Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam). Bút danh Nam Cao là ghép hai chữ đầu của hai địa danh quê ông: huyện Nam Sang, tổng Cao Đà.
Cuộc đời Nam Cao trước Cách mạng cũng giống như cuộc đời của nhiều người, không có sự kiện phi thường hay đặc biệt, nhưng có ý nghĩa tiêu biểu cho một bộ phận trí thức tiểu tư sản cùng thời, xuất thân từ nông thôn, ít nhiều được ăn học và khi vào đời, họ nuôi nhiều hoài bão cùng những ước mơ cao đẹp. Nhưng họ đã bị xã hội tàn nhẫn đương thời chặt cánh mọi ước mơ, đẩy họ vào tình trạng sống mòn, chết mòn. Họ đã đến với Cách mạng như một tất yếu và sẵn sàng hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp Cách mạng chung của dân tộc.
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7458 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phân tích tác phẩm Chí phèo- Nam Cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÝ phÌo
NAM CAO
A - t¸c gi¶
I - vµi nÐt vÒ tiÓu sö vµ con ngêi
1. Tiểu sử
Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam). Bút danh Nam Cao là ghép hai chữ đầu của hai địa danh quê ông: huyện Nam Sang, tổng Cao Đà.
Cuộc đời Nam Cao trước Cách mạng cũng giống như cuộc đời của nhiều người, không có sự kiện phi thường hay đặc biệt, nhưng có ý nghĩa tiêu biểu cho một bộ phận trí thức tiểu tư sản cùng thời, xuất thân từ nông thôn, ít nhiều được ăn học và khi vào đời, họ nuôi nhiều hoài bão cùng những ước mơ cao đẹp. Nhưng họ đã bị xã hội tàn nhẫn đương thời chặt cánh mọi ước mơ, đẩy họ vào tình trạng sống mòn, chết mòn. Họ đã đến với Cách mạng như một tất yếu và sẵn sàng hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp Cách mạng chung của dân tộc.
2. Con người
Nam Cao là con người có bề ngoài lạnh lùng ít nói nhưng có đời sống nội tâm vô cùng phong phú, luôn luôn sôi sục, có khi căng thẳng. Hầu như ông không bao giờ có được cuộc sống bên trong thanh thản. Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ hẹp nhằm vươn tới một cuộc sống cao đẹp, xứng đáng với danh hiệu Con Người. Trong tâm hồn nóng bỏng ấy, thường xuyên diễn ra cuộc xung đột âm thầm mà gay gắt giữa lòng nhân đạo và thói ích kỉ, giữa tinh thần dũng cảm và thái độ hèn nhát, giữa tính chân thực và sự giả dối, giữa những khát vọng tinh thần cao cả và những dục vọng phàm tục. Nam Cao thường hổ thẹn về những gì mà ông cảm thấy tầm thường, thấp kém của mình. Điều này thể hiện rất rõ trong những tác phẩm viết về người trí thức nghèo, gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, âm thầm mà quyết liệt trong suốt cuộc đời cầm bút của ông.
Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương. Ông gắn sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ. Ông quan niệm, không có tình thương đồng loại thì không đáng gọi là người (Đời thừa). Vì vậy, không ít tác phẩm của ông viết về kiếp người lầm than là những thiên trữ tình đầy sự cảm động và xót thương. Đó chính là một trong những lí do dẫn Nam Cao đến với con đường nghệ thuật hiện thực vị nhân sinh và tạo nên những tác phẩm thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
Ông luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ kinh nghiệm thực tế mà đề lên những khái quát triết lí sâu sắc và đầy tâm huyết.
II - sù nghiÖp v¨n häc
1. Quan điểm nghệ thuật
Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề sống và viết, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Mặc dù không có những tác phẩm chính luận chuyên bàn về quan điểm nghệ thuật, nhưng rải rác trong sáng tác của Nam Cao, ta thấy quan điểm nghệ thuật của ông được thể hiện khá hệ thống, nhất quán và có nhiều điểm tiến bộ so với phần đông nhà văn cùng thời. Không ít khía cạnh trong quan điểm đó chứng tỏ sự phát triển ở trình độ cao của tư duy nghệ thuật hiện thực. Bởi thế, có thể nói, đến Nam Cao, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó. Khi mới cầm bút, Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Nhưng ông đã dần nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân lao động và ông đã đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa.
