Phương pháp dạy tích hợp giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong môn Địa lý ở trường THPT

I. TÁC GIẢ:

Họ và tên : BÙI THỊ PHƯƠNG LOAN

Ngày, tháng, năm sinh:

Đơn vị : Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân -Trường THPT Lê Quý Đôn.

Điện thoại: Di động:

E-mail: loanlequydon@yahoo.com.vn

II. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

PHƯƠNG PHÁP DẠY TÍCH HỢP GIÁO DỤC

SỬ DỤNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG

TRONG MÔN ĐỊA LÝ 10 Ở TRƯỜNG THPT

III. CAM KẾT

Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này.

 

doc47 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phương pháp dạy tích hợp giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong môn Địa lý ở trường THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o h¶i phßng Tr­êng thpt lª quý ®«n ----------- Nghiªn cøu khoa häc s­ ph¹m øng dông PHƯƠNG PHÁP DẠY TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ DỤNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG TRONG MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT ĐỊA LÝ 10 Tác giả: BÙI THỊ PHƯƠNG LOAN Chức vụ: Giáo viên Địa lý §¬n vÞ : Trường THPT Lê Quý Đôn Hải Phòng, ngày 08 tháng 3 năm 2013 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN CAM KẾT I. TÁC GIẢ: Họ và tên : BÙI THỊ PHƯƠNG LOAN Ngày, tháng, năm sinh: Đơn vị : Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân -Trường THPT Lê Quý Đôn. Điện thoại: Di động: E-mail: loanlequydon@yahoo.com.vn II. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ DỤNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG TRONG MÔN ĐỊA LÝ 10 Ở TRƯỜNG THPT III. CAM KẾT Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này. Hải Phòng, ngày 08 tháng 3 năm 2013 Người cam kết Bùi Thị Phương Loan TÊN CÁC ĐỀ TÀI TÁC GIẢ Đà NGHIÊN CỨU TT Tên SKKN Thuộc thể loại Năm viết Xếp loại 1 Xây dựng tập thể tự quản trong giờ sinh hoạt. Chủ nhiệm lớp 2005 A 2 Xây dựng kênh hình trong giảng dạy địa lí. Chuyên môn 2006 A 3 Kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm viết. Chuyên môn 2007 A 4 Khai thác kiến thức từ biểu đồ và số liệu thống kê. Chuyên môn 2008 A 5 Rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa địa lí. Chuyên môn 2009 A 6 Sử dụng phương pháp làm việc nhóm. Chuyên môn 2010 A 7 Kĩ năng nhận dạng và giải quyết vấn đề đối với bài kiểm tra - bài thi.Môn địa lí 12 Chuyên môn 2011 B 8 Khai thác kiến thức từ tranh ảnh, hình vẽ trong SGK địa lý ở trường THPT Chuyên môn 2012 A 9 Phương pháp dạy tich hợp giáo dục SDTK&HQNL trong môn Đị lí ở trường THPT Chuyên môn 2013 A DANH MỤC VIẾT TẮT 1.GDSDTK&HQNL: Giáo duc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. 2.THPT: Trung học phổ thông. 6.TN : Thực nghiệm. 3.NXB : Nhà xuất bản . 7. ĐC : Đối chứng. 4.GV : Giáo viên. 8.TKNL: Tiết kiệm năng lượng 5.HS : Học snh. 9. KT : Kiểm tra. MỤC LỤC I/Tóm tắt đề tài.......................................................................................................Trang 1 II/Giới thiệu..2 III/Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................4 1.Khách thể nghiên cứu................................................................................................... 4 2.Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................... 5 3.Quy trình nghiên cứu....................................................................................................5 4.