Phân tích bài Vợ nhặt, tác giả Kim Lân

Một số người gần đây hay nhắc đến nhận xét của một cây bút văn xuôi đương đại. Trong đó, nhà văn ấy đã kể ra bốn tác phẩm được ông cho gần như là “ thần bút”, những tác phẩm mà người bình thường gần như không thể nào viết nổi. Hai trong số bốn tác phẩm ấy , “ Chữ người tử tù” và “ Chùa đàn” là của Nguyễn Tuân. Điều đó có thể không gây ra nhiều sự ngạc nhiên, bởi ai cũng biết Nguyễn Tuân là một nhà văn độc đáo vào bậc nhất của nền văn chương hiện đại. Nhưng điều lạ lùng hơn là hai tác phẩm còn lại hoá ra lại là của một tác giả viết không nhiều và thường giữ mình trong giới hạn của sự khiêm tốn và lặng lẽ. Người ấy, nói theo cách của Hoài Thanh “ viết rất ít mà được mến phục rất nhiều “ trong văn xuôi không phải ai khác ngoài Kim Lân. Và hai tác phẩm khác thường ấy của Kim Lâm không phải là tác phẩm nào khác ngoài “ Làng” và “ Vợ nhặt”.Nếu phải xếp thứ bậc cho hai thiên truyện ấy, theo dư luận chung mà chính Kim Lân ghi nhận, truyện ngắn “ Vợ nhặt” có phần được coi là xuất sắc hơn cả. Và góp phần rất lớn để làm nên thành công lạ kỳ trong “ Vợ nhặt”, vẫn phải là một tình huống truyện rất đặc sắc mà Kim Lân đã tìm ra, tạo dựng trong tác phẩm.

Thiên truyện ấy kể với người đọc về một anh Tràng ngụ cư, sau một vài lần ra tỉnh, tình cờ nhặt được một người vợ, một người đàn bà đói khát rồi dẫn người “vợ nhặt” ấy về nhà mình trong bóng mờ tối của ánh chiều chạng vạng. Đó là một đám cưới trong thời đói kém, vào năm Ất Dậu đói kém của những người đang đói kém. Tình huống của “Vợ nhặt” về cơ bản chỉ có thế thôi. Câu chuyện không dài, số nhân vật theo đúng nghĩa nhân vật cũng không nhiều, chỉ vẻn vẹn có ba người : hai vợ chồng và người mẹ. Mâu thuẫn giữa ba nhân vật ấy dường như không có và câu chuyện cũng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, còn lâu mới đủ một ngày - đêm. Thế nhưng, tình huống đơn giản ấy lại vô cùng đặc sắc, bởi Kim Lân thông qua đó vẫn tạo ra được những xung đột của những đối cực. Đó là tình huống mà nhà văn đã đẩy đến tột cùng của sự ngang trái, éo le. Bởi hôn nhân vẫn là biểu trưng của hạnh phúc, nhưng Kim Lân lại muốn nói đến một cuộc hôn nhân diễn ra trong một thảm hoạ lớn nhất, trong những ngày tháng đau buồn nhất của một dân tộc mà đời sống vốn đã rất nhiều đau buồn, tai hoạ. Ít có một tình cảnh nào trớ trêu hơn thế. Khó có một thứ xung đột nào oái oăm hơn thế, giữa đói khát và hạnh phúc, giữa nỗi đau khổ và sự sướng vui. Nói như một nhà triết học : “Chính mâu thuẫn được đẩy lên đến chóp đỉnh như thế thì sự muôn màu, sinh động của cuộc sống mới được bật ra, mới lên hết được tầm lớn và chiều sâu”. Rõ ràng tình huống truyện của Kim Lân đã làm nhân vật bằng một chất liệu rất ít mà nói được ý nghĩa rất nhiều, bằng mối quan hệ ít ỏi và đơn giản mà có thể làm người đọc thấm thía những bản chất sâu xa của con người và cuộc sống.