Phân tích bài thơ mộ- Chiều tối

Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn .

Cho biết phần tiểu dẫn của SGK đề cập đến những vấn đề gì ?

–h/c ra đời của NKTT

-Bút pháp sáng tác

-Nội dung tác phẩm :Bộ mặt đen tối của CĐ nhà tù và tâm hồn cao quí vĩ đại của Bác.

-Hình thức nghệ thuật :cổ điển kết hợp hài hoà với tính hiện đại.

Hãy cho cô biết xuất xứ của bài thơ ?

-Được rút trong tập NKTT

-Trên đường chuyển lao khổ ải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc ,Bác Hồ viết liền năm bài thơ .Chiều Tối là bài thơ thứ ba trong chùm thơ này

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2409 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài thơ mộ- Chiều tối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồ Chí Minh I / Xuất Xứ : Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn . Cho biết phần tiểu dẫn của SGK đề cập đến những vấn đề gì ? –h/c ra đời của NKTT -Bút pháp sáng tác -Nội dung tác phẩm :Bộ mặt đen tối của CĐ nhà tù và tâm hồn cao quí vĩ đại của Bác. -Hình thức nghệ thuật :cổ điển kết hợp hài hoà với tính hiện đại. Hãy cho cô biết xuất xứ của bài thơ ? -Được rút trong tập NKTT -Trên đường chuyển lao khổ ải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc ,Bác Hồ viết liền năm bài thơ .Chiều Tối là bài thơ thứ ba trong chùm thơ này . II / Nhận xét bản dịch So sánh bản dịch thơ và bản dịch nghĩa .Hãy nhận xét bản dịch thơ ? * / Thơ dịch, người dịch chỉ sơ ý một chút là có thể sai lạc, mất cái sâu cái kín đáo vốn là dụng ý của tác giả. ở bài này cũng vậy _ Câu 2 + Hình ảnh “Cô vân”:chòm mây lẻ loi cô đơn đgợi nỗi buồn của cảnh chiều chòm mây như có linh hồn cũng biết buồn cô đơn Nhưng người dịch mới chỉ dịch là chòm mây . + Hình ảnh :”mạn mạn”:chầm chậmđgợi vẻ uể oải lửng lơ của đám mây chiều mây như có tâm trạng . Nhưng người dịch dịch là :trôi nhẹ đnhư vậy mới gợi ra cái cảnh mà mất cái tình ,cái hồn của cảnh . _ Câu 3+4: + Trong nguyên tác không có chữ tối mà vẫn hiểu trời tối .Thời gian trôi dần theo cánh chim ,và làn mây theo vòng quay của cối xay ngô, quay mãi .”Ma bao túc”-“Bao túc ma hoàn”. Và khi cối xay dừng lại thì lò “lô dĩ hồng”-lò đã rực hồng. Cho nên câu 3 trong bản dịch thơ thêm chữ tối không sai, nhưng sớm quá và làm mất đi cái sâu kín mang tính dụng ý của tác giả . + Trong nguyên tác có sự lặp lại mấy chữ “Ma bao túc”-“Bao túc ma hoàn”như diến tả sự vận động ,xoay tròn của cái cối xay ngô bên lò lửa .Bản dịch không diễn tả được điều đó . III / Bố cục Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt .Nhưng ở bài này ta có thể chia bố cục của bài ra làm mấy phần -Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên -Hai câu sau: cảnh sinh hoạt của con người . IV.Phân tích : 1/ cảnh thiên nhiên Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Hai câu thơ tái hiện một khung cảnh thơ vào thời gian và không gian ntn ? Em nhận biết được thông qua hình ảnh nào . a / Thời gian ở hai câu đầu nhà thơ không trực tiếp nói về thời gian nhưng thời gian vẫn hiện về qua cảnh vật : -Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ đthời gian vào lúc chiều muộn . Câu thơ mang phong vị Đường thi . Chim bay về tổ đúng là dấu hiệu của chiều tối, chiều muộn. Điều này ta thường thấy trong thơ ca : như: “chim bay về núi tối rồi”(ca dao); “chim hôm thoi thót về rừng”(TK); “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”(BHTQ); “Mây vẩn tầng không chim bay đi”(XD); “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”(HC). Có thể nói hình ảnh chim bay về tổ, về rừng sau một ngày kiếm ăn là hình ảnh tiêu biểu mang ý nghĩa thời gian