MỤC LỤC
PHẦN I : Một số vấn đề chung
1. Vai trò của âm nhạc đối với học sinh tiểu học
2. Đặc điểm, khả năng âm nhạc của học sinh Tiểu học.
3. Giới thiệu chương trình SGK âm nhạc ở trường Tiểu học.
a. Về chương trình
. Đặc điểm :
. Nội dung chương trình âm nhạc ở Tiểu học
. Nội dung chương trình của từng lớp.
b. Về SGK :
4. Cấu trúc bài học, tiết học ở trường Tiểu học
a. bài học âm nhạc
b. Tiết học âm nhạc.
c. Những yêu cầu khi soạn kế hoạch bài học.
d. Một số gơi ý về cách phân chia thời gian cho nội dung và một số tiết dạy.
e. Cách gõ đệm cơ bản thường dùng khi học hát và tập đọc nhạc.
f. Một số nguyên tắc đặt hợp âm cho bài hát.
g. Gợi ý một số cấu trúc Kế hoạch bài dạy cho tiết học âm nhạc.
PHẦN II : Phương pháp dạy học hát
1. Nhiệm vụ của dạy hát
2. Các bước dạy hát
3. Sử dụng các phương tiện và các hoạt động kết hợp trong dạy học hát.
a. Về phương tiện
b. Những hoạt động để ôn tập bài hát
c. Vận động theo nhạc.
4. Thực hành soạn giảng.
PHẦN III : Phương pháp dạy nghe nhạc
1. Nhiệm vụ của dạy nghe nhạc.
2. Các bước dạy nghe nhạc
3. Sử dụng các phương tiện trong dạy học sinh nghe nhạc
4. Lựa chọn nội dung cho dạng bài dạy nghe nhạc.
5. Thực hành soạn giảng.
PHẦN IV : Phương pháp dạy Tập đọc nhạc
1. Nhiệm vụ của dạy TĐN
2. Các bước dạy TĐN
3. Sử dụng các phương tiện và các hoạt động kết hợp trong dạy TĐN.
4. Thực hành soạn giảng.
PHẦN V : Phương pháp dạy Kể chuyện âm nhạc
1. Nhiệm vụ của dạy kể chuyện âm nhạc
2. Các bước dạy kể chuyện âm nhạc
3. Sử dụng các phương tiện và các hoạt động kết hợp trong dạy kể chuyện âm nhạc.
4. Thực hành soạn giảng.
PHẦN VI : Thực hành soạn giáo án dạy học âm nhạc ở Tiểu học.
1. Soạn giáo án dạy học âm nhạc ở Tiểu học.
2. Cách trình bày giáo án
3. Thực hành tập giảng.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 37934 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy học Âm nhạc tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I : Một số vấn đề chung
Vai trò của âm nhạc đối với học sinh tiểu học
Đặc điểm, khả năng âm nhạc của học sinh Tiểu học.
Giới thiệu chương trình SGK âm nhạc ở trường Tiểu học.
a. Về chương trình
. Đặc điểm :
. Nội dung chương trình âm nhạc ở Tiểu học
. Nội dung chương trình của từng lớp.
b. Về SGK :
Cấu trúc bài học, tiết học ở trường Tiểu học
bài học âm nhạc
Tiết học âm nhạc.
Những yêu cầu khi soạn kế hoạch bài học.
Một số gơi ý về cách phân chia thời gian cho nội dung và một số tiết dạy.
Cách gõ đệm cơ bản thường dùng khi học hát và tập đọc nhạc.
Một số nguyên tắc đặt hợp âm cho bài hát.
Gợi ý một số cấu trúc Kế hoạch bài dạy cho tiết học âm nhạc.
PHẦN II : Phương pháp dạy học hát
Nhiệm vụ của dạy hát
Các bước dạy hát
Sử dụng các phương tiện và các hoạt động kết hợp trong dạy học hát.
Về phương tiện
Những hoạt động để ôn tập bài hát
Vận động theo nhạc.
Thực hành soạn giảng.
PHẦN III : Phương pháp dạy nghe nhạc
Nhiệm vụ của dạy nghe nhạc.
Các bước dạy nghe nhạc
Sử dụng các phương tiện trong dạy học sinh nghe nhạc
Lựa chọn nội dung cho dạng bài dạy nghe nhạc.
Thực hành soạn giảng.
PHẦN IV : Phương pháp dạy Tập đọc nhạc
Nhiệm vụ của dạy TĐN
Các bước dạy TĐN
Sử dụng các phương tiện và các hoạt động kết hợp trong dạy TĐN.
Thực hành soạn giảng.
