- Kim Lân thuộc lứa nhà văn hthực cuối cùng trước CM, cùng với Ng Hồng, NC, TH . Những sáng tác của ông trước CM cũng viết về nông thôn và nông dân nhưng ông không viết về những bi kịch thê thảm như NC, như NT Tố mà chỉ viết về những thú chơi của người nhà quê như nuôi gà chọi, luyện chó săn hay bầy núi non bộ. Những thú chơi như thế thường được người ta gọi là phong lưu đồng ruộng. Có lẽ vì vậy mà ông Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn hiện đại” đã xếp Kim Lân vào loại các nhân vật phong tục.
- Sau cách mạng, KL không viết về những thú chơi của người nhà quê nữa mà lại viết về lòng yêu nước của họ. Truyện ngắn “Làng” đã đánh dấu bước chuyển biến này của ông. Mãi sau khi hoà bình lập lại, KL mới tập hợp tất cả những sáng tác của mình thành 2 tạp truyện ngắn “Nên vợ nên chồng” và “Con chó xấu xí”.
- Ngoài viết văn KL còn có cái thú được đóng phim, ông đã từng đóng vai lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy và vai Lý Cựu trong phim chị Dậu.
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phân tích tác phẩm Vợ Nhặt_ Kim Lân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vợ nhặt
Kim Lân
1 Về nhà văn Kim Lân
Kim Lân thuộc lứa nhà văn hthực cuối cùng trước CM, cùng với Ng Hồng, NC, TH ... Những sáng tác của ông trước CM cũng viết về nông thôn và nông dân nhưng ông không viết về những bi kịch thê thảm như NC, như NT Tố mà chỉ viết về những thú chơi của người nhà quê như nuôi gà chọi, luyện chó săn hay bầy núi non bộ. Những thú chơi như thế thường được người ta gọi là phong lưu đồng ruộng. Có lẽ vì vậy mà ông Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn hiện đại” đã xếp Kim Lân vào loại các nhân vật phong tục.
Sau cách mạng, KL không viết về những thú chơi của người nhà quê nữa mà lại viết về lòng yêu nước của họ. Truyện ngắn “Làng” đã đánh dấu bước chuyển biến này của ông. Mãi sau khi hoà bình lập lại, KL mới tập hợp tất cả những sáng tác của mình thành 2 tạp truyện ngắn “Nên vợ nên chồng” và “Con chó xấu xí”.
Ngoài viết văn KL còn có cái thú được đóng phim, ông đã từng đóng vai lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy và vai Lý Cựu trong phim chị Dậu.
2 Về truyện ngắn Vợ Nhặt
Theo nhà văn Kim Lân, truyện ngắn “Vợ nhặt” thực ra là một chương đã được viết lại của truyện dài “Xóm ngụ cư” mà ông đang viết dở dang (1946). Đến hòa bình lập lại, nhân kỉ niệm T8 thành công, nhà văn đã dựa vào những gì còn nhớ được ở “Xóm ngụ cư” viết lại thành một truyện ngắn “có màu sắc cách mạng T8. Hiện thực mà ông viết trong tác phẩm này là nạn đói khủng khiếp năm ất Dậu, 1 nạn đói đã cướp đi 2 triệu sinh mạng người VN. Như vậy là độ lùi về mặt thời gian là rất ít. Thế nhưng độ lùi về nhận thức thì rất lớn vì trước khi viết Vợ Nhặt nhà văn KL đã tận mắt chứng kiến cuộc CM long trời lở đất và chính điều này đã khién cho truyện của ông tuy viết về 1 hiện thực rất đen tối nhưng nó lại rất khác xa những TP hiện thực phê phán chỉ ra đời trước đó vài năm.
“Xóm ngụ cư” đã bị mất bản thảo, còn lại một kỉ niệm cho gia đình là cái tên người con trai nhà văn. Khi nhà văn đang đặt bút viết chương 7 thì nghe tin vợ sinh con trai, ông liền đặt luôn tên con là Chương (hiện là họa sĩ của báo Văn nghệ)
II - Truyện ngắn vợ nhặt
1. Đề tài: “Vợ nhặt” viết về mảng đời sống nông thôn trong thời kỳ nạn đói khủng khiếp diễn ra năm 1945 làm cho 2 triệu đồng bào ta chết đói. Câu truyện diễn ra ở một xóm dân ngụ cư qua cảnh ngộ của một gia đình cụ thể mà cái nghèo khó vốn đeo bám họ suốt cả một đời người.