Đo lường và thu thập dữ liệu........................................................................................6 IV/Phân tích dữ liệu và bàn luận......................................................................................7 V/Kết luận và khuyến nghị...............................................................................................9 VI/Tài liệu tham khảo......................................................................................................10 VII/Phụ lục -Phụ lục 1: Nội dung nghiên cứu...................................................................................11 -Phụ lục 2: Đề và đáp án kiểm tra.................................................................................24 -Phụ lục 3: Kết quả các bài kiểm tra.............................................................................29 -Phụ lục 4: Bài dạy áp dụng..........................................................................................32 -Phụ lục 5: Tư liệu.........................................................................................................37 -Phụ lục 6: Tính các giá trị trên phần mềm EXCEL.....................................................37. KẾ HOACH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHAM ỨNG DỤNG Bước Hoạt động 1. Hiện trạng -Nguồn năng lượng truyền thống không phải là vô tận. -Tình trạng sử dụng năng lượng lãng phí và chưa hợp lí còn phổ biến trong cộng đồng. -Giáo viên còn lúng túng khi dạy tích hợp GDSDTK&HQNL do tài liệu hướng dẫn chưa có. -Đội ngũ GV: còn nhiều GV không chú ý hoặc chưa có ý thức dạy tích hợp GDSDTK&HQNL 2. Giải pháp thay thế -Xây dựng địa chỉ và mức độ tích hợp GDSDTKNL&HQNL vào từng bài Địa lí lớp 10 ở cấp THPT. -Xây dựng nội dung tích hợp vào từng bài từ các tư liệu VIDEO CLIP, hình ảnh, thông tin -Thời gian tác động: Trong năm học 2011-2012 tại trường THPT Lê Quý Đôn , quận Hải An, thành phố Hải Phòng. -Đề tài: Dạy tích hợp Giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong môn Địa lí 10 ở trường THPT. 3. Vấn đề nghiên cứu -Dạy tich hợp GDSDTK&HQNL trong môn Địa lí 10 ở trường THPT có tạo ra được chuyển biến tốt về chất lượng và nhận thức của học sinh hay không?về sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường để giảm thiểu Biến đổi khí hậu Hay không? -Có, dạy tích hợp GDSDTK&HQNL trong môn Địa lí 10 ở trường THPT đã làm tăng chất lượng và nhận thức của học sinh về sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường. 4. Thiết kế Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương. - Nhóm thực nghiệm N1 gồm 33 học sinh lớp 10c12, Nhóm đối chứng N2 gồm 33 học sinh lớp 10c13. - Thời gian thu thập dữ liệu 8 tháng (Theo thời gian học và phân phối chương trình Địa lí 10 ). KT Trước tác động Tác động KT Sau tác động Nhóm thực nghiệm O1 Dạy tích hợp GDSDTK&HQNL trong môn Địa lí 10 ở trường THPT O3 Nhóm đối chứng O2 - O4 5. Đo lường -Xây dựng công cụ đo: + Đo kiến thức. + Đothái độ. + Đo hành vi . Trước và sau tác động bằng bài kiểm tra (trắc nghiệm) -Kiểm chứng độ tin cậy: Sử dụng các dạng đề tương đương -Kiểm chứng độ giá trị: Độ giá trị đồng quy, độ giá trị nội dung 6. Phân tích Sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập và mức độ ảnh hưởng 7. Kết quả Kết quả đối với mỗi vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa không ? Nếu có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng như thế nào ? . I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống của con người, nó đảm bảo cho hoạt động bình thường và phát triển sản xuất; là nhu cầu thiết yếu để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; là nguồn lực cho phát triển KT-XH. Ngày nay nguồn năng lượng truyền thống không phải là vô tận. Chúng ta có thể thấy rất rõ các vấn đề khủng hoảng năng lượng thường có tác động rất lớn đến các vấn đề KT-XH của các nước. Do vậy nhiều nước đã đưa vấn đề năng lượng thành quốc sách, đặt thành vấn đề “An ninh năng lượng” đối với sự phát triển của quốc gia. Nước ta được thiên nhiên ưu đãi, có sự giàu có về tài nguyên năng lượng nhưng thực tế cho thấy khả năng khai thác, chế biến, sử dụng còn nhiều hạn chế, gây nên sự lãng phí và hiệu quả không cao. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thêm sẽ hết sức nguy hiểm. Do vậy việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng thiết nghĩ là một việc làm cấp bách và thiết thực. Bởi vì, hành động và ứng xử của con người đối với các nguồn năng lượng quý giá được điều chỉnh bởi chính thái độ và nhận thức của họ. Hiện nay, nội dung về GDSDTK&HQNL ở các trường THPT nói chung và trường THPT Lê Quý Đôn nói riêng chưa được quan tâm, GV còn lúng túng khi dạy học tích hợp do tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp chưa có, đội ngũ GV còn gặp khó khăn về kiến thức, kỹ năng khi dạy học tích hợp và HS chưa có ý thức SDTK&HQNL. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu nội dung và tìm kiếm tư liệu, lựa chọn các kiến thức, tư liệu phù hợp với nội dung từng bài để hỗ trợ dạy tích hợp GDSDTK&HQNL của chương trình Địa lí lớp 10 và coi đó như là một trong những cơ sở giúp HS và GV đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 10 ( c12 và c13) trường THPT Lê Quý Đôn. Trong đó lớp 10c12 là lớp thực nghiệm và 10c13 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài (Bài7, bài11, bài12, bài15, bài16, bài22, bài32, bài34, bài37, bài38, bài41, bài42) )Kết quả cho thấy đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng, dạy học tích hợp SDTK&HQNL đã nâng cao kết quả học tập, nhận thức, thái độ và hành vi SDTK&HQNL tại trường THPT Lê Quý Đôn. II. GIỚI THIỆU Hiện trạng: Sách giáo khoa môn Địa lí ở trường THPT nói chung và sách giáo khoa Địa lí lớp 10 nói riêng không có nội dung về SDTK&HQNL. Tài liệu, thiết bị và đồ dùng phục vụ dạy SDTK&HQNL không có. Trong khi đó, trên các thông tin đại chúng hàng ngày có rất nhiều tài liệu và hình ảnh, video clip sinh động, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và bổ sung công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường, đặc biệt là làm tăng tính hấp dẫn của môn học và kích thích hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn, nhưng các giáo viên chưa khai thácvà sử dụng. Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động tại trường THPT Lê Quý Đôn tôi nhận thấy rằng, giáo viên gần như không quan tâm tới dạy tích hợp SDTK&HQNL nên chất lượng nhận thức và thái độ, hành vi của học sinh đối với việc sử dụng năng lượng chưa tốt, kĩ năng vận dụng vào thực tế chưa cao. Để thay đổi hiện trạng trên, tôi đã nghiên cứu đưa các nội dung định hướng tích hợp SDTK&HQNL vào từng bài dạy và sử dụng tư liệu, hệ thống hình ảnh, video clip có nội dung phù hợp vào khai thác nó như một nguồn dẫn đến kiến thức và giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm. đồng thời qua đó góp phần giảm thiểu quá trình Biến đổi khí hậu hiện nay. Giải pháp thay thế: Trong quá trình giảng dạy tôi luôn nghiên cứu tìm tòi để đưa ra nội dung, địa chỉ tích hợp GDSDTK&HQNL, các tài liệu, các hình ảnh, hệ thống video clip để minh họa cho các bài học tích hợp SDTK&HQNL trong chương trình Địa lí 10 ở cấp THPT. Giúp giáo viên có các tài liệu, hình ảnh và video clip,. phù hợp với nội dung từng bài cho học sinh quan sát, nêu hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh phát hiện kiến thức, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và thái độ, hành vi của học sinh trong sinh hoạt hàng ngày đối với vấn đề SDTK&HQNL. Một số nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài: Trong quá trình tìm hiểu tôi thấy vấn đề Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng có rất nhiều tài liệu đề cập