a) Thời kì trước Cách mạng
* Quan điểm về nghề văn
Trong số những nhà văn hiện thực trước Cách mạng, Nam Cao là người có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình. Các truyện ngắn Trăng sáng (có tài liệu ghi là Giăng sáng), Đời thừa được xem như những tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao. Qua hai bản tuyên ngôn ấy, nhà văn phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công, phục vụ thị hiếu lãng mạn của bọn trưởng giả no nê, nhàn rỗi. Ông đánh giá cao văn chương, coi nghề văn là một nghề cao quý, nhà văn phải có lương tâm và trách nhiệm với cuộc sống. Viết văn mà nội dung tầm thường, hình thức cẩu thả thì Nam Cao coi đó là bất lương, là đê tiện. Vì thế, nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp của mình, không được dối trá, cẩu thả, chạy theo đồng tiền. Viết văn là một lao động sáng tạo, nó chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có. Ông châm biếm sâu cay những cây bút thiếu bản lĩnh, a dua chạy theo thị hiếu tầm thường thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào (Đời thừa). Để làm được công việc khó khăn ấy, Nam Cao cho rằng nhà văn phải đọc, phải tìm tòi nhận xét và suy tưởng không biết chán và có lương tâm nghề nghiệp. Đặc biệt, Nam Cao luôn đòi hỏi nhà văn phải có tinh thần nhân đạo cao cả. Trong Đời thừa, dẫu nuôi nhiều hoài bão về nghệ thuật nhưng Hộ vẫn có thể hi sinh nghệ thuật cho cuộc sống ; dù trong hoàn cảnh nào nhân vật này cũng không thể bỏ người vợ gầy yếu và những đứa con thơ dại của mình. Bài học có thể rút ra từ nhân vật Hộ là nhà văn muốn viết cho nhân đạo thì phải sống cho nhân đạo.
Quan điểm nghệ thuật tiến bộ này góp phần quan trọng để Nam Cao có nhiều chuyển biến ngay sau khi trở thành hội viên Hội Văn hóa cứu quốc. Trong tiểu thuyết Sống mòn (1944), qua nhân vật Thứ, Nam Cao khẳng định: Tạng người y không cho y cầm súng, cầm gươm y sẽ cầm bút mà chiến đấu. Từ việc thấy rõ trách nhiệm phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân lao động đến việc khẳng định sứ mệnh chiến đấu của nhà văn là một bước tiến vượt bậc trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân nhà văn mà còn chứng tỏ sự gặp gỡ tất yếu giữa văn học hiện thực chân chính và văn học cách mạng.
Ông chủ chương văn học phản ánh chân thực và sâu sắc đời sống cực khổ của nhân dân trên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa.
* Quan điểm về văn học hiện thực chủ nghĩa
Trào lưu văn học hiện thực chủ nghĩa ở nước ta đã ra đời từ thế kỉ XX, nhưng phải đến Nam Cao, trào lưu này mới thực sự tự giác về những nguyên tắc sáng tác của nó qua những phát ngôn của nhà văn.
Kể từ năm 1940 trở đi, đặc biệt là từ năm 1943, với sự ra đời của bản Đề cương văn hóa, của tổ chức Văn hóa cứu quốc, vấn đề xác định quan điểm nghệ thuật trở thành một vấn đề tâm huyết trong nhiều tác phẩm của Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao,... Trong số này tiêu biểu hơn cả là Nam Cao. Có thể nói, ông là người phê phán văn học lãng mạn tiêu cực một cách kiên quyết, triệt để và toàn diện nhất. Nam Cao không chỉ kế tục tinh thần chống văn học lãng mạn thoát li của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,... mà còn thể hiện tinh thần tự giác đấu tranh chống chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực và khẳng định chủ nghĩa hiện thực chân chính của số đông các nhà văn hiện thực cùng thế hệ. Ông cho rằng âm hưởng chủ đạo của các tác phẩm lãng mạn thoát li là cái giọng sướt mướt của kẻ thất tình. Nhà văn phê phán đích đáng bệnh chạy theo thời thượng của các cây bút lãng mạn thoát li lúc bấy giờ: đua nhau tả những cuộc tình duyên của trai thành thị gái đồng quê. Vai chủ động trong các truyện ấy đều là những cô thôn nữ rất đẹp, rất hiền, rất ngây thơ (Một truyện xú vơ nia).
