Phương pháp gợi mở trong dạy môn Ngữ văn

Văn bản văn chương là văn bản nghệ thuật, nghệ thuật nào cũng lấy cái đẹp làm tôn chỉ mục đích. Dạy văn là khám phá cái hay cái đẹp trong văn bản nghệ thuật, nên trước hết nó phải là một nghệ thuật, nghệ thuật cảm thụ và phô diễn cái đẹp.

Môn văn có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà trường nhưng dạy văn không giống bất kỳ một môn học nào khác. Dạy lịch sử quan tâm đến sự kiện, địa lý quan tâm đến các yếu tố tự nhiên và xã hội, dạy toán chú ý đến các con số lạnh lùng. Dạy văn không chỉ cần đến kiến thức là đủ mà thêm vào đó là cảm xúc, tình cảm, sự rung động của con tim, cái xuất thần của tâm hồn, cần đến cái không khí văn, chất văn trong lớp học, trong mỗi cá nhân thầy và trò. Chính vì vậy, đòi hỏi ở mỗi người giáo viên văn luôn phải có sự sáng tạo, đổi mới trong giờ dạy đặc biệt là sử dụng phương pháp hợp lý. Một trong những phương pháp không thể thiếu đó là sử dụng: Phương pháp “gợi mở”.

Cái đẹp của văn chương không chỉ thể hiện ở bề mặt ngôn từ mà còn chìm sâu vào nhiều tầng lớp nghĩa của văn bản, của thế giới hình tượng, bởi vậy đòi hỏi người dạy văn phải biết cách gợi mở vấn đề để học sinh cảm nhận được chiều sâu của vấn đề. Nên một trong những phương pháp dạy học văn mà trong một giờ dạy nào ta cũng phải sử dụng đó là PHƯƠNG PHÁP GỢI MỞ. Đó là lý do, là những yếu tố khách quan để tôi chọn đề tài này.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7576 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp gợi mở trong dạy môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề Văn bản văn chương là văn bản nghệ thuật, nghệ thuật nào cũng lấy cái đẹp làm tôn chỉ mục đích. Dạy văn là khám phá cái hay cái đẹp trong văn bản nghệ thuật, nên trước hết nó phải là một nghệ thuật, nghệ thuật cảm thụ và phô diễn cái đẹp. Môn văn có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà trường nhưng dạy văn không giống bất kỳ một môn học nào khác. Dạy lịch sử quan tâm đến sự kiện, địa lý quan tâm đến các yếu tố tự nhiên và xã hội, dạy toán chú ý đến các con số lạnh lùng. Dạy văn không chỉ cần đến kiến thức là đủ mà thêm vào đó là cảm xúc, tình cảm, sự rung động của con tim, cái xuất thần của tâm hồn, cần đến cái không khí văn, chất văn trong lớp học, trong mỗi cá nhân thầy và trò. Chính vì vậy, đòi hỏi ở mỗi người giáo viên văn luôn phải có sự sáng tạo, đổi mới trong giờ dạy đặc biệt là sử dụng phương pháp hợp lý. Một trong những phương pháp không thể thiếu đó là sử dụng: Phương pháp “gợi mở”. Cái đẹp của văn chương không chỉ thể hiện ở bề mặt ngôn từ mà còn chìm sâu vào nhiều tầng lớp nghĩa của văn bản, của thế giới hình tượng, bởi vậy đòi hỏi người dạy văn phải biết cách gợi mở vấn đề để học sinh cảm nhận được chiều sâu của vấn đề. Nên một trong những phương pháp dạy học văn mà trong một giờ dạy nào ta cũng phải sử dụng đó là phương pháp gợi mở. Đó là lý do, là những yếu tố khách quan để tôi chọn đề tài này. Vậy yếu tố chủ quan để tôi chọn đề tài này là gì? Là một giáo viên dạy văn kinh nghiệm còn ít, nhưng bản thân tự nhận thấy việc vận dụng phương pháp “gợi mở” trong dạy học văn là hết sức quan trọng, giáo viên dẫn dắt vấn đề để học sinh dễ tiếp thu, cảm nhận được cái hay, cái đẹp. Nhưng một thực tế đặt ra nên sử dụng phương pháp đó như thế nào là đúng, là hiệu quả, bởi vậy tôi nhận thấy cần làm rõ được cách vận dụng và ý nghĩa của phương pháp để trong mỗi giờ dạy đạt được hiệu quả cao. Qua bài viết này tôi muốn đi sâu tìm hiểu những nội dung sau: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề. Nêu được cách