Phân tích hình tượng vua Quang Trung

Mục tiêu chính khi đọc hiểu đoạn trích hồi XIV - Hoàng Lê nhất thống chí là Giúp học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh,chân dung và sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bè lũ vua tôi Lê Chiêu Thống.Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào dân tộc và nhận thức lịch sử đúng đắn

 Trước hết phải thấy rằng tuy có sự phát triển vượt trội so với các tác phẩm tự sự đương thời về nghệ thuật tự sự nhưng Hoàng Lê nhất thống chí vẫn không thoát khỏi một đặc điểm có tính chất tương đối phổ biến của các sáng tác văn chương cùng thời ,đó là:”văn -sử bất phân”.Mà đặc điểm đầu tiên của ghi chép lịch sử đó là tính xác thực,trung thành với sự kiện.Hoàng Lê nhất thống chí đáp ứng được yêu cầu đó

 Chính vì vậy khi tìm hiểu về hình tượng nhân vật trong tác phẩm là ta cũng là đi tìm hiểu nhân vật có thực trong lịch sử, trong mối quan hệ với các nhân vật khác,trong quan niệm của những con người sống cùng thời để có được cái nhìn về nhân vật không phiến diện, khiên cưỡng.Tuy vậy cũng không có nghĩa ta lấy lịch sử để xem xét một nhân vật văn học mà chỉ lấy đó làm tư liệu bổ sung,tham khảo.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích hình tượng vua Quang Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục tiêu chính khi đọc hiểu đoạn trích hồi XIV - Hoàng Lê nhất thống chí là Giúp học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh,chân dung và sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bè lũ vua tôi Lê Chiêu Thống.Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào dân tộc và nhận thức lịch sử đúng đắn Trước hết phải thấy rằng tuy có sự phát triển vượt trội so với các tác phẩm tự sự đương thời về nghệ thuật tự sự nhưng Hoàng Lê nhất thống chí vẫn không thoát khỏi một đặc điểm có tính chất tương đối phổ biến của các sáng tác văn chương cùng thời ,đó là:”văn -sử bất phân”.Mà đặc điểm đầu tiên của ghi chép lịch sử đó là tính xác thực,trung thành với sự kiện.Hoàng Lê nhất thống chí đáp ứng được yêu cầu đó Chính vì vậy khi tìm hiểu về hình tượng nhân vật trong tác phẩm là ta cũng là đi tìm hiểu nhân vật có thực trong lịch sử, trong mối quan hệ với các nhân vật khác,trong quan niệm của những con người sống cùng thời để có được cái nhìn về nhân vật không phiến diện, khiên cưỡng.Tuy vậy cũng không có nghĩa ta lấy lịch sử để xem xét một nhân vật văn học mà chỉ lấy đó làm tư liệu bổ sung,tham khảo. Như ta được học và được biết Bắc Bình Vương –Nguyễn Huệ là một con người kiệt xuất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, được nhân dân và các thế hệ sau tôn thờ như một vị anh hùng dân tộc.Hơn thế ở ông ta còn thấy một năng lực thiên tài,đó là năng lực tổ chức ,lãnh đạo.Hai phương diện,hai phẩm chất ấy đều được bộc lộ trong trích đoạn hồi XIV Hoàng Lê nhất thống chí. Tìm hiểu về Nguyễn Huệ ở góc độ một người anh hùng tầm cỡ dân tộc thì ta phải kết hợp hai điểm nhìn:điểm nhìn chủ quan của các nhân vật trong tác phẩm ,của tác giả dòng họ Ngô Thì và điểm nhìn khách quan đó là lịch sử.Còn các tác giả họ Ngô Thì thì sao?Làm sao để nhận ra được đúng cái nhìn của họ với quân Tây Sơn,với Nguyễn Huệ? Ngày nay ,chúng ta nhìn nhận Nguyễn Huệ là nhìn nhận bằng con mắt của lịch sử vì ta có thể đặt câu hỏi:Nếu không có ông và phong trào Tây Sơn ,lịch sử đất nước Việt Nam này sẽ ra sao?