1. Đề tài: vợ nhặt viết về mảng đời sống nông thôn trong thời kỳ nạn đói khủng khiếp diễn ra năm 1945 làm cho 2 triệu đồng bào ta chết đói. Câu truyện diễn ra ở một xóm dân ngụ cư qua cảnh ngộ của một gia đình cụ thể mà cái nghèo khó vốn đeo bám họ suốt cả một đời người.
2. Chủ đề: vợ nhặt không tập trung đi sâu vào nỗi khổ vật chất mặc dù cũng có đủ các biểu hiện của tình trạng thê thảm của sự nghèo đói mà nêu lên một khía cạnh hết sức độc đáo: một tình huống gần như có một không hai, gây bất ngờ sửng sốt đối với tất cả mọi người là hiện tượng “vợ nhặt” như tiêu đề thiên truyện ngắn. Câu truện hông nhân thành vợ thành chồngtrong lúc ngày mai không biết sống chết ra sao, giữa lúc thiên hạ chết đói đầy đường đầy chợ. Nói cách khác, sự sống ló ra trong cái chết, cái sống và cái chết và cái sống đang tranh chấp với nhau.
Người ta vẫn lấy nhau trong bóng tối của tử thần quả là một ngịch lý, nghịch lý mà có thật – dù là hư cấu song vẫn là thật nếu xét tới cội nguồn bản chất của con người.
3. Tư tưởng. – Khẳng định bản chất ham sống của con người. Sự sống mạnh hơn cái chết. Xét cho cùng, đó chính là bản chất lạc quancủa con người trong quá trình tồn tại của mình, thứ bản chất mà văn học dân gian đã từng thể hiện:
“Đừng có chết mất thì thôi
Sống thời có lúc no xôi chán chè”
Hay: “chớ than phận khó ai ơi
Còn da: lông mọc, còn chồi nảy cây”
Cái chổi của lòng ham sống vẫn không bị thui chột trong lòng người ngay trong thời điểm gần như tuyệt vọng.
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích truyện ngắn vợ nhặt của Kim Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vợ nhặt
Phân tích truyện ngắn của Kim lân
I – Nội dung tư tưởng
1. Đề tài: vợ nhặt viết về mảng đời sống nông thôn trong thời kỳ nạn đói khủng khiếp diễn ra năm 1945 làm cho 2 triệu đồng bào ta chết đói. Câu truyện diễn ra ở một xóm dân ngụ cư qua cảnh ngộ của một gia đình cụ thể mà cái nghèo khó vốn đeo bám họ suốt cả một đời người.
2. Chủ đề: vợ nhặt không tập trung đi sâu vào nỗi khổ vật chất mặc dù cũng có đủ các biểu hiện của tình trạng thê thảm của sự nghèo đói mà nêu lên một khía cạnh hết sức độc đáo: một tình huống gần như có một không hai, gây bất ngờ sửng sốt đối với tất cả mọi người là hiện tượng “vợ nhặt” như tiêu đề thiên truyện ngắn. Câu truện hông nhân thành vợ thành chồngtrong lúc ngày mai không biết sống chết ra sao, giữa lúc thiên hạ chết đói đầy đường đầy chợ. Nói cách khác, sự sống ló ra trong cái chết, cái sống và cái chết và cái sống đang tranh chấp với nhau.
Người ta vẫn lấy nhau trong bóng tối của tử thần quả là một ngịch lý, nghịch lý mà có thật – dù là hư cấu song vẫn là thật nếu xét tới cội nguồn bản chất của con người.
3. Tư tưởng. – Khẳng định bản chất ham sống của con người. Sự sống mạnh hơn cái chết. Xét cho cùng, đó chính là bản chất lạc quancủa con người trong quá trình tồn tại của mình, thứ bản chất mà văn học dân gian đã từng thể hiện:
“Đừng có chết mất thì thôi
Sống thời có lúc no xôi chán chè”
Hay: “chớ than phận khó ai ơi
Còn da: lông mọc, còn chồi nảy cây”
Cái chổi của lòng ham sống vẫn không bị thui chột trong lòng người ngay trong thời điểm gần như tuyệt vọng.
