Trần Đăng Khoa viết thơ cho thiếu nhi, hay nói đúng hơn ông làm thơ khi còn là một cậu thiếu nhi. Thơ của Trần đăng Khoa là sự cảm nhận thiên nhiên tinh tế. Từ cây chuối, gốc dừa, lá trầu, trái bưởi. Cho đến đàn kiến hành quân, con cua đồng, hay con chuồn chuồn, chú bướm vàng bên bờ cỏ. Hoặc là các sự vật hiện tượng như nắng, mưa, mây, gió.Tất cả đều trở thành thơ. Tất cả đều trở thành gần gủi nhưng thi vị như chính nó xuất phát từ chính hơi thở của tâm hồn tác giã. Đánh giá của tôi trên đây thật chưa sâu sắc và toàn diện về thơ của Trần Đăng Khoa, nếu có dịp xin mời bạn hãy đọc lại tập thơ “Góc sân và khoãng trời” mới thấy hết một tài năng thơ trẻ. Những bài thơ đã in sâu vào tâm trí của triệu triệu cậu học sinh khi còn cắp sách đến trường và vẫn còn được đưa vào sách giáo khoa để giãng dạy hiện nay. Thế mới thấy được vị trí của thơ ông trong đời sống văn học đương đại. Đặc biệt thơ giành cho thiếu nhi.
Để minh chứng cho lời đánh giá trên , tôi xin trích dẫn một trong nhiều bài thơ mà tôi yêu thích. Bài thơ: “ Con bướm vàng” Mỡ đầu bài thơ, tác giã viết một cách tự nhiên:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 15347 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài thơ “Con bướm vàng” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích bài thơ “Con bướm vàng” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
BÀI LÀM:
Trần Đăng Khoa viết thơ cho thiếu nhi, hay nói đúng hơn ông làm thơ khi còn là một cậu thiếu nhi. Thơ của Trần đăng Khoa là sự cảm nhận thiên nhiên tinh tế. Từ cây chuối, gốc dừa, lá trầu, trái bưởi. Cho đến đàn kiến hành quân, con cua đồng, hay con chuồn chuồn, chú bướm vàng bên bờ cỏ. Hoặc là các sự vật hiện tượng như nắng, mưa, mây, gió...Tất cả đều trở thành thơ. Tất cả đều trở thành gần gủi nhưng thi vị như chính nó xuất phát từ chính hơi thở của tâm hồn tác giã. Đánh giá của tôi trên đây thật chưa sâu sắc và toàn diện về thơ của Trần Đăng Khoa, nếu có dịp xin mời bạn hãy đọc lại tập thơ “Góc sân và khoãng trời” mới thấy hết một tài năng thơ trẻ. Những bài thơ đã in sâu vào tâm trí của triệu triệu cậu học sinh khi còn cắp sách đến trường và vẫn còn được đưa vào sách giáo khoa để giãng dạy hiện nay. Thế mới thấy được vị trí của thơ ông trong đời sống văn học đương đại. Đặc biệt thơ giành cho thiếu nhi.
Để minh chứng cho lời đánh giá trên , tôi xin trích dẫn một trong nhiều bài thơ mà tôi yêu thích. Bài thơ: “ Con bướm vàng” Mỡ đầu bài thơ, tác giã viết một cách tự nhiên:
Con bướm vàng!
Con bướm vàng!
Một phát hiện tình cờ của một cô, cậu học trò đang trên con đường đến trường. Lời thơ rất hồn nhiên như chính tiếng reo vui sướng của cậu học trò. Con bướm như một nàng tiên “bay nhẹ nhàng” nỗi bật lên “bên bờ cỏ”.xanh. Gợi cho chú bé tính tò mò thèm muốn được quan sát.
“Em thích quá
Em đuổi theo”.
Nhưng, tiếc thay:
“Con bướm vàng.
Có bộ cánh.
Vút lên cao”
Để lại chú bé ngẫn ngơ bên đám cỏ xanh với bao nuối tiếc:
“ Em nhìn theo.
Con bướm vàng !
Con bướm vàng.”
Hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối vẫn chỉ là “Con bướm vàng” nhưng diễn tả hai tâm trạng khác nhau, đó là tâm trạng của sự mời mọc thèm muốn và tâm trạng của sự tiếc nuối thất vọng. Lời thơ tự nhiên như lời kể chuyện, nhưng lại lô gíc như chính sự việc diễn ra, hoàn toàn không có sự sắp đặt vần điệu, diễn đạt đúng tâm trạng của trẻ thơ.
Từ chú bướm vàng bên bờ cỏ đến chú bướm vàng trên trời xanh, gợi cho chú bé biết bao mơ ước: ước gì ta cũng có đôi cánh như chú bướm vàng để được thoả thích vẫy vùng trên bầu trời cao, ước gì, ước gì...Bài thơ như không có câu kết. Cái nhìn theo tiếc nuối của cậu bé không chỉ dừng lại chỉ một con bướm vàng, mà là cả một bầu trời mênh mông với bao điều cậu bé còn chưa biết, cả một thế giới rhiên nhiên diệu kỳ để cho chú bé thoả sức tưỡng tượng...
Câu thơ chỉ có ba chử, từ ngữ không cần phải gọt dủa.nhưng tứ thơ lại mạch lạc, rỏ ràng và mang tính nghệ thuật, dể thuộc , dể đi vào tâm hồn trẻ thơ. Đọc bài thơ ta như thấy chính mình là cậu bé, bỡi có tuổi thơ nào lại không có những kỹ niệm hái hoa , “Có những ngày trốn học, bắt bướm cạnh cầu ao”.
Và còn rất nhiều, rất nhiều bài thơ khác của tác giã, tất cả đều mộc mạc gần gủi với tâm hồn trẻ thơ.” Con bướm vàng” chỉ là một minh chứng cho một tài năng thơ trẻ. Một trong những “ góc sân” nhỏ của Trần Đăng Khoa.
BÀI VIẾT
Thơ văn nói chung và thơ văn thiếu nhi nói riêng vốn xuất phát từ cuộc sống, hay nói một cách chính xác thơ văn vốn là tinh tuý được chắt lọc ra từ cuộc sống, và mãnh đất nuôi dưỡng nó chính là con người. Mác Xim Goóc Ki đã từng nói” Văn học là nhân học”. Chức năng của văn học là phục vụ chính cuộc sống con người.
Có một thời, người ta xem văn học là những gì cao siêu chỉ giành cho những tầng lớp trên của xã hội, văn học tách rời cuộc sống và xa lạ với người lao động. Đứng trên quan điểm lập trường khoa học của chủ nghĩa Mác, mọi sản phẩm của lao động trí ốc và lao động chân tay đều là của nhân dân lao động. Văn học không chỉ là món ăn tinh thần mà văn học còn mang một chức năng hết sức quan trọng đó là giáo dục, đặc biệt là giáo dục lứa tuổi thiếu nhi.
Thơ văn phải hình thành nên nhân cách con người, đó là con người yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, yêu đồng loại...Nhìn lại một quá trình phát triển của văn học cách mạng nước nhà. Văn học đã đóng góp một phần to lớn hình thành nhân cách của nhiều thế hệ cống hiến cho công cuộc giãi phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Dẫu đã đi hết hai phần cuộc đời, nhưng trong tôi vẫn còn nguyên vẹn những bài thơ những bài văn của một thời tóc còn để chỏm mà tôi được thầy cô dạy dổ. Mà đâu có những gì cao siêu, đâu có gì to tát “Ăn to nói lớn”. Tình bạn, tình thầy cô, tình mẹ, tình làng nghĩa xóm. Tất cả đều chân chất mộc mạc như hạt lúa củ khoai. Này nhé, để giáo dục tình bạn, giáo dục lòng dủng cảm cho học sinh người ta đưa vào sách giáo khoa bài thơ: “ Gà cùng ngan vịt.
Chơi ở bờ ao.
Chẵng may té nhào.
Gà rơi xuống nước.
Không chậm lỡ bước .
Ngan vịt đuổi theo.
Rẻ đám rong bèo.
Cắp gà lên cạn”.
Để giáo dục học sinh biết quí trọng mồ hôi công sức của người lao động. Người ta đưa vào bài thơ: “ Chó bảo Gà”.