2. Chủ đề: “Vợ nhặt” không tập trung đi sâu vào nỗi khổ vật chất mặc dù cũng có đủ các biểu hiện của tình trạng thê thảm của sự nghèo đói mà nêu lên một khía cạnh hết sức độc đáo: một tình huống gần như có một không hai, gây bất ngờ sửng sốt đối với tất cả mọi người là hiện tượng “vợ nhặt” như tiêu đề thiên truyện ngắn. Câu truyện hôn nhân thành vợ thành chồng trong lúc ngày mai không biết sống chết ra sao, giữa lúc thiên hạ chết đói đầy đường đầy chợ. Nói cách khác, sự sống ló ra trong cái chết, cái sống và cái chết và cái sống đang tranh chấp với nhau.
Người ta vẫn lấy nhau trong bóng tối của tử thần quả là một ngịch lý, nghịch lý mà có thật – dù là hư cấu song vẫn là thật nếu xét tới cội nguồn bản chất của con người.
3. Tư tưởng. – Khẳng định bản chất ham sống của con người. Sự sống mạnh hơn cái chết. Xét cho cùng, đó chính là bản chất lạc quancủa con người trong quá trình tồn tại của mình, thứ bản chất mà văn học dân gian đã từng thể hiện:
“Đừng có chết mất thì thôi
Sống thời có lúc no xôi chán chè”
Hay: “chớ than phận khó ai ơi
Còn da: lông mọc, còn chồi nảy cây”
Cái chồi của lòng ham sống vẫn không bị thui chột trong lòng người ngay trong thời điểm gần như tuyệt vọng.
2. Kết cấu.- Câu truyện được thuật theo một trật tự tự nhiên của thời gian, không có sự sáo trộn nào đặc biệt. Song kết cấu triệt để sử dụng phương pháp tương phản:
Tràng ngày trước là nguồn vui của lũ trẻ nhỏ mỗi khi anh đi làm về qua đem lại tiếng cười cho cái xóm ngụ cư vốn đã im lìm trong mệt mỏi và nghèo khổ thì nay, Tràng lầm lũi và lũ trẻ nhỏ cũng ru rú ở xó nhà chứ không bám níu lấy anh như hồi trước. Một không khí chết chóc đậm nét dần, chìm vào cái im lìm buồn thảm.
Sự tương phản còn thể hiện ở chỗ việc Tràng có vợ như là một nghịch lý gây nên sự ngạc nhiên của hết thảy từ xóm giềng, bà mẹ và cả người trong cuộc là Tràng.
Sự tương phản còn cả trong sự đan xen, đối trọi trong từng chi tiết: cùng với tiếng cười khúc khích của đôi vợ chồng trẻ trong tối tân hôn là tiếng hờ khóc người thân vọng đến, cùng đồng hiện.
* Về phương pháp phân tích:
Về phương diện loại hình mà nói, Vợ nhặt thuộc loại truyện mà giải pháp hợp lý nhất là phải men theo diễn biến của câu chuyện mà PT. Đọc “Vợ nhặt” ta thấy câu chuyện ở đây được chia làm 8 phần rất rõ rệt và được liên kết với nhau theo kiểu hiện tại – qkhứ - hiện tại. Phần 2 SGK không trích giảng do đó trong bài PT này chúng ta chỉ PT phần 1 và phần 3 của truyện mà thôi.
* Kiến thức cơ bản:
Phân tích được tính độc đáo, hấp dẫn của tình huống truyện trong “Vợ nhặt”
Tràng là người có đủ điều kiện để ế vợ hơn là có vợ, vậy mà bỗng nhiên có vợ một cách dễ dàng
Tràng là người đến nuôi thân còn không nổi, lại giữa buổi đói kém, còn đèo bòng chuyện vợ con
Tình huống truyện lạ, dẫn đến tâm trạng ngạc nhiên của mọi người (dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ và chính Tràng)
Phân tích diễn biến tâm trạng và thân phận của các nhân vật
Nhân vật người vợ
Nghèo đói, bị dồn đến bước khó khăn trở nên táo bạo, liều lĩnh, như mất đi vẻ đẹp nữ tính
Nghèo khổ đến mức không có nổi cái tên và tiều tụy cả hình hài
Vì miếng ăn mà trở nên chua chát, chỏng lỏn
Không còn e dè ý tứ (chỉ vài câu bông đùa, một bữa bánh đúc mà theo người đàn ông xa lạ về làm vợ)
Sau khi làm vợ Tràng rồi thì có sự thay đổi tâm lý, tính cách, tìm lại được vẻ đẹp của nữ tính. Không chua chát chỏng lỏn nữa, mà trở thành người đàn bà hiền dịu đúng mực.
