Phương pháp dạy học hiệu quả

1. NHIỆT TÌNH:

Sử dụng cử chỉ, điệu bộ để thu hút sự chú ý và hứng thú của học sinh

• Nói có hồn và diễn cảm

• Đi lại hoặc cử động trong khi giảng

• Có điệu bộ (bàn tay, cánh tay) thích hợp, không kể những cử chỉ, điệu bộ do thói

quen cá nhân làm xao lãng sự tập trung của học sinh

• Duy trì sự giao tiếp bằng mắt với học sinh

• Đi lại trong lớp

• Không đọc lại bài giảng y nguyên như trong tài liệu, giáo trình

• Mỉm cười trong khi giảng

2. PHƯƠNG PHÁP:

Cách giải thích hoặc làm rõ khái niệm, nguyên lý

• Mỗi khái niệm có một vài ví dụ

• Dùng các ví dụ cụ thể hàng ngày (trong đời sống) để giải thích khái niệm và

nguyên lý

• Định nghĩa thuật ngữ mới

• Lặp lại vài lần các ý khó

• Nhấn mạnh những điểm quan trọng bằng cách dừng lại, nói chậm, lên giọng .v.v.

• Sử dụng đồ thị, biểu đồ để minh họa vấn đề đang trình bày

• Chỉ ra những ứng dụng thực tế của khái niệm

• Trả lời các câu hỏi của học sinh một cách đầy đủ và cẩn thận

• Gợi ý cách ghi nhớ những khái niệm phức tạp

• Viết những từ khoá lên bảng hoặc phim trong

• Giải thích chủ đề chính theo cách nói thông dụng

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy học hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY HỌC HIỆU QUẢ Để tiết dạy học đạt hiệu quả, người giáo viên phải: 1. NHIỆT TÌNH: Sử dụng cử chỉ, điệu bộ để thu hút sự chú ý và hứng thú của học sinh • Nói có hồn và diễn cảm • Đi lại hoặc cử động trong khi giảng • Có điệu bộ (bàn tay, cánh tay) thích hợp, không kể những cử chỉ, điệu bộ do thói quen cá nhân làm xao lãng sự tập trung của học sinh • Duy trì sự giao tiếp bằng mắt với học sinh • Đi lại trong lớp • Không đọc lại bài giảng y nguyên như trong tài liệu, giáo trình • Mỉm cười trong khi giảng 2. PHƯƠNG PHÁP: Cách giải thích hoặc làm rõ khái niệm, nguyên lý • Mỗi khái niệm có một vài ví dụ • Dùng các ví dụ cụ thể hàng ngày (trong đời sống) để giải thích khái niệm và nguyên lý • Định nghĩa thuật ngữ mới • Lặp lại vài lần các ý khó • Nhấn mạnh những điểm quan trọng bằng cách dừng lại, nói chậm, lên giọng .v.v. • Sử dụng đồ thị, biểu đồ để minh họa vấn đề đang trình bày • Chỉ ra những ứng dụng thực tế của khái niệm • Trả lời các câu hỏi của học sinh một cách đầy đủ và cẩn thận • Gợi ý cách ghi nhớ những khái niệm phức tạp • Viết những từ khoá lên bảng hoặc phim trong • Giải thích chủ đề chính theo cách nói thông dụng 3. TƯƠNG TÁC: Các kỹ thuật dùng để cổ vũ sự tham gia của học sinh trong lớp • Khuyến khích học sinh đưa ra các câu hỏi, nhận xét trong lớp học • Tránh phê phán trực tiếp học sinh khi họ có lỗi • Khen ngợi những ý tưởng hay của học sinh • Đặt câu hỏi cho học sinh cụ thể • Đặt câu hỏi cho cả lớp • Kết hợp (đưa) ý tưởng của học sinh vào bài giảng • Đưa ra những thách thức để khuyến khích ý tưởng mới • Dùng nhiều phương tiện và hoạt động khác nhau trong lớp • Có đặt câu hỏi mang tính chất gợi ý, định hướng • Lắng nghe và trả lời các ý kiến đóng góp của học sinh 4. TỔ CHỨC: Phương pháp tổ chức hoặc cấu trúc bài giảng • Dùng các đề mục, chỉ mục để tổ chức bài giảng • Viết dàn bài lên bảng hoặc phim trong • Chuyển ý, chuyển chủ đề một cách rõ ràng và hấp dẫn • Cho học sinh cái nhìn khái quát khi bắt đầu bài mới • Giải thích vì sao từng chủ đề phù hợp với toàn bộ khoá học • Bắt đầu bài mới bằng cách ôn lại những nội dung đã học có liên quan • Thường xuyên tóm tắt các ý đã giảng 5. NHỊP ĐỘ: Tốc độ trình bày thông tin, sử dụng thời gian hiệu