, tan vỡ trong hạnh phúc, tình yêu, chừng đó vẫn còn người tìm đến lắng nghe nhịp thở của “Đây thôn Vĩ Dạ “.
File đính kèm:
- Luyen thi Day thon Vi Da 1.doc