đlà cách cảm nhận thời gian mang tính truyền thống mang phong vị Đường thi. b / Không gian của khung cảnh thơ là ở chốn núi rừng chim mỏi về rừng c / ánh sáng làm nền cho khung cảnh thơ là ánh sáng mặt trời vào lúc sắp tắt hẳn ở chốn núi rừng Nhận xét về bút pháp nghệ thuật của hai câu thơ ? Tất nhiên trong ánh sáng như thế chỉ có thể nhìn thấy đỉnh trời . Người tù ngẩng đàu lên nhìn lên đỉnh trời, nhận ra con chim bay về tổ và chòm mây lững lờ trôi. Điều này nhà thơ không nói, nhưng người đọc có thể cảm nhận được như thế. Cảnh chiều núi thoáng đãng mêng mông êm ả, nơi xóm núi kia được đặc tả qua hai câu thơ thất ngôn vừa hình tượng vừa gợi cảm . * / Bút pháp nghệ thuật miêu tả rất tinh tế : Tả ít mà gợi nhiều , mượn điểm để vẽ diện, lấy động để gợi cái tĩnh, lấy cái cực nhỏ , đơn chiếc để diễn tả cái bát ngát mênh mông. Và như vậy buổi chiều trên đường chuyển lao của tác giả sao mà phảng phất những buổi chiều mà hình sắc đã vĩnh viễn đọng lại trong thơ ca cổ. Nó rất thực mà cũng rất thơ. Bởi những buổi chiều như thế vừa có yếu tố thời gian vừa có yếu tố tâm trạng. d / Tâm trạng nhà thơ Lòng người (hay tâm trạng của nhà thơ) lúc này như thế nào? Cảnh bao giờ cũng ngụ tình : Cánh chim của tác giả không phải đang bay trong trạng thái bình thường mà là : _ “quyển điểu qui lâm”-“chim mỏi về rừng”. Suốt ngày bay đi kiếm ăn, cánh chim cũng mệt mỏi. Hình ảnh chim chiều nhưng cũng là tâm trạng của nhà thơ đ nhà thơ cũng mệt mỏi sau một ngày lê bước trên con đường đi đày . Giờ đây không biết đâu là chặng nghỉ chân qua đêm Câu thơ thứ hai nhà thơ tiếp tục phác hoạ tâm trạng :- _ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Câu thơ dịch như đã nói ở trên là chưa chuyển được ý tứ trong nguyên bản.”Cô vân mạn mạn độ thiên không-“(chòm mây lẻ loi chầm chậm trôi giữa từng không) Chòm mây như có tâm hồn, như mang tâm trạng. Nó cô đơn lẻ loi và lặng lẽ lững lờ trôi giữa không gian rộng lớn của trời chiều. Bâù trời có chim, có mây nhưng mây lẻ loi (cô vân)chim mệt mỏi (quyện điểu). Đã thế lại đang ở cảnh ngộ chia lìa. Chim bay về rừng, chòm mây ở lại giữa từng không. Hai câu thơ tả cảnh mà mở ra cả một không gian tâm trạng, cảnh buồn, người buồn. Chắc nhà thơ cũng cảm thấy buồn thấy lẻ loi cô đơn như chòm mây kia bởi nhà thơ đang phải tha hương nơi đất khách quê người, đang phải xa tổ quốc, xa đồng bào. Và lại cũng buồn hơn khi nhà thơ đang ở tình cảnh mất tự do . Nhưng cũng qua hai câu thơ này ta hiểu thêm được nét đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ ? Qua đây ta hiểu thêm dược nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ là : Dù ở bất kì hoàn cảnh nào, dù phải sống giữa muôn ngàn cực khổ kể cả lúc thân thể mất tự do, Bác vẫn luôn giữ cho mình một tình yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, luôn hoà hồn mình vào hồn của trời đất rộng lớn với sự tự do tuyệt đối của tinh thần như Bác đã từng nói : Vui say ai cấm ta đừng ,đường xa âu cũng bớt phần quạnh hiu .Và cũng qua nỗi buồn đó qua tư thế ngẩng đầu...,ta còn thấy một khát vọng tự do ẩn chứa qua đôi mắt dõi theo cánh chim ,mây giữa bầu trời rộng lớn. 2 / Hai câu sau(bức tranh sinh hoạt) Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng Hai câu sau của bài thơ nói về cái gì ? Đến hai câu này ,bức hoạ trữ tình về cảnh trời mây, nhường cho bức tranh sinh hoạt gần gũi và ấm áp trên mặt đất .Hiện ra ở trung tâm bài thơ lúc này là một thiếu nữ sơn thôn với công việc lao động bên bếp lửa gia đình .Một chất thơ khác một hơi thở trữ tình khác làm cho vẻ đẹp của buổi chiều thêm hài hoà phong phú. Thời gian của bức tranh sinh