Nhân vật Tràng
Ngay cái tên cũng gợi đến sự lam lũ, sự đẽo gọt, sơ sài của tạo hóa – một sự sơ sài cả nhân dạng và nhân tính
Nghèo khổ bỗng nhiên có vợ nên sung sướng bàng hoàng, hạnh phúc quá lớn nên quên cả âu lo (quên cả cái đói cái nghèo, không hiểu nổi vì sao mình có vợ mẹ mình lại khóc).
Có vợ Tràng thay đổi cả tâm trạng, cả tính cách (trước đây ít chú ý đến gia đình, sống vô tâm vô tư, sau khi có vợ cảm thấy mình nên người, gắn bó với gia đình, có bổn phận với vợ con.
Nhân vật bà cụ Tứ
Xuất hiện muộn nhưng được tác giả tập trung khắc họa để làm nổi bật tính cách (người mẹ nông dân nghèo khổ, từng trải, hiểu biết, thương con hết mực
Bà có diễn biến tâm trạng rất phong phú, phức tạp , nhưng nhất quán
Diễn biến tâm trạng của bà cụ theo 3 nấc thang tâm lý:
Khởi đầu là sự ngạc nhiên
Tiếp đó là trạng thái tình cảm đan xen: Vui mừng – buồn tủi – lo âu. mà cái gốc của những trạng thái đan xen này là tình cảm thương con của người mẹ
Vượt lên trên tất cả là niềm vui, hi vọng, tin vào ngày mai (vui trong ý nghĩ, trong hành động, trong cách nói)
* Hạnh phúc không thể cứu con người khỏi cái đói cái chết nhưng nó giúp con người thoát khỏi tình trạng mất nhân tính.
Phân tích được giá trị hiện thực và nhân đạo của TP
Giá trị hiện thực
Phản ánh tình cảnh thê thảm của người dân LĐ trong nạn đói 1945, đẩy thân phận con người tới chỗ rẻ mạt (thân phận người vợ nhặt rẻ rúng như cọng rơm cái rác, có thể nhặt được nơi đầu đường góc chợ) nhà văn muốn nói tới một hiện thực là chuyện trăm năm của đời người mà đơn giản đến xót xa tội nghiệp.
Về hiện thực cái đói, cái nghèo, nhà văn KL thừa nhận: những truyện ông thích và cũng là những truyện nhiều người thích như Làng, Vợ nhặt.. đều là những truyện ông viết về xóm mình, người thân mình. Làng ông có chợ, có sông nên ông hay viết về chợ, về sông. Mẹ ông là dân ngụ cư, nên hình ảnh xóm ngụ cư cũng in đậm trong tâm trí ông: “tính tình số phận của nhân vật Tràng cũng là tính tính, số phận tôi... Tôi với nhà tôi cũng từ nhà quê ra Hà Nội bán cám, cũng đẩy xe bò, cũng cầm đòn gánh canh chừng những người ăn mày, những người đói cướp cám... cảnh ăn cháo cám, tôi với nhà tôi cũng đã từng, cho nên tất cả những cái đó tự nhiên lúc viết tự dưng cứ nhớ lại mà ghi ra rồi thành truyện.
II. Thân bài:
Phân tích nhân vật
a) Anh Tràng và cô vợ “nhặt” – hai kiếp người nghèo khổ mà giàu khát vọng sống khát vọng hạnh phúc
* Cảnh ngộ của 2 người: đều đói khổ, sống vất vưởng lưu lạc nơi đất khách, vỉa hè giữa thời kì tối tăm xanh xám, cả đất nước vẩn lên mùi gây gây xác chết.
- Tràng: Ngay cái tên cũng gợi đến sự lam lũ, sự đẽo gọt, sơ sài của tạo hóa – một sự sơ sài cả nhân dạng và nhân tính.
+ Tràng được miêu tả rất kĩ: là một người lao động ngụ cư, kiếm sống bằng nghề phu phen, người thô kệch, vập vạp, có cái lưng như lưng gấu, bản tính hiền khô đến lũ trẻ còn dám bâu vào anh như một thú vui mỗi buổi chiều về, song hình như do sống cuộc đời bươn trải, thăng trầm nơi đất khách mà trong đầu luôn “nhấp nhính những ý nghĩ vừa ký thú vừa dữ tợn” khiến Tràng hay lẩm bẩm một mình. Con người đó có cái gì u ẩn ở trong lòng.
