Câu 1: Nêu những nét chính về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm?
Câu 2: Trình bày xuất xứ đoạn trích “Đất Nước”? Bố cục và khái quát nội dung đoạn trích?
Hướng dẫn:
Câu 1: Cần lưu ý nhữgn nét chính:
- NKĐ (1943)- Huế, trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng, học tập và trưởng thành trên miền Bắc những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, tham gia chiếnđấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam.
- Từng giữ nhiều cương vị quan trọng trên mặt trận văn hoá văn nghệ và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
* Về phong cách: thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, mang màu sắc chính luận.
Câu 2: Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca”Mặt đường khát vọng”. Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổ trẻ thành thị miềnNam xuống đường, đóng góp vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Nhà thơ tìm cảm hứng và chất liệu từ phong trào đấu tranh sôi nổi và quyết liệt của sinh viên, học sinh thành phố Huế- một trong những trung tâm của các thành phố miền Nam giai đoạn 1954-1975.
- Đoạn trích gồm 2 phần chính:
+ Phần 1: Cảm nhận của nhà thơ về Đất Nước đã có từ lâu đời
+ Phần 2: Cảm nhận của nhà thơ về Đất Nước của nhân dân.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phụ đạo 12, tuần 12 - Đất nước (trích trường ca “mặt đường khát vọng”- Nguyễn khoa điềm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ Đạo 12
Tuần 12
ĐẤT NƯỚC
(Trích Trường ca “Mặt đường khát vọng”- Nguyễn khoa Điềm)
Câu 1: Nêu những nét chính về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm?
Câu 2: Trình bày xuất xứ đoạn trích “Đất Nước”? Bố cục và khái quát nội dung đoạn trích?
Hướng dẫn:
Câu 1: Cần lưu ý nhữgn nét chính:
- NKĐ (1943)- Huế, trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng, học tập và trưởng thành trên miền Bắc những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, tham gia chiếnđấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam.
- Từng giữ nhiều cương vị quan trọng trên mặt trận văn hoá văn nghệ và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
* Về phong cách: thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, mang màu sắc chính luận.
Câu 2: Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca”Mặt đường khát vọng”. Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổ trẻ thành thị miềnNam xuống đường, đóng góp vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Nhà thơ tìm cảm hứng và chất liệu từ phong trào đấu tranh sôi nổi và quyết liệt của sinh viên, học sinh thành phố Huế- một trong những trung tâm của các thành phố miền Nam giai đoạn 1954-1975.
- Đoạn trích gồm 2 phần chính:
+ Phần 1: Cảm nhận của nhà thơ về Đất Nước đã có từ lâu đời
+ Phần 2: Cảm nhận của nhà thơ về Đất Nước của nhân dân.
Đề 1: Cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước trong đoạn thơ sau:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
…………………………………
Làm nên Đất Nước muôn đời”
Hướng dẫn dàn ý:
I Mở bài:
- Đất Nước là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn học, đặc biệt trong thơ ca hiện đại. NKĐ là một tring những cây bút tiêu biểu thời kì k/c chống Mĩ. Ông có những cảm nhận mới mẻ và táo bạo về hình tượng Đất Nước. Và trường ca “Mặt đường khát vọng” là một minh chứng thể hiện sự cảm nhận ấy.
- Đoạn thơ là một số định nghĩa về hình tượng Đất Nước. Đất Nước hiện hình qua những hình ảnh cụ thể, sinh động, đầy gợi cảm kết hợp với giọng thơ sôi nổi, thiết tha.
II. Thân bài
Hình ảnh Đất Nước trong đoạn thơ hiện ra muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng qua những lien tưởng mới lạ và kì thú. Ý nghĩa về hình tượng Đất Nướcđược tác giả diễn đạt qua chiều dài của thời gian: Đất Nước có từ lâu đời, chiều rộng của không gian, chiều sâu của văn hoá: Đất Nước là cội nguồn của dân tộc
Đất Nước có từ lâu đời
- Không cần phải định nghĩa bằng các sử liệu, những khái niệm trừu tượng, nhưng NKĐ vẫn giúp chúng ta cảm nhận được hình tượng Đất Nước bằng những điều thật cụ thể, thân thuộc và hết sức giản dị:
“ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Theo tác giả, Đất Nước đã có từ ngày đó….Đất Nước hình thành qua sự tích trầu cau: biểu hiện tình nghĩa vợ chồng gắn bó thuỷ chung. Qua truyền thuyết Thánh Gióng: thể hiện tinh thần bất khuất chống xâm lược của dân tộc ta từ thời dựng nước. Qua những câu chuyện cổ tích mẹ kể từ lúc ta còn thơ ấu, tuổi thơ đã được thấm nhuần những tình cảm lâu đời về đất nước than yêu.