tới, đặc biệt là trên internet, nhưng tôi chưa thấy có tài liệu hoặc đề tài khoa học nào nghiên cứu về “Dạy tích hợp GDSDTK&HQNL trong môn Địa lí lớp 10 ở trường THPT”. Các bài và tài liệu về có liên quan đến GDSDTK&HQNL như: 1/Hội nghị tập huấn phương pháp tích hợp nội dung giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng của Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh. 2/ Hội nghị tập huấn tích hợp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng..của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An. 3/Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” 4/Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả theo quyết định số 79/2006/QĐ-TTg-CP của Thủ tướng chính phủ. Các đề tài này đề cập đến những định hướng, tác dụng của SDTK&HQNL. Tuy nhiên tài liệu Nghị định số 102/2003 /NĐ-CP của chính phủ về “Sử dụng năng lượng tiếi kiệm và hiệu quả “ và tài liệu “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quyết định số 79/2006/QĐ-TTG-CP của Thủ tướng chính phủ” mới chỉ chủ yếu nêu ra các thông tin trên các kênh thông tin đại chúng mà chưa gắn với giáo dục trong nhà trường. Còn tài liệu “Hội nghị tập huấn phương pháp tích hợp nội dung giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng..của Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh” và tài liệu”Hội nghị tập huấn tích hợp sử dụng TK&HQNLcủa Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An”có đề cập đến phương pháp tích hợp GDSDTK&HQNT nhưng chưa đi sâu vào việc tích hợp cụ thể nội dung chương trình Địa lí 10 để nhằm đào tạo ra những công dân có kiến thức, có ý thức trong việc sử dụng năng lượng không gây tác hại đến môi trường, từ đó xây dựng“Một xã hội hiểu biết “ để phát triển bền vững. Do đó, tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể về PPDH tích hợp SDTK&HQNL thông qua việc xây dựng nội dung, địa chỉ tích hợp, sử dụng hình ảnh và video hỗ trợ cho giáo viên khi dạy địa lí 10 ở trường THPT. Vấn đề nghiên cứu: Việc dạy tích hợp GDSDTK&HQNL trong môn Địa lí 10 ở trường THPT có nâng cao kết quả học tập, thái độ, hành vi của học sinh lớp 10 không ? Giả thuyết nghiên cứu: Việc Dạy tích hợp GDSDTK&HQNL trong chương trình Địa lí 10 ở trường THPT sẽ nâng cao kết quả học tập bộ môn và nâng cao kiến thức, thái độ, hành vi, động cơ, ý thức, kĩ năng để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp SDTK&HQNL trong hiện tại và tương lai cho học sinh lớp 10 trường THPT Lê Quý Đôn III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khách thể nghiên cứu: *Giáo viên : Tôi là GV trực tiếp giảng dạy ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. *Học sinh:Tôi chọn HS các lớp 10c12 và 10c13 vì hai lớp này có điều kiện tương đương nhau về trình độ và điều kiện, lực học trung bình của hai lớp đều nhau và đều là những lớp cơ bản D của trường THPT Lê Quý Đôn năm học 2011-2012 Bảng 1. Hai nhóm khách thể nghiên cứu Giới tính của học sinh hai lớp 10c13 và 10c12 trường THPT Lê Quý Đôn. Lớp Số học sinh các nhóm Tổng số Nam Nữ Lớp 10c12 33 13 20 Lớp 10c13 33 12 21 Về kiến thức học tập: Cơ bản các em học sinh ở hai lớp này đều tích cực, chủ động. Về thái độ: Các em ở hai lớp chưa có thái độ tích cực trong SDTK&HQNL Về hành vi: Các em ở hai lớp chưa có hành vi tích cực trong SDTK&HQNL. Tôi dùng kết quả bài kiểm tra(Kiến thức về năng lượng, thái độ và hành vi SDTK&HQNL) trước tác động. Kết quả điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số của 2 nhóm trước khi tác động(Bảng điểm ở phần phụ lục3, tính giá trị P ở phụ lục 6), kết quả như sau: -Về kiến thức: p = 0,40 tức là p> 0,05 -Về thái độ: p = 0,42 tức là p>0,05 -Về hành vi: p = 0,22 tức là p>0,05 Từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là không có nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. 