PHẦN V : Phương pháp dạy Kể chuyện âm nhạc
1. Nhiệm vụ của dạy kể chuyện âm nhạc
2. Các bước dạy kể chuyện âm nhạc
3. Sử dụng các phương tiện và các hoạt động kết hợp trong dạy kể chuyện âm nhạc.
4. Thực hành soạn giảng.
PHẦN VI : Thực hành soạn giáo án dạy học âm nhạc ở Tiểu học.
Soạn giáo án dạy học âm nhạc ở Tiểu học.
Cách trình bày giáo án
Thực hành tập giảng.
PHẦN THỨ NHẤT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I. Vai trò của âm nhạc đối với HS tiểu học.
Âm nhạc có một vị trí to lớn trong nhà trường, góp phần giáo dục tình cảm đạo đức, hình thành nhân cách trẻ em .
Ngoài ra, qua các giờ học hát nghe nhạc và hoạt động ngoại khoá, âm nhạc mang cho các em tính lạc quan, tích cực, sự hoạt bát , lanh lợi, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể đặc biệt thông qua các yếu tố cơ bản của ngôn ngữ âm nhạc ( giai điệu, tiết tấu, hoà âm cường độ, âm sắc, nhịp độ .... ) học sinh được bồi dưỡng về khả năng trí tuệ, tính nhạy cảm, trí thông minh sáng tạo, khả năng tư duy trừu tượng , trí nhớ, sự tưởng tượng, tính chính xác khoa học.
Mặt khác âm nhạc còn hỗ trợ việc học tập các môn học khác được tốt hơn và qua các hoạt động âm nhạc trong phổ thông, tạo điều kiện cho các HS có năng khiếu nổi trội được phát hiện và bồi dưỡng phát triển bước đầu tạo nguồn cho các trường đào tạo chuyên nghiệp để có những nghệ sĩ tài năng cho đất nước.
II. Mục tiêu của giảng dạy âm nhạc ở trường Tiểu học.
Dạy môn âm nhạc không nhằm đào tạo các em thành những người hành nghề âm nhạc mà mục đích chính là thông qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng các môn học khác thực hiện mục tiêu của nhà trường phổ thông và mục tiêu cấp học.
Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ của học sinh, tạo cho các em một trình độ văn hoá âm nhạc nhất định góp phần giáo dục toàn diện và hài hoà nhân cách.
Rèn luyện một số kỹ năng đơn giản về ca hát và tập đọc nhạc, bước đầu biết hát diễn cảm.
Khích lệ HS hăng hái tham gia hoạt động âm nhạc. Làm cho đời sống tinh thần phong phú lành mạnh tạo điều kiện cho các em bộc lộ rõ và phát triển năng khiếu.
III. Đặc điểm khả năng âm nhạc của học sinh Tiểu học.
Nhìn chung học sinh tiểu học ham thích hoạt động âm nhạc, vui chơi, ham hiểu biết. Tuy vật hứng thú tự nhiên của các em còn thiếu bền vững, chóng chán. Sự thay đổi các dạng hoạt động trong tiết học, các bài tập, tìm tòi sáng tạo để nắm vững kiến thức, kỹ năng hoạt động âm nhạc quy định trong chương trình là rất cần thiết.
Tầm cữ giọng còn hẹp nằm trong khoảng quãng 6, 7 tối đa là quãng tám. Âm sắc chưa có sự phân chia giới tính.
Số đông học sinh hiếu động, nghịch ngợm, hồn nhiên. Nhưng lại có những em rụt rè, ít cởi mở, thiếu tự tin. Tìm hiểu phân lọai học sinh để xây dung các thủ pháp giúp các em thêm chủ động. Trong quá trình dạy học động viên và khen ngợi các em đúng lúc luôn là điều rất cần thiết. Cần tạo được không khí hoạt động nghệ thuật chung cho cả lớp, kích thíc các em thêm tự tin, tích cực tham gia các hoạt động.
Giờ học âm nhạc trong nhà trường nói chung, ở Tiểu học nói riêng đặc trưng bởi không khí tự nhiên, phải bằng chíng ngôn ngữ tình cảm của âm nhạc làm cho trẻ xúc động, gơi cho trẻ những tâm trạng nhất định.
Học sinh Tiểu học có thể tiếp thu một cách nghiêm túc nhứng kiến thức, kỹ năng âm nhạc, những xúc cảm về cái đẹp trong nghệ thuật. Trong quá trình tiếp xúc với âm nhạc các em sẽ thêm hiểu về cái đẹp của cuộc sống xung quanh, khơi gợi niềm tin vào cái tốt và sự công bằng.
Đặc điểm giọng hát của học sinh Tiểu học : Chia làm 4 giai đoạn
- Giai đoạn 1 : Các em ở nhà trẻ, mẫu giáo. Giọng hát các em còn thanh mảnh. Khi hát thanh đới chỉ rung ở phần ngoài, không rung toàn phần cho nên âm thanh nhỏ, yếu, các cơ bắp hô hấp chưa phát triển.