II – hình thức nghệ thuật
1.Yếu tố tạo hình. – tác giả truyện “vợ nhặt” bằng vốn sống và tài năng độc đáo của mình đã tạo ra một tình huống đặc biệt, trong đó các nhân vật bộc lộ số phận của mình một cách nổi bật. Một cô gái không phải loại đờ đẫn gì, cũng có nét khôn ngoan nào đó, mà dễ dàng theo anh Tràng, dáng người thô kệch sau khi được đãi bốn bát bánh đúc mà nàng ăn ngấu nghiến với một câu nói tầm phào của Tràng; một số phận bi thảm của một đời con gái mà tác dỉa kgông nỡ gọi tên mà chỉ gọi là thị. Một anh Trành, xấu xí đã đành, mà nghèo suốt đời không thể lấy ai làm vợ nếu không có cái vụ đói khủng khiếp xảy ra. Cả đời chưa bao giờ cảm thấy mình nên người mà chỉ cảm thấy điều đó vào sáng hôm sau cái đêm tân hôn. Và từ đó mới thấy mình có một trách nhiệm với gia đình, với vợ con – một điều hết sức bình dị và tự nhiên, song đối với anh như một khám phá thế giới mới. Một bà mẹ già từng trải, trước việc bất ngờ con mình nhặt được vợ, từ không hiểu đến lúc hiểu ra rồi thì trào lên bao nhiêu là cảm xúc đan xen: mừng lòng đấy nhưng tủi nhiều, lo nhiều hơn, thương con thương dâu nhiều hơn, ân hận về trách nhiệm của người mẹ không làm tròn nghĩa vụ nên xót xa cho đời mình, cho con. Song, bà cầu mong một ngày maivới một niềm tin cố hữu “ai goầu ba họ ai khó ba đời” và chính bà nghĩ ra bao nhiêu là truyện vui sau này cho con cho cháu, và mặt mày cũng đỡ héo hon, cặm cụi quét dọn nhà cửa vườn tược với ýa nghĩ cuộc sống tốt lành sẽ tới.
Bên những nhân vật ấy, là cái bóng của tử thần lảng vảng, như một lưỡi gươm trưo trên đầu các nạn nhân: mùi dấm trấu xua tử khí của người chết, tiếng hờ thê thảm theo gió lan tới các gia đình khốn khổ.
2. Kết cấu.- Câu truyện được thuật theo một trật tự tự nhiên của thời gian, không có sự sáo trộn nào đặc biệt. Song kết cấu triệt để sử dụng pháp tương phản: Tràng ngày trước là nguồn vui của lũ trẻ nhỏ mỗi khi anh đi làm về qua đem lại tiếng cười cho cái xóm ngụ cư vốn đã im lìn trong mệt mỏi và nghèo khổ thì nay, Tràng lầm lũi và lũ trẻ nhỏ cũng ru rú ở xó nhà chứ không bám níu lấy anh như hồi trước. Một không khí cgết chíc đậm nét dần, chìm vào cái im lìm buồn thảm. Sự tương phản còn thể hiện ở chỗ việc Tràng có vợ như là một nghịch lý gây nên sự ngạc nhiên của hết thảy từ xóm giềng, bà mẹ và cả người trong cuộc là Tràng. Sự tương phản còn cả trong sự đan xen, đối trọi trong từng chi tiết: cùng với tiếng cười khúc khích của đôi vợ chồng trẻ trong tối tân hôn là tiếng hờ khóc người thân vọng đến, cùng đồng hiện.
Ngôn nghữ, kết cấu ấy phục tùng việc biểu đạt nổi bật chủ đề và câu truyện.
3. Ngôn từ. -Điểm nổi bật của lời văn nghệ thuật của vợ nhặt là thứ ngôn nghữ đậm nét chất đời sống thực.
Đây là vài nét khắc hoạ hình ảnh nhân vật Tràng:” hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười , hai con mắt nhỏ tí , gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho bộ mặt thô kệch của hắn cũng nhấp nhính những ý nghĩ gì vừa lý thú vừa dữ tợn. Hắn có tật vừa đi vừa nói. Hắn lảm nhảm những điều hắn nghĩ”. Vài nét mà phác hoạ ra một số phận bươn trải vật lộn với cuộc sống gần như bế tắc, vừa như chịu đựng, nhẫn nhục, vừa như muốn có sự chống chọi, phản ứng với cuộc đời. Song con người ấy lại hiền khô, bọn rẻ thấy Tràng thì “đừa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi. Tràng chỉ ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch ..”.
Ngôn ngữ tạo hình thật sống động, in dấu ấn của số phận bị cuộc đời làm cho mệt mỏi.