2. Thiết kế nghiên cứu: Chọn hai lớp nguyên vẹn, trong đó lớp 10c12 là nhóm TN, lớp 10c13 là nhóm ĐC. Bảng 2: Sử dụng thiết kế 2: Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thử nghiệm 01 x 03 Đối chứng 02 04 -Kiểm tra trước tác động: Tôi dùng bài kiểm tra trắc nghiệm về kiến thức, thái độ, hành vi trong vấn đề SDTK&HQNL. -Tính giá trị Pcủa phép kiểm chứng t-test trên phần mềm Excel: + Về kiến thức: Theo giả thuyết có định hướng (tail=1); Biến không đều(type = 3) + Về thái độ và hành vi: Theo giả thuyết không có định hướng(tail = 2); Biến không đều (type = 3) -Dùng T-test độc lập so sánh giá trị TB bài kiểm tra sau tác động của 2 nhóm để kiểm chứng sự khác biệt kết quả là do ngẫu nhiên hay do tác động.(Phần phụ lục 6) -Tính SMD để kiểm tra mức độ ảnh hưởng –ES. 3.Quy trình nghiên cứu: -Tìm hiểu cơ sỏ lí luận. cơ sở pháp lí, cơ sỏ thực tiễn về dạy tích hợp GDSDTK&HQNL. -Xây dựng hệ thống địa chỉ và nội dung tích hợp vào các bài Địa lí 10. -Lựa chọn nội dungđịnh hướng phù hợp vào các bài dạy tích hợp. -Thực hiện dạy tích hợp ở nhóm TN, dạy bình thường (không tích hợp) ở nhómĐC. -Thời gian tác động: Theo phân phối chương trình.Gồm 12 bài trong chương trình Địa lí 10. Bảng 3. Quy trình nghiên cứu trên 2 khách thể Lớp Phương pháp Chuẩn bị của GV và HS Thời gian Năm học 2011-2012 Địa điểm GV HS TN Dạy tích hợp GDSUTK&HQNL Giáo án soạn theo nội dung tích hợp,máy chiếu SGK Phân phối chương trình Phòng học ĐC Không dạy tích hợp GDSDTK&HQNL Giáo án. SGK Theo PPCT Phònghọc -Thu thập thông tin (đo lường) qua bài kiểm tra. 4. Đo lường và thu thập dữ liệu a/Đề tài thu thập dữ liệu về kiến thức, thái độ, hành vi bằng các bài kiểm tra. *Công cụ đo: +Kiến thức: Bài kiểm tra nội dung về công nghiệp năng lượng với 20 câu hỏi trắc nghiệm (Câu hỏi và đáp án ở phần phụ lục2) trong thời gian 15 phút. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Tổng điểm của bài kiểm tra là 10 điểm. +Thái độ: Bài kiểm tra về SDTK&HQNL với 10 câu hỏi bằng thang điểm được trình bày ở phần phụ lục 2 trong thời gian 5 phút. Điểm của bài kiểm tra bằng tổng điểm của 10 câu hỏi. +Hành vi: Bài kiểm tra về SDTK&HQNL với 10 câu hỏi bằng thang điểm được trình bày ở phần phụ lục 2 trong thời gian 5 phút. Điểm của bài kiểm tra bằng tổng điểm của 10 câu hỏi. *Kiểm tra sự tương đương của nhóm TN và ĐC bằng bài kiểm tra trước tác động. *Thu thập thông tin (đo lường) qua bài kiểm tra sau tác động. b/Kiểm chứng độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu thu thập +Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu bằng cách sử dụng 2 đề tương đương để kiểm tra trước và sau tác động, sau đó tính điểm trung bình của 2 lần kiểm tra để so sánh. +Kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu bằng: Giá tri nội dung: Kiến thức, kĩ năng về sử dụng năng lượng. Giá trị đồng quy: So với bài kiêmt tra trước tác động(đáng tin cậy) c/ Tiến hành kiểm tra và chấm bài . -Đề bài và đáp án. Xây dựng thang điểm chấm cho thái độ gồm 5 điểm và hành vi gồm 4 điểm ở phần phụ lục 2. -Kiểm tra trước tác động và sau tác động tôi lấy cùng một đề kiểm tra để so sánh về kết quả (kiến thức, thái độ, hành vi). -Bài kiểm tra trước tác động được tiến hành vào tiết 2 (sau bài 3)của chương trình Địa lí lớp 10. -Bài kiểm tra sau tác động được tiến hành vào tiết 51 (Sau bài 42) của chương trình Địa lí 10. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ. 