Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong hóa học trung học cơ sở

1,Về kiến thức :

 - Biết được vai trò của học tập hợp tác trong dạy học hóa học .

 - Áp dụng được phương pháp học tập hợp tác trong dạy học tích cực hóa học lớp 8,9 .

2, Về kĩ năng :

- Chọn nội dung để tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm môn hóa học .

- Tổ chức thiết kế các hoạt động của giáo viên , và nhóm học sinh để dạy học hợp tác khi : + Dạy học kiến thức mới

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2113 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong hóa học trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch học bồi dưỡng thường xuyên môn hóa học chu kì 2004- 2007. Quyển 2 Bài 5 : Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong hóa học THCS (tháng 8) Bài 9 : Đổi mới đánh giá kết quả học tập hóa học ở trường THCS (tháng 8) Bài 5 Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong hóa học THCS A, Mục tiêu : 1,Về kiến thức : - Biết được vai trò của học tập hợp tác trong dạy học hóa học . - áp dụng được phương pháp học tập hợp tác trong dạy học tích cực hóa học lớp 8,9 . 2, Về kĩ năng : - Chọn nội dung để tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm môn hóa học . - Tổ chức thiết kế các hoạt động của giáo viên , và nhóm học sinh để dạy học hợp tác khi : + Dạy học kiến thức mới + Hình thành và rèn luyện kĩ năng + Thực hành thí nghiệm + Ôn tập, luyện tập . B, Nội dung : 1, Vai trò của học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hóa học . Phương pháp này áp dụng khi nào trong quá trình dạy học hóa học ? 2, áp dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học hóa học lớp 8-9 trường THCS . C , Trả lời câu hỏi đánh giá : Câu 1, Hãy nêu vai trò , đặc điểm của phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong trường THCS : - Học tập hợp tác giúp cho trong giờ hóa học HS biết làm việc với tinh thần trách nhiệm , chia sẻ trách nhiệm , lắng nghe ý kiến của người khác , giúp đỡ nhau trong học tập , hóa học tạo được không khí hợp tác đoàn kết , thi đua trong học tập . Đặc biệt có thể rèn luyện kĩ năng tổ chức chỉ đạo cho nhóm trưởng , khả năng nắm bắt và ghi chép của các thư kí . - Học tập gợp tác giúp khắc phục nhược điểm học tập cá nhân . - Học tập hợp tác trong hóa học góp phần phát triển năng lực hợp tác . Câu 2 : Cần chú ý các đặc điểm sau : - Phân công nhóm thường xuyên và nhóm cơ động trong giờ hóa học : để duy trì hoạt động của nhóm có thể phân nhóm thường xuyên theo từng bàn hoặc hai bàn ghép lại và đặt tên cụ thể . Có thể thay đổi nhóm khi có những công việc cần thiết là nhóm cơ động , không cố định . - Phân công trách nhiệm trong nhóm , học tập hóa học để thực hiện một nhiệm vụ nhất định : VD Phân công nhóm trưởng, thư kí , và các thành viên , với một nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động nhất định . Sự phân công này có thể thay đổi để mỗi HS phát huy vai trò và khả năng cá nhân . - GV giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm học tập hóa học và theo dõi , giúp đỡ, định hướng , điều chỉnh kịp thời hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hướng xây dựng , vận dụng thực hành nội dung có hiệu quả . VD : Minh họa Nhóm HS nghiên cứu tính chất hóa học của axit qua thí nghiệm dd H2SO4 tác dụng với Cu(OH)2 và dd NaOH có vài giọt phenolphtalein Hoạt động của Hs là Các thành viên Nhiệm vụ Nhóm trưởng Phân công điều khiển Thư kí Ghi chếp kết quả báo cáo của các thành viên Các thành viên Quan sát trạng thái , màu sắc của các dd H2SO4 , Cu(OH)2 dd NaOH có vài giọt pp TV1 TN1: Nhỏ từ từ dd H2SO4 vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 TV2 TN2: Nhỏ từ từ dd H2SO4 vào ống nghiệm đựng NaOH có pp Các thành viên Quan sát mô tả hiện tượng xảy ra ở TN1 và TN2 . Giải thích và rút ra kết luận Nhóm trưởng Chỉ đạo thảo luận . Rút ra kết luận chung . Báo cáo kết quả của nhóm Sau đó yêu cầu điền