- Giai đọan 2 : Trước lúc vỡ giọng ( từ 7 – 13 tuổi )
Bộ máy phát âm phát triển chậmcho đến 10 tuổi, dung lượng khí trong phổi các em nam nữ là như nhau. Hơi thở ngày càng sâu hơn nhưng âm vực của nam và nữ vẫn giống nhau.
- Giai đoạn 3 : Giai đoạn vỡ giọng ( khoảng từ 13 – 15 tuổi )
Các bộ phận của máy phát âm đã phát triển nhưng không đồng đều. Từ 14 tuổi dung lượng khío trong phổi của các em trai lớn hơn em gái. Thanh quản cảu các em trai vào thời kỳ này phát triển nhanh hơn các em gái. Những bộ phận khác của máy phát thanh ( phổi, khí quản, vòm mồm, vòm mũi và các xoang ở mũi, trán.. ) cũng dần phát triển những khó nhận thấy. Vào giai đoạn này nếu được hướng dẫn một cách chu đáo sẽ giúp phát triển hài hoà bộ máy phát thanh.
- Giai đọan 4 : sau vữ giọng
Giọng hát của các em dần yếu đi, bộ mấy phát thanh dễ bị tổn thương cho đến khi nào tất cả các bộ phận của nó đạt đến mức phát triển đều cả về hình thức lẫn chức năng, sự tương quan giữa các bộ phận tức là cho đến khi bước vào tuổi vị thành niên. Giọng hát của các em học sinh Tiểu học được xếp vào giai đoạn 2 và chia làm hai loại cơ bản
Giọng thấp.
Giọng cao.
Về phẩm chất giọng có thể chia thành các loại sau :
Giọng vang, sáng, khoẻ.
Giọng vang, êm nhẹ, có nhạc cảm, sâu sắc.
Giọng tối, mờ nhỏ hay rung.
Giọng rè, khàn, kém chuẩn xác.
Lọai đầu nếu được rèn luyện tốt có thể trở thành đơn ca, lĩnh xướng các loại sau phù hợp với yêu cầu hát tập thể. Riêng giọng thứ tư là khó khăntuỳ tình hình mà có hướng dẫn sát hơn để có thể hoà vào việc giáo dục thẩm mỹ. Một nhược điểm chung là trước khi các em bước vào trường còn chưa biết hát là gì và nếu có hát thì hoàn toàn theo bản năng nên nhiều em hát bằng giọng mũi, cổ do đó dẫn đến sự sai lệch cần phải được quan tâm sửa chữa.
Tầm cữ giọng của các em :
Tầm cữ chung là :
Giọng cao :
Giọng thấp :
Giọng các em HS lớp 1,2 :
Giọng các em lớp 3,4,5.
III. Giới thiệu chương trình SGK âm nhạc Tiểu học
A. Chương trình :
1. Đặc điểm cơ bản của chương trình :
1.1. Đặc điểm cơ bản :
- Lớp 1,2,3 âm nhạc được coi là một bộ phận trong môn nghệ thuật ( Âm nhạc – Mỹ thuật - Thủ công ) trong số 6 môn học bắt buộc.
- Lớp 4,5 môn âm nhạc được coi là độc lập trong số 9 môn bắt buộc ở tiểu học. Môn học được thực hiện mỗi tuần 1 tiết / 35 tuần.
1.1.1. Mục tiêu môn học âm nhạc đối với 1,2,3.
- Lớp 1,2,3 chủ yếu dạy học sinh học hát. Qua các bài hát cung cấp cho học sinh một số tri thức về âm nhạc như : cao độ, trường độ, tiết tấu… Các em được rèn luyện một số kỹ năng ca hát đơn giản và bước đầu có ý thức về diễn cảm trong ca hát. Các em phải hoàn thành bài học nghĩa là phải thuộc lời ca, thể hiện bài hát bằng năng lực của mình nhàm đạt hiệu quả tốt nhất.
- Kết hợp một số bài hát với trò chơi để kích thích các em hoà hứng hoạt động qua đó giúp việc rèn luyện khả năng nghe nhạc và nhạy cảm với âm nhạc.
- Qua học hát các em cảm nhận được những hình tượng âm nhạc thông qua nhạc điệu, và lời ca giúp cho việc nâng cao năng lực thẩm mỹ đồng thời có thể vận dụng vào sinh hoạt, hoạt động hành ngày.
- Từ lời ca, nhạc điệu các em được phát huy óc tưởng tượng, mở rộng nhận thức trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm, làm phong phú tâm hồn trẻ em.
Lớp 1,2,3 với tư cách là phân môn trong môn nghệ thuật chương trình âm nhạc không dạy cho các em về nhạc lý, tập đọc nhạc mà chủ yếu thông qua một số hoạt động vui – học để các em tiếp xúc, làm quen với một vài ký hiệu ghi chép âm nhạc và tập nhận biết các loại nhịp thông dụng.