Đương nhiên dễ thấy nhất đất nước vẫn là chia cắt:Đàng trong ,Đàng ngoài,nội chiến liên miên,nhân dân lao động khốn đốn.Tình trạng này sẽ kéo dài,và dễ là miếng mồi béo bở cho những kẻ cơ hội như Nguyễn hữu Chỉnh ,Nguyễn Văn Nhậm chẳng hạn lộng hành,đục khoét , ra oai.Và tình trạng đó làm cho nước ta cũng không dễ gì tránh khỏi sự nhòm ngó của nhà Thanh ở phương Bắc vì chúng có bao giờ từ bỏ mộng bành trướng,xâm lăng xuống phương Nam. Sự trưởng thành và hành động kịp thời của nghĩa quân Tây Sơn ,đứng đầu là Nguyễn Huệ đã cứu vãn nước ta khỏi tình trạng một nước hai chủ, thống nhất giang sơn về một mối,chấm dứt thời kì khủng hoảng kéo dài của chế độ phong kiếnViệt Nam hàng thế kỉ và một lần nữa đánh một đòn chí mạng vào tư tưởng bành trướng của phong kiến Trung Quốc ,khẳng định sức mạnh quật cường của tinh thần Việt.Và vì vậy nhắc đến tên tuổi Quang Trunglà chúng ta tôn vinh ông cùng với những tên tuổi lừng lẫy: Bà Trưng,Bà Triệu,Trần Hưng Đạo,Lê lợi. Bám vào văn bản thì ta thấy dũng khí của người con đất võ Tây Sơn này là ở chỗ nghe thấy giặc đã vào tận thànhThăng Long với đội quân hàng vạn tên mà không hề nao núng ,định thân chinh cầm quân đi ngay,khi ra trận thì lẫm liệt ,xông xáo,tự mình thống lĩnh một mũi tiến công,cưỡi voi đi đốc thúc,xông pha nơi đầu tên mũi đạn. Sách giáo viên và các sách tham khảo cho chương trình đổi mới hiện nay có nói được những phẩm chất này của Nguyễn Huệ nhưng chưa thâu tóm được những phẩm chất đó lại, để chỉ ra đó là biểu hiện cho phẩm chất của một người anh hùng.Theo chúng tôi còn một nhược điểm nữa là sách chưa chỉ ra được một phẩm chất cực kì quan trọng mà có nó Nguyễn Huệ được các thế hệ đời sau đánh giá , thừa nhận là một người anh hùng dân tộc,không gì khác chính là tinh thần yêu nước của ông.Nếu là một người anh hùng mà thiếu phẩm chất đó thì Nguyễn Huệ cũng chẳng khác Nguyễn hữu Chỉnh,Nguyễn Văn Nhậm lợi dụng chính sự rối ren để mưu lợi riêng,và để đảm bảo cho sự yên ổn của cái ngai vàng thì cũng giống như Lê Chiêu thống có thể dễ dàng xem nhẹ “nỗi nhục quốc thể ”.Nhưng qua lời của công chúa Lê Ngọc Hân-con gái vua Lê khi nói về Nguyễn Huệ: Mà nay áo vải cờ đào Giúp dân xây dựng xiết bao công trình ta hiểu được đây không phải là những lời sáo rỗng. Về điểm này riêng cuốn Ôn tập văn học của Nguyễn Văn Long chủ biên đã nói khá rõ:Nguyễn Huệ là người có lòng yêu nước nồng nàn.Trước khi lên đường tiến quân ra Bắc, ông cho truyền đi lời lệnh dụ có khí văn như một bài hịch.Trong lời lệnh dụ này,Nguyễn Huệ thể hiện ý thức độc lập tự chủ:”Trong khoảng vũ trụ,đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng,phươngNam,Phương Bắc chia nhau mà cai trị.Lời lệnh dụ chính là sự tiếp nối tinh thần “Nam quốc sơn hà nam đế cư” từ thời Lí Thường Kiệt ,tinh thần quyết chiến ,quyết thắng kẻ thù xâm lược của Nguyễn Huệ mang hào khí Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:”Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng,hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn”.Niềm tự hào dân tộc của vua Quang Trung lại âm vang lời tuyên bố dõng dạc trong Bình Ngô đại cáo:”Đời Hán có Trưng Nữ Vương,đời Tống có Đinh Tiên Hoàng,đời Minh có Lê Thái Tổ,các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người,dấy nghĩa quân,đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc”. Hơn nữa nếu không phải là một người yêu nước,thương dân thì Nguyễn Huệ không thể nghĩ được:”Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình,sau khi bị thua một trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù.Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt,không phải là phúc cho dân,nỡ nào mà làm như vậy”. Làm nên hình tượng Quang Trung –Nguyễn Huệ còn có một phương diện nữa đó là:phẩm chất của một người lãnh đạo chính trị,quân sự,ngoại giao tài ba.Trong Sách giáo viên chương trình đổi mới lẫn cuốn Ôn tập văn học đã nhắc đến ở trên không nói rõ điểm này.Như sách giáo viên chương trình đổi mới nói rất cụ thể những tố chất của Quang Trung –Nguyễn Huệ:Con người hành động mạnh mẽ,quyết đoán;trí tuệ sáng suốt nhạy bén;ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng;tài dụng binh như thần; trong ý cuối cùng có nói đến “ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thực sự”.Còn trong cuốn Ôn tập văn học thì chỉ ra:Nguyễn Huệ là người thông minh ,sáng suốt,có tinh thần quả quyết ,có tài cầm quân.” Như vậy phải chăng cả hai cuốn sách đều chỉ phân tích theo lối :”thấy cây mà không thấy rừng”, chưa thấy được hội tụ điểm của những phẩm chất đó là tài năng