Lên án văn học lãng mạn thoát li cũng có nghĩa là Nam Cao lên án quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, khẳng định văn học hiện thực, khẳng định nghệ thuật vị nhân sinh. Nam Cao cho rằng nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối [...] nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những khiếp lầm than, nhà văn cần phải đứng trong lao khổ mở hồn đón lấy tất cả những vang động của đời (Trăng sáng).
Bên cạnh việc phê phán không khoan nhượng văn học lãng mạn thoát li, Nam Cao còn chỉ rõ hạn chế của những tác phẩm phản ánh hiện thực mờ nhạt, ý nghĩa xã hội non kém. Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Hộ nhận xét: Cuốn “Đường về” chỉ có giá trị địa phương [...] Nó chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội. Tôi cho là xoàng lắm. Theo ông, một tác phẩm hiện thực có giá trị phổ quát phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Đặc biệt phải thấm nhuần nội dung nhân đạo cao cả: Nó phải chứa đựng một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công binh... Nó làm cho người gần người hơn. Phải đặt quan điểm này vào hoàn cảnh phức tạp của văn học Việt Nam đương thời mới thấy hết ý nghĩa của nó, mới thấy hết yêu cầu xác đáng của Nam Cao đối với một tác phẩm hiện thực chủ nghĩa chân chính.
Đối với Nam Cao, văn học hiện thực không chỉ miêu tả cuộc sống hiện thực mà còn phải phân tích, giải thích cuộc sống theo quy luật: hoàn cảnh xã hội quyết định tâm lí, tính cách con người (Tư cách mõ, Sao lại thế này,...).
Nam Cao và vấn đề đôi mắt: ngay trước Cách mạng, trong nhiều tác phẩm, Nam Cao cũng đặt ra vấn đề đôi mắt (truyện ngắn Đôi mắt) - có thể là chưa hoàn toàn tự giác: xác định vai trò của lập trường tư tưởng nhà văn, vấn đề trước hết hãy sống với quần chúng nhân dân, sẵn sàng hi sinh nghệ thuật cao siêu, những tác phẩm lớn để trước hết hãy viết nhằm tuyên truyền thiết thực phụ vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến (nhật kí Ở rừng). Nam Cao muốn nói, phải có đôi mắt của tình thương mới hiểu được bản chất tốt đẹp của nhân dân lao động dù bản chất ấy có bị che lấp bởi cái bề ngoài gàn dở, xấu xa như lão Hạc, Chí Phèo, thị Nở,... Sau khởi nghĩa tháng Tám 1945, nhờ giác ngộ về vai trò cách mạng của quần chúng nhân dân, ông không chỉ nhìn họ bằng đôi mắt của tình thương mà còn bằng đôi mắt đầy cảm phục trước những con người có khả năng cải tạo hoàn cảnh, những con người bất khuất, những tính cách anh hùng. Có thể nói, đặt ra vấn đề đôi mắt là một trong những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện thực Nam Cao.
b) Thời kì sau cách mạng
Sau Cách mạng, Nam Cao tích cực tham gia kháng chiến, sẵn sàng hi sinh thứ nghệ thuật cao siêu của mình với ý nghĩ: lợi ích của dân tộc là trên hết. Tuy ấp ủ hoài bão sáng tác nhưng ông vẫn tận tụy trong mọi công tác phục vụ kháng chiến với quan niệm sống rồi hãy viết, góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn (nhật kí Ở rừng).
2. Các đề tài chính
Những sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng gồm 60 truyện ngắn, một truyện vừa (Truyện người hàng xóm), một tiểu thuyết (Sống mòn), vài vở kịch ngắn và dăm bài thơ. Kịch và thơ không có gì đặc sắc, nhưng những thiên truyện thì đúng là tác phẩm của một nhà văn lớn.