1.Kết quả bài kiểm tra(phụ lục 3), Kết quả tính trên phần mềm EXCEL (phụ lục 6) 2. Phân tích dữ liệu:Tiến hành KT và chấm bài của lớp ĐC và lớp TN kết quả như sau: a/Kết quả kiểm tra kiến thức: (phụ luc.6) Nội dung phân tích Nhóm thực nghiệm Nhóm đôi chứng KT trước tác động KT sau tác động KTtrước tác động KTsau tác động Mốt 7,0 10,0 6,0 6,0 Trung vị 6,0 8,0 6,0 6,0 Giá trị trung bình 6,15 8,15 6,06 6,27 Độ lệch chuẩn 1,54 1,46 1,54 1,72 Độ chênh lệch GTTB của 2 nhóm(P) Trước TĐ: 0,4057 Sau TĐ: 0,00000543 Mức độ ảnh hưởng SMD (8,15 – 6,27) : 1,72 = 1,1(rất lớn) b/Kết quả kiểm tra thái độ Nội dung phân tích Nhóm thực nghiệm Nhóm đôi chứng KT trước tác động KTsau tác động KT trước tác động KTsau tác động Mốt 27 45 28 27 Trung vị 27 45 27 27 Giá trị trung bình 26,91 44,55 26,03 27,27 Độ lệch chuẩn 4,51 2,00 4,30 3.82 Độ chênh lệch GTTB của 2 nhóm(P) Trước TĐ: 0,4210 Sau TĐ: 1,06E-27 Mức độ ảnh hưởng SMD (44,55 – 27,27) : 3,82 = 4,5(rất lớn) c/Kết quả kiểm tra hành vi: Nội dung phân tích Nhóm thực nghiệm Nhóm đôi chứng Kiểm tra trước tác động KT sau tác động KT trước tác động KT sau tác động Mốt 21 32 20 21 Trung vị 21 31 20 21 Giá trị trung bình 20,09 31,24 20,27 20,79 Độ lệch chuẩn 2,38 1,8 3,20 3,20 Độ chênh lệch GTTB của 2 nhóm(P) Trước TĐ: 0,79 Sau TĐ: 7,84E-22 Mức độ ảnh hưởng SMD (31,24 – 20,79) : 3,20 = 3,3(rất lớn) BIỂU ĐỒ SO SÁNH ĐTB TRƯỚC TÁC ĐỘNG VÀ SAU TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM TN VÀ ĐC KIẾN THỨC 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 TRƯƠC TĐ SAU TĐ THÁI ĐỘ 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 TRƯƠC TĐ SAU TĐ 0 5 10 15 20 25 30 35 TRƯƠC TĐ SAU TĐ HÀNH VI NHÓM ĐC NHÓM TN 2. Bàn luận: (Mô tả dữ liệu) +Mốt, trung vị, GTTB sau tác động của nhóm TN đều cao hơn nhóm ĐC, ngược lại độ lệch chuẩn của nhóm TN lại nhỏ hơn chứng tỏ kết quả học tập của lớp TN là cao và đồng đều. +Độ chênh lệch GTTB(P) sau tác động về kiến thức, thái độ, hành vi đều < 0,05 +Mức độ ảnh hưởng SMD của kết quả kiến thức, thái độ và hành vi đều(MSD>1,0) rất lớn. +Kiểm chứng sự khác biệt của giá trị trung bình giữa điểm kiểm tra trước tác động và sau tác động của nhóm TN là lớn. Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Vậy với số liệu sau tác động, kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả P< 0,05, cho thấy chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm TNvà nhóm ĐC rất có ý nghĩa, tức là kết quả trung bình nhóm TN cao hơn điểm chung bình nhóm ĐC không phải là ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Giả thuyết của đề tài “Dạy tích hợp GDSDTK&HQNL trong môn Địa lí lớp 10 ở trường THPT” đã được kiểm chứng. 3.Hạn chế: Việc dạy tích hợp GDSDTK&HQNL trong môn Địa lí nói chung ở trường THPT là một giải pháp tốt và nó thật sự có ý nghĩa, nhưng để sử dụng có hiệu quả, người GV cần có kiến thức, biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết xây dựng kế hoạch bài học hợp lí, ngoài ra người GVcần có trình độ về công nghệ thông tin, có kỹ năng thiết kế giáo án điện tử, để giờ học thêm sinh động và có hiệu quả cao. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Việc dạy tích hợp GDSDTK&HQNL trong môn Địa lí ở trường THPT Lê Quý Đôn đã nâng cao kết quả học tập, thái độ và hành vi trong sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường của HS, từ đó góp phần giảm thiểu quá trình Biến đổi khí hậu hiện nay. 2. Khuyến nghị: a/Đối với các cấp lãnh đạo: -Mở các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn về GDSDTK&HQNL cho giáo viên. -Cần quan tâm về cơ sở vật chất như: trang thiết bị máy tính, máy chiếucho các nhà trường. -Mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin, khuyến khích và động viên giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. b/Đối với giáo viên: -Tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao hiểu biết về vấn đề năng lượng. Tích cực nâng cao hiểu biết về công nghệ thông tin, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kỹ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. Đề tài này tôi có đưa ra các nội dung định hướng tích hợp của từng bài. Trong quá trình giảng dạy GV có thể lựa chọn nội dung theo kế hoach giảng dạy của mình.Với kết quả của đề tài này, tôi rất hy vọng nhận được sự quan tâm chia sẻ của các đồng nghiệp, đặc biệt là các giáo viên đang giảng dạy môn Địa lí ở các trường THPT, để có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học bộ môn nhằm nâng cao hơn nữa kết quả dạy và học của giáo viên và học sinh, tăng hứng thú, học tập của học sinh. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ GD và ĐT. Dự án Việt-Bỉ Nghiên cứu khoa học ứng dụng. Hà Nội 2009 Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Pháp lệnh số 02/1998/PL-UBTVQH 10 Chương trình mục tiêu quốc gia về SDNLTKHQ theo QD số 79/2006/QĐ-TTG-CP của Thủ tướng chính phủ.PGS. Bộ GD và ĐT. Sở GD và ĐT Bắc Ninh. Hội nghị tập huấn phương pháp tích hợp nội dung SDTK&HQNL22/08/2012. TS.Nguyễn Phi Hạnh – PGS.TS. Nguyễn Thu Hằng Giáo dục môi trường qua môn địa lí. NXBĐHSP 2005 Đặng Văn Đức - Nguyễn Thu Hằng. Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực. NXBĐHSP 2003 8. Nguyễn Hải Châu – Vương Thị Phương Hạnh - Phạm Thị Thu Phương Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng . NXBGD 2009 Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc Lý luận day học địa lí phần đại cương. NXBĐHQGHN 2007 Phạm Thị Sen - Nguyễn Hải Châu - Nguyễn Đức Vũ Những vấn đề chung về đổi mới giáp dục trung học phổ thông.NXBGD 2007 11. Lê Thông - Trần trọng Hà - Nguyễn Minh Tuệ Sách giáo viên, sách giáo khoa Địa lí lớp 10. NXBGD 2012 12. Mạng Internet: htt://flash.violet.vn: thuvientailieu.bachkim.com;.. VII. PHỤ LỤC Phụ lục1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I/CƠ SỞ LÍ LUẬN. 1 KHÁI NIỆM SƯ PHẠM TÍCH HỢP : “ LÀ QUAN NIỆM VỀ MỘT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP TRONG ĐÓ TOÀN THỂ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP GÓP PHẦN HÌNH THÀNH Ở HỌC SINH NHỮNG NĂNG LỰC RÕ RÀNG, CÓ DỰ TÍNH TRƯỚC NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT CHO HỌC SINH, NHẰM PHỤC VỤ CHO CÁC QUÁ TRÌNH HỌC TẬP TƯƠNG LAI, HOẶC NHẰM HÒA NHẬP HỌC SINH VÀO CUỘC SỐNG LAO ĐỘNG 2.VAI TRÒ CỦA GDSDTK&HQNL TRONG TRƯƠNGTHPT. a/ Nhà trường đào tạo, giáo dục, hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Giáo dục ở nhà trường được thực hiện thông qua hoạt động dạy học. Các hoạt động dạy học được dựa trên các chương trình giáo dục được xây dựng khoa học và chặt chẽ, bao gồm các thành tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục. b/ Giáo dục nhà trường thông qua các hoạt động phong phú đa dạng và hỗ trợ lẫn nhau. c/ Nhà trường đóng vai trò quan trọng: + vì ngoài đối tượng HS và thông qua HS có thể tác động một cách rộng rãi lên các thành viên khác của xã hội + Số lượng HS, GV các cấp, bậc học của Việt Nam hiện nay chiếm gần 1/3 dân số cả nước (hơn 22 triệu người),... 3.MỤC TIÊU CỦA GDSDTK&HQNL TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC Ở CẤP THPT. a/về kiến thức: -Khái niệm về năng lượng; - Các loại năng lượng; - Sự chuyển hoá các dạng năng lượng; - Vai trò của năng lượng đối với con người; - Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay. Nguồn tài nguyên năng lượng không phải là vô hạn; - Những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng đối với môi trường; - Xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay; - Các khái niệm về sử dụng NLTK&HQ; - Ý nghĩa của việc sử dụng NLTK&HQ; - Các biện pháp sử dụng

File đính kèm:

  • docSKKN Day tich hop giao duc su dung tiet kiem vahieu qua nang luong.doc
Giáo án liên quan