của một nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc.Dưới đây chúng tôi xin được mạo muội đưa ra một số ý kiến có thể chứng minh trong hồi XIV của Hoàng Lê nhất thống chí Nguyễn Huệ là một nhà lãnh đạo tài ba Điểm thứ nhất,là một nhà lãnh đạo trước hết phải là người có trí tuệ sáng suốt,nhạy bén,có tầm nhìn xa trông rộng.Qua một vài chi tiết ta có thể thấy ngay điểm này.Từ việc Nguyễn Huệ nghe theo ý kiến rất xác đáng của các tướng trong quyết định lên ngôi cho chính vị hiệu , tham khảo ý kiến của những người tài như Nguyễn Thiếp trước khi hành sự đến việc ra lời phủ dụ rất thấu lí đạt tình,đánh trúng tâm lí trọng chính nghĩa,khích lệ được tinh thần chiến đấu ,niềm tinvào thắng lợi của nghĩa quân,đến việc xét đoán người và chọn dùng người và cả những dự đoán trước về đối phương để đưa ra phương lược tiến đánh thậm chí đoán trước được thắng lợi ,nghĩ đến kế hoạch ngoại giao với kẻ thù sau khi chiến tranh kết thúc.Trong một thời gian rất ngắn từ hoàn toàn bị động ,đội quân Tây sơn chuyển sang chủ động rồi chiếm hẳn ưu thế dù quân số ít hơn địch rất nhiều.Nếu không có bản lĩnh hơn người , hẳn là chỉ nghe đến số lượng quân Thanh nhiều người đã run lên vì sợ, hoặc nếu không thì cũng chưa thể đưa ra những quyết định quan trọng hoặc mất khá nhiều thời gian để suy tính,bàn bạc và chuẩn bị.Và đương nhiên cũng không thể có chuyện trong vòng 7 ngày một đội quân chưa được đào tạo bài bản,dược tập hợp vội vàng trong một thời gian ngắn ngủi lại thắng thế nhanh chóng và giòn giã,đánh tan 10 vạn quân thù.Có được những thắng lợi đó công đầu phải là ở người lãnh đạo.Không ai khác chính là Nguyễn Huệ. Đọc đến những dòng này ta không khỏi tự hào và khâm phục, nhìn lại lịch sử quá khứ chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay những người có trí tuệ quân sự kiệt xuất như thế. Điểm thứ hai,là một người lãnh đạo quân sự tài giỏi phải biết hành động quyết đoán ,chớp đúng thời cơ, tạo ra được tình huống bất ngờ,có lợi cho mình mà bất lợi cho địch.Nắm bắt dược đúng vào dịp tết,quân Thanh từ xa đến lại chủ quan,không phòng ngừa chi cả,Nguyễn Huệ đã cho quân hành quân thần tốc ,tấn công trước khi chúng kịp trở tay.Phải thừa nhận rằng trong lịch sử Việt Nam chưa có cuộc hành quân nào gây ấn tượng bằng cuộc hành quân của nghĩa quân Tây Sơn-ấn tượng ở sự độc đáo ,ở tốc độ di chuyển trong một thời đại không hề có sự hỗ trợ của phương tiện máy móc. Điểm thứ ba,đó là tài điều binh khiển tướng của Nguyễn Huệ.Cả một đạo quân hàng vạn người nhưng cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề,có tổ chức có kỉ luật,hành động đảm bảo đúng kế hoạch thậm chí còn thắng lợi vượt trước thời gian tưởng như không thể nào còn rút ngắn hơn được nữa.Ông biết lấy kinh nghiệm của lịch sử để nhận thức hiện tại,lấy truyền thống để động viên quân lính,biết kêu gọi lương tri lương năng của họ để đồng tâm hiệp lực dựng nên nghiệp lớn. Và tất cả những ưu điểm trên cũng chưa thuyết phục chúng ta nếu nhà lãnh đạo đó xa rời quần chúng,binh sĩ của mình.Một Nguyễn Huệ thông minh sáng suốt , mạnh mẽ và quyết đoán hơn người,vượt xa người thường cũng đồng thời là một Nguyễn Huệ “áo bào sạm đen khói súng” Cả một tác phẩm dài mười tám hồi,từ đầu đến cuối có lẽ chỉ có ở hồi XIV là làm cho tác phẩm có dấu ấn sử thi đậm nhất.Và nhân vật làm tỏa sáng chất sử thi đó là Nguyễn Huệ.Con người này là sự kết tinh và nâng cao những truyền thống quí báu của dân tộc với lòng yêu nước,tinh thần tự lập tự cường,khí phách anh hùng bất khuất và tài thao lược vô song. Sau Ai tư vãn ,Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm phản ánh chân thực nhiều mặt về phong trào Tây Sơn và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ,đem lại cho người đọc nhận thứcvà tình cảm tốt đẹp về một thời kì lịch sử đầy bão tố nhưng cũng nhiều thành tựu vẻ vang trong đó khởi nghĩa nông dân là đầu tầu mạnh mẽ

File đính kèm:

  • docPhan tich hinh tuong vua Quang Trung .doc
Giáo án liên quan