Và ngôn từ cũng báo hiệu sự biến chuyển vào một thời điểm đen tối, nạn đói ập đến “ Trong buổi chiều nhá nhem, Tràng đi từng bước mệt mỏi … Cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước. Hình như những lo lắng chật vật trong một ngày đè xuống cái lưng to rộng như lưng gấu của hắn”. Và cái đói cũng được hình tượng hoá, tạo hình cụ thể qua cái “bước chân ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào trong bến”.
Cuộc đối thoại giữa Tràng và thị trên đường về nhà cũng rất sống động và hóm, góp phần bộc lộ cái chất phác mộc mạc của Tràng và cái khôn ngoan dí dỏm của thị:
“Sắp đến chưa? – Người đàn bà chợt hỏi.
Sắp.
Nhà có ai không?
Có mình tôi mấy u.
Thị tủm tỉm cười.
Đã một mình lại còn mấy u, Bé lắm đấy.
Hắn bật cười.
à nhỉ.
Câu chuyện xem chừng đã thân thân. Hắn đi sát gần bên thị hơn, ngẫm nghĩ một lúc, chợt hắn giơ cái chai vẫn cầm lăm lăm một bên tay lên khoe:
Dỗu tối thắp đây này.
Sang nhỉ.
Khá thôi. Hai hào đấy, đắt quá. Cơ mà thôi chả cần.
Hoang nó vừa vừa chứ.
Hắn chặc lưỡi:
Vợ mới vợ miếc gì cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chả nhẽ chưa tối đã rúc vào ngay, hì hì …
Khỉ gió.
Thị đánh đét vào lưng hắn, khoặm mặt lại.
Hắn thích chí ngửa cổ cười khanh khách.
Đó là một mảng sáng , có tiếng cười hạnh phúc, và phút giây người ta quên bẵng lo âu. Lối nói đối đáp mang tính khẩu ngữ, trống không, lấp lửng đã tái hiện rất đặc sắc cảnh đôi vợ chồng mới tình cờ này. Ngòi bút Kim Lân vừa hóm vừa hiểu người, hiểu cảnh và chân trọng nâng niu cái tia sáng cuộc đời giữa cái nện xám xịt của tình thế ở cái xóm ngụ cư nơi dệ sông trong cơn bĩ cực.
Đối thoại thì sinh động và đúng giọng điệu, lời ăn tiếng nói của nhân vật. Lời kể của tác giả tương hợp với chất giọng và tâm trạng nhân vật mình sáng tạo ra. Và đây, những diễn biến tâm trạng bà mẹ Tứ đúng là một độc thoại nội tâm đầy xúc độngvà bộc lộ bản chất một người mẹ nông dân nghèo khổ Việt nam. Lời trần thuật của tác giả về ý nghĩ của bà như toát ra từ dòng suy tư của bản thân nhân vật, như có ánh sáng rọi chiếu từ bên trong tâm khảm của nhân vật làm nên cái đậm đà , chân thực có sức lay động tâm hồn người đọc.
“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa sót thươngcho con cái số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Con mình thì … trong kẽ mắt kèm mhàm của bà rủ xuống hai hàng nước mắt … Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua được cơn đói khát này không?”.
Lời kể của tác giả và nội tâm nhân vật như một thứ độc thoại nội tâm, hào quyện với nhau làm một. Cũng cùng thủ pháp ngôn từ ấy, ngòi bút tác giả lách vào những biến đổi tâm trạng của các nhân vật trong cái gia đình tội nghiệp ấy khi họ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và quang quẻ với ý nghĩ thầm tin rằng “thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi , làm ăn có cơ khá hơn. Hay bữa sáng ăn cái món chè khoán mà bà mẹ cố tình an ủi là “ngon đáo để”, sau cái chun mặt của Tràng vì vị đắng chát và nghẹn bứ trong cổ thì như tác giả viết “Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào trong tâm trí mọi người”. Không còn là chữ nghĩa nữa mà là vị chua chát của cuộc đời. Lời văn nghệ thuật đạt đến mức ấy, nghĩa là không chê vào đâu được.
Kim Lân con tỏ ra làm chủ hoàn toàn ngòi bút của ông khi ông điều khiển các con chữ, và giọng điệu. Chẳng hạn, đoạn thuật dòng suy nghĩ của bà mẹ tứ, hay câu văn hàm xúc sau đây: “hắn cười khì khì, vươn cổ thổi tắt phụt ngọn đèn. Trong đêm khuya tiếng hờ khóc tỉ tê nghe càng rõ …”.
