Phân tích đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao qua đoạn văn "hắn vừa đi vừa chửi... . Thế thì có khổ hắn không"

Truyện ngắn của Nam Cao trứơc Cách mạng viết về đề tài trí thức nghèo, về đề tài nông dân lam lũ, cay cực, đều thể hiện một phong cách nghệ thuật mới mẻ, độc đáo. Kể chuyện thì hấp dẫn đầy kịch tính, miêu tả tâm hồn thì tinh tế, sâu sắc, ngôn ngữ biến hoá, vận dụng tài tình lời ăn tiếng nói người dân quê, triết lí thì thâm trầm, ý vị Một “Dì Hào”, một “Lão Hạc”, một “Đời thừa”, một “Chí Phèo” đã mất ai dễ quên!

Đoạn văn nói về tiếng chửi của Chí Phèo là một đoạn văn hay và lạ cho ta thấy đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao.

Mở đầu truyện ngắn là tiếng chửi của Chí Phèo. Cách giới thiệu nhân vật của Nam Cao rất độc đáo và hấp dẫn. Người đọc bị cuốn hút vào câu chuyện . Cả làng Vũ Đại chẳng ai thèm nghe. Nhưng người đọc chúng ta lại thích nghe. Cái tài của Nam Cao là ở chỗ ấy. Có năm đối tượng mà Chí Phèo đã chửi, luôn luôn chửi trong mười mấy năm trời. Hắn đã chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết cha mẹ nào đã đẻ ra thân hắn cho hắn khổ! Đoạn văn trích ở đây chỉ nói đến bốn đối tượng đầu mà Chí Phèo đã chửi.

Tiếng chửi của Chí Phèo cho thấy thân hắn là một kẻ say rượu điên khùng, gần như mất trí, đang quằn quại trong bi kịch, đã lưu manh hoá, trở thành một trong hai con quỷ dữ klàng Vũ Đại