vận dụng phương pháp. Nêu rõ ý nghĩa khi sử dụng phương pháp gợi mở trong dạy học văn. Kết luận vấn đề. Giải quyết vấn đề I. Cơ sở lý luận Như ta đã biết đây không phải là một phương pháp mới mà đã có từ lâu, nhưng việc vận dụng lại có nhiều khác biệt. Phương pháp này có từ xưa, ở phương Tây, Xôcrat vận dụng trong việc dạy học trò, đặt ra nhiều câu hỏi buộc học trò phải suy nghĩ. Phương Đông Khổng Tử rất chú ý đến phương pháp này. Dấu vết hiện tại còn ở sách luận ngữ: “Tứ thư của nho gia” ngày xưa. Trong nhà trường hiện tại rất chú ý đến phương pháp gợi mở, giúp học trò năng động, sáng tạo lên. nhờ phương pháp này mà phát huy trí lực của học sinh. II. Cơ sở thực tiễn: Thực tế việc sử dụng phương pháp này rất chệch choạc, còn nhiều hạn chế vì đề cao quá đáng, tuyệt đối hoá vai trò của phương pháp này. Trong các giờ thầy liên tiếp đặt ra nhiều câu hỏi học sinh trả lời, nhưng vấn đề đặt ra đặt câu hỏi phải mang tính định tính, chứ không định lượng, xem số lượng câu hỏi là chất lượng của một giờ giảng. Câu hỏi đặt ra với tính chất là gia vị, mang vai trò hỗ trợ cho lời thuyết giảng. Trước khi nghiên cứu đề tài này, từ những giờ dạy của bản thân và dự giờ đồng nghiệp, thực tế tôi thấy phương pháp “gợi mở” đã được vận dụng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục, chẳng hạn: Một số giờ dạy văn câu hỏi đặt ra quá nhiều, dẫn đến tình trạng lặp câu hỏi. Nội dung câu hỏi không rõ ràng, vì vậy học sinh khó tiếp nhận. Đặt câu hỏi vụn không cần thiết. Hệ thống câu hỏi không logic. Bởi vậy đa số giờ dạy chưa đạt hiệu quả cao, nguyên nhân chủ yếu do người dạy chưa vận dụng đúng phương pháp trong dạy học văn. Từ nguyên nhân đó, bản thân tôi đặt ra vấn đề làm sao để vận dụng phương pháp đó cho tốt, giờ dạy văn đạt được hiệu quả cao. Bởi thế, bản thân tôi luôn tìm tòi, đổi mới trong kinh nghiệm dạy học của mình, được thể hiện từ cách soạn giáo án như thế nào để khai thác vấn đề nên giờ dạy tốt hơn, sử dụng phương pháp tốt hơn học sinh dễ tiếp thu vấn đề. Phần đa giờ dạy tôi được dự sau khi đặt ra vấn đề cần nghiên cứu thì đều được xếp loại khá, điều đó chứng tỏ ưu điểm của phương pháp này. III. Trên cơ sở đó, bản thân tôi nhận thấy nên vận dụng phương pháp “gợi mở” trong dạy học văn như thế nào? Sau đây là cách vận dụng của phương pháp: 1. Cần vật chất hoá phương pháp thành một hệ thống câu hỏi và hệ thống các câu hỏi cần thoả mãn các yêu cầu sau đây: Câu hỏi phải đảm bảo tính hệ thống, từng câu hỏi không được xuất hiện ngẫu nhiên, nghĩa là với nó, giữa nó và với các câu hỏi trước, và sau nó phải có mối quan hệ móc xích, làm sao để mỗi sự giải đáp chúng trở thành một sự phát hiện giúp người học tiếp nhận tác phẩm một cách trọn vẹn. Câu hỏi phải đảm bảo tính phong phú về kiểu dạng: có câu hỏi tái hiện, có câu hỏi nhằm kiểm tra ấn tượng chung hay phát biểu cảm xúc, có câu hỏi phân tích, đánh giá, có câu hỏi tu từ tạo nên những áp lực tâm lý cần thiết. Ví dụ: Bài “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu. ở khổ thơ thứ 2, ta có thể đặt câu hỏi: + Đoạn này cho ta biết điều gì? + ở khổ một là nét bao quát mùa thu, khổ 2 dừng lại ở vườn thu, miêu tả tự thay đổi của mùa thu. Vậy sự thay đổi đó như thế nào? những từ ngữ giúp ta tìm ra cái mới? - Câu hỏi phải đảm bảo tính vừa sức: Chữ “vừa sức” ở đây có thể hiểu ở các khía cạnh: + Không quá khó với trình độ tiếp nhận của học trò. + Thích hợp với từng loại đối tượng học sinh. + Câu hỏi có thể hoàn toàn được giải đáp vào đúng thời điểm nó xuất hiện. Ví dụ: Có câu hỏi nếu được nêu ở đầu giờ thì không vừa sức, nhưng nếu được nêu ở cuối