* Giá trị nhân đạo của chuyện ngắn Vợ nhặt của Kim lân
1. Vợ nhặt, thiên truyện ngắn không nhằm mục đích chủ yếu là tố cáo tội ác của bè lũ thống trị gây ra nạn đói khủng khiếp 1945, mà ý nghĩa nghệ thuật của những nét phác hoạ cái không khí bi thảm của đời sống nhằm nói một vấn đề sâu sắc hơn phát lộ, khám phá ra một điều ẩn tàng trong chiều sâu của thế giới tâm linh của con người có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
2. Như tiêu đề thiên chuyện, Vợ nhặt là một hiện tượng nghịch lý của đời sống. Xưa nay, chuyên dựng vợ gả chồng vốn là việc thiêng liêng đối với mỗi người, mỗi gia tộc và có ý nghĩa cộng đồng. Đó là vấn đề tình cảm, vván đề duy trì nòi giống thuộc về lẽ sinh tồn của tự nhiên, của tạo hoá. Dân tộc ta là một dân tộc trọng nghĩa tình , qua trường kỳ lịch sử đã hình thành cả một tập tục trang trọng và đẹp đẽ của hôn nhân. Thế mà, cái nạn đói khủng khiếp xảy ra, người ta lại như vớ được cái hạnh phúc trời cho mà tưởng như nằm mơ giữa ban ngày.
Có lẽ trên đời này, chẳng có đôi vợ chồng nào lại có một hoàn cảnh chớ trêu đến vậy.
Câu chuyện giữa anh Tràng và thị. Tràng là một người lao động ngụ cư, kiếm sống bằng nghệ phu phen, người thô kệch, vập vạp, có cái lưng như lưng gấu, bản tính hiền khô đến lũ trẻ còn dám bâu vào anh như một thú vui mỗi buổi chiều về, song hình như do sống cuộc đời bươn trải, thăng trầm nơi đất khách mà trong đầu luôn “nhấp nhính những ý nghĩ vừa ký thú vừa dữ tợn” khiến Tràng hay lẩm bẩm một mình. Con người đó có cái gì u ẩn ở trong lòng.
Nghèo thì đã đành rồi, cả xóm ngụ cư cũng cùng một cảnh thế thôi xong Tràng vào hạng đặc biệt hơn cả. Người ta nghèo, nhưng còn có đôi có lứa, có con trẻ bi bô. Tràng suốt một đời nghèo đén nỗi không thể lấy nổi vợ. Cái nghèo của gia đình anh như một truyền kiếp. Đùng một cái, nạn đói ập đến, người ta chết đầy đường, nhờ xó sức Tràng còn kéo xe chở thóc cho người, còn có một đồng, còn chưa chết hẳn.Thế mà chỉ mội câu chuyện tầm phào và đãi “thị”một bữa quà bốn bát bánh đúc mà “thị”ưng ý theo về làm vợ sua khi cắm đầu ăn ngấu nghiến. Một cuộc đời chua chát đến cực điểm. Ta không nghĩ nhiều đến tập tục hôn nhân trang trọng và đẹp đẽ, mà có nghĩ đến thì cũng thêm thông cảm với những số phận hẩm hiu, càng thương hai con ngượi bất hạnh ấy. Ta hướng sự suy tư về cái giá trị một con người. Thực chất, “thị “không phải đến nỗi nào, thị cũng là người sắc sảo, ý tứ như ai, mà so với Tràng còn có vẻ nhỉnh hơn về sự hóm hỉnh, thế mà chỉ vì cái đói mà cái giá về nhà chồng chỉ là bốn bát bánh đúc. Và bữa cơm đầu chỉ là món chè khoán đắng ngắt và bứ đến nghẹn cổ. Đúng như mẹ Tứ nghĩ, có đói kém thế này người ta mới lấy đến con mình!Số phận con người thật đắng cay!
Chỉ riêng số phận của “thị”với cái giá rẻ mạt như vậy đã đủ là một lời cáo trạng đanh thép đối với kẻ thù, là tiếng nói vừa chua chát vừa căm hờn ẩn chứa trong lời kể có vẻ khách quan của Kim Lân. Một giọng điệu khách quan để ghi lại một tấn bi hài kịch của số phận con người trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc ấy .