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6233 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao qua đoạn văn "hắn vừa đi vừa chửi... . Thế thì có khổ hắn không", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao qua đoạn văn sau:... “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu là hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chủi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! Ờ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?...” BÀI LÀM Truyện ngắn của Nam Cao trứơc Cách mạng viết về đề tài trí thức nghèo, về đề tài nông dân lam lũ, cay cực, đều thể hiện một phong cách nghệ thuật mới mẻ, độc đáo. Kể chuyện thì hấp dẫn đầy kịch tính, miêu tả tâm hồn thì tinh tế, sâu sắc, ngôn ngữ biến hoá, vận dụng tài tình lời ăn tiếng nói người dân quê, triết lí thì thâm trầm, ý vị…Một “Dì Hào”, một “Lão Hạc”, một “Đời thừa”, một “Chí Phèo”… đã mất ai dễ quên! Đoạn văn nói về tiếng chửi của Chí Phèo là một đoạn văn hay và lạ cho ta thấy đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao. Mở đầu truyện ngắn là tiếng chửi của Chí Phèo. Cách giới thiệu nhân vật của Nam Cao rất độc đáo và hấp dẫn. Người đọc bị cuốn hút vào câu chuyện . Cả làng Vũ Đại chẳng ai thèm nghe. Nhưng người đọc chúng ta lại thích nghe. Cái tài của Nam Cao là ở chỗ ấy. Có năm đối tượng mà Chí Phèo đã chửi, luôn luôn chửi trong mười mấy năm trời. Hắn đã chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết cha mẹ nào đã đẻ ra thân hắn cho hắn khổ! Đoạn văn trích ở đây chỉ nói đến bốn đối tượng đầu mà Chí Phèo đã chửi. Tiếng chửi của Chí Phèo cho thấy thân hắn là một kẻ say rượu điên khùng, gần như mất trí, đang quằn quại trong bi kịch, đã lưu manh hoá, trở thành một trong hai con quỷ dữ klàng Vũ Đại. Đoạn văn trên vừa có lời kể, vừa có lời bình, có ngôn ngữ người kể chuyện và cũng có ý nghĩ của nhân vật. Nhiều loại câu đan cài vào nhau: câu kể, câu hỏi tu từ, câu cảm thán,…, biến hoá, đa dạng. Bao trùm cả đoạn văn là những câu khẩu ngữ của những người nhà quê. Và đó chính là đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao. Mở đầu đoạn văn là lời thuyết minh, một thông báo: “Hắn vừa đi, vừa chửi. Bao giờ cũng thê, cứ rượu xong là hắn chửi”. “Hắn” là ai vậy? Người đọc tự hỏi, vừa đọc vừa ngẫm nghĩ. Đại từ “hắn” và “thị” xuất hiện nhiều lần trong một số truyện ngắn của Nam Cao (“Đời thừa”, “Chí Phèo”…) đã tạo nên một giọng điệu tự sự lạnh lùng, mang sắc thái dửng dưng và khinh bạc. Với hai câu ấy, tác giả đã phác nhanh chân dung Chí Phèo, một kẻ say rượu và hay gây gổ “vừa đi vừa chửi”. Chuyện Chí Phèo chửi đã thành cố tật, thành quy luật nên cả làng Vũ Đại chả lạ gì “cứ rượu xong là hắn chửi”. Trong thông báo đã hàm ý đánh giá, nhờ thế ngôn ngữ người kể chuyện đã góp phần định hình một loại người trong xã hội cũ đã bị lưu manh hoá. Những câu tiếp theo, Nam Cao kể khá chi tiết về cách chửi của Chí Phèo, một cách chửi rất độc đáo, rất kì lạ, có một không hai trên đời. Hắn chửi ai và vì nguyên cớ gì mà hắn chửi? Trước hết hắn chửi Trời, rồi chửi đời. Trời thì xa xôi quá, to tát quá! Đời thì rộng lớn quá, vu vơ quá! Các câu: “Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào?... Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai?” vừa là lời kể của tác giả, vừa là ý nghĩa của mọi người khi nghe Chí chửi Trời, chửi đời. Tiếp theo Chí “chửi cả làng Vũ Đại”. Câu chửi ấy cũng vẫn là vu vơ, không cụ thể nên chẳng có ma nào lên tiếng cả. Rượu mỗi lúc một ngấm vào, hắn càng tức, bèn gào lên “chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn!” vẫn là chửi vu vơ, chửi không đích danh ai nên “không ai lên tiếng că”, “cũng không ai ra điều”. Cách chửi của Chí Phèo cho ta thấy hắn là một thằng say, một thằng điên, cả làng Vũ Đại đều sợ hắn, không thèm chấp hắn. Cách khẳng định của người kể chuyện và kết quả hàng động (chửi) của Chí : “có hề gì…. thế cũng chẳng sao, không ai lên tiếng cả, cũng không ai ra điều…” là những nét vẽ tô đậm tính chất lưu manh của Chí, mà sự điên khungd gần như mất trí, đã và đang bị đồng loại xa lánh, ghê tởm! Ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao biến hoá. Lúc thì trần thuật gián tiếp, lúc thì xen kẽ các câu mệnh đề vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Có câu là ngôn ngữ nội tâm nhân vật, vừa là lời bình của tác giả : “Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?”. Có câu, người kể chuyện như lắng vào nội tâm nhân vật, nói giùm cái suy nghĩ của nhân vật mà nghe như lời nói trực tiếp đâu khổ hận thân, hận đời. Đúng là giọng điệu một thằng say, một thằng điên đang sôi lên sùng sục : “Tức thật! Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!”. Chỉ trong một đoạn văn ngắn 18 câu, tác giả đã sử dụng nhiều loại câu khác nhau, đan cài vào nhau: câu kể, câu cảm, câu hỏi luôn làm ngôn ngữ kể chuyện mang sắc thái khẩu ngữ của người nhà quê. Cái tài của Nam Cao còn thể hiện ở chỗ sử dụng nhiều giọng văn: có lời kể của tác giả, có lời nói của nhân vật và ngôn ngữ nội tâm của nhân vật, có lời tác giả bình, có lời tác giả nói hộ người làng. Nam Cao sở trường về khắc hoạ nội tâm nhân vật, miêu tả những biến thái phức tạp trong tâm trạng nhân vật. Đoạn văn trên đây vừa cho ta thấy rõ nét đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao, vừa làm nổi bật tính cách nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện vừa có đặc điểm trung tính, vừa bộc lộ định hướng tư tưởng của tác giả. Câu văn ngắn. Tăng dần nhịp điệu như tiếng chửi, tiếng gào của Chí Phèo. Đoạn văn trên đây còn cho ta thấy cái tài mở đầu câu chuyện của Nam Cao, gây ra một ám ảnh trong lòng người đọc về một Chí Phèo bất hạnh, hung hãn, côn đồ,… đã bị cộng đồng ruồng bỏ, kinh sợ, sống cô đơn triền miên trong những cơn say dài bất tận, mênh mông. Rượu và chửi, rạch mặt ăn vạ, đâm thuê chém mướn là trang đời của hắn. Ai đã xô đẩy con người này vào vòng tội lỗi? Ai đã cướp đi cả hình người và linh hồn Chí?

File đính kèm:

  • docPhan tich dac diem ngon ngu ke chuyen cua Nam Cao qua.doc
Giáo án liên quan