quả • Hiếm khi bị lạc đề • Trình bày được hết nội dung bài giảng (không bị cháy giáo án) • Trước khi đi tiếp sang một vấn đề tiếp theo, đặt câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu vấn đề trước đó của học sinh • Vẫn bám sát nội dung bài học khi trả lời các câu hỏi của học sinh 6. RÕ RÀNG TRONG CÔNG VIỆC: Sự rõ ràng đối với các yêu cầu của khoá học và tiêu chuẩn xếp hạng • Khuyên học sinh cách chuẩn bị cho bài kiểm tra • Cung cấp mẫu câu hỏi kiểm tra • Nói cho học sinh cụ thể những yêu cầu cần có cho bài kiểm tra, tiểu luận, bài thi • Nêu rõ mục tiêu của mỗi buổi học • Nhắc nhở học sinh ngày kiểm tra hoặc thời hạn nộp bài • Nêu lên mục tiêu của toàn khoá học 7. CÁCH NÓI: Những đặc điểm ngôn ngữ phù hợp với dạy học trên lớp • Âm lượng thích hợp • Giọng nói rõ ràng • Tốc độ nói vừa phải • Thỉnh thoảng im lặng trong khi giảng để học sinh “ngấm” • Tránh dùngnhững từ đệm như “à”, “ư”. 8. QUAN HỆ: Mức độ thân thiết trong quan hệ cá nhân giữa thầy và trò • Gọi tên học sinh khi hỏi, trao đổi • Thông báo những dịp trao đổi ngoài giờ học • Sẵn sàng giúp đỡ học sinh khi có vướng mắc • Chấp nhận những quan điểm khác biệt • Trò chuyện với học sinh trước hoặc sau giờ học • Chấp nhận sự đa dạng ở học sinh cũng như sự đa dạng về đặc điểm văn hoá của họ 9. THỰC TẾ: Gắn kết giữa nội dung, sự tiến triển của khoá học với thực tiễn • Dạy khái niệm và kỹ năng nhỏ, cụ thể thông qua những tình huống lớn, thực tế • Tích hợp các tài liệu (ví dụ, trường hợp, tương tự) từ “thế giới thực” _ thực tiễn • Liên hệ giữa các khái niệm và kỹ năng học tập với kinh nghiệm của người học • Hướng dẫn cho người học cách liên hệ với các nguồn tài liệu và chuyên gia bên ngoài trong phạm vi môn học • Tạo cơ hội cho người học áp dụng việc học vào thế giới bên ngoài • Tạo cơ hội cho người học mang những kiến thức học được từ bên ngoài vào lớp 10. HƯỚNG VÀO NGƯỜI HỌC: Tập trung cao độ vào việc học và sự thành thạo của học sinh • Tập trung vào kết quả hoạt động học và sự phát triển, chứ không phải nội dung dạy học • Thông báo đầy đủ các đánh giá trước, trong, và khi kết thúc quá trình học tập • Có gợi ý cho học sinh khám phá và xây dựng kiến thức • Học sinh có một số điều khiển đối với quá trình học tập của mình • Khuyến khích lối học tập tích cực, học tập cộng tác, học tập hợp tác • Giáo viên chủ yếu là người thiết kế và huấn luyện • Giáo viên và học sinh cùng làm việc trong một nhóm khi phù hợp • Người học được chủ động thực hiện việc học tập của bản thân • Khuyến khích người học bằng cách hỗ trợ họ phát triển năng lực bản thân 11. LINH HOẠT: Thoáng. Nhìn nhận và tiếp cận tài liệu dưới nhiều góc độ, nhiều cách khác nhau sao cho phù hợp nhất với môn học • Dạy học có tác động tới nhiều kiểu học tập khác nhau • Cẩn thận đối với những quan điểm chủ quan trong khối kiến thức của môn học • Đánh giá cao óc tò mò khám phá, đưa ra nhiều hướng đi khác nhau của học sinh • Sẵn sàng để học sinh chịu trách nhiệm đối với việc học của mình khi cần thiết 12. LÃNH ĐẠO : Thái độ công dân gương mẫu, là người thận trọng và tôn trọng sự đa dạng (trong văn hoá) • Mẫu mực và yêu cầu học viên có thái độ thích hợp cho việc dạy và học • Mẫu mực trong cách tiếp cận các ý tưởng, khái niệm và tài liệu • Đưa ra những đòi hỏi phù hợp với tất cả các mức năng lực của người học • Thể hiện sự tôn trọng đối với tính đa dạng và yêu cầu lớp học cũng có một thái độ tương tự

File đính kèm:

  • docday hoc hieu qua.doc
Giáo án liên quan