Đối với Tràng, “thị”theo anh về qua câu nói tầm phào, gọi là đùa cho vui, thế mà thành sự thật. Anh cũng chẳng có thể tin được điều đã xảy ra. Ngay khi dẫn thị về nhà rồi “Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ không phải thế”. Và sáng hôm sau cái đêm tân hôn, “việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”. Việc có cô vợ nhặt đối với Tràng quả là một quả phúc từ trên trời rơi xuống, cái quả phúc đi tìm cả một đời người và chỉ thành hiện thực trong một hoàn cảnh trớ trêu thiên hạ chết đói đầy đường và bản thân mình ngày mai ra sao cũng không còn biết nữa. Một hạnh phúc của nghịch lý, của đắng cay. Nhưng cũng chính từ cảnh ngộ đặc biệt đó mà bộc lộ nỗi khát khao hạnh phúc của con người. Lòng ham sống của con người như một thứ chồi cây mạnh mẽ im lìm trong lòng đất, không thể gì có thể làm thui chột được. Cái đói là đáng sợ, bóng đen tử thần làm con người lo âu song bản chất con người là lòng ham sông, yêu đời, và luôn luôn hướng tới một niềm hy vọng. Sự sống qua cảnh ngộ này chứng tỏ mạnh hơ cái chết. Tràng sau đêm tân hôn cũng như từ thế gới khác bước ra, “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”.
KL đã tạo ra một cảnh vật đặc biệt cho nhân vật của mình là gặp hạnh phúc đúng vào thời điểm bất ngờ, tuyệt vọng nhất để phát lộ ra bản chất ham sống của con người. Ngòi bút của ông không chỉ thần tình mà con tỏ ra nâng niu ước vọng chân chính của con người, lhẳng định sức sống tiềm tàngvà mạnh mẽ của tình yêu cuộc sống, cụă sống. Đó là tiếng nói nhân văn cao cả và sâu sắc.
Đắc biệt gây xúc động trong “vợ nhặt” là hình ảnh bà mẹ Tứ. Trước giây phút ngạc nhiên, khi đã hiểu sự tình, tâm trạng bà mói lên tất cả. KL bằng một lối văn xác thực và chân thực, bằng sự hiwur đời và hiểu người, đã tái hiện một khoảng khắc chứa cả nỗi nhọc nhằn của cả một đời người., một kiếp người, cùng phẩm chất cao đẹp rất ngưowif của một bà mẹ nghèo khổ Việt nam:
“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão ấy hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số phận đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng nh con là lúc nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Con mình thì … trong ke mắt kèm nhàm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt … Biết rằng chúng có nuôi nổi nhau qua được cơn đói khát này không?”.
Một người đàn bà từng trải, hiểu biết và giầu đức hy sinh, một lòng thương con thương con và xót xa ân hận về nghĩa vụlàm mẹ chưa tròn của mình. Bao nhiêu lo âu chỉ để dành cho cuộc sống của con cháu sau này, còn với mình bà tịnh không nghĩ đến, chỉ giữ lại một nỗi xót xa vì bổn phận chưa tròn.
Ngoài ra ở bà mẹ Tứ vốn có một niềm tin cố hữucủa người nông dân đã trải qua cuộc sống thăng trầmb đầy nước mắt, lo toan không mấy có niềm vui, một niềm tin tự ngừy xửa ngày xưa, niềm tin voà ngày mai xuất phát từ lòng ham sống của con người “ai giầu ba họ, ai khó ba đời”. Nói cách khác, bà mạ Tứ là hiện thân của thứ chủ nghĩa lạc quan dân dã, cố hữu. đó cũng là nét nhân vắnau đậm trong tâm hồn dân tộc.
3.Mỗi nhân vật, mỗi số phận trong “vợ nhặt” làm sáng tỏ khía cạnh có ý nghĩa nhân văn khác nhau. Ngay “thị” một số phận hẩm hiu không có đến một cái tên khiến ta nghĩ đến giá trị của con người rẻ mạt đến mức nào trong cái thời nạn đói tháng ba khủng khiếp ấy đã đày đoạ nhân dân ta trong vực thẳm. Còn Tràng, làm ta cảm nhận thấm thía nỗi cơ sực của một kiếp người và lòng ham sống vốn là bản chất của con người. Bà mẹ Tứ làm sáng lên bản chất cao đẹơ cua những con người bị đày đoạ trong nghèo khó, một bà mẹ giầu đức hy sinh.