1.1.2. Mục tiêu môn học âm nhạc lớp 4,5.
- Tạo nên một trình độ văn hoá âm nhạc nhất định cho học sinh tiểu học.
- Bước đầu hình thành cho các em một số kỹ năng cơ bản về ca hát, nghe nhạc giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống của trẻ thêm phong phú.
- Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tìng cảm trong sáng, lành mạnh, hướng tới cái tốt, cái đẹp. Góp phần làm thư giãn đầu óc của trẻ, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở trường tiểu học.
1.2. Nội dung chương trình âm nhạc ở tiểu học :
1.2.1. Cấu trúc :
Chương trình âm nhạc tiểu học được xây dựng trên 3 phân môn :
- Học hát : Quy định dạy và học 54 bài hát.
- Tập đọc nhạc : Chỉ học ở lớp 4- 5.
- Phát triển khả năng nghe nhạc.
Các phân môn này gắn với nhau để hình thành cho các em những hiểu biết sơ đẳng về cái hay cái đẹp trong âm nhạc đồng thời trang bị cho các em một số kiến thức, kỹ năng về ca hát và tập đọc nhạc.
1.2.2. Nội dung :
a. Chương trình học Hát :
Phân môn học hát quy định dạy và học 54 bài hát. Dạy 1 tiết/ tuần. Cả năm 35 tiết/ 35 tuần. Tiểu học 1 tiết = 35 '
- Chủ diểm : Các bài hát về quê hương, đất nước, hoà bình hữu nghị, truyền thống dân tộc gia đình, nhà trường, các sinh hoạt của tuổi học sinh, thiếu nhi.
- Thể loại : Các bài hát gồm các ca khúc thiếu nhi ca khúc quần chúng, dân ca Việt nam và ca khúc nước ngoài.
- Hình thức : Các bài hát có một đoạn, hai đoạn, ba đoạn đơn.
- Âm vực : Có âm vực phù hợp với độ tuổi.
- Qua việc học tập rèn luyện cho các em những kỹ năng ca hát thông thường như :
. Tư thế ngồi hát, đứng hát.
. Hơi thở ( cách lấy hơi )
. Phát âm nhả chữ.
. Hát theo tay chỉ huy của giáo viên.
b. Chương trình Tập đọc nhạc : Chỉ học ở lớp 4- 5
Ý nghĩa và nhiệm của việc dạy TĐN.
- Giúp học sinh phát triển tai nghe hỗ trợ cho việc học hát chuẩn xác về cao độ, trường độ.
- Hình thành những khái niệm ban đầu về việc ghi chép và một số kỹ năng giải mã các ký hiệu âm nhạc ở mức độ đơn giản và thường gặp trong các bài hát thiếu nhi.
- Nâng cao thẩm mỹ âm nhạc giúp cho việc nhận thức được tính khoa học, tính nghệ thuật của âm nhạc.
- Góp phần phát triển trí tuệ, tình cảm, năng lực tư duy trừu tượng và óc phân tích tổng hợp biết giải quyết tình huống khi phải xử lý các ký hiệu trên giấy biến thành âm thanh vang lên một giai điệu cụ thể.
- Giúp cho HS nhận biết và ghi nhớ các ký hiệu ghi chép âm nhạc thông thường như : Ký hiệu ghi trường độ, cao độ. Có hiểu biết về nhịp, phách, các loại nhịp, dấu hoá.....
- Giúp HS tập đọc đúng cao độ, trường độ và biết đánh nhịp trên những bài TĐn đơn giản, dễ đọc thông qua những bài trong SGK.
- Từ các bài đọc nhạc các em có thể ghép lời ca, hát đúng giai điệu.
- Giúp tích luỹ thêm những giai điệu giàu tính thẩm mỹ, làm phong phú vốn liếng âm nhạc và bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc thêm nhạy bén, tinh tế.
- Từ những bài TĐN được học và được dạy PP đọc nhảctong một chừng mực nhất định có thể vận dụng tìm hiểu sử dụng những bài hát ngắn gọn, đơn giản bằng nhạc cụ hoặc tự đọc nhạc.
c. Phát triển khả năng nghe nhạc :
Phát triển khả năng nghe nhạc quy định dạy những nội dung : Nghe một số bài hát, Đọc một số chuyện kể về âm nhạc với đời sống, Tập nhận biết hướng đi của âm thanh phân biệt âm thanh cao thấp dài ngắn với các tốc độ khác nhau. Nhận biết một số loại nhạc cụ dân tộc và phương tây phổ biến.
1.3. Nội dung của từng lớp :
1.3.1. Sách giáo khoa lớp 1 :
a. Tập hát :
Học 12 bài hát ngắn gọn, dễ hát, dễ nhớ, cữ giọng trong phạm vi một quãng tám với nhịp 2/4 là chủ yếu.
