Phân tích đoạn tích “Chuyện cũ vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Vũ trung tùy bút”- Của Phạm Đình Hổ)

I/ Mở bài:

- Tác giả:

+ Phạm Đình Hổ (1768- 1839) là người nổi tiếng với biệt danh Chiêu Hổ, là ngưòi am hiểu văn hóa nếp sống của Thăng Long

+ Ông để lại nhiều công trình biên soạn , khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực triết học, lịch sử, ngôn ngữ văn học tất cả đều viết bằng chữ Hán

- Tác phẩm:

+ Tác phẩm “Vũ trung tùy bút” (tùy bút viết trong những ngày mưa) là tập bút kí sinh động về XH VN thời Lê - Trịnh vào những năm cuối TK 18

+ Đoạn trích: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trong 88 mẩu chuyện của “Vũ trung tùy bút”, kể việc chúa Trịnh Sâm ham mê tuần du triền miên,

+ cảm xúc chủ đạo trong bài văn là thái độ phê phán đối với thói ăn chơi xa xỉ và tệ nhũng nhiễu nhân dân của vua chúa quan lại thời Lê - Trịnh

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích đoạn tích “Chuyện cũ vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Vũ trung tùy bút”- Của Phạm Đình Hổ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Phân tích đoạn tích: “Chuyện cũ vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Vũ trung tùy bút”- của Phạm đình Hổ) Dàn ý I/ Mở bài: - Tác giả: + Phạm Đình Hổ (1768- 1839) là người nổi tiếng với biệt danh Chiêu Hổ, là ngưòi am hiểu văn hóa nếp sống của Thăng Long + Ông để lại nhiều công trình biên soạn , khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực triết học, lịch sử, ngôn ngữ văn học tất cả đều viết bằng chữ Hán - Tác phẩm: + Tác phẩm “Vũ trung tùy bút” (tùy bút viết trong những ngày mưa) là tập bút kí sinh động về XH VN thời Lê - Trịnh vào những năm cuối TK 18 + Đoạn trích: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trong 88 mẩu chuyện của “Vũ trung tùy bút”, kể việc chúa Trịnh Sâm ham mê tuần du triền miên, + cảm xúc chủ đạo trong bài văn là thái độ phê phán đối với thói ăn chơi xa xỉ và tệ nhũng nhiễu nhân dân của vua chúa quan lại thời Lê - Trịnh II/ Thân bài: 1. Tác giả vạch trần thói ăn chơi xa xỉ vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa bằng nhiều sự việc và chi tiết gây ấn tượng mạnh: (LĐiểm 1) - Chúa “thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, thường ngự các li cung trên Tây Hồ, Núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy” nên cho xây rấy nhiều cung điện, đình đài ở các nơi. Việc xây dựng đình dài cứ làm liên tục và hao tốn không biết bao nhiêu tiền của và công sức - Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ dược miêu tả rất tỉ mỉ: + Được diễn ra thường xuyên “mỗi tháng ba bốn lần” + Huy động rất đông người hầu hạ “Binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ”, các nội thần, quan hộ giá, bọn nhạc công.... + Còn bày đặt nhiều trò chơi giải trí lố lăng và tốn kém như: * Giả trò mua bán: “các nội thần thì đầu bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán”, để “Thuyền ngự đi đi đến đâu thì các quan hỗ tụng đại thần tùy ý ghé vào bờ mua bán các thứ như ở cửa hàng trong chợ” * Bố trí dàn nhạc khắp nơi để tấu nhạc làm vui: “bọn nhạc công ngồi trên gác chuông hồ Trấn Quốc, hay dưới bóng cây bế đá nào đó, hòa vài khúc nhạc” - Ngoài ra, chúa còn cho tìm thu, thực chất là cướp đoạt, những của quý trong thiên hạ như những loài chim quý, thú lạ, những cây cổ thụ, những hòn đá hình dáng kì lạ cổ quái, chậu hoa cảnh... về tô điểm cho nơi ở của chúa. => Tất cả các cảnh đó đều được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, chân thực và khách quan 2. Vạch mặt bọn quan lại hậu cận trong phủ chúa đã “nhờ gió bẻ măng”, nhũng nhiễu vơ vét của dân: - Bọn hoạn quan thái giám hầu hạ trong phủ chúa đã có nhiều thủ đoạn bỉ ổi: + Ra ngoại dọa dẫm + Dò xem nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim quý thì biên 2 chữ “phụng thủ” ( lấy để tiến (dâng) chúa) + Đêm đến lẻn ra, sai lính đem về, có khi phá nhà đập tường đẻ đưa cây hoặc đá (non bộ) đi + Dọa dẫm tống tiền -> Tất cả những việc ấy cho thấy bản chất của bọn hoạn quan chúng khéo xu nịnh nên được nhà chúa sủng ái, ỷ thế nhà chúa mà ngang nhiên hoành hành, tác oai tác quái, gây bao tai vạ cho nhân dân. - Để tăng thêm sức mạnh tố cáo, tác giả kể thêm một sự việc của chính gia đình mình; bà mẹ đã phải sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quý có hoa thơm quả đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai họa -> bản thân gia đình tác giả thuộc hàng quý tộc chốn cung đình, vậy mà còn trở thành nạn nhân của chúa Trịnh. + Tác giả còn nêu những địa danh “phường Hà Khẩu”, “huyện Thọ Xương”-> càng làm tăng thêm tính chân thực và vì thế sức thuyết phục càng lớn. Và qua đó cũng tăng giá trị tố cáo đối với bọn quan lại III/ Kết bài: - Bằng thể văn tùy bút ghi chép những sự việc cụ thể, chân thực và sinh động, “chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ dã giúp chúng ta hiểu vè đời sống xa hoa vô độ của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời vua Lê chúa Trịnh - Dù thời gian trôi qua đã lâu, nhưng những câu chuyện ấy vẫn còn giá trị tư liệu, giá trị lịch sử và văn chương.

File đính kèm:

  • docPhan tich Chuyen cu trong phu chua Trinh.doc
Giáo án liên quan