Truyện Nam Cao chủ yếu xoay quanh hai đề tài: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Dù viết về đề tài nào thì truyện Nam Cao thường thể hiện tư tưởng chung: luôn trăn trở về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với những con người, luôn day dứt tới mức đau đớn trước tình trạng xã hội vô nhân đạo đã đày đọa con người trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ, làm chết mòn đời sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp của họ ; đồng thời cũng đau đớn vô hạn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân tính. Vượt lên trên ý nghĩa cụ thể của đề tài, sáng tác của Nam Cao luôn chứa đựng một nội dung triết học sâu sắc, có khả năng khái quát những quy luật chung của đời sống như vật chất và ý thức, hoàn cảnh và con người, môi trường và tính cách,...
a) Đề tài người trí thức nghèo
Nam Cao thường lấy mình ra làm cái máy kiểm nghiệm (Nguyễn Minh Châu), lấy bản thân và bạn bè gần gũi của mình làm nguyên mẫu để viết nên tác phẩm của mình. Nhân vật chính trong những sáng tác này là những nhà văn nghèo, những viên chức, những giáo khổ trường tư,... Họ mang nhiều hoài bão cao đẹp, khát khao được phát triển nhân cách, được đóng góp cho xã hội, được khẳng định trước cuộc đời. Nhưng họ đã bị xã hội bất công, cuộc sống đói nghèo ghì sát đất. Những hoài bão, những ước mơ cao đẹp của họ bị vùi dập một cách phũ phàng.
Tiêu biểu cho đề tài này là các truyện Trăng sáng, Đời thừa,... và tiểu thuyết Sống mòn. Trong những tác phẩm này, Nam Cao đã phản ánh một cách chân thực thực trạng buồn thảm, cơ cực của những người trí thức tiểu tư sản nghèo, những nhà văn nghèo, những viên chức nhỏ, qua đó đặt ra những vấn đề có tầm triết luận sâu sắc, có ý nghĩa to lớn, vượt khỏi phạm vi của đề tài. Đồng thời phần nào nhà văn cũng phác họa được bức tranh đen tối, u ám của xã hội Việt Nam đang đứng trước bờ vực thẳm của sự khủng hoảng trước Cách mạng.
Thông qua những bi kịch tinh thần của người tiểu tư sản trí thức nghèo, Nam Cao đã kết tội xã hội vô nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống, đẩy con người vào tình trạng chết mòn, tàn phá tâm hồn con người. Họ làm những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, có tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa. Tập trung miêu tả và phân tích tình trạng chết mòn của con người, Nam Cao còn thể hiện cuộc đấu tranh kiên trì của những người này trước sự cám dỗ của lối sống ích kỉ, sự đầu độc của môi trường dung tục để thực hiện lẽ sống nhân đạo, để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, có ích hơn và thực sự xứng đáng là cuộc sống con người.
b) Đề tài người nông dân nghèo
Nam Cao thường lấy nguyên mẫu từ chính những người quen biết, thân thuộc trong cái làng Đại Hoàng lam lũ của mình để xây dựng nên những lão Hạc, dì Hảo, lang Rận, Chí Phèo,...
Ông để lại chừng 20 truyện ngắn viết về cuộc sống tối tăm, số phận bi thảm của người nông dân như Chí Phèo, Lão Hạc, Tư cách mõ,... Nam Cao tỏ ra thấu hiểu sâu xa số phận cực khổ của người nông dân trong xã hội cũ, triền miên trong bần cùng, tăm tối. Mỗi tác phẩm của ông ở đề tài này là một câu chuyện chân thực, cảm động về cuộc đời khốn cùng thê thảm, một cuộc sống tối tăm, cực nhục của người nông dân sau lũy tre làng. Nhà văn thường chú ý tới những con người thấp cổ bé họng, những số phận bi thảm, thường xuyên bị đè nén áp lực nặng nề nhất. Họ càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp tàn nhẫn, phũ phàng.
Nhà văn đặc biệt quan tâm tới hai loại người nông dân. Trước hết, đó là những người bị ức hiếp bất công nhất, số phận đen đủi hẩm hiu nhất (những kẻ cố cùng, lép vế nhất, những kẻ đi ở cho nhà giàu, những phụ nữ hẩm hiu). Viết về loại người này, Nam Cao xoáy sâu vào tình trạng bất công sừng sững ở nông thôn. Những người luôn luôn ở hiền ấy không bao giờ gặp lành, càng hiền lành nhịn nhục thì càng bị đạp giúi xuống không ngóc đầu lên được. Thứ hai là những người bị hắt hủi, bị xúc phạm về nhân phẩm (Chí Phèo, Tư cách mõ,...) chỉ vì đói nghèo quá. Đó thường là những nhân vật xấu xí, u mê, thậm chí tàn ác, đầy thú tính cùng những chuyện xấu xa, nhục nhã mà họ gây ra. Qua vẻ bề ngoài xấu xí, thô lỗ và những xấu xa của những người nông dân bị miệt thị phũ phàng, Nam Cao đã lên án xã hội chà đạp nhân phẩm con người, đồng thời đã đứng ra bênh vực họ ngay trong khi họ bị nhục mạ một cách bất công, độc ác.