Tập tư thế đứng hát, ngồi hát. Bước đầu tập hát đúng giọng, đúng cao độ, trường độ.Tập hát mạnh dạn, tự nhiên, nhẹ nhàng. Kết hợp hát với vận động phụ hoạ, múa đơn giản hoặc trò chơi âm nhạc.
b. Phát triển khả năng nghe nhạc :
Nghe một số bài hát ( Quốc ca, dân ca, bài hát thiếu nhi chọn lọc ) và một số trích đoạn nhạc không lời.
Đọc một chuyện kể âm nhạc với đời sống
Tập phân biệt âm thanh cao thấp, dài ngắn với tốc độ khác nhau.
Tập nghe để nhận ra hướng đi của âm thanh : đi lên, xuống, ngang.
Tập một vài nhạc cụ gõ với các tiết tấu đơn giản. Dùng nhạc cụ gõ đệm theo bài hát.
1.3. 2. Sách giáo khoa lớp 2 :
2.1. Tập hát :
Học 12 bài hát ngắn gọn trong đó có hai bài dân ca, 1- 2 bài hát nước ngoài. cữ giọng trong phạm vi một quãng tám nhịp 2/4 có thể có 1 -2 bài nhịp 3/4.
Bước đầu tập các kỹ năng ca hát ( lấy hơi, bắt giọng, vào bài… ) tập hát nhẹ nhàng, hát rõ lời, tự nhiên.
Kết hợp hát với vận động phụ hoạ, múa đơn giản hoặc trò chơi âm nhạc.
2.2. Phát triển khả năng nghe nhạc :
Nghe một số bài hát : Quốc ca, dân ca, bài hát thiếu nhi chọn lọc, trích đọan nhạc không lời.
Giới thiệu hình dáng một vài nhạc cụ gõ dân tộc.
Đọc 1- 2 chuyện kể âm nhạc.
Tiếp tục nhận biết, phân biệt âm thanh cao thấp, dài ngắn, nhanh chậm, hướng đi của âm thanh.
Tập gõ một vài nhạc cụ gõ đơn giản, ding nhạc cụ gõ đệm theo bài hát. \
1.3.3. Sách giáo khoa lớp 3 :
3.1. Tập hát :
Học 10 bài hát ngắn gọn trong đó có hai bài dân ca, 1- 2 bài hát nước ngoài. cữ giọng không quá quãng 9 .
Tiếp tục tập các kỹ năng ca hát đã học. Tập hát ngân giọng, bước đầu tập hát diễn cảm theo tốc độ và sắc thái tình cảm của bài. Tập đấnh nhịp 2/4.
Tiếp tục tập hát kết hợp với vận động phụ hoạ, múa đơn giản hoặc trò chơi âm nhạc.
3.2. Phát tiển khả năng nghe nhạc :
Giới thiệu hình dáng một vài nhạc ụ dân tộc : Đàn bầu, nguyện( đàn kìm ), thập lục, nghe âm sắc qua băng trích đoạn được diễn tấu bằng các nhạc cụ nói trên.
Đọc 2 truyện kể âm nhạc.
Tập nhận biết hình nốt nhạc : đen, trắng, móc đơn, móc kép và các dấu lặng đen, đơn. Tập nói tên các nốt nhạc trên khuông ( bao gồm tên nốt, hình nốt ).
1.3.4. Sách giáo khoa lớp 4 :
4.1. Tập hát :
Củng cố, ôn tập một số bài hát đã học ( Quốc ca, bài hát thiếu nhi).
Học 10 bài hát ngắn trong đó chọn 1- 2 bài hát dân ca VN. 1 bài hát nước ngoài tầm cữ giọng không quá quãng 9 ( có thể lướt qua quãng 10 )
Tập hát rõ lời, phát âm gọn tiếng, rõ ràng. Tập giữ hơi để hát những câu hát dài lion mạch. Tập hát đúng những tiến ghát có dấu luyến 2, 3 âm.
Tập thể hiện tính chất mạnh mẽ, hùng tráng với những bài hành khúc.
Tập hát diễn cảm đúng với tốc độ, sắc thái của bài hát.
4.2. Phát triển khả năng nghe nhạc :
Giới thiệu và nghe 4 – 5 bài gồm : dân ca, bài hát mới hoặc nhạc không lời.
Giới thiệu hình dáng một vài nhạc cụ. Nghe âm sắc qua băng các trích đoạn được diễn tấu bằng các lọai nhạc cụ này.
Đọc 2 truyện kể về âm nhạc.
4.3. Tập đọc nhạc :
Làm quen với các bài tập đọc nhạc nhịp 2/4 gồm 5 nốt : Đô, rê, mi, son, la.