kết quả vào phiếu học tập sau : Thí nghiệm Hiện tượng, giải thích , và viết PTHH Rút ra kết luận TN1 TN2 Nhận xét chung Câu 3: Ví dụ 1 :về GVtổ chức cho HS hoạt động nhóm dể tìm hiểu tính chất hóa học của H2SO4 đặc nóng và Hoạt động của giáo viên Hoạt động của nhóm HS Nêu mục đích của thí nghiệm - Nêu nhiệm vụ của nhóm HS : Quan sát trạng thái, màu sắc của chất trước và sau phản ứng - Cho HS quan sát trạng thái của H2SO4 và Cu - Hãy dự đoán liệu có phản ứng xảy ra hay không ? Tại sao ? Hãy kiểm tra bằng thí nghiệm. - Làm thí nghiệm : cho Cu vào H2SO4 đặc và đun nóng. Đưa giấy quỳ ẩm vào miệng ống nghiệm . - Hãy giải thích hiện tượng . - Hãy viết PTPUxảy ra khi biết khí tạo ra là SO2 - Qua phản ứng này rút ra nhận xét gì ? -Nghe để nắm mục đích và nhiêm vụ - Quan sát , mô tả : Cu : rắn , màu đỏ. H2SO4 : lỏng ,sánh , không màu. - Dự đoán: Không, vì Cu đứng sau H Có,vì …… - Quan sát, mô tả hiện tượng : Cu tan tạo dung dịch màu xanh . Có khí mùi khó chịu bay ra, khí này làm giấy quỳ ẩm hóa đỏ. - Giải thích : đồng đã phản ứng với H2SO4 đặc nóng . Khí tạo thành tác dụng với nước tạo thành axit vì làm đỏ giấy quỳ. Dung dịch màu xanh là CuSO4 -- Viết PTHH: - Cu (rắn, đỏ) + 2H2SO4 (đặc) CuSO4(dd xanh) +SO2 (khí, mùi hắc) + H2O - Thảo luận và rút ra nhận xét : H2SO4 đặc nóng tác dụng được với tất cả các kim loại kém hoạt độngnhư đồng nhưng không giải phóng khí Hiđro . Ví dụ 2: Tổ chức cho HS thực hành thí nghiệm lớp 9 Thí nghiệm ancol etilic tác dụng với axit axetic Hoạt động của học sinh có thể là : Hoạt động của GV Hoạt động của nhóm HS do nhóm trưởng phân công 1, Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo mục đích, dụng cụ hóa chất, cần cho thí nghiệm HS 1: Mục đích TN HS2: dụng cụ hóa chất - Kiểm tra tác dụng của ancoletilic với axit axetic . - Ông nghiệm chịu nhiệt, nút cao su có ống dẫn thủy tinh xuyên qua, cốc nước lạnh, 1 ống nghiệm khô sạch, đèn cồn giá thid nghiệm, rượu etilic, axit axetic, H2SO4 đặc, nước muối ăn bão hòa . 2, Yêu cầu đại diện nhóm nêu cách tiến hành thí nghiệm, TN gồm 2 thí nghiệm nhỏ, HS3: cho ancol etulic t/ d với axit axetic có H2SO4 đặc HS4: Xác định sản phẩm . - Thực hiện thí nghiệm như trong SGK hóa học 9. 3, Yêu cầu đại diện nhóm tiến hành thí nghiệm , quan sát , mô tả, giải thích hiện tượng, - HS 5và 6 thực hiện TN1 - HS 7 và 8 thực hiện TN2 Các Hs quan sát thí nghiệm mô tả hiện tượng - Thư kí ghi chép kết quả . - Có chất lỏng ở ống nghiẹm ngâm trong cốc nước lạnh . Mùi thơm xuất hiện . - Tạo thành lớp chất lỏng không màu , có mùi thơm nổi trên mặt nước . 4, Yêu cầu ghi tường trình thí nghiệm - Tất cả HS trong nhóm đều ghi - TN - Hiện tượng, giải thích, và viết PTHH. - Rút ra nhận xét C2H5OH(dd) + CH3COOH(dd) CH3COOC2H5 + H2O (lỏng, thơm) An col etilic tá dụng với axit axetic tạo thành este và nước Bài 9 : Đổi mới Đánh giá kết quả học tập hóa học ở trường THCS A, Mục tiêu: 1, Về kiến thức : - Nêu được những đổi mới đánh giá kết quả dạy học hóa học ở trường THCS. - Kĩ thuật thiết kế đề kiểm tra theo định hướng đổi mới đánh giá : Cấu trúc chung của đề kiểm tra mục tiêu, ma trận đề ( đề trắc nghiệm khách quan và tự luận ), đáp án và biểu điểm . 2, Về kĩ năng : - Thiết kế các loại câu trắc nghiệm : Câu có nhiều lựa chọn, câu cặp đôi, câu đúng – sai, và câu điền khuyết . - áp dụng đổi mới đánh giá kiểm tra để thiết kế đề : - Đề kiểm tra 15 phút - Đề kiểm tra 45 phút - Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 và cuối năm . B, Nội dung: 1, Định hướng đổi mới đánh giá kết quả dạy học hóa học ở trường THCS 2, Câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học hóa học ở trường THCS . 3, Kĩ thuật thiết kế đề kiểm tra theo định hướng đổi mới đánh giá 4, Vận dụng . C, Câu hỏi tự đánh giá : Câu 1, Bạn hiểu như thế nào : A,Tăng cường đổi mới đánh giá nội dung có liên quan đến thực hành thí nghiệm có nghĩa là trong quá trình đánh giá HS cần tăng thời lượng và nội dung kiến thức lí thuyết và những vận dụng của hs trong khi tiến hành thí nghiệm thực hành , kĩ năng thực hành , kĩ năng quan sát , nhận xét để rút ra kết luận vấn đề . Tuy nhiên việc kiểm tra thực hành phải tiến hành song song với lí thuyết nhuần nhuyễn . Việc kiểm tra không dừng ở lí thuyết có nội dung thực hành mà cần phải tiến tới kiểm tra thục hành khi cần thiết . B, Đánh giá 3 mức độ hiểu, biết, vận dụng kiến thức hóa học theo một tỉ lệ thích hợp : có nghĩa là trong quá trình đánh giá bộ đề kiểm tra phải đảm bảo phục vụ cả 3 đối tượng hs , qua đó để hs thuộc cả 3 đối tượng đều có thể có khả năng trả lời theo yêu cầu bài và có nội dung làm được , và có nội dung chưa làm được để cả 3 đối tượng phải lo lắng học tập và vẫn không bị điểm quá thấp để HS không bị chán nản , tự ti … C, Tăng cường đánh giá khả năng tư duy vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn đời sống :Trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước , tiến tới nên kinh tế tri thức rất cần con người hoạt động trí tuệ , sáng tạo , luôn có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn . Do đó định hướng đánh giácần hướng hs phát triển những tiềm năng của mình , đáp ứng ngày càng cao của xã hội D, Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận theo hướng tăng cường trắc nghiệm khách quan trong đámh giá : vì cần phối hợp cả 2 loại này để tăng tính khách quan của quá trình đánh giá , trắc nghiệm khách quab khoảng 30% và tự luận khoảng 70%về nnội dung cũng như tổng điểm .Trong tương lai cần kiểm tra cả trắc nghiệm và khách quan với những bài kiểm tra riêng và nhân hệ số khác nhau để lấy điểm trung bình .Về phương pháp kiểm tra này cần có ngân hàng đề đa dạng và phong phú , tiến tới có bộ công cụ đánh giá theo đúng quy trình khoa học . - Nội dung cần đa dạng và phong phú : bài tập trắc nghiệm khách quan , bài tập tự luận, bài tập định tính, bài tập định lượng , bài tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm . Ngoài các dạng bài tạp ở SGK và SBT thì cần chú ý đến các dạng sau : - Bài tập sử dụng kênh hình , phân tích các số liệu thực nghiệm - Giúp Hs lập kế hoạchđể thực hiện giải quyết vấn đề của hóa học như : xác định nồng độ dd, thành phần của chất , công thức phân tử . - Vận dụng kiến thức , kĩ năng thực hành ; Câu 2 : Đặc điểm của mỗi loại câu hỏi trắc nghiệm : có 4 loại câu hỏi trắc nghiệm 1, Câu điền khuyết : Gồm 3 phần : Phần yêu cầu, phần nội dung và phần cung cấp thông tin . - Phần yêu cầu : bắt buộc phải có và viết dưới dạng mệnh lệnh thức ,. - Phần nội dung là phần bắt buộc phải có , thường là điịnh nghĩa, mô tả tính chất của chất , trong đó có chỗ trống . - Phần cung cấp thông tin : Đó là nội dung hay cụm từ cho trước và thường là nhiều hơn chỗ trống cần điền . Ví dụ : Hãy điền từ hay cụm từ thích hợp vào ô trống : Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và ……….. về điện , gồm hạt nhân mang điện tích …….. và vỏ ……….. gồm 1 hay nhiều electron mang điện tích …..; ( Với các từ và cụm từ sau : trung hòa, dương , electron , âm, hạt nhân ) 2, Câu có nhiều lựa chọn : Cấu tạo câu gồm : - Phần câu viết chưa đầy đủ - Phần chọn gồm 4-5 phương án trong đó có một phương án đúng yêu cầu đề ra , các phương án khác gọi là nhiễu . - Phần yêu cầu : nêu ngắn gọn yêu cầu đề ra : chọn phương án đúng , hoặc chọn câu sai . Ví dụ : Cho biết sắt có hóa trị III và oxi có hóa trị II hãy chọn công thức đúng trong các công thức sau : a, FeO ; b, Fe2O3 ; c, Fe3O4 ; d, Fe3O2 ; 3, Câu chọn đúng , sai hoặc có, không : Cấu tạo câu gồ 2 thành phần chính là phần yêu cầu và phần để lựa chọn Phần yêu cầu : Thông thường là chọn nội dung câu, mệnh đề, đúng ,sai hoặc có không Phần chọn gồm 4-5 câu hoặc mệnh đề, ( khái niệm, tính chất , các hiện tượng hóa học …) mỗi câu có nội dung đúng hoặc sai và nên lệch nhau để học sinh cần phải suy nghĩ . Ví dụ : hãy ghi chữ đúng hoặc sai vào ô trống cho phù hợp : Phản ứng oxi hoa - khử Đ S A, 2Cu +O2