Mặc dù miêu tả một cách lạnh lung tàn nhẫn những nét xấu xí của người nông dân, Nam Cao đã đứng vững trên lập trường nhân đạo và thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với họ. Không ít sáng tác của Nam Cao đã đi sâu phát hiện và khẳng định cái bản chất đẹp đẽ của người nông dân. Viết về quá trình tha hóa của những con người này, nhà văn đã có những phát hiện thật sâu sắc cái xã hội tàn bạo đã hủy diệt cả thể xác lẫn linh hồn người nông dân lương thiện, đẩy họ vào cuộc sống khốn cùng không lối thoát. Nhà văn không hề bôi nhọ người nông dân, mà trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ, ngay cả khi họ bị xã hội vùi dập, cướp mất cả nhân hình lẫn nhân tính.
Nam Cao không đặt nhân vật của mình trong mối quan hệ rộng lớn, mà chỉ đi vào những vấn đề thuộc quan hệ gia đình nhỏ hẹp diễn ra âm thầm trong những túp lều tối tăm. Thông qua số phận của họ, ông đã nêu lên tình trạng vô cùng bất công ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng (phản ánh chế độ thực dân trong những ngày cuối cùng của nó đã bóc lột, vơ vét người dân lao động đến cùng kiệt). Đồng thời, với tư cách là một cây bút hiện thực nghiêm ngặt, Nam Cao cũng không ngần ngại chỉ ra những thói hư tật xấu của người nông dân, phần do môi trường đói nghèo tăm tối, phần do chính những con người này gây ra (Đòn chồng, Trẻ con không được ăn thịt chó,...). Tất cả những điều đó chứng tỏ chiều sâu hiện thực và nhân đạo trong ngòi bút của Nam Cao.
3. Phong cách nghệ thuật (nghệ thuật viết truyện)
Nam Cao có khuynh hướng tìm vào nội tâm, đi sâu vào thế giới tinh thần của con người, đặc biệt day dứt trước tình trạng nhân phẩm, nhân cách bị hủy hoại bởi cuộc sống khốn cùng. Điều đó tạo nên sự khác biệt với một số cây bút hiện thực khác. Một mặt, khiến cho ông đạt những thành tựu đặc sắc trong phản ánh con người và xã hội, khiến cho nhân vật của Nam Cao có chiều sâu tâm lí và diện mạo tinh thần độc đáo. Mặt khác, vì quan tâm nhiều đến thế giới tinh thần của con người nên trong việc nhận thức đời sống, Nam Cao thường chú ý đến tác động mạnh mẽ của hoàn cảnh xã hội tới thế giới nội tâm của con người. Ông có không ít tác phẩm nói về vấn đề này như Tư cách mõ, Sao lại thế này ?,...
Bi kịch lớn nhất của Chí Phèo không phải là chuyện đói nghèo, bị bóc lột sức lao động, mà chính là ở chỗ anh ta sinh ra làm người nhưng phải bán linh hồn cho quỷ dữ, không được làm người (Chí Phèo).
Nỗi uất hận của nhân vật Hộ là uất hận của một người tôn thờ lẽ sống tình thương nhưng lại chà đạp lên tình thương ; một trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống nhưng lại phải sống một cách vô nghĩa.
Nam Cao có hứng thú và sở trường đặc biệt trong việc phát hiện, phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật. Tâm lí nhân vật trở thành trung tâm chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao. Ngòi bút của ông có thể thâm nhập vào những quá trình tâm lí phức tạp, những ngõ ngách sâu kín nhất của tâm hồn, để từ đó dựng lên được những nhân vật - tư tưởng có tầm khái quát lớn và có cá tính độc đáo. Cũng do am hiểu tâm lí nhân vật, Nam Cao đã tạo được nhiều đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động.