Làm quen với các bài tập đọc nhạc gồm 7 nốt với các hình nốt và dẫu lặng.
1.3.5. Sách giáo khoa lớp 5 :
5.1. Tập hát :
Củng cố, ôn tập một số bài hát đã học ( Quốc ca, bài hát thiếu nhi).
Học 10 bài hát ngắn trong đó chọn 1- 2 bài hát dân ca VN. 1 bài hát nước ngoài tầm cữ giọng không quá quãng 9 ( có thể lướt qua quãng 10 )
Củng cố các kỹ năng như : tư thế, cách thở, lấy hơi, giữ hơi, tập phát âm rõ lời, tập hát diễn cảm giọng hát cá nhân hoà cùng giọng hát tập thể. Tập hát cá nhân để rèn tính mạnh dạn, tự tin.
5.2. Phát triển khả năng nghe nhạc :
Giới thiệu hình dáng một vài nhạc cụ phương tây phổ biến.
Giới thiệu và nghe 4- 5 bài gồm dân ca, ca khúc mới.
Qua một số tác phẩm giới thiệu một số nhạc sĩ nổi tiếng trong nước và thế giới.
Đọc 2 truyện kể âm nhạc.
5.3. Tập đọc nhạc :
Làm quen với các bài tập đọc nhạc nhịp 2/4, 4/4. Trong đó có sử dụng thêm hình nốt tròn, đen chấm dôi.
Làm quen với các bài tập đọc nhạc nhịp 3/4 , tập đánh nhịp 3/4. Các bài tập đọc nhạc dùng 5 âm : Đồ, rê, mi, son, la, đố. Hoặc 7 âm : Đồ , rê, mi, pha, son, la, xi.
IV. Cấu trúc một bài học tiết học ở trường Tiểu học
1. Bài học âm nhạc :
Thông thường bài học âm nhạc ở trường Tiểu học được cấu trúc theo lối kết hợp, nghĩa là một bài học gồm 2 hoặc 3 nội dung. Ví dụ :
Hình thức 1 + Nội dung 1 : Dạy bài hát
Nội dung 2 : Tập gõ đệm
Hình thức 2 : + Nội dung 1 : ôn tập bài hát
Nội dung 2 : Tập biểu diễn.
Nội dung 3 : Nghe nhạc
Hình thức 3 : + Nội dung 1 : Tập hát
Nội dung 2 : Trò chơi âm nhạc
Hình thức 4 : + Nội dung 1 : tập hát
Nội dung 2 : Kể chuyện âm nhạc
Để phát huy tính tích cực của học sinh GV cần chú ý :
Động viên tất cả học sinh làm việc
Tìm nhiều biện pháp để thu hút học sinh.
Học âm nhạc với tinh thần học vui – vui học.
Tận dụng triệt để âm thanh của tiếng đàn, giọng hát, chú trọng tổ chức
cho học sinh thực hành.
2. Tiết học âm nhạc : Có 3 hình thức tiết học âm nhạc thường được sử dụng :
Giảng dạy âm nhạc thường có 2 loại cấu trúc giáo án :
- Giáo án chuyên đề : Chỉ dạy riêng một nội dung trong một tiết học. Ví dụ : Dạy riêng hát hoặc dạy riêng tập đọc nhạc.
- Giáo án kết hợp : Là gắn hai nội dung trong một tiết học. Ví dụ : Hát + Tập đọc nhạc hoặc hát + Phát triển khả năng nghe nhạc.
- Tiết học tổng hợp : Hình thức này gồm 3 nội dung khác nhau. Ví dụ :
Nội dung 1 : Dạy hát.
Nội dung 2 : Tập biểu diễn.
Nội dung 3 : Nghe nhạc.
3. Những yêu cầu trong khi soạn kế hoạch bài học
Phải nghiên cứu kỹ bài hac trong SGK.
Xác định thật gọn, rõ, đầy đủ mục tiêu cần đạt và trọng tâm của tiết học.
Chọn PP dạy học âm nhạc thích hợp để vận dụng.
Cố gắng thuộc giáo án để khi lên lớp tránh lệ thuộc vào giáo án.
Trình bày giáo án sạch sẽ, rõ ràng, khoa học.
Dự kiến thời gian ở mỗi nội dung để không bị cháy giáo án.
Cách phân chia thời gian trong tiết học
Phân chia thời gian là một kỹ năng rất quan trọng đối với GVdạy âm nhạc ở Tiểu học bởi vì xác định thời giankhông đúng nghĩa là GV đã khôngh xác định đúng trọng tâm của tiết học. Dưới đây là một số gợi ý về cách chia thời gian :
Tiết học có một nội dung là dạy hát thì đương nhiên GV dành cả tiết thực hiện nội dung này.
Tiết học ôn 2,3 bài hát thì GV chia thời gian đều nhau cho cả hai bài.