Tất cả những con người ấy trong cuộc hôn nhân tội nghiệp mặc dù không có được một niềm vui đúng nghĩa song trong lòng họ vẫn tìm lại được sinh khí của cuộc đời để kgỏi gục ngã trong giờ phút gian nguy, để còn nghị lực mà đi tiếp mà hy vọng. Tràng như thành một con người khác. Sau cái đêm tân hôn, anh cảm thấy một cái gì êm ái lan toả trong lòng và như từ cõi mộng bước ra. Và đến buổi sáng ấy, khi bắt đầu nếm mùi hành phúc anh mới cảm thấy mình là một con người và mới thấy trách nhiệm làm người, rồi đây anh có nhiệm vụ với vợ với con. Hạnh phúc tới, cả một chân trời mới mở ra trước mặt mà Tràng thấy rõ ở trong lòng. Và “thị” vợ anh cu Tràng, cũng trở nen một nàng dâu ý tứ, dịu dàng. Và đặc biệt, bà mẹ Tứ cái mặt bủng beo cũng rạng rỡ ra. Những con người đó , ra sức quét dọn quang quẻ vườn tược, nhà cửa, với ý nghĩ cuộc đời sẽ khác hơn.
Thế mới biết, sự sống mạnh hơn cái chết. Đối với con người ngoài nhu cầu vật chất còn có nhu cầu sống, cuộc sống của con người. Và chính lòng ham sống và ý thức, tiềm thức về quyền sống là nguồn nội lực làm nên sức sống dẻo dai, bền bỉ trong con người để tòn tại và phát triển. ý thức đó, nhu cầu tự thân đó càng rõ rệt trong những giờ phút điển hình nhất của nỗi gian truân, trong giây phút giáp danh giữa cái sống và cái chết. Con người luôn luôn hướng về sự sống.
Âm điệu của vợ nhặt là là âm hưởngcủa một bi kịch lạc quan. Là bi kịch bởi nó là bàn cáo trạng đói với những lực lượng đen tối đẩy số phậnnhwngx người lương thiện vào đáy sâu của sự khốn cùng. Là lạc quan vì nó là tiếng nói của ước vọng và hy vọng.
Giá trị chủ yếu cua rvợ nhặtlà ở tinh thần nhan đạo sâu xalà vì vậy/
Phân tích tâm trạng bà mẹ Tứ trong “vợ nhặt”
1.Trong vợ nhặt, gia đình mẹ Tứ có lẽ là vào loại gia đình khốn cùng nhất. Nơi ở của họ cũng là nơi heo hút nhất của cái xóm ngụ cư. Cái đói khổ truyền kiếp đeo bám họ gần như suốt cuộc đời. Nghèo đén mức người con trai độc nhất của gia đnhf là Tràng không thể nào lấy được vợ trong điều kiệnbình thường như những người nghèo khổ khác. Thé nhưng người đau khổ nhất, buồn tủi nhất, lo âu nhất lại chính là bà mẹ Tứ; bà là kết tinh của những cuộc đời bất hạnh và ước vọng đổi đời của những con người nghèo khổ. Và trong bà , cũng bộc lộ rõ nét nhấtnhwngs phẩm chất cao đẹp của những kẻ khốn cùng, của người mẹ nghèo khổ Việt nam.
2.Trước việc con trai mẹ Tứ –anh Tràng dẫn cô vợ nhặt về và giới thiệu ra mắt bà, bà ngạc nhiên, hết sức bất ngờ và mãi không hiểu ra sao cả. Mắt bà tự nhiên cứ nhoèn ra. Mãi sau, Tràng nói rạch ròi bà mới vỡ lẽ.
Võ lẽ rồi thì “Bà lão cúi đầu nín lặn. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy hiểu ra biết bao cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc nhà ăn nên làm nổi, những mong con sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì …”.
Tràng thế là có vợ , là mẹ nhưng bà lại không mừng rỡ trái lại chỉ chào lên nỗi xót thương cho số kiếp đứa con mình. Bà tủi cho con và tủi cả cho mình. Bà ân hận, chua xót vì không làm tròn bổn phận của người mẹ, chưa làm được cái việc dựng vợ cho con, một thiên chức của mẹ cha. Thương con, thương mình, tủi cho con và tủi cả cho mình. Trong kẽ mắt kèm nhèm rủ xuống hai hàng nước mắt. Nước mắt của buồn tủi.