- Đất Nước còn được hình thành từ những thuần phong mĩ tục của dân tộc. Đó là hình ảnh “tóc mẹ thì bới sau đầu” “..Miếng trầu bây giờ bà ăn”…gợi lại cội nguồn của dân tộc, những nét đặc thù văn hoá của Việt Nam. Đất Nước dũng đựơc hình thành từ lối sống giàu tình nặng nghĩa của con người Việt Nam:” Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”, gợi nhớ đến câu bài ca dao về tình nghĩa vợ chồng:
“Tay bưng đĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
- Đất Nước hình thành và phát triển theo từng bước đi lên của dân tộc từ nền văn minh lúa nước, từ việc xây dựng mái nhà che mưa, trú nắng, từ cuộc sống lao động vất vả của con người:
“ Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng”
- Đất Nước chính là những gì thuộc hiện thực đời thường, rất cụ thể, gần gũi và gắn bó với mỗi con người chúng ta. Từ cội nguồn xa xưa của dnâ tộc, ý thơ chợt quay về với hiện thực đời thường, tácgiả cảm nhận Đất Nước đang hiện hữu trong hiện tại và gắn chặt vời con người:
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm”
Đó cũng là nơi ghi khắc những kỉ niệm đẹp thơ mộng, là không gian trữ tình của tình yêu đôi lứa yêu nhau:
“Đất là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
- Đất Nước còn là giang sơn yêu quý, thể hiện qua những làn điệu câu hát dân ca đằm thắm, trữ tình của người miền Trung:
“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi””
2.Đất Nước là cội nguồn của dân tộc
- Cùng với “Thời gian đằng đẵng”, hình ảnh Đất Nước trải rộng với “Không gian mênh mông”, nơi phát sinh và phát triển công đồng dân Việt từ thuở sơ khai qua truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”
“Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
Đất Nước luôn tiềm tàng trong mối quan hệ máu thịt giữa các thế hệ:
Trong quá khứ - ở hiện tại - đến tương lai:
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau”
Tất cả kết thành một khối thống nhất, cùng có ý thức sâu sắc về cội nguồn dân tộc, không bao giờ đựơc quên. Cùng chung tay vun đắp cho Đất Nứơc vẹn tròn to lớn.
3.Suy nghĩ của tác giả khi cảm nhận Đất Nước
Khi cảm nhận về Đất Nước, tác giả suy ngẫm về chính bản thân mình, thế hệ mình. Trong tất cả mọi người ở hiện tại đều có một phần của Đất Nước. Đất Nước đã kết tinh trong con người, trong mỗi chúng ta.
“ Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước”
Vì thế mỗi người cần biết gắn bó và san sẻ, phải biết hi sinh cho Đất Nước cùng nhau làm nên Đất Nước muôn đời
“ Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
III. Kết bài
Đánh gí về nghệ thuật: Tác giả đã vận dụng chất liệu văn hoá và văn học dân gian một cách nhuần nhị. Từ ca dao, dân ca đến các truyền thuyết lịch sử. từ phong tục tập quán đến sinh hoạt lao động của dân tộc ta qua những hình ảnh cụ thể và sinh động. Ngôn ngữ đậm đà tính dân tộc và mau màu sắc chính luận trí tuệ.
Đánh giá về nội dung: tác giả đã nêu lên những định nghĩa đa dạng và phong phú về hình tượng Đất Nước từ chiều sâu của văn hoá , qua chiều dài của lịch sử, đến chiều rộng của không gian địa lí Đất Nước. Đây là sự cảm nhận mới mẻ và đấy sự táo bạo của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Đề 2: Tư tưởng Đất Nước của nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện như thế nào trong đoạn trích sau “Đất Nước “- Trích Trường ca “Mặt đường khát vọng” .