Nhân vật Hộ trong Đời thừa và Thứ trong tiểu thuyết Sống mòn. Trong tiểu thuyết này, Nam Cao dành cả mấy trang mô tả diễn biến tâm lí của nhân vật Thứ khi San yêu cầu anh ta đến nhà Hải Nam - một trọc phú - xin cho hai người ở trọ. Vì sĩ diện, Thứ nhận lời San nhưng tỏ ra khinh Hải Nam, tự kiêu bởi cái giá trị của mình. Tuy vậy, liền sau đó, Thứ lại mơ tới một cuộc sống sung sướng ở nhà tên trọc phú ấy. Rồi khi nghĩ lại, lập tức Thứ thấy mình đê tiện, nhưng sẵn sàng gặp Hải Nam. Song rốt cuộc, Thứ chỉ đủ can đảm nhìn vào cổng nhà Hải Nam rồi quay ra đi về. Diễn biến tâm lí của Thứ trên đây phức tạp, nhưng rất chân thực vì nó hợp với sự phát triển logic của cuộc sống, phản ánh đúng tâm lí của con người trí thức tiểu tư sản nghèo, một mặt ý thức được chỗ mạnh tri thức của mình, khinh ghét cuộc sống giàu có mà bất lương, nhưng vẫn mơ ước vươn lên trên thế giới đó. Một con người giàu hiểu biết và tự trọng như Thứ, không thể khúm núm đến nhà Hải Nam nhờ vả.
Theo dòng cảm nghĩ của nhân vật, mạch tự sự của tác phẩm thường đảo lộn trật tự tự nhiên của thời gian, không gian, tạo nên kiểu kết cấu tâm lí vừa phóng túng, linh hoạt vừa nhất quán, chặt chẽ. Nhiều truyện của Nam Cao đã phá vỡ kết cấu theo lối trình tự thời gian truyền thống (Chí Phèo, Đời thừa, Đôi mắt,...).
Ngòi bút Nam Cao cùng thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh mà nhà văn gọi là Những truyện không muốn viết.
Đấy là chuyện anh cu Thiêm nghèo khổ, may sao gặp dịp vác thuê khung cửi được hơn đồng bạc, nhưng ngay sau đó đã nướng sạch vào hàng quà và đám xóc đĩa (Thôi ! Đi về), là chuyện của người đàn ông nhà nghèo đông con thèm ăn thịt chó, nhưng không có tiền nên phải thịt liều con chó của nhà, rồi ăn hết cả phần vợ con (Trẻ con không được ăn thịt chó), là những chuyện lặt vặt diễn ra trong gia đình, nói đúng hơn là trong đầu của nhà văn Hộ (Đời thừa),...
Đấy là những truyện hầu như không có cốt truyện, không có chuyện (so với những tiểu thuyết và truyện ngắn trước đó). Hơn nữa, nhà văn thường miêu tả những cái xoàng xĩnh, điều đó dễ làm cho văn chương chân thật, phá vỡ bức tường ngăn cách văn chương và cuộc đời để đến với người đọc bằng con đường ngắn nhất. Tuy vậy, nếu cái xoàng xĩnh hằng ngày không được nâng lên bằng tài năng nắm bắt hiện thực và nhất là bằng bản lĩnh tư tưởng vững vàng của nhà văn thì rất dễ rơi vào việc mô tả tủn mủn những sinh hoạt thường nhật (không ít tác phẩm văn học hiện thực thời kì 1939 - 1945 đã lâm vào tình trạng này).
Bằng tài năng và bản lĩnh hiếm thấy, thông qua những sự việc quen thuộc, thậm chí tầm thường, tác phẩm của Nam Cao đã rút ra được những triết lí sâu sắc, mới mẻ (Sao lại thế này ?, Nhìn người ta sung sướng, Tư cách mõ,...).
Từ một câu chuyện có thật là sau nhiều năm tằn tiện, Nam Cao đã mua được một cái nhà của một gia đình đông con lại ham cờ bạc, nếu như ở một người khác thì đây chẳng có gì đáng nói, nhưng với Nam Cao, nó bỗng dưng trở thành một truyện ngắn mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Không chỉ nhìn thấy việc mua nhà, bán nhà, Nam Cao còn thấy thêm: khi gia đình sống hạnh phúc trong căn nhà thì có một gia đình khác rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Kết thúc câu chuyện xoàng xĩnh trên, Nam Cao nêu một triết lí sâu sắc: Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc chỉ là một cái chăn quá hẹp, người này co thì người kia bị hở. Suy rộng ra, hạnh phúc chân chính mà mỗi người có thể đạt được trong xã hội cũ nhiều khi chính là sự giành giật của người khác. Hóa ra, trong bản chất của nó, xã hội cũ luôn đẩy con người đến chỗ đối nghịch với con người (Mua nhà).