Tiếtt học có hai nội dung là ôn tập bài hát và tập đọc nhạc nên dành thời gian ôn hát là 10 phút đọc nhạc là 20 phút.
Các cách gõ đệm cơ bản trong khi dạy và học âm nhạc
Gõ đệm theo phách :
Gõ theo nhịp
Gõ theo tiết tấu lời ca.
Cách thể hiện tiết tấu có dấu lặng đen và nốt trắng
GV cần quy ước với HS như sau :
- Cách thể hiện nốt trắng : phách 1 vỗ hai tay, phách 2 xoè hai tay ngửa lên cao.
- Cách thể hiện tiết tấu có dấu lặng đen : Phách một gõ hoặc vỗ, 2 xoè hai bàn tay xuống dưới.
7. Một số nguyên tắc đặt hợp âm cho bài hát
Đặt hợp âm cho bài hát là một kỹ năng khó, phụ thuộc vào năng lực âm nhạc của mỗi người. Cùng một bài hát có thể có nhiều cách đặt hợp âm khác nhau. Tuy nhiên giáo viên cần biêt một số nguyên tắc cơ bản, phổ thông để đặt hợp âm cho bài hát như sau :
Hợp âm cần đặt vào phách mạnh.
Hợp âm cần đặt vào nốt ngân dài.
Các hợp cần chuyển động linh hoạt, tạo nên sự chuyển động đa dạng
màu sắc.
- Hợp âm cần tôn vẻ đẹp của gia diệu, phù hợp với tính chất âm nhạc và cảm nhận của tai nghe.
GỢI Ý CẤU TRÚC KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tên bài học ………………
Mục tiêu cần đạt :
Kiến thức :
Kỹ năng :
Thái độ :
Chuẩn bị :
Giáo viên
Học sinh :
Các hoạt động chủ yếu :
1. Phần mở đầu :
- Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra bài cũ : Phần này không nhất thiết phải tiến hành trứơc khi vào
bài mới.
Giới thiệu bài mới :
2. Các hoạt động dạy học :
TG
Nội dung
HĐ của thày
HĐ của trò
…
….
….
Nội dung 1 :
- Hoạt động 1 :
- Họat động 2 :
Nội dung 2 ;
- Hoạt động 1 :
- Hoạt động 2 :
Nội dung 3 ( nếu có )
- Hoạt động 1 :
- Hoạt động 2 :
…
….
….
....
….
…..
3. Phần kết thúc :
- Tóm tắt bài
- Dặn dò :
- Ôn tập
PHẦN THỨ HAI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÁT
I . Nhiệm vụ của dạy học hát
- Phải hình thành cho các em những kỹ năng cần thiết về ca hát để thể hiện bài hát với sự truyền cảm.
- Phát triển tai nghe âm nhạc va nhạc cảm trên cơ sở rèn luyện những kỹ nằn ca hátở mức độ phổ thông qua từng kiểu hát, lọai bài hát.
- Phát triển giọng tự nhiên , củng cố và mở rộng âm vực của giọng.
- Giúp hoc sinh học thuộc và hát đúng biết cách trình bày một cách chủ động sáng tạo.
. Quá trình dạy hát cần đạt được 4 yêu cầu sau :
- Hát đúng.
- Hát đều.
- Hát diễn cảm.
- Hát rõ lời.
Khi tiến hành dạy hát cần trang bị cho học sinh các kỹ năng ca hát phổ thông như :
- Tư thế ca hát : -
Khi đứng hát người thẳng đầu không nghiêng vai không so, hai tay buông dọc theo thân thả thoải mái, toàn bộ thân thể tựa đều vào hai chân. Khi ngồi hát đầu và thân cũng giống như khi đứng hát. hai tay đặt trên đầu gối, lưng thẳng không tựa vào ghế. Không vắt chân nọ lên chân kia.
- Hơi thở :
. Biết cách hít vào một lượng hơi vừa đủ để hát hết một câu hát.
. Lấy hơi bằng mũi không lấy hơi bằng miệng.
. Lấy hơi vào đầu các câu hát không lấy vào giữa các câu hát.
- Phát âm : Gọn gàng, khẩu hình tròn, đẹp không hát ê a, lè nhè hoặc âm thanh khô cứng.
- Hát đồng đều, hoà giọng thống nhất hơi thở ở các chỗ có dấu hiệu chỉ huy của giáo viên.
- Hát diễn cảm, âm thanh tròn, đẹp tránh la hét.
- Chú ý bảo vệ giọng hát của các em : Không hát quá to, trước gió lạnh, không khí ẩm ướt.
II. Trình tự dạy một bài hát :
- Giới thiệu bài hát : Giáo viên cần giới thiệu những nội dung sau :
. Giới thiệu về nội dung bài hát.
. Đặc điểm nghệ thuật.
. Thể loại của bài hát.