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài Vợ nhặt, tác giả Kim Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vợ nhặt Kim Lân Một số người gần đây hay nhắc đến nhận xét của một cây bút văn xuôi đương đại. Trong đó, nhà văn ấy đã kể ra bốn tác phẩm được ông cho gần như là “ thần bút”, những tác phẩm mà người bình thường gần như không thể nào viết nổi. Hai trong số bốn tác phẩm ấy , “ Chữ người tử tù” và “ Chùa đàn” là của Nguyễn Tuân. Điều đó có thể không gây ra nhiều sự ngạc nhiên, bởi ai cũng biết Nguyễn Tuân là một nhà văn độc đáo vào bậc nhất của nền văn chương hiện đại. Nhưng điều lạ lùng hơn là hai tác phẩm còn lại hoá ra lại là của một tác giả viết không nhiều và thường giữ mình trong giới hạn của sự khiêm tốn và lặng lẽ. Người ấy, nói theo cách của Hoài Thanh “ viết rất ít mà được mến phục rất nhiều “ trong văn xuôi không phải ai khác ngoài Kim Lân. Và hai tác phẩm khác thường ấy của Kim Lâm không phải là tác phẩm nào khác ngoài “ Làng” và “ Vợ nhặt”.Nếu phải xếp thứ bậc cho hai thiên truyện ấy, theo dư luận chung mà chính Kim Lân ghi nhận, truyện ngắn “ Vợ nhặt” có phần được coi là xuất sắc hơn cả. Và góp phần rất lớn để làm nên thành công lạ kỳ trong “ Vợ nhặt”, vẫn phải là một tình huống truyện rất đặc sắc mà Kim Lân đã tìm ra, tạo dựng trong tác phẩm. Thiên truyện ấy kể với người đọc về một anh Tràng ngụ cư, sau một vài lần ra tỉnh, tình cờ nhặt được một người vợ, một người đàn bà đói khát rồi dẫn người “vợ nhặt” ấy về nhà mình trong bóng mờ tối của ánh chiều chạng vạng. Đó là một đám cưới trong thời đói kém, vào năm Ất Dậu đói kém của những người đang đói kém. Tình huống của “Vợ nhặt” về cơ bản chỉ có thế thôi. Câu chuyện không dài, số nhân vật theo đúng nghĩa nhân vật cũng không nhiều, chỉ vẻn vẹn có ba người : hai vợ chồng và người mẹ. Mâu thuẫn giữa ba nhân vật ấy dường như không có và câu chuyện cũng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, còn lâu mới đủ một ngày - đêm. Thế nhưng, tình huống đơn giản ấy lại vô cùng đặc sắc, bởi Kim Lân thông qua đó vẫn tạo ra được những xung đột của những đối cực. Đó là tình huống mà nhà văn đã đẩy đến tột cùng của sự ngang trái, éo le. Bởi hôn nhân vẫn là biểu trưng của hạnh phúc, nhưng Kim Lân lại muốn nói đến một cuộc hôn nhân diễn ra trong một thảm hoạ lớn nhất, trong những ngày tháng đau buồn nhất của một dân tộc mà đời sống vốn đã rất nhiều đau buồn, tai hoạ. Ít có một tình cảnh nào trớ trêu hơn thế. Khó có một thứ xung đột nào oái oăm hơn thế, giữa đói khát và hạnh phúc, giữa nỗi đau khổ và sự sướng vui. Nói như một nhà triết học : “Chính mâu thuẫn được đẩy lên đến chóp đỉnh như thế thì sự muôn màu, sinh động của cuộc sống mới được bật ra, mới lên hết được tầm lớn và chiều sâu”. Rõ ràng tình huống truyện của Kim Lân đã làm nhân vật bằng một chất liệu rất ít mà nói được ý nghĩa rất nhiều, bằng mối quan hệ ít ỏi và đơn giản mà có thể làm người đọc thấm thía những bản chất sâu xa của con người và cuộc sống. Chắc chắn tình huống nhặt vợ ấy, và phải là tình huống ấy mới có thể cho ta thấy con người có thể rơi vào tình cảnh khổ cực như thế nào. Kim Lân đã tạo ra trước mắt chúng ta một cuộc sống không ra cuộc sống, một cuộc sống cứ phảng phất hơi hướng của cái chết, một cõi dương lẫn lộn trong đó tử khí của cái âm . Ở đó chúng ta bắt gặp những tình cảnh dở khóc dở cười. Trên con đường ấy có thể có một anh con trai dẫn vợ về làng và cũng có những bóng người chết đói đi lại “xanh xám như những bóng ma”. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh của đôi vợ chồng ấy, không khí của đêm tân hôn vẫn lẩn vào trong “mùi đốt đống dấm ở những nhà có người chết cứ theo gió thoảng vào khét lẹt”, cái mùi xua tan tử khí. Nhà văn cũng nói đến tiếng cười của một người chồng, nhưng lại vang lên trong “tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ”, tiếng khóc có lẽ là của một người mẹ vừa bị cơn đói cướp mất đứa con rứt ruột của mình. Cuộc đời trong “Vợ nhặt” luôn luôn bị ám ảnh bởi hình bóng của cái chết . Trong cuộc sống không ra cuộc sống ấy, chúng ta không chỉ bắt gặp những con người không ra con người, mà ngay cả những con đường cũng mang dấu vết “khẳng khiu”. Mà dường như tất cả những giá trị người cũng bị biến dạng. Chúng ta đã từng được nghe biết bao lời ca ngợi về tình yêu, hôn nhân, về người vợ, và ai cũng biết đó đã, đang và sẽ là nguồn thi hứng lãng mạn nhất, đẹp đẽ nhất, xúc động lòng người nhất. Nhưng Kim Lân đã làm chúng ta phải xót xa khi nghĩ đến một anh Tràng xấu xí như vậy cũng có thể tiện tay nhặt được một người vợ như nhặt một thứ cây cỏ, rơm rác hay một thứ đồ vật nào đó ở bên lề đường của một cuộc đời ảm đạm. Tình huống ấy cũng giúp chúng ta thấy rằng giá trị người, sự đẹp đẽ của con người có thể bị biến dạng, méo mó đi đến thế nào trong đói khát. Chúng ta cũng đau xót khi nghĩ đến người đàn bà vì trông chờ miếng ăn mà hi sinh rất nhiều phẩm chất của một người con gái, bỏ qua rất nhiều sự e lệ, tự trọng để mong có được một miếng ăn. Bốn bát bánh đúc trong những tháng ngày đói kém, chúng đủ phép màu để làm “hai con mắt trũng hoáy” của người phụ nữ đói rách “sáng hẳn lên”. Chúng ta cũng bắt gặp một tình yêu dường như có thể đổi bằng bốn bát bánh đúc hay những lời tỏ tình, giao duyên theo kiểu “Rích bố cu, hở ?”, “Hà, ngon ! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”, “Làm ******* gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”. Ngôn ngữ của tình duyên là như vậy đấy . Thật xót ra khi người ra buộc phải nghĩ : hoá ra cái đói quay quắt nọ lại cũng có thể xe duyên cho một mối tình. Rồi thì trong đám cưới ấy, trên đường dẫn dâu cũng chỉ vẻn vẹn có hai người : chủ rể Tràng và một cô dâu về nhà chồng với một cái áo “rách như tổ đỉa” và tất cả của hồi môn chỉ là một cái thúng con. Rồi đêm hôm ấy, cái mà người ta thường gọi rất văn hoa là “đuốc tân hôn” thực ra chỉ là một hai hào dầu thắp trong cái chai bé xíu. Và bữa ăn đầu tiên mà mẹ chồng khoản đãi nàng dâu là bát cháo loãng thếch và bát cám đắng chát mà được gọi chệch đi là “chè khoán”. Chính tình huống như thế đã làm nảy ra trên khắp bề mặt thiên truyện những chi tiết khiến người đọc cứ phải bất giác nở những nụ cười buồn bã và chua chát để cám cảnh cho kiếp người. Và tình huống ấy cũng giúp cho người ta có thể nhìn vào cuộc đời mà sự đói khát khiến tất cả trở nên méo mó, tầm thường, kệch cỡm đi. Cuộc đời ấy, chúng ta khó có thể thấy được trong một tác phẩm nào khác, nếu không muốn nói là không thể nào thấy được. Tình huống ấy cũng giúp chúng ta có tầm nhìn sâu sắc hơn, ảo não hơn về cuộc sống. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa lớn nhất mà tình huống đặc sắc trong “Vợ nhặt” đã gợi ra. Bởi vì sự xung đột giữa đói khát và hạnh phúc sẽ còn được khai khác theo chiều hướng khác. Nhà văn cho thấy, đúng là cuộc sống con người, giá trị người có thể bị méo mó đi nhiều, rơi vào hiểm hoạ rất nhiều trước sức mạnh tàn phá của cái đói. Nhưng Kim Lân cũng đặt ra một thử thách để chúng ta thấy rằng : ngay cả cái đói - tai hoạ thảm khốc nhất mà con người phải chịu đựng trong cuộc đời sẽ không thể tiêu diệt nổi, hoàn toàn không phá huỷ nổi những giá trị nhân bản vẫn tồn tại bền chắc trong những con