Đó là tâm trạng của bà về quá khứ, những năm tháng nghèo khó không cất đầu lên được, trăm cay nghìn đắng đã từng, không những thế, ba flo cho con bà những ngày hiện tại có sống nổi qua cơn đói này không. Buồn tủi chưa qua, lo âu vội tới trong lòng bà lão.
Thương con , lo cho con, bà thương lây cả người đàn bà đã theo Tràng đến cửa nhà bà. Bà là người từng trải và hiểu biết, Bà nhìn đăm đăm người đàn bà như cố tìm một lời giải đáp. Bà nghĩ “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được ...”. Nghĩ vậybà cũng thấy vui lên một chút, thấy trong cái nguy lại con vớt vát được cái may, điều mà bà chẳng lo được cho con. Con bà đã có gia đình, có vợ đó là việc đại sự., không mừng làm sao được, dù mừng trong lo âu thì cũng lag mừng.
ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng.
“Thôi thì” – sự việc đã rồi bà phải đành lòng thôi vì đâu có phải là lúc ăn nên làm nổi, lúc người ta đang chết đầy đường và mình thì chưa biết ra sao nhưng là chuyện “phải duyên phải kiếp” thì lẽ nào lại không là may mắn nên bà mừng là hợp lẽ. Song bà mừng lòng song nghe trong cái mừng đõen lẫn cái âu lo, và có pha chút gì tủi phận cho mẹ con bà, với cả ntình thương đôi vợ chông tình cờ bất hạnh, về với nhau đâu có thế này bao giờ. Trong tâm tư bà bao nhiêu là cơ sự: Người ta cưới nhau ít ra cũng phải có cơi trầu, có cúng gia tiên và bây giờ đây ít ra cũng phải có dăm ba mâm gọi là … chứ đâu chỉ có lưng cháo loãng và món chè khoai đắng ngắt và bứ nghẹn cổ. Trong lời bà lão, cái mừng lòng sao mà tội nghiệp. Mừng tủi lo âu, thương con, thương dâu, thương mình, hận mình đan xẻntong một nỗi lòng bà lão bởi bà là người từng trải, người hiểu biét.
Có thể nói , ngòi bút KL thấu lý đạt tình, rất timh tế khi mô tẳnhngx trạng thái cảm xúc đan xen trong nội tâm nhân vật , đó là một ngòi bút hiểu thấu sự đời, nhất là đối với nông dân ở nông thôn – những người ông quen thuộc và chính bản thân ôngcung đã từng sống qua những xảnh đời như vậy trong cái đận tháng ba khủng khiếp ấy.
Sau cái mừng lòng ấy là một sự chấp nhận. Và bà nghĩ đến tránh nhiệm và thực hiện cái trách nhiệm ấy của người mẹ. Bà khuyên các con “chúng mày liệu bảo nhau mà làm ăn”; với một niềm tincố hữu “ai giầu ba họ, ai khó ba đời”, bà nghĩ xa đến lũ cháu của bà “có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Một bà mẹ chu toàn.
Không chỉ có lời khuyên, bà chăm sóc các con với khả năng của mình: Bà dặn Tràng kiếm nứa ngăn cái nhà ra cho đôi vợ chồng chúng nó, bà chuẩn bịbữa đầu tiên đón cô dâu mới với món chè khoán “ngon đáo để”, bà thu dọn vườn tược, nhà cửa cùng con dâu với ý nghĩ cuộc đời sẽ khác, bà toàn nói chuyện vui, chuyện sung sướng sau này…
Bà nghĩ về tương lai cho con cháu, riêng bà lão “cũng nhẹ nhõm tươi tỉnh khác mọi ngày, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”.
Qua nét tâm trạng này, hiển hiện lên một điều: càng trải qua những bước thăng trầmcủa cuộc đời nghèo khổ, gặp lúc bĩ cực khôn lường, thì chính những người già lại có niềm tin và hy vọng. Không phải ngẫu nhiên mà KL lại dành cho bà mẹ Tứ – nhân vật già cả của ông lại là người nói toàn chuyện vui, lại vẽ ra cái tươi sáng giữa trời đêm mù mịt cua bóng tối tử thần đang trùm xuống xóm làng.
