Câu 1: CnH2n (n ≥ 2) là công thức chung của ?
Câu 2: Anken có loại đồng phân nào mà ankin không có?
Câu 3: Anken và ankin đều có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết ?
Câu 4: Anken và ankin có tính chất hóa học giống nhau là đều tham gia phản ứng ?
Câu 5: Anken và ankin đều không màu và tan trong nước.
Câu 6: Ankin được ứng dụng để sản xuất cao su ?
Câu 7: Ankin tham gia phản ứng thế ion còn anken thì không.
1 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu học tập Hóa học Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: CnH2n (n ≥ 2) là công thức chung của?
Câu 2: Anken có loại đồng phân nào mà ankin không có?
Câu 3: Anken và ankin đều có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết ?
Câu 4: Anken và ankin có tính chất hóa học giống nhau là đều tham gia phản ứng ?
Câu 5: Anken và ankin đều không màu và tan trong nước.
Câu 6: Ankin được ứng dụng để sản xuất cao su ?
Câu 7: Ankin tham gia phản ứng thế ion còn anken thì không.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Ứng với CTPT C5H8 có bao nhiêu ankin đồng phân của nhau?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Cho hiđrocacbon A thuộc dãy đồng đẳng của ankin. Khi đốt cháy A ta thu được số mol CO2 và H2O với mối tương quan là:
A. CO2 ≥ H2O B. CO2 ≤ H2O
C. CO2 = H2O D. Tất cả đều sai
Câu 3: Trong dãy đồng đẳng của ankin, axetilen phản ứng thế ion kim loại hóa trị 1theo tỉ lệ mol C2H2 : Ag+ là:
A. 1:1 B. 1:2 C. 1:3 D. 1:4
Câu 4: Có ba bình mất nhãn đựng các dung dịch hexan, hex-1-en, hex-1-in. Cách nào sau đây dùng để nhận biết các dung dịch đó.
Dùng dung dịch AgNO3/NH3 rồi dung dịch brom.
Dùng dung dịch KMnO4 rồi dùng dung dịch brom.
Dùng dung dịch brom rồi dung dịch AgNO3/NH3.
A và C đúng.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 2,24l hiđrocacbon X thu được 6,72l CO2 (các thể tích khí đo ở đktc). X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 sinh ra kết tủa màu vàng nhạt. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3 – CH = CH2 B. CH ≡ CH
C. CH3 – C ≡ CH D. CH2 = CH – C ≡ CH
File đính kèm:
- phieu_hoc_tap_hoa_hoc_lop_11.doc