người lao động. Cái đói đã không thể ngăn cản họ đến với nhau, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Cách xử sự của anh Tràng rất mộc mạc, hồn nhiên nhưng rất khác với cách xử sự của những kẻ giàu có hơn. Sự giàu có về vật chất đôi khi không tỉ lệ thuận sự giàu có của tâm hồn. Vì thế, tình huống ấy giúp Kim Lân hiểu và muốn người đọc cùng hiểu rằng đâu là cái mà con người mong muốn nhất, cần thiết có trong đời sống của mình nhất. Đọc tình huống “Vợ nhặt”, ta mới cảm động nhận ra rằng ngay cả khi rơi vào cái đói đến tột cùng, giữa ranh giới của cái sống và cái chết thì cái mà con người yêu quí nhất không phải là một miếng ăn. Nếu chỉ vì miếng ăn thì cuộc hôn nhân ấy đã không thể có, và cũng không thể có được những gì diễn ra sau này. Con người không mất đi tình thương, mong muốn có nhau, được sưởi ấm lẫn cho nhau. Phải vậy, chúng ta mới được thấy một anh Tràng hào phóng, dám làm một việc gì đó lớn hơn cả nhu cầu vật chất : khao một người đàn bà bốn bát bánh đúc hay mua hai hào dầu, những việc vượt lên trên nhu cầu thực tại của mình. Và đó không phải là cách suy nghĩ riêng của Tràng. Nhà văn còn cho thấy một sự đồng cảm nào đó của những người dân trong xóm ngụ cư. Đám cưới làm họ dường như ấm áp hơn, “những khuôn mặt hốc hác, u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên”. “Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy”. Sự ấm áp ấy còn thấy thật rõ hơn qua hình ảnh bà cụ Tứ. Cuộc hôn nhân ấy đã đem đến cả một nguồn sáng mới cho người mẹ già sắp gần đất xa trời. Nhưng Kim Lân không hề ảo tưởng rằng hạnh phúc ấy có thể giúp diệt trừ cái đói. Nhà văn vẫn giữ niềm tin rằng hạnh phúc ấy sẽ không thể bị cái đói diệt trừ. Đám cưới không làm cho những người trong cuộc nghĩ rằng mình sẽ ấm no mà thậm chí còn ngược lại. Hiểu ra điều ấy, người đàn bà lúc đầu theo Tràng với mong muốn mình bớt đói khát hơn, nhưng Kim Lân đã để cho chị vợ ấy mau chóng nhận ra điều đó chỉ là ảo tưởng, để rồi “nén một tiếng thở dài” khi bước vào ngôi nhà dột nát. Hay như khi bà cụ Tứ đon đả bưng nồi cám lên, chị “đưa mắt lên nhìn, hai con mắt tối lại”. Thế nhưng Kim Lân cho chúng ta hiểu rằng dù có thế, việc người vợ để cho Tràng nhặt về không phải là một sự dại dột, nực cười bởi cuộc hôn nhân ấy đem lại cho người phụ nữ kia nhiều sự đổi thay trong cuộc sống. Người ấy không no hơn, lành lặn hơn nhưng ít nhất cũng không còn cong cớn, trơ trẽn, đanh đá mà trở nên “hiền hậu đúng mực”, mà được sống trong cảm giác của một người vợ dọn bữa cơm cho chồng ăn, cùng tham gia dọn dẹp nhà cửa, quét tước cho quang quẻ. Người ấy không ấm no, nhưng vẫn ra người hơn. Chúng ta cũng thấy sự thay đổi ấy ở Tràng, không phải bởi anh bớt đi vẻ ngộc ngệch, ngây ngô thường ngày mà vì chính người như anh cũng cảm thấy khác đi. Cảm giác êm ái cứ lớn dần lên trên suốt con đường “đón dâu”. Lần đầu tiên Tràng muốn “nói một vài câu rõ tình tứ” nhưng rồi chẳng biết nói thế nào. “Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”.Rồi đến khi vợ hỏi, anh chàng to xác ấy lại trả lời một cách đến là ngờ nghệch, ngây thơ : “Có mình tôi mấy u”. Và cũng có thể thấy được sự đổi thay ấy trong khi Tràng giới thiệu vợ mình với mẹ : “Kìa nhà tôi nó chào u”. Chao ơi, cái người mà Tràng gọi là “nhà tôi” ấy lại chỉ là một người đàn bà nhặt được theo không, trong ngày cưới không có xe hoa, pháo nổ. Nhưng câu nói vẫn chan chứa tình cảm. Mấy tiếng ấy nghe vẫn như có gì nở ruột nở gan, vì nó là sự xác nhận rành rọt không chỉ với mẹ Tràng mà còn cho chính Tràng rằng tất cả đã trở thành sự thực, cái điều mà ít phút trước Tràng còn ngờ như trong giấc mơ : “Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư ? Hà.!..”