Bà má nghe tức ngực từ lúc tiếng loa rao dặt dìu từ dưới sông vẳng lên nhà. Gió vặn cái tin hội chợ về xóm Củi vẹo thành nhiều khúc, nghe chữ gần chữ xa. Tự dưng từng cơn ho xếp hàng dọc chen đùn lên căng ứ trong cổ họng bà. Nhàn nấu cơm sớm để bà má ăn dằn bụng trước khi uống thuốc, nghe tiếng ho trên nhà ruột chị teo mấy đoạn.
Hội chợ ở lại chỉ hai ngày. Anh nói trên điện thoại rằng lần này quay lại xóm Củi chỉ vì Nhàn. Nghe cái giọng mỏi mòn, nhuốm một chút vô vọng, “hội chợ đã đáo đi đáo lại cái xóm đó bảy lần rồi, tụi con nít ớn rồi.”
Ghe hội chợ cặm ở đầu rạch Bà Chiếc, gần một sân bóng nhỏ. Lần đầu hội chợ về đó, đám nhỏ nôn nao gần như không thể nuốt nổi cơm. Hội chợ khuấy đảo dải xóm bởi tiếng rao giòn không kịp thở vẳng lên từ mấy gian hàng có trò hơn thua như ném vòng vào lon nước ngọt, ném bóng qua ô, lô tô; những bài hát trẻ con đã nhão nói về cái sự thương nhau của cả nhà phát ra hết cỡ từ mấy cái đu quay ngựa xanh thỏ đỏ Ở xa sẽ nghe một bài hát hỗn loạn rằng “cờ ra con mấy, tóc bà trắng bà trắng như mây, ném vô vòng trúng gói mì tôm, không ném vô vòng em để chàng ôm ”.
Nhàn quá tuổi con nít ham chơi, nhưng hội chợ áp vào cô ngay từ ngày đầu. Mắt ấm, cái cười ấm.
- Bọn này là ai ấy hả? Nửa sơn đông nửa gánh hát nửa lừa gạt gái nhà quê.
Người đàn ông ấy cười khi tới nhà Nhàn mua vài cây tre để cặm lều. Và hỏi tiếp, cô có dám theo theo tôi không?
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích truyện ngắn Kịch ở làng của Nguyễn Ngọc Tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kịch ở làng
Truyện ngắnNguyễn Ngọc Tư
Bà má nghe tức ngực từ lúc tiếng loa rao dặt dìu từ dưới sông vẳng lên nhà. Gió vặn cái tin hội chợ về xóm Củi vẹo thành nhiều khúc, nghe chữ gần chữ xa. Tự dưng từng cơn ho xếp hàng dọc chen đùn lên căng ứ trong cổ họng bà. Nhàn nấu cơm sớm để bà má ăn dằn bụng trước khi uống thuốc, nghe tiếng ho trên nhà ruột chị teo mấy đoạn.
Hội chợ ở lại chỉ hai ngày. Anh nói trên điện thoại rằng lần này quay lại xóm Củi chỉ vì Nhàn. Nghe cái giọng mỏi mòn, nhuốm một chút vô vọng, “hội chợ đã đáo đi đáo lại cái xóm đó bảy lần rồi, tụi con nít ớn rồi...”
Ghe hội chợ cặm ở đầu rạch Bà Chiếc, gần một sân bóng nhỏ. Lần đầu hội chợ về đó, đám nhỏ nôn nao gần như không thể nuốt nổi cơm. Hội chợ khuấy đảo dải xóm bởi tiếng rao giòn không kịp thở vẳng lên từ mấy gian hàng có trò hơn thua như ném vòng vào lon nước ngọt, ném bóng qua ô, lô tô; những bài hát trẻ con đã nhão nói về cái sự thương nhau của cả nhà phát ra hết cỡ từ mấy cái đu quay ngựa xanh thỏ đỏ… Ở xa sẽ nghe một bài hát hỗn loạn rằng “cờ ra con mấy, tóc bà trắng bà trắng như mây, ném vô vòng trúng gói mì tôm, không ném vô vòng em để chàng ôm…”.
Nhàn quá tuổi con nít ham chơi, nhưng hội chợ áp vào cô ngay từ ngày đầu. Mắt ấm, cái cười ấm.
- Bọn này là ai ấy hả? Nửa sơn đông nửa gánh hát nửa lừa gạt gái nhà quê.
Người đàn ông ấy cười khi tới nhà Nhàn mua vài cây tre để cặm lều. Và hỏi tiếp, cô có dám theo theo tôi không?
Sau này, câu ấy lặp đi lặp lại nhưng càng ngày lưỡi người nọ càng đuối đi, dịch vị nài nỉ làm cho từng chữ rã rời.
Anh nói Nhàn ơi theo anh đi.
Nhàn nói vú sữa chín đầy cây nên phải hái
Anh nói sống vì mình trước hết.
Nhàn nói chanh giấy cũng sắp tới mùa
Anh nói chờ cho tới chừng nào?
Nhàn nói bà má đang đau.