Hướng dẫn
I. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả: NKĐ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Nhà thơ trẻ tiêu biểu của thơ ca thời kì này.
- Đất Nước là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca thời kháng chiến. Mỗi nhà văn, nhà thơ có một cách ảm nhận khác nhau về Đất Nước. Với NKĐ, ông có một cách cảm nhận mới lạ về Đất Nứơc.
- Đoạn trích Đất Nước thuộc chương V của Trường ca”MĐKV”. Đoạn thơ thể hiện cảm nhận mới lạ của tác giả về hình tượng Đất Nước: Đất Nước này là của nhân dân.
II. Thân bài
Hình ảnh Đất Nước được nhà thơ nhìn ở tầm gần. NKĐ đã quan sát Đất Nước trong muôn mặt đời thường của nó. Đất Nước hiện lên với vẻ đẹp dung dị, gần gũi và thân thương.(Liên hệ phần phân tích ở đề 1).
Ngoài cách cảm nhận Đất Nước từ chiều dài của lịch sử, từ chiều sâu văn hoá, phong tục tập quán của người Việt Nam, từ không gian đại lí…ở phần 2 của đoạn trích tác giả cũng nhìn Đất Nước qua các phương diện ấy nhưng có điều khơi sâu hơn và tìm hiểu kĩ hơn để có cái nhìn khái quát và cặn kẽ hơn vả Đất Nứơc.
Đất Nước được nhà thơ cảm nhận qừ những không gian địa lí cụ thể. Đó là những miền đất, những thắng cảnh trên khắp ba miền của đất nước mà tên gọi của chúng thật nôm na, dân dã: núi Vọng phu, hòn Trống Mái, ao đầm gót ngựa Thánh Gióng để lại, đất tổ Hùng vương,núi Bút non Nghiên, Hạ Long, Ông Đốc , Ông Trang, Bà Đen Bà Điểm….Tất cả được hình thành từ trong đời sống lao động của dân tộc, gắn liền với cuộc sống bao đời nay của nhân dân ta. Từ việc quan sát Đất Nước ở góc độ địa lí, văn hoá nhà thơ đi đến một cảm xúc suy nghĩ khái quát mang ý nghĩa triết luận: Trên kháp đất nước này, nhìn nơi nào cũng mang dáng hình, mang ao ước, mang đậm nếp sống của ông cha ta từ ngàn xưa:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”
Và như thế cũng có nghĩa là từ bốn nghìn năm nay, ông cha ta đã hoa 1thân vào trong đất nước, trong núi song
“Ôi Đất Nước bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta”
Đất Nước này là của nhân dân- những người lao động chân chất, bình dị mà sáng suốt. Chính họ đã hoá thân thành những anh hùng. Con giá con trai cần cù lao động, kho có giặc thì người vợ nuôi con cái để người chồng ra trận. Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh…(D/c)
Họ đã hi sinh, nhưng đó là sư hi sinh có ý nghĩa lớn lao
“ Họ sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
Họ biết xây dựng và bào tồn Đất Nứơc trong cuộc sống lao động, cả tronmg những binh biến khói lửa, phải di dân tới miền đất mới:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”
Khi nhà thơ cảm nhận Đất Nước là của nhân dân và trong nhân dân lại có cả chính mình, vì thế nhà thơ phải nêu lên những trách nhiệm của bản thân, của thế hệ mình. Phải biết giữ gìn và phát triển Đất Nước ngày một phong phú hơn. Đồng thời phải biết nhớ ơn những người đã làm nên Đất Nước muôn đời:
“ Em ơi, Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá than cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
Để thể hiện tư tưởng Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân, NKĐ vận dụng giọng điệu mang tính tâm tình, sâu lắng. Vì vậy không gì hơn bằng cách lấy chất liệu văn hoá và văn học dân gian, hình ảnh thơ lấy từ tring đời sống thường ngày của dân tộc.(d/c)
III. Kết bài
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân xuyên suốt và chi phối trong cách cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ. Đây là kết quả nhận thức không chỉ riêng NKĐ mà là cả một thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chóng Mĩ cứu nước.
Đoạn trích Đất Nước đã góp thêm một cái nhìn độc đáo, mới lạ về Đất Nước
File đính kèm:
- Dat Nuocdung de phu dao 12.doc