Nghèo thì đã đành rồi, cả xóm ngụ cư cũng cùng một cảnh thế thôi xong Tràng vào hạng đặc biệt hơn cả. Người ta nghèo, nhưng còn có đôi có lứa, có con trẻ bi bô. Tràng suốt một đời nghèo đén nỗi không thể lấy nổi vợ. Cái nghèo của gia đình anh như một truyền kiếp. Đùng một cái, nạn đói ập đến, người ta chết đầy đường, nhờ xó sức Tràng còn kéo xe chở thóc cho người, còn có một đồng, còn chưa chết hẳn.Thế mà chỉ mội câu chuyện tầm phào và đãi “thị”một bữa quà bốn bát bánh đúc mà “thị”ưng ý theo về làm vợ sua khi cắm đầu ăn ngấu nghiến. Một cuộc đời chua chát đến cực điểm. Ta không nghĩ nhiều đến tập tục hôn nhân trang trọng và đẹp đẽ, mà có nghĩ đến thì cũng thêm thông cảm với những số phận hẩm hiu, càng thương hai con ngượi bất hạnh ấy. Ta hướng sự suy tư về cái giá trị một con người. Thực chất, “thị “không phải đến nỗi nào, thị cũng là người sắc sảo, ý tứ như ai, mà so với Tràng còn có vẻ nhỉnh hơn về sự hóm hỉnh, thế mà chỉ vì cái đói mà cái giá về nhà chồng chỉ là bốn bát bánh đúc. Và bữa cơm đầu chỉ là món chè khoán đắng ngắt và bứ đến nghẹn cổ. Đúng như mẹ Tứ nghĩ, có đói kém thế này người ta mới lấy đến con mình!Số phận con người thật đắng cay!
+ Cô vợ “nhặt”: nghèo khổ đến mức tiều tụy hình hài. Cũng là sự đẽo gọt thô kệch của tạo hóa. Đặc biệt ngay cái tên còn không có nổi.
- Cô cũng được miêu tả kĩ: làm nghề nhặt thóc rơi, gạo vãi ở cửa kho, áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, khuôn mặt xám xịt, chỉ còn hai con mắt.
- Chỉ riêng số phận của “thị”với cái giá rẻ mạt như vậy đã đủ là một lời cáo trạng đanh thép đối với kẻ thù, là tiếng nói vừa chua chát vừa căm hờn ẩn chứa trong lời kể có vẻ khách quan của Kim Lân. Một giọng điệu khách quan để ghi lại một tấn bi hài kịch của số phận con người trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc ấy .
* Cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên như duyên trời, số kiếp
- Tràng và cô ả chỉ thoang thoáng nhớ mặt chứ chưa biết tên. Họ gặp nhau 2 lần trên hè phố trong vòng khoảng dăm bảy ngày gì đó. Cả hai chỉ nói tầm phơ tầm phào vài lời rồi thế nhau một bữa tiệc vỉa hè gồm 4 bát bánh đúc mà thành vợ thành chồng.
- Rất nhiều người đã cho đó là sự gặp gỡ và kết hợp kì lạ, ngẫu nhiên. Tuy nhiên nếu xét kĩ, ta vẫn tìm thấy những nguyên cớ bên trong của cả hai người.
+ Sự kết hợp này cũng có quá trình của nó: Mở đầu cuộc tỏ tình Tràng cất tiếng hò “cơm trắng giò lụa...” Sau đó gặp lại thấy cô gái “liếc mắt cười tình tứ” cái cười mà từ cha sinh mẹ đẻ tới giờ mình chưa nhận được,Tràng đã tiến lên thêm một bước là “mời ăn miếng trầu cái đã”. Và theo một yêu cầu thẳng thắn của cô gái, Tràng đã mời cô ăn “bốn bát bánh đúc” -> Như vậy, trước sau Tràng luôn tỏ ra là một người chân thành, đứng đắn, nói sao làm vậy
+ Còn cô gái: tuy nghèo đói, bị dồn đến bước khó khăn trở nên táo bạo, liều lĩnh, mất đi vẻ đẹp nữ tính, không còn e dè ý tứ (chỉ vài câu bông đùa, một bữa bánh đúc mà theo người đàn ông xa lạ về làm vợ), nhưng điều đó cũng chứng tỏ cô là người thật thà và nhạy cảm.