Phổi của bà già nhạy cảm kỳ lạ. Nó hay càu nhàu sưng sỉa vì những thứ tưởng chẳng liên quan gì đến việc hít thở, như người ta vẫn hay hào hển vì nắng mưa đột ngột, độ ẩm không khí cao. Nó khò khè vì tiếng chuông leng keng của anh cà rem mỗi khi ghé qua nhà xin nước uống, nó ho hen vì mùi mồ hôi ngai ngái của anh trưởng ấp đến bảo treo cờ vào dịp lễ, nó quăng quật bà già sáu mươi chín tuổi chỉ vì những tiếng thở dài của con đàn bà son trẻ thảng hoặc vẳng lại sàn nước bên hè. Lần sửa lại nhà dưới, bà già ho gần một tháng, không biết vì mùi lá mục ẩm ướt vừa giở ra, hay mùi dăm bào xước lên từ những thân cây đã ngâm trong nước lâu ngày giờ được vớt lên làm kèo, cột. Bà má ho cặm đầu, Nhàn cũng rầu nên không cười khi một anh thợ mộc ngẩn ngơ bảo tối qua anh thấy em gội tóc trong chiêm bao.
- Cái thằng mặt mũi sáng sủa, bây thấy được thì cứ bước tới…
Bà già xúi. Nhàn cười, biết câu sau đây của bà sẽ là “đàn bà có thì, đừng để lỡ. Thằng Tường không biết còn mất, hơi sức đâu mà chờ...”.
Tường, thằng đàn ông duy nhất của nhà này đã khăn gói đi rằm tháng Giêng năm trước của ba năm trước[*] Nhàn chưa kịp quen với tiếng ngáy của anh ta, chưa kịp biết trên người có bao nhiêu nốt ruồi, và Tường cũng chưa kịp cấy vào bụng Nhàn một con lăng quăng biết biến thành đứa trẻ con biết khóc. Số phận Tường lúc đầu còn lờ lững theo những tin đồn, ai đó nói gặp Tường đập đá ở núi Sam, ai đó nói gặp một người giống Tường hay ôm gà đá ở chợ Thủ, ai đó nói Tường theo ghe biển làm ngư phủ, mất tích ngoài khơi sau mấy bữa giông bão tơi bời. Sau thì không nghe tăm tích. Cái tên Tường như chìm trong một dãi sương mù, mờ dần trên môi hai người đàn bà mòn mỏi.
- Sống chết gì thì má cũng coi như không còn nó… - Bà má tuyên bố chắc nụi hôm đám giỗ chồng, với niềm tuyệt vọng vì đến giỗ cha mà thằng con cũng không thấy đâu - Bây thấy có đám nào được thì ưng cho rồi.
Chuyện bà già xúi con dâu đi lấy chồng khác, cả xóm biết. Chuyện bà làm mọi cách để chứng minh có thể sống một mình được, Nhàn biết. Bà bửa củi, xỏ kim, tự đánh gió mỗi khi cảm cúm. Trong cái dáng bà bưng thúng gạo è è nhấc chân qua ngạch cửa là một lời tuyên bố dõng dạc, bà già này còn khỏe lắm. Có lảo đảo làm rơi thúng chẳng qua là “trơn quá nên vuột tay”. Củi để lại dằm trên tay mưng mủ thì “sơ sẩy chút thôi, mai mốt lại lành”, và luồn chỉ qua kim có hơi trầy trật hàng giờ chẳng qua “mắt không tỏ vì bụi vướng vô”. Chứng minh cho việc xoay xở lấy là chuyện nhỏ, bà già lấy thuốc nhỏ mắt, không may cầm nhầm chai dầu mù u.
Nhưng đây không phải là câu chuyện nghĩa tình dù bà mẹ chồng hay xua cô con dâu đi, “Luẩn quẩn với má hoài thì con chết già...”, dù chiều ấy bà kêu Nhàn ăn cơm xong bây cứ ra hội chợ chơi, kệ má, ho hen chút đỉnh nhằm nhò gì… Giọng bà quả quyết như thể mấy viên thuốc đã xử lý gọn cái phổi cau có kia. Mà thật, cơn ho bỗng dưng dịu lại.
Nhàn ngờ là bà má cố nhịn, quả thật, khi Nhàn qua khỏi cái miếu thổ thần ở góc đất, những tràng ho mới bục ra. Bà tưởng Nhàn đã đi xa nên ho cho đã.
Lúc Nhàn về vẫn chưa khuya lắm. Tiếng ho của bà má nhòe lẫn trong những âm thanh náo động của hội chợ, gió và bóng tối làm Nhàn bị ảo giác mình vẫn chưa đi đến cuộc hẹn hò, đâu đó vẫn có người đang đợi. Chỉ cọng rơm vướng trên cổ áo, những tê mê giữa hai ngón chân cái nhắc Nhàn những cú ôm sâu đã từng có, đã từng trôi qua. Anh nói không quay lại nữa, nhưng Nhàn có thể tìm anh nếu muốn, miễn là đừng lâu quá.
Nhàn nói dạo này má yếu nhiều, có bữa đi xuống bếp mà phải vịn lần vách, tưởng Nhàn không thấy. Bà già đó giờ đang cố nín ho khi nghe tiếng chân con dâu lẹp xẹp qua cửa nhà.
Cách một vách buồng, Nhàn không nghe được bà già thở hắt ra, nhẹ cả người. Có cái mánh nhỏ đem ra xài hoài mà vẫn giữ con nhỏ ở lại với mình. Đối phó với những người tử tế, sao mà dễ.
Mai lại ho bữa nữa, vì hội chợ chưa nhổ sào.
[*] Tóm lại là bốn năm trước :)
File đính kèm:
- Kich o langTruyen ngan Nguyen Ngoc Tu.doc