giờ thì không có gì quá khó đối với học sinh. - Đảm bảo tính có nội dung hay tính có vấn đề, không nêu câu hỏi về một vấn đề thực tế hiển nhiên. - Đảm bảo tính rõ ràng, ngắn gọn trong diễn đạt, không đưa ra những câu hỏi nội dung dài khiến học sinh nghe được đoạn sau quên mất đoạn trước cuối cùng không hiểu thầy giáo hỏi gì Cần phân bố hợp lý số lượng câu hỏi cho từng phần phân tích. Chi tiết nghệ thuật nào hay, vấn đề gì có tầm quan trọng hoặc đặc sắc hơn cả, thì có thể ưu tiên nhiều câu hỏi hay, nghĩa là dành cho nó sự phân tích kỹ lưỡng hơn. Trên đại thể, có thể đặt ra cho học sinh các câu hỏi từ dễ tới khó, đó là cách đưa học sinh vào quỹ đạo của giờ học một cách tự nhiên và gây hứng thú ngày càng tăng dần của một tác phẩm. Có thể nhắc đi nhắc lại nhiều lần một câu hỏi để chờ đợi học sinh suy nghĩ và trả lời, khi nhắc lại câu hỏi, nội dung câu hỏi giữ nguyên Ví dụ: Phân tích câu thơ: “ Hơn một loại hoa đã rụng cành” Ta có thể hỏi như sau: Cái hay của từ “ Hơn một” là gì? Có người nó là Tây, vậy thì tây ở chổ nào ? Ta có thể đổi từ “hơn một” thành từ nhiều, gấp được không? Mỗi khi học sinh trả lời xong một câu hỏi cần nhận xét một cách công bằng, bình tỉnh tránh sự phủ định, cần gàn chất lấy những ý tốt của học sinh để phát triển thêm cho học sinh thấy rằng bản thân mình cũng góp phần tích cực. Phương pháp gợi mở có khả năng tạo không khí tự do trong giờ học, có sự dân chủ giữa thầy và trò, vì vậy nó rất kỵ những câu hỏi giả tạo hoa mỹ một cách thiếu tự nhiên IV. Trên cơ sở cách vận dụng của phương pháp gợi mở thì kết luận khoa học xác đáng đảm bảo tính lôgic của vấn đề là: Sử dụng phương pháp gợi mở tạo không khí tự do tư tưởng, tinh thần dân chủ trong giờ học đạt được đó là: không ai độc quyền nắm giữ chân lý mà là thuộc về mọi người. Sự thông hiểu lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh trong giờ dạy học tác phẩm văn chương trở thành khả năng hiện thực. Có tác dụng phát huy mạnh mẽ tính độc lập, suy nghĩ của học sinh, hoàn thiện nhân cách của học trò, làm cho các em thực sự trở thành chủ thể của hoạt động học tập. Phương pháp gợi mở nhắc nhở người dạy đến đặc thù của sự tiếp nhận tri thức nói chung và của văn chương nói riêng. Tiếp nhân là một quá trình tiếp nhận văn học, ngoài cảm nhận trực giác phải gắn liền hàng loạt thao tác phân tích, từ phân tích hàng loạt bộ phận cấu thành, đến nắm bắt tác phẩm trong tính toàn thể, trọn vẹn. Vậy đặc điểm của phương pháp gợi mở trong dạy văn nói riêng và trong dạy học nói chung là chia vấn đề thành những phần nhỏ. Học trò phải tìm câu trả lời cho giáo viên khéo leo đặt ra. Phương pháp này dùng những câu hỏi nhằm kiểm tra hoặc giúp học sinh tự mình pháp hiện ra một chân lý nào đó. Đặc biệt với phương pháp gợi mở phát triển được khả năng diễn đạt bằng lời của học sinh tăng cường hoạt động kích thích nổ lực của học sinh trong viêc chiếm lĩnh tác phẩm văn chương. đó là những ưu điểm mà phương pháp gợi mở trong dạy học văn có được. V. Vậy từ các kết luận nói trên, để vận dụng tôt phương pháp gợi mở trong dạy học văn thì giải pháp quan trọng đó là đòi hỏi nhiều năng lực cần có ở người đặt câu hỏi, cụ thể là: Phải chuẩn bị bài giảng với những câu hỏi kèm theo cẩn thận Nắm vững vấn đề. Có thói quên phân tích để phân doạn bài giảng và lần lượt xem xét các phần. Hiểu trí thông minh của học sinh Có nghệ thật đặt câu hỏi. để làm được việc này phải trải qua quá trình lâu dài Để khắc phục mặt trái của phương pháp này dễ làm cho giờ học trở lên khô khan do cắt vụn ra thành nhiều câu hỏi, một mặt giáo viên không nên chạy theo số lương câu