.Sự đổi thay ấy làm Tràng tự hào, sung sướng - cái cảm giác mà trước đó chắc chắn không hề có. Dù cho sự thực ấy có nặng nề, ảm đạm thì nó vẫn là lý do duy nhất khiến Tràng lần đầu tiên được sống trong cảm xúc rất người : “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy.... Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”. Sự đổi thay ấy thật sự lớn lao khi người ta nhận ra rằng mình đã nên người. Và như thế, nhu cầu hạnh phúc của con người vẫn không hề mất đi, cho dù người ta phải rơi vào cảnh đói khổ. Nhà văn vẫn có thể nhìn thấy trong sự éo le hình ảnh của đời sống con người, hình ảnh đem lại cho người ta một niềm tin rằng những gì đã là nhân bản thì sẽ không thể mất đi. Và Kim Lân cũng chỉ ra rằng sự đói khát cũng không thể lấy mất ở con người niềm tin, niềm tin vào hạnh phúc và tương lai. Nhà văn ấy đã thành công trong việc biến thành hình tượng một điều mà từ trước chỉ là ấn tượng. Tương lai cũng có thể rất bình dị trong hình ảnh một đàn gà hay lớn lao hơn. Khi ấy người ta dù rất thiết tha tin tưởng nhưng vẫn chưa hiểu hết về những ngày mai. Bởi vậy nhà văn mới xây dựng nên trong óc Tràng hình ảnh người ta nườm nượp đi phá kho thóc của Nhật chia cho người đói. Niềm sung sướng gắn liền với hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng, dễ làm người ta liên tưởng đến hình ảnh tượng trưng cho người dân Việt Nam. Đó chính là sức mạnh tinh thần mà không gì có thể huỷ hoại, cho dù có là cái đói. Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, nhân vật bà cụ Tứ có lẽ không xuất hiện nhiều như vợ chồng anh Tràng. Người đọc chỉ bắt gặp hình ảnh người mẹ già trong nửa sau của câu chuyện. Nhưng điều thú vị là dù có thế, nhân vật ấy, hình tượng người mẹ ấy vẫn sống rất bền lâu trong kí ức, xúc cảm và lòng mến yêu của người đọc. Bởi qua ngòi bút Kim Lân, người mẹ rõ ràng có nhiều nét mà Tràng và người vợ nhặt còn chưa có, hay chưa có đến mức độ cao như thế. So với Tràng, hình như bà cụ Tứ là hiện thân đầy đủ hơn cho nỗi khổ sở. Nỗi khổ ấy in dấu ngay ở trong hình hài “lọng khọng”, trong dáng đi bận rộn, vất vả, “vừa đi vừa lẩm bấm tính toán gì trong miệng” như thể lúc nào cũng có việc để lo toan. Con người ấy hình như sự sống chỉ còn leo lét, bởi trong chữ “lọng khọng” ấy còn phảng phất ấn tượng của chữ “lọm khọm”. Cụ đã già lắm, tuổi tác đã chất nhiều lắm trên mái đầu. Nhưng chữ “lọng khọng” ấy còn gợi đến hai chữ “lòng khòng”, đến dáng đi mà tấm lưng đã còng xuống vì gánh nặng thời gian. Cảm giác ấy được cộng thêm vào bởi cặp mắt “hấp háy” nhìn không rõ, bởi ý nghĩ đã chậm chạp, nghĩ mãi chẳng ra. Vì thế mà cụ phải mất nhiều lần “hấp háy mắt”, nhiều sự băn khoăn mà vẫn chưa đoán ra người đàn bà lạ đang “đứng ngay ở đầu giường con mình” là ai. Hay tuổi già còn thể hiện qua một lối nói năng đã có vẻ dớ dẩn, không đâu vào đâu của người có tuổi, mà lại không phải người nói hay. Và kinh nghiệm của cả cuộc đời đau khổ đã khiến bà nhìn cuộc hôn nhân của con mình khác nhiều so với vợ chồng Tràng. Đã đành là buồn nhiều hơn, lo