hoạt là vào lúc nào? Tại sao em nhận biết được điều đó ? a / Thời gian _ Bài thơ diễn tả: sự vận động của thời gian từ lúc chiều tối đến khi trời tối hẳn Cái tài ở đây là -trong nguyên tác nhà thơ không hề dùng chữ tối nào vậy mà ta vẫn nhận ra trời đổ tối. Khi ánh trời tắt hẳn, núi rừng mù mịt thì tự nhiên con người ta chỉ nhìn thấy nơi đâu có ánh lửa. Hình ảnh cô gái hiện ra bên bếp lò lửa đỏ đến với nhà thơ một cách tự nhiên như thế thôi. Thực ra cái lò lửa ấy không phải đúng lúc đó mới bật sáng lên . Nó vẫn đỏ lên rồi, nhưng nay vì trời tối hẳn nên mới nhìn thấy nó rực hồng lên, như thế là Bác đãđ dùng cái sáng để nói cái tối. Sự vận động của thời gian bất ngờ và khoẻ khoắn. Cùng với sự vận động về thời gian ta còn thấy sự vận động trong tâm trạng của nhà thơ b / tâm trạng của nhà thơ Vậy tâm trạng của nhà thơ vận động như thế nào? _ Tất cả ba câu thơ trên đều diễn tả sự mệt mỏi, vội vã, nặng nề. Nhưng HCM rất Đường mà lại không Đường một tí nào. _ chỉ với –Một chữ “hồng” đ Bác đã làm sáng rực toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi uể oải, vội vã, sự nặng nề diễn tả ở trên, đã làm sáng rực cả khuôn mặt cô em xóm núi. Và cũng chỉ với một chữ hồng đó có ai còn có cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu mà chỉ thấy màu đỏ nhuốm lên cả bóng đêm, màu đỏ của tình Bác. Như vậy tâm trạng của nhà thơ được vận động từ buồn đến vui từ lạnh lẽo cô đơn đến nóng ấm từ lụi tàn đến sự sống. Và trên nền cảnh của thiên nhiên rộng lớn, con người, sự sống của con người , ngọn lửa của con người bỗng trở thành tụ điểm, thành trung tâm toả ấm nóng và niềm vui ra tất cả. Không phải thiên nhiên là chủ thể mà con người mới là chủ thể, con người đã kịp thắp lên ngọn lửa, con người đã tạo nên ánh sáng và hơi ấm cho con người, cho cảnh thiên nhiên. ánh sáng ấy hơi ấm ấy đưa lại niềm vui bình dị cho người tù nhân xa xứ . Qua hai câu thơ em nhận thấy nét đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ ? Phải chăng đó là lòng lạc quan, yêu đời yêu người vô hạn của Bác Trong cảnh ngộ đau khổ của riêng mình : Đằng sau lưng là một ngày đi đường vất vả, thường là đi từ rất sớm 53 cây số một ngày.áo mũ dầm mưa rách hết giầy. Trước mắt có cái gì chờ đón . Một xó nhà tù khác lạnh lẽo và đầy muỗi rệp, cái bụng lại đói meo. Đã thế cái tối lại sập xuống nơi núi rừng mà bước chân lưu đày của người nơi đất khách tha hương vẫn chưa được dừng bước. Trong hoàn cảnh đó chúng ta vẫn có thể chờ đợi ở Bác một sự chạnh nghĩ đến mình, một thoáng thương thân, như một số bài thơ khác ta thường gặp. Và nếu tứ thơ có phát triển theo hướng đó thì cũng là phải lẽ và có thể cũng rất hay rất lớn. Nhưng giữa bao tăm tối dày đặc đó : Bác vẫn cảm thương với những người lao động nghèo khổ Mà cuộc đời họ quẩn quanh vất vả, nặng nề được biểu hiện qua âm điệu khắc khổ của lời thơ, qua những chữ đắp đổi như vòng quay của chiếc cối xay ngô. Ma bao túc - Bao túc ma hoàn. Và cũng giữa bao nhiêu cực nhọc vất vả của riêng mình mà Bác vẫn cảm thấy vui, thấy rung động thấm thía niềm hạnh phúc yên ấm, bình dị rất đời thường của cô sơn nữ khi hoàn thành công việc và lò than đã rực hồng “cô em ... rực hồng” Kết luận: Chỉ bằng bốn nét vẽ : cảnh chim chiều, áng mây lơ lửng trôi nhè nhẹ, thiếu nữ và lò than, Bác để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc trong thơ ca VN. Nhưng có lẽ không chỉ có thế mà qua bài thơ ta hiểu được tấm lòng yêu thiên nhiên, tấm lòng nhân ái, tinh thần lạc quan của Bác dù ở bất kì hoàn cảnh nào. Đó chính là chất thép lấp lánh trong thơ của Bác.

File đính kèm:

  • docchieu toi.doc
Giáo án liên quan