-> Như vậy về mặt nào đó họ có nhiều điểm giống nhau, tâm đầu ý hợp. Họ đến với nhau tuy chưa phải bằng tình yêu, nhưng bằng tình thương, sự cảm thông chia sẻ và ít nhiều có cả sự liều lĩnh của tuổi trẻ. (so sánh với Chí Phèo – Thị Nở)
* Sau khi gắn bó với nhau họ trở thành những người khác hẳn
Cảnh anh cu Tràng đưa vợ về nhà: KL đã miêu tả việc anh cu Tràng đưa người vợ về nhà ở trong một không khí khác hẳn mọi ngày:
+ Mọi ngày cũng vào giờ này anh Tr đi làm về, anh ta cởi trần, cái áo vắt trên vai, tấm lưng to bè như mọt con gấu. Hai con mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều vừa như hoàn toàn trống rỗng lại vừa như đang "nhấp nhí" 1 ý nghĩ nào đó vừa lí thú vừa dữ tợn. Hai quai hàm bạnh ra lại càng làm cho gương mặt của anh ta thêm phần thô kệch. Anh ta vừa đi thất thể vừa lẩm bẩm nói một mình. Thấy anh về lũ trẻ con trong xóm ùa ra, đứa kéo áo, đứa túm tay, đứa nhảy lên bá cổ, đòi bế, anh cu Tràng chỉ cười hềnh hệch. Thế là cả xóm lại vui lên được một lúc.
+ Nhưng hôm nay thì lại khác bởi theo sau anh cu Tr lại có một người đàn bà lạ mà trông thị thế nào ấy, bộ dạng cứ thèn thẹn hay đáo để. Mọi người đoán già đoán non không hiểu đó là ai, sau mới đoán có thể là vợ anh cu Tr bởi dáng vẻ thèn thẹn của thị? Lũ trẻ vừa mới lấp ló Tr đã lừ mắt ra hiệu cho chúng ý anh không thích đùa. Vài cái đầu nhô ra, mấy lời chèo bẻo mời mọc. Nhưng anh Tr chỉ cảm thấy khó chịu muốn đi thật nhanh để thoát khỏi ánh mắt tò mò của mọi người : "gớm sao hôm nay họ nhìn khoẻ thế?".
- Tâm trạng:
- Anh Tràng:
+ Trên đường đưa vợ về nhà “tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lấp lánh”.
+ Mặc kệ những lời chòng ghẹo của hàng xóm, anh bước đi hiên ngang, bất chấp tất cả “trong lòng chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên”.
+ Tình và nghĩa lớn dần thành hành động quyết tâm Tràng đi sát bên vợ đột ngột giơ cái chai con đựng dầu nói một câu đầy kiêu hãnh: “Vợ mới, vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa lên một chút chứ..”. Chữ “vợ” vừa mang ý nghĩa thô mộc vừa mang ý nghĩa thiêng liêng nhất cuối cùng cũng được Tràng nói ra bằng mấy từ “vợ mới, vợ miếc” nghe thật cảm động. (Thường thì người ta trịnh trọng tuyên bố “ tân nương tới”, hoặc cô dâu tới rồi...)
+ Quyết tâm ấy càng bộc lộ cao khi gặp và giới thiệu vợ mới với mẹ của mình: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... chẳng qua nó cũng là cái số cả” (không dám kể sự thật đổ cho duyên số).
