Phiếu học tập Tiết 9 - Vật lý 11 CB - THPT Hoành Bồ

Phiếu học tập 1 (PC1)

- Để chuẩn bị thí nghiệm tìm hiểu về qua hệ giữa suất điện động, hiệu điện thế của nguồn điện và cường độ dòng điện trong mạch ta cần đo những đại lượng nào? cần những thiết bị, dụng cụ gì?

- Mạch điện thí nghiệm phải được mắc thế nào?

- Tiến hành thí nghiệm thế nào để có thể xác định mối quan hệ đó.

TL1:

- Ta cần đo được hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch kín. Vì vậy cần một mạch điện kín ( nguồn điện, dây dẫn dây dẫn, điện trở có thể thay đổi được); von kế, ampe kế.

- Mắc mạch điện kín với gồm nguồn điện, biến trở. Vôn kế nối với hai đầu nguồn, am pe kế được mắc nối tiếp với đo dòng trong toàn mạch.

- Tiến hành thí nghiệm: Thay đổi giá trị cường độ dòng điện trong mạch bằng cách thay đổi giá trị biến trở. Lập bản ghi giá trị của hiệu điện thế khi I thay đổi:

I (A) . . . . .

U (V)

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu học tập Tiết 9 - Vật lý 11 CB - THPT Hoành Bồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu học tập 1 (PC1) - Để chuẩn bị thí nghiệm tìm hiểu về qua hệ giữa suất điện động, hiệu điện thế của nguồn điện và cường độ dòng điện trong mạch ta cần đo những đại lượng nào? cần những thiết bị, dụng cụ gì? - Mạch điện thí nghiệm phải được mắc thế nào? - Tiến hành thí nghiệm thế nào để có thể xác định mối quan hệ đó. TL1: - Ta cần đo được hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch kín. Vì vậy cần một mạch điện kín ( nguồn điện, dây dẫn dây dẫn, điện trở có thể thay đổi được); von kế, ampe kế. - Mắc mạch điện kín với gồm nguồn điện, biến trở. Vôn kế nối với hai đầu nguồn, am pe kế được mắc nối tiếp với đo dòng trong toàn mạch. - Tiến hành thí nghiệm: Thay đổi giá trị cường độ dòng điện trong mạch bằng cách thay đổi giá trị biến trở. Lập bản ghi giá trị của hiệu điện thế khi I thay đổi: I (A) . . .. .. . U (V) Phiếu học tập 2 (PC2) - Từ số liệu thu được, nhận xét quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch? Phiếu học tập 3 (PC3) - Cường độ dòng điện trong mạch và suất điện động của nguồn có quan hệ thế nào? - Phát biểu nội dung định luật Ôm cho toàn mạch? Phiếu học tập 4 (PC4) - Hiện tượng đoản mạch là gì? - Đặc điểm của cường độ dòng điện và tác động của dòng điện đối với mạch ra sao? Phiếu học tập 5 (PC5) - Vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vào mạch điện suy ra định luật Ôm? Phiếu học tập 6 (PC6): - Hiệu suất của nguồn điện là gì? - Biểu thức của hiệu suất? Phiếu học tập 7 (PC7): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. Nhận xét nào sau đây đúng? Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn; B. tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn; C. tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn; D. tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài. 2. Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây? A. UN = Ir. B. UN = I(RN + r). C. UN = E – I.r. D. UN = E + I.r. 3. Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch A. tăng rất lớn. B. tăng giảm liên tục. C. giảm về 0. D. không đổi so với trước. 4. Khi khởi động xe máy, không nên nhấn quá lâu và nhiều lần liên tục vì A. dòng đoản mạch kéo dài tỏa nhiệt mạnh sẽ làm hỏng acquy. B. tiêu hao quá nhiều năng lượng. C. động cơ đề sẽ rất nhanh hỏng. D. hỏng nút khởi động. 5. Hiệu suất của nguồn điện được xác định bằng A. tỉ số giữa công có ích và công toàn phần của dòng điện trên mạch. B. tỉ số giữa công toàn phần và công có ích sinh ra ở mạch ngoài. C. công của dòng điện ở mạch ngoài. D. nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch. 6. Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 2,5 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là A. 3A. B. 3/5 A. C. 0,5 A. D. 2 A. 7. Một mạch điện có nguồn là 1 pin 9 V, điện trở trong 0,5 Ω và mạch ngoài gồm 2 điện trở 8 Ω mắc song song. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là A. 2 A. B. 4,5 A. C. 1 A. D. 18/33 A. 8. Một mạch điện gồm một pin 9 V , điện trở mạch ngoài 4 Ω, cường độ dòng điện trong toàn mạch là 2 A. Điện trở trong của nguồn là A. 0,5 Ω. B. 4,5 Ω. C. 1 Ω. D. 2 Ω. 9. Trong một mạch kín mà điện trở ngoài là 10 Ω, điện trở trong là 1 Ω có dòng điện là 2 A. Hiệu điện thế 2 đầu nguồn và suất điện động của nguồn là A. 10 V và 12 V. B. 20 V và 22 V. C. 10 V và 2 V. D. 2,5 V và 0,5 V. 10. Một mạch điện có điện trở ngoài bằng 5 lần điện trở trong. Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch thì tỉ số giữa cường độ dòng điện đoản mạch và cường độ dòng điện không đoản mạch là A. 5 B. 6 C. chưa đủ dữ kiện để xác định. D. 4. 11. Một acquy 3 V, điện trở trong 20 mΩ, khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy là A. 150 A. B. 0,06 A. C. 15 A. D. 20/3 A. 12. Cho 3 điện trở giống nhau cùng giá trị 8 Ω, hai điện trở mắc song song và cụm đó nối tiếp với điện trở còn lại. Đoạn mạch này được nối với nguồn có điện trở trong 2 Ω thì hiệu điện thế hai đầu nguồn là 12 V. Cường độ dòng điện trong mạch và suất điện động của mạch khi đó là A. 1 A và 14 V. B. 0,5 A và 13 V. C. 0,5 A và 14 V. D. 1 A và 13 V. 13. Một mạch điện có 2 điện trở 3 Ω và 6 Ω mắc song song được nối với một nguồn điện có điện trở trong 1 Ω. Hiệu suất của nguồn điện là A. 1/9. B. 9/10. C. 2/3 . D. 1/6. 14. Hai bóng đèn có điện trở 5 Ω mắc song song và nối vào một nguồn có điện trở trong 1 Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là 12/7 A. khi tháo một đèn ra thì cường độ dòng điện trong mạch là A. 6/5 A. B. 1 A. C. 5/6 A. D. 0 A.

File đính kèm:

  • docPhieu HT tiet 9 11 co ban.doc
Giáo án liên quan