3.Nhân vật bà mẹ Tứ xuất hiện chỉ trong khoảng khắc: chiều hôm trước và sáng hôm sau khi con dắt cô vợ nhặt về trình diện với bà. Song KL đã cho ta một nhân vật có chiều dày cuộc đời và chiều sâu tâm lý trong giờ phút tối tăm nhất cuộc đời, cho ta một hình ảnh điển hình về một người mẹ nghèo khổ nông dân việt nam với phẩm chất cao đẹp: thương con và giầu đức hy sinh, hiểu biết và thấu lý đạt tình, lạc quan. Nhân vật mẹ Tứ thấm đượm tình cảm nhân đạo sâu xa vốn có trong truyền thống dân tộc. Và là một sáng tạo xuất sắc của KL.
Nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện ngắn của kim lân
1.Truyện ngắn không phải là thứ chuyện dài rút gọn. Nhiều nhà tiểu thuyết giỏi viết chuyện dài mà viết chuyện ngắn lại tỏ ra khó khăn. Truyện ngắn đòi hỏi một dung lượng sự kiện và nhân vật không nhiều, song không phải vì thế mà hàm lượng và chất lượng nội dung tư tưởng không cần có sức khái quát cao và sâu. Cái khác rõ nét nhất giữa chuyện dài và truyện ngắn là ở chỗ rộng hrpj của không gian hiện thực, độ dài ngắn của thời gian hiện thực, và ở các mối quan hệ giữa các nhân vật đa tuyến hay đơn tuyến. Còn về yêu cầu chất lượng tư tưởng và nghệ thuật thì không thể định mức khác nhau.
Không gian chuyệnngắn thường hẹp, thời gian chỉ thường là khoảng khắc của một quá trình, tập chung mâu thuẫn và chứa nhiều kịch tính, số lượng nhân vật có hạn, xoay quanh một biến cố hay sự kiện, cho nên việc tạo ra tình huống chuyện có ý nghĩa đặc biệt.
Tài năng của người nghệ sỹ ngôn từ trong quá trình sáng tạo truyện ngắn chính là ở khâu then chốt này. “Vợ nhặt” của KL là một tác phẩm tiêu biểu của thể chuyện ngắn ở khâu then chốt , đó là tác giả đã tạo ra được một tình huống chuyện hết sức độc đáo và có ý nghĩa nghệ thuật cao.
Dĩ nhiên, nghệ thuật truyện ngắn còn bao hàm nhiều mặt, song tạo tình huống là một mặt cơ bản, then chốt nhất.
2.Tình huống chuyện ngắn trong “vợ nhặt” là một tình huống hết sức đặc biệt, đặc biệt tới mức hầu như sự dãn nở tự do của trí tưởng tượng cũng khó lòng mà nghĩ đến. Nhưng một khi nó được sáng tạo ra thì không đem lại một cảm tưởng về một cái gì kỳ quặc không thể có, nghĩa là người ta vẫn có thể chấp nhận sự việc xảy ra trên cơ sở một căn nguyên nào đó nằm mgay trong bản thân cuộc sống.
Tình huống đó là: đúng vào lúc nạn đói ập đến, mọi người không biết ngày mai sẽ sống ra sao, ngoài đường ngoài chợ từng đoàn người thất thểu tha hương kiếm sống, người chết đói và những tiếng hờ ai oán, thế mà anh cu Tràng – một người nghèo nhất trong cái số dân ngụ cư lại lấy vợ. Tóm lại, tình huống chuyện là một nghịch lý của cuộc đời. Và chính là nghịch lý, nghịch cảnh mà bản thân nó đã nói lênbao nhiêu điều sâu xa về cuộc sống, về con người.
Việc Tràng dắt vợ về làm cho tất cả mọi người ngạc nhiên, không ai tin rằng giữa lúc đói kém như thế này mà lại có chuyện đó. Cái xóm ngụ cư thấy đầu tiên, họ xửng xốt bàn tán, đoán già đoán non, rồi thớn thở: “ôi chao, giời đất này vòn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”.
Người ngạc nhiên nhất là mẹ Tứ . Từ lúc thấy người đàn bà lạ ở trong nhà, bà ngạc nhiên hết sức. “Thị” chào bà, bà càng chẳng hiểu ra làm sao cả. Khi Tràng rành rọt nói với bà, thì bà mới hiểu ra và bà chỉ cúi đầu im lặng và ngổn ngang trăm mối tơ vò.
Ngay bản thân người trong cuộc,
File đính kèm:
- Phan tich truyen ngan Vo nhat 2.doc