+ Thấy mẹ cứ thở vắn than dài, anh hầm hầm bước vào trong nhà đánh diêm đốt đèn. (nhiều người giảng, ngọn đèn ở đây là tượng trưng cho ngọn lửa sưởi ấm cho người con gái , vừa để soi sáng cái đầu óc chậm chạp già nua của bà cụ...cond với chính Tràng, ngọn lửa ấy thắp sáng một quyết tâm)
+ Cho đến sáng hôm sau: trước cảnh tượng một gia đình đổi khác - đúng nghĩa tổ ấm hạnh phúc có mẹ già, vợ mới vun vén cửa nhà vườn tược, tràng thực sự bừng tỉnh và trở thành một con người hoàn toàn khác: “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phậnphải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” . Hành động và suy nghĩ ấy của Tràng vừa rất hiện thực, bình dị, vừa mang một ý nghĩa lãng mạn thiêng liêng. Hạnh phúc gia đình đã làm cho chàng trai khốn khổ kia thực sự trưởng thành. Cùng với người vợ nhặt, anh đã lớn lên từng bước, đã ra một con người có ý thức, có trách nhiệm với cuộc sống. Một con người tràn trề niềm vui và hạnh phúc
=> Có thể nói đối với Tràng, việc “thị” theo anh về qua câu nói tầm phào, gọi là đùa cho vui, đến khi thành sự thật rồi anh vẫn chưa tin là thật. Ngay khi dẫn thị về nhà rồi “Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ không phải thế”. Và sáng hôm sau cái đêm tân hôn, “việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”. Việc có cô vợ nhặt đối với Tràng quả là một quả phúc từ trên trời rơi xuống, cái quả phúc đi tìm cả một đời người và chỉ thành hiện thực trong một hoàn cảnh trớ trêu thiên hạ chết đói đầy đường và bản thân mình ngày mai ra sao cũng không còn biết nữa. Một hạnh phúc của nghịch lý, của đắng cay. Nhưng cũng chính từ cảnh ngộ đặc biệt đó mà bộc lộ nỗi khát khao hạnh phúc của con người. Lòng ham sống của con người như một thứ chồi cây mạnh mẽ im lìm trong lòng đất, không thể gì có thể làm thui chột được. Cái đói là đáng sợ, bóng đen tử thần làm con người lo âu song bản chất con người là lòng ham sông, yêu đời, và luôn luôn hướng tới một niềm hy vọng. Sự sống qua cảnh ngộ này chứng tỏ sự sống mạnh hơn cái chết. Tràng sau đêm tân hôn cũng như từ thế giới khác bước ra, “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”.
- Cô vợ “nhặt”:
+ Khi xuất hiện trước anh Tràng, cô ta chỉ như một cái bóng, với dáng người gầy sọp, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, chỉ có 2 con mắt...
+ Nhưng trên đường đi về nhà chồng cô đã có dáng hình của con người. Cô bước đi dón dén, e thẹn, tay cắp cái thúng con, đầu hơi cúi, cái nón rách nghiêng nghiêng... Cô đi bên chồng trong một không khí ngột ngạt, buồn tẻ, trớ trêu đến tội nghiệp.
+ Dần dần cô tỏ ra bình tĩnh và tự nhiên như ai (cô phát vào lưng Tràng mắng yêu: “Hoang nó vừa vừa chứ ...khỉ gió”
+ Trước lời dặn dò khuyên nhủ của mẹ chồng, trước những hành động, lời nói của chồng, cô luôn luôn dịu dàng ngoan ngoãn đúng là một cô dâu mới.
+ Đặc biệt sau cái đêm đầu tiên làm vợ, cô gái được “nhặt” về ấy đã thay đổi hẳn: Cô dậy sớm làm việc đúng như một người vợ hiền lành tần tảo (giặt quần áo, gánh nước, dọn vườn, quét sân, nấu cơm...”. Khi nghe mẹ chồng sai đi dọn cơm, cô lẳng lặng đi vào bếp như một người thông thuộc từ lâu rồi.
+ Nghĩa là cô vợ nhặt xuất hiện đã làm cho không chỉ gia đình cô mà cả xóm đổi khác. Nhà cửa lúp xúp tối om bỗng rộn ràng hẳn lên. Cô không chỉ ngoan ngoãn, mà còn tỏ ra là người rộng rãi, hiểu biết (biết thắc mắc “ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à”, biết giải thích “ở trênThái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế...” Có thể cô chưa hiểu biết sâu sắc CM là gì, song chí ít cô cũng biết đó là dấu hiệu một cuộc vùng lên đòi công bằng, đòi giải thoát cho những người đói khổ. Điều quan trọng là cô đã đánh thức trong người chồng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và đặc biệt là cảm nhận mơ hồ về thành công của CM.
=> Tóm lại: khắc họa hình tượng hai nhân vật chính, nhà văn KL đã dùng ngòi bút, nhỏ nhẹ tâm tình và nghệ thuật phân tích tâm lý tinh tế, tài hoa. Cả 2 nhân vật đã hiện lên trong nét đẹp dân dã đúng bản chất người nông dân hiền lành chất phác, đôn hậu thật thà mà vẫn không kém phần tế nhị. Vì thế câu truyện tuy có nhiều tình huống éo le nhưng vẫn tự nhiên thấm thía... -> Hai con người trẻ tuổi này khác nào hai mảnh rác rều trôi giữa cái dòng đời ngầu đục, nhưng lại hợp được với nhau làm nên một mảng hạnh phúc của cuộc đời. Khung cảnh và cuộc đời họ là hình ảnh thu nhỏ của đất nước lúc bấy giờ.