‘Gà định vào vườn rau.
Chó bèn sủa gâu gâu.
Công lao người trồng trọt.
Vất vã đã bao lâu.
Gà không được vào đó.
Để phá hoại hoa màu”.
Nào phải lúc nào cũng phải rao giãng, các em phải yêu tổ quốc. phải yêu đồng bào...Yêu tổ quốc hay yêu đồng bào và nói sâu xa hơn là yêu chế độ đi chăng nữa. Củng xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu mẹ, yêu cha, yêu thầy cô, yêu ông bà. Yêu ngọn cỏ bông hoa, yêu bờ tre gốc rạ, yêu con kiến chú chim sâu bé nhỏ...Con người không biết yêu biết quý những gì nhỏ bé gần gủi đó thì có nên nói những gì to tát không nhỉ. Quả thật có nhiều bài văn bài thơ, có những tác phẩm giành cho thiếu nhi cách đây đã hơn 30 năm nhưng tôi vẫn còn thuộc lòng, hoặc vẫn còn nhớ nguyên xi cốt chuyện. kể cả văn học nước ngoài và văn học trong nước.
Nói như vậy không phải tôi có ý phê bình văn thơ trong nhà trường dành cho thiếu nhi hiện nay xa rời cuộc sống, không có tính giáo dục. Mà để khẳng định rằng, văn thơ giành cho thiếu nhi trong nhà trường phải được chọn lọc một cách kỷ càng, đảm bảo về cả nội dung và nghệ thuật, phải mỡ ra một chân trời rộng lớn, phải khơi dậy được hoài bảo , ước mơ, khát vọng cháy bỏng...Phải chan chưa tình người, rộng lòng nhân ái, phải biết yêu biết quí, biết căm , biết ghét...Tất nhiên, cũng như các bộ môn khác, văn học trong nhà trường cũng phải luôn luôn đổi mới phù hợp với xu thế của thời đại, của cuộc sống. Nhưng dù là gì đi nữa văn học cũng không tách rời được những nội dung nói trên. Dù thời đại có thay đổi gì đi chăng nữa, “ Dế mèn phiêu lưu ký”, “Truyện Kiều”...vv Nó vẫn là nó, không gì thay thế được.
Nói như vậy, cũng không phải là tôi đồng tình với tất cả các bài văn, bài thơ đang được sử dụng cho lứa tuổi thiếu nhi trong nhà trường và lứa tuổi thiếu nhi nói chung hiện nay.
Chắc các bạn cũng đồng tình với tôi quan điểm đó. Trong thời buổi kinh tế thị trường không ít tác giã chạy theo thị hiếu thấp kém chỉ vì những nhu cầu cuộc sống. Nếu không tin, xin mời bạn hãy ghé thăm một gian hàng sách thiếu nhi trong một hiệu sách, dù nó ở nông thôn hay là thành phố. Thật đung là thời buổi “ Nhà nhà làm thơ, người người viết truyện”. Bìa thì xanh, đỏ, vàng, tím. Đẹp thật, hấp dẫn thật. Nhưng xin hãy bỏ một chút thời gian đọc thử mà chiêm nghiệm. Sao mà chuyện nào cũng na ná như nhau, nhàn nhạt về hành văn. lỏng lẻo về bố cục nhưng lại giật gân về nội dung với nhiều từ “Bốp, chát, bùm”...Thơ văn trong nhà trường thì không phải như vậy, nhưng không phải không có những bài cần phải xem xét lại về nội dung và nghệ thuật. Vì văn thơ phải đi vào lòng người, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi.
Và cũng xin bỏ một chút thời gian để làm công tác điều tra thống kê xem thử, có bao nhiêu học sinh đọc thuộc lòng những bài thơ baì văn đã được học. Đó chưa nói đến cảm nhận của các em về bài thơ bài văn đó. Tôi tin chắc các bạn và tôi sẻ cảm thấy đau lòng về thực tế phủ phàng đó. Hảy thử đặt câu hỏi tại sao như thế nhỉ? và thử tìm ra đáp án trả lời.
HẾT
File đính kèm:
- phan tich con buom vang.doc