lắng nhiều hơn bởi lẽ cụ đã đo lường cuộc hôn nhân ấy bằng cả những khổ đau của cuộc đời, của cả người chồng đã mất và đứa con gái xấu số. Cũng không ai nghĩ sâu xa về những khó khăn mà những đứa con rồi đây phải chịu bằng bà cụ. Bà là người duy nhất trong câu chuyện “rỏ nước mắt” trước cuộc hôn nhân. “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Nhưng bà cụ Tứ cũng là hiện thân cho tấm lòng nhân ái của người mẹ. Bởi người mẹ ấy cũng đã chấp nhận người con dâu mới không phải vì hiểu rằng trong hoàn cảnh khác, con mình không dễ gì lấy được vợ chứ chưa nói đến có một người phụ nữ cho không. Bà chấp nhận con dâu còn xuất phát từ lòng mong muốn và cả nỗi vui mừng khi thấy con mình được nên người, nhà mình đã có thêm người để trở thành một gia đình theo đúng nghĩa. Và lòng thương con làm người mẹ ấy vượt qua được rất nhiều, không chỉ là nỗi lo “biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Chỉ vì niềm vui có con người mà bà cụ cũng rất tự nhiên vượt qua những thành kiến đã tồn tại từ hàng ngàn đời trong xã hội. Rõ ràng người mẹ ấy đã sống đúng theo một triết lý đầy tình nhân ái của những người dân lao động Việt Nam : “Người sống - đống của”. Bởi vậy Kim Lân đã không viết “U cũng bằng lòng” mà nhất định viết “U cũng mừng lòng”, để thấy người mẹ sẵn sàng coi con người hơn gấp nhiều lần của cải. Và rồi người đọc, trong muôn vàn chi tiết, sẽ nhớ mãi một chi tiết nhà văn dành cho bà mẹ. Một câu thôi mà lột tả đúng cái thần thái của một tấm lòng vị tha cao quí đang ngượng ngập, vụng về tìm cách giấu dòng nước mắt xót thương vì sợ phiền cho chính người mình thương xót : “Có đèn đấy à ? Ừ thắp lên một tí cho sáng sủa.... Dầu bây giờ đắt gớm lên mày ạ.” Và người đọc bỗng thấm thía biết bao tấm lòng bà cụ Tứ nhân từ. Bà cụ Tứ cũng cho chúng ta thấy rõ hơn ai hết : hạnh phúc con người có thể đưa đến cả một nguồn sức sống. Từ khi Tràng đưa vợ về, bà không hề đỡ đói khát, nghèo khổ hơn. Nhưng cách viết của Kim Lân đã cho chúng ta ngạc nhiên khi thấy người mẹ không hiểu lấy đâu ra nhiều sức sống lạ kì để có thể nhanh nhẹn, hoạt bát, sinh động hẳn lên. Nó chỉ có thể xuất phát từ tấm lòng người mẹ muốn xây dựng không khí gia đình, dọn dẹp nhà cửa cho sáng sủa, gây niềm vui trong bữa cơm. Dù bà cụ rất vụng khi làm không khí ấy bỗng chùng xuống bằng nồi cháo cám mà bà gọi trệch đi là “chè khoán”, thì đằng sau cái vụng ấy người ta vẫn nhận ra nỗi thiết tha. Và hoá ra chính bà lão gần đất xa trời này lại là người nói đến hi vọng, đến ngày mai nhiều hơn tất cả : từ việc đan cái phên ngăn riêng chỗ của đôi vợ chồng trẻ cho kín đáo, chuyện “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà” đến những ước mơ xa xôi hơn mà cũng đau đớn hơn về một ngày “rồi ra may mà ông giời cho khá... có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.” Không phải đôi vợ chồng trẻ, mà chính lại là bà cụ già “lọng khọng” ấy khơi lên niềm hi vọng vào ngày mai, liệu có phải là nghịch lý. Nhưng sẽ không như vậy nếu người ta nghĩ được rằng bà cụ ấy không lo cho mình mà chỉ biết sống vì con, vì lớp con cháu sau này, tìm thấy ý nghĩa đời mình trong sự chăm lo vun vén cho con, mơ ước cho con. Tuổi già ấy bỗng trở nên biết bao ý nghĩa. Và con người tưởng như không có bao nhiêu sức sống lại đem đến cho gia đình nhỏ nhiều sức sống hơn cả.

File đính kèm:

  • docLuyen thi Vo nhat.doc