Bà cụ Tứ – một bà mẹ nghèo có tấm lòng bao dung
Khắc hẳn với phần 1 nhân vật chính là anh Tr, phần cuối của câu chuyện này lại xuất hiện 1 nhân vật mới, nhân vật bà cụ Tứ, mẹ của Tr. Sự xuất hiện muộn mằn của nhân vật không phải cho chúng ta biết đây là 1 nhân vật phụ mà trái lại cho chúng ta thấy đây là 1 nhân vật hết sức quan trọng. 1 nhân vật quán xuyến toàn bộ phần cuối của câu chuyện. Với sự xuất hiện của bà cụ Tứ tình huống truyện được khai thác đến triệt để. Cái vui chẳng những vui hơn mà còn có phần cảm động, có phần thiêng liêng nữa. Ngược lại cái buồn cũng buồn hơn buồn đến mức thê thảm. Theo lời kể của chính KL thì hình ảnh bà cụ Tứ trong truyện chính là hình ảnh bà mẹ thật của ông. Những truyện mà ông kể về bà cụ Tứ phần lớn là sự thật và bởi thế nhân vật bà cụ Tứ đã được miêu tả = 1 ngòi bút rất chân thực. Toàn bộ phần cuối của câu chuyện được KL viết men theo diễn biến tâm trạng nhân vật này cho nên chúng ta cũng phải PT như thế.
- Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ
- Thoạt về đến nhà bà lão đã thấy làm lạ trước sự săn đón của anh con trai.
+ Mọi ngày anh ta vẫn nói với bà cụ 1 cách rất cục cằn
+ Sao hôm nay lại săn đón lễ phép thế.
Sau càng càng ngạc nhiên hơn nữa khi thấy trong nhà có 1 người đàn bà lạ.
+ Ai thế nhỉ?
+ mà sao cái người ấy lại ngồi trên đầu giường thằng con trai mình nhỉ?
Đôi mắt bà lão lúc ấy như nhoèn ra. Cho mãi đến khi anh con trai nói rõ ra, bấy giờ bà lão mới hiểu ra. Và khi đã hiểu ra trong lòng bà lão là 1 sự xáo trộn rất nhiều thứ tình cảm >< nhau.
+ Bà lão cảm thấy xót xa khi nghĩ đến ông lão vì người con gái lớn đã chết đói và cũng cảm thấy tủi hơn vì vào ngày này không có nổi lấy 1 mâm cơm để cúng bố nó cho thoả cái vong linh của bố nó.
- Khi mà những cảm giác áy đã lắng xuống, bà lão không cầm được nước mắt. Có lẽ đấy là những giọt nước mắt thể hiện niềm vui quá lớn của một bà mẹ nghèo rất muốn lo cho con mà không lo được nay bỗng nhiên thấy con mình đã thành gia thất. Buồn tủi chưa qua, lo âu vội tới trong lòng bà lão.
+ Thương con , lo cho con, bà thương lây cả người đàn bà đã theo Tràng đến cửa nhà bà. Bà là người từng trải và hiểu biết, Bà nhìn đăm đăm người đàn bà như cố tìm một lời giải đáp. Bà nghĩ “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được ...”. Nghĩ vậy bà cũng thấy vui lên một chút, thấy trong cái nguy lại còn vớt vát được cái may, điều mà bà chẳng lo được cho con. Con bà đã có gia đình, có vợ đó là việc đại sự, không mừng làm sao được, dù mừng trong lo âu thì cũng là mừng.
“ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”.
“Thôi thì” – sự việc đã rồi bà phải đành lòng thôi vì đâu có phải là lúc ăn nên làm nổi, lúc người ta đang chết đầy đường và mình thì chưa biết ra sao nhưng là chuyện “phải duyên phải kiếp” thì lẽ nào lại không là may mắn nên bà mừng là hợp lẽ. Song bà mừng lòng song nghe trong cái mừng đều lẫn cái âu lo, và có pha chút gì tủi phận cho mẹ con bà, với cả tình thương đôi vợ chồng tình cờ bất hạnh, về với nhau đâu có thế này bao giờ. Trong tâm tư bà bao nhiêu là cơ sự: Người ta cưới nhau ít ra cũng phải có cơi trầu, có cúng gia tiên và bây giờ đây ít ra cũng phải có dăm ba mâm gọi là … chứ đâu chỉ có lưng cháo loãng và món chè khoai đắng ngắt và bứ nghẹn cổ. Trong lời bà lão, cái mừng lòng sao mà tội nghiệp. Mừng tủi lo âu, thương con, thương dâu, thương mình, hận mình bởi bà là người từng trải, người hiểu biét.