. Xuất sứ của bài hát.
. Tác giả của bài hát.
- Hát mẫu :
. Bước " Hát mẫu "có thể được thực hiện bằng hai hình thức :
. Cho nghe băng mẫu.
. GV trình bày.
.Yêu cầu :
GV hát tốt nhiệt tình, giàu sức biểu hiện để gây được ấn tượng mạnh đối với các em . Sử dung nhạc cụ vừa đệm vừa hát sẽ giúp cho các em cảm thụ bài hát một cách đầy đủ, thú vị.
- Đọc lời ca :
Viết sẵn lời ca lên bảng hoặc bảng phụ cho học sinh đọc rõ ràng, đúng chính tả. Có thể cho đọc theo hình tiết tấu của bài.
- Luyện thanh :
Luyện trên một nguyên âm nào đó, hướng dẫn học sinh đọc từ thấp đến cao và ngược lại theo các nguyên âm : A, Ô, U.
- Dạy hát từng câu :
Dạy hát theo lối móc xích
- Ôn luyện củng cố :
. Hát đúng nhịp độ quy định của bài, những chỗ cần hát nhanh dần, chậm dần, ngân tự do.
. Phát âm rõ các âm tiết , các từ của lời ca.
. Lấy hơi và ngắt hơi đúng chỗ.
. Hát đồng đều hoà giọng. Tập ngân dài giữ độ vang.
. Hát kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp.
. Tập hát bè đơn giản.
. Tập hát đối đáp, hát có lĩnh xướng và hát đồng ca.
. Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Hát nhẹ nhàng, phát âm rõ ràng, GV chú ý giữ nhịp cho HS trong quá trình ca hát. Khi thuộc có thể hát kết hợp vỗ tay theo các hình tiết tấu.
III. Chuẩn bị dạy một bài hát :
- Nắm rõ cữ giọng và tầm giọng của các em.
- Thói quen ca hát của học sinh.
- Thị hiếu các hát.
- Phân loại khả năng ca hát của học sinh.
- Tìm hiểu nội dung rèn luyện kỹ năng ca hát.
- Xác định sắc thái của bài hát.
- Dự kiến những chỗ khó của bài để tìm cách dạy.
- Xác định những động tác múa hay động tác phụ trợ để kết hợp với hát nếu thấy cần thiết.
IV. Sử dụng các phương tiện trong dạy hát
- Đàn phím là một nhạc cụ thông dụng và có tính năng rất phong phú, thuận lợi cho việc dạy học âm nhạc ở trường Tiểu học. Ngoài ra các nhạc cụ gõ như : kèn meledion, sáo… Các phương tiện nêu trên có thứ phải mua nhưng có những thứ GV và HS tự làm được như : Thanh phách, vo r chai chứa những hạt sỏi…
- Sử dụng phương tiện dạy học gồm 3 nhóm :
Nhóm 1 : Các nhạc cụ phổ thông : Đàn organ, guitare, trống con, mõ, sinh tiền, thanh phách, song loan,quả xóc…
Nhóm 2 : Các giáo cụ trực quan như : tranh ảnh, mô hình…
Nhóm 3 : Các trang thiết hị khác : Băng, đĩa hình, tiếng, máy thu, phát, trang âm, loa đài…
PHẦN THỨ BA
PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP ĐỌC NHẠC
1. Nhiệm vụ của môn học
Giúp cho HS nhận biết và ghi nhớ các ký hiệu ghi chép âm nhạc thông thường như : Ký hiệu ghi trường độ, cao độ. Có hiểu biết về nhịp, phách, các loại nhịp, dấu hoá.....
Giúp HS tập đọc đúng cao độ, trường độ và biết đánh nhịp trên những bài TĐN đơn giản, dễ đọc thông qua những bài trong SGK.
Từ các bài đọc nhạc các em có thể ghép lời ca, hát đúng giai điệu.
Giúp tích luỹ thêm những giai điệu giàu tính thẩm mỹ, làm phong phú vốn liếng âm nhạc và bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc thêm nhạy bén, tinh tế.
Từ những bài TĐN được học và được dạy PP đọc nhạc trong một chừng mực nhất định có thể vận dụng tìm hiểu sử dụng những bài hát ngắn gọn, đơn giản bằng nhạc cụ hoặc tự đọc nhạc.
2. Các bước dạy TĐN
Bước 1 : Việc giới thiệu bài, nhận xét phân tích bài TĐN chỉ nên dành từ 1 - 2 phút.
HĐ GV
HĐHS
- Giới thiệu bài TĐN có thể đạt câu hỏi gợi mở : Bài viêt ở nhịp gì, có mấy nhịp, có hình nốt gì, âm cao nhất, thấp nhất của bài ?
- Ttrả lời theo yêu cầu c
File đính kèm:
- PPGD Am nhac Tieu hoc.doc