Văn Nam Cao triết lí mà không khô khan, trái lại vẫn thấm đượm chất trữ tình vì ông không mấy khi tách mình ra thành một trường hợp cá biệt hoặc với thái độ thờ ơ, lạnh lùng, mà xuất phát từ cuộc sống thực và tâm tư đầy đau đớn dằn vặt của nhà văn. Những triết lí này thường đặt ra những vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn, thể hiện triết lí sâu sắc về con người, về cuộc sống và nghệ thuật. Đọc truyện Nam Cao, ta nên chú ý đến những tư tưởng của ông phát biểu qua hình tượng và những mệnh đề triết lí ông rút ra từ thực tế (Một đám cưới, Truyện người hàng xóm, Mua nhà,...).
Khi kết thúc truyện Tư cách mõ, Nam Cao khái quát sự hình thành nhân cách con người qua tác động của hoàn cảnh khách quan: Hỡi ôi ! Thì ra, lòng kính trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm, nhiều người không biết tự trọng chỉ vì không được ai trọng cả, làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện.
Truyện Nam Cao còn luôn thay đổi giọng điệu, trong đó có hai giọng cơ bản nhất đó là giọng tự sự lạnh lùng với những đại từ nhân xưng có sắc thái dửng dưng hay khinh bạc và giọng trữ tình sôi nổi thiết tha. Hai giọng văn đối lập nhau cứ chuyển hóa qua lại tạo nên những trang viết thú vị, lôi cuốn. Ngoài ra, còn có những giọng điệu khác nhau của các nhân vật được trần thuật bằng lời kể trực tiếp hay nửa trực tiếp.
Nam Cao cũng là một cây bút có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển của ngôn ngữ văn xuôi ở nước ta. Ngôn ngữ Nam Cao không chỉ vừa góc cạnh tinh tế, vừa điêu luyện mà còn gần gũi với lời ăn tiếng nói tràn đầy sức sống của nhân dân lao động. Nhìn chung, nhiều nhân vật của Nam Cao để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc chủ yếu thông qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại chứ không phải qua ngoại hình. Vì thế, có thể nói, đặc sắc ngôn ngữ của Nam Cao cũng gắn liền với sở trường của ông trong việc khám phá thế giới tinh thần của nhân vật (Lão Hạc, Đời thừa,...).
Sự nghiệp văn học của Nam Cao, ngoài tiểu thuyết Sống mòn, chủ yếu là truyện ngắn. Với Nam Cao, truyện ngắn Việt Nam thể hiện đầy đủ tính hiện đại, đồng thời đạt tới độ hoàn thiện - truyện ngắn mà khái quát lớn, khắc họa được những tính cách sâu sắc và đầy góc cạnh.
Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao nhiệt tình dùng ngòi bút phục vụ cách mạng và kháng chiến. Vì hi sinh sớm nên Nam Cao không viết được nhiều. Trong số các tác phẩm sau Cách mạng thì truyện ngắn Đôi mắt xứng đáng được xem là tác phẩm vào loại xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
III - tæng kÕt
Nam Cao là một cây bút lớn. Ông để lại cho nền văn xuôi hiện thực nước ta nhiều kiệt tác với những tìm tòi độc đáo, những sáng tạo mới mẻ về tư tưởng và nghệ thuật.
Nam Cao là nhà văn có quan điểm tiến bộ, đạt được những thành công đặc sắc ở hai mảng đề tài chính là nông dân và trí thức nghèo. Ông luôn quan tâm đến tinh thần của con người, day dứt trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm vì cuộc sống khốn cùng.
Nam Cao là nhà văn có quan niệm sâu sắc về con người và cuộc đời, về chủ nghĩa nhân đạo. Ông lại là nhà văn có quan niệm đúng đắn về bản chất nghề văn, về khuynh hướng hiện thực trong văn học.
Nam Cao là nhà văn có khả năng thâm nhập và miêu tả đời sống nội tâm nhân vật, phân tích và miêu tả những quá trình tâm lí tinh vi, phức tạp của con người với ngôn ngữ sắc sảo, nhiều giọng điệu. Ông đã có những tác phẩm phản ánh sâu sắc tình trạng con người bị tha hóa (Chí Phèo, Đời thừa, Tư cách mõ,...).
Nam Cao là một tròng số những nhà văn lớn của nền văn xuôi Việt
File đính kèm:
- Chi Pheo Nam Cao.doc