Có thể nói, ngòi bút KL thấu lý đạt tình, rất tinh tế khi mô tả những trạng thái cảm xúc đan xen trong nội tâm nhân vật , đó là một ngòi bút hiểu thấu sự đời, nhất là đối với nông dân ở nông thôn – những người ông quen thuộc và chính bản thân ông cũng đã từng sống qua những cảnh đời như vậy trong cái đận tháng ba khủng khiếp ấy.
Sau khi tất cả những tình cảm xáo trộn trong lòng đã bắt đầu lắng xuống, bấy giờ bà lão mới chợt nhớ ra cái bổn phận mẹ chồng. Thế là bà lão bắt đầu nói với 2 vợ chồng đứa con, bà dặn dò các con “chúng mày liệu bảo nhau mà làm ăn”; với một niềm tin cố hữu “ai giầu ba họ, ai khó ba đời”, bà nghĩ xa đến lũ cháu của bà “có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”.... Nếu để ý kĩ, ta thấy hình như có một phần nữa bà cụ đang nói với chính mình. Những khao khát, những ấp ủ tưởng như chẳng bao giờ có bây giờ bà cụ mới được dịp nói ra. điều này chứng tỏ bà là một bà mẹ chu toàn.
Không chỉ có lời khuyên, bà chăm sóc các con với khả năng của mình: Bà dặn Tràng kiếm nứa ngăn cái nhà ra cho đôi vợ chồng chúng nó, bà chuẩn bị bữa đầu tiên đón cô dâu mới với món chè khoán “ngon đáo để”, bà thu dọn vườn tược, nhà cửa cùng con dâu với ý nghĩ cuộc đời sẽ khác, bà toàn nói chuyện vui, chuyện sung sướng sau này…
Bà nghĩ về tương lai cho con cháu, riêng bà lão “cũng nhẹ nhõm tươi tỉnh khác mọi ngày, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”.
Qua nét tâm trạng này, hiển hiện lên một điều: càng trải qua những bước thăng trầm của cuộc đời nghèo khổ, gặp lúc bĩ cực khôn lường, thì chính những người già lại có niềm tin và hy vọng. Không phải ngẫu nhiên mà KL lại dành cho bà mẹ Tứ – nhân vật già cả của ông lại là người nói toàn chuyện vui, lại vẽ ra cái tươi sáng giữa trời đêm mù mịt cua bóng tối tử thần đang trùm xuống xóm làng.
Suốt đêm hôm ấy bà lão không sao chợp được mắt, đầu óc sáo trộn bao nhiêu là ý nghĩ vẩn vơ, những dự tính, những mong muốn và cả những lo lắng đến thắt ruột gan. Lúc tối có mặt của hai đứa con bà lão không giám nói ra hết, bây giờ cái nỗi lo ấy càng da diết trong lòng bà. Người ta lấy vợ lấy chồng lúc đang ăn nên làm nổi còn chúng nó lấy nhau lúc này..... không biết rồi có nuôi nổi nhau qua cái đận này không. Vì thế bà lão dạy rất sớm bà quét tước dọn dẹp nhà cửa sạch xẽ tinh tươm. Mấy búi cỏ trước sân cũng được bà lão rẫy sạch. Hình như bà lão cứ nghĩ nhà cửa mà quang quẻ sạch sẽ thì rồi ra đời sống cũng dễ chịu. Sau khi đã xong tất cả mọi việc bà lão mới gọi các con dậy "bà lão săm sắm" dọn mâm, bát. Trong bữa ăn bà chỉ toàn nói những chuyện vui, những chuyện tốt đẹp về sau này.
- Chi tiết bà lão bí mật nấu một nối cháo cám đợi đến giữa bữa ăn mới lễ mễ bưng ra cho thấy Bà muốn dành cho các con một điều bất ngờ. Bà vừa múc cháo cho các con bà vừa xuýt xoa khen ngon
- Thế nhưng tất cả những cố gắng tội nghiệp ấy của bà lão cũng không làm cho bữa ăn vui. Nó vẫn diễn ra 1 cách đểnh đoảng, miếng cám chát xít tro
File đính kèm:
- Vo nhat Kim Lan.doc