hỏi, không biến việc hỏi trả lời thành một thao tác máy móc, chiếu lệ. Mặt khác phải biết diễn giãi đúng lúc, khi diễn giãi đúng lúc thì thoả mãn các điều kiện, không phá vở tinh thần gợi mở của giờ học, có thể tạo nên nấc thang mới về nhận thức, khái quát được những tư liêu phân tích VI. Kết quả thu được: Qua một tiết dạy, tôi đã tiến hành ở lớp 11D và 11E, sau khi dạy tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh (Bằng câu hỏi trắc nghiệm – học sinh làm vào phiếu, giáo viên chấm điểm). Kết quả thu được như sau: Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 11D 15% 55% 30% 11E 10% 60% 30% Như vậy, để có một giờ dạy văn tốt, đạt hiệu quả cao đòi hỏi ở nhiều nhân tố: Năng lực của người giáo viên và sự tiếp thu cảm nhận của học sinh để tìm ra chủ đề, tư tưởng của tác phẩm đó là gì? Thực tế, với người giáo viên có năng lực cảm thụ, phân tích vấn đề nhưng mục đích đặt ra là làm sao truyền đạt cho học sinh hiểu được nội dung của tác phẩm, cảm nhận được cái hay, cái đẹp đó mới là quan trọng. Chính vì thế, người dạy phải sử dụng tốt các phương pháp, đặc biệt là phương pháp gợi mở trong dạy học văn. C. Kết luận Với bài viết này, bản thân tôi chỉ nêu được một vài kinh nghiệm về việc vận dụng phương pháp gợi mở trong dạy học văn. Qua áp dụng thực tế tôi rút ra được những kinh nghiệm như sau: I. Đối với giáo viên: Trước hết giáo viên phải hiểu rõ, hiểu đúng về phương pháp gợi mở trong dạy học văn. Giáo viên phải làm tốt công tác chuẩn bị. Cụ thể là nghiên cứu văn bản, sách giáo khoa tài liệu tham khảo một cách kỹ lưỡng để hiểu đúng và hiểu sâu văn bản. Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học một cách chu đáo, khoa học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà cụ thể và bám sát nội dung tiết dạy. Giáo viên hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm một cách thích hợp các kiến thức bằng một hệ thống câu hỏi phù hợp từ kiểm tra bài cũ đến bài mới và bài tập về nhà. Như: Câu hỏi phát hiện, câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi mang tính chất nhận xét, đánh giá, bình luận. Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh tổng kết nắm vững những điều cần ghi nhớ của tác phẩm, vừa kiểm tra chất lương học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. II. Đối với học sinh: Soạn bài, chuẩn bị bài chu đáo theo sự hướng dẫn của giáo viên. Cụ thể là: Đọc văn bản: chú ý giọng đọc Tìm hiểu bố cục của văn bản Kể tóm tắt văn bản theo bố cục Đọc kỹ phần chú thích và trả lời chính xác các câu hỏi trong sách giáo khoa Bên cạnh đó, vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết rõ ràng: Những kết luận khoa học đưa ra chưa thực sự logic, nên vấn đề đặt ra là từ bài viết này cần nhìn nhận đúng hơn về vai trò của phương pháp gợi mở trong dạy học văn. Nhất thiết có phải một giờ dạy văn nào cũng phải vận dụng phương pháp này hay không đó cũng là một vấn đề làm tôi suy nghĩ. Cũng qua bài viết này bản thân nhận thấy để được một giờ dạy văn tốt cần phải có sự sáng tạo trong giờ dạy, có thể kết hợp giữa phương pháp gợi mở với thao tác phân tích hoặc là phương pháp gợi mở với thao tác giảng bình – làm được như vậy sẽ gây được ấn tượng sâu đậm cho học sinh về tín hiệu nghệ thuật then chốt của tác phẩm. Bởi có sự kết hợp giữa các phương pháp sẽ quy định “Màu sắc văn học của một giờ dạy, đưa lại trạng thái nhập thân hết mình vào thế giới văn chương của học sinh và giáo viên, tạo nên chất khoái tai của những lời phân tích và sự khoái cảm của năng lực cảm thụ./.

File đính kèm:

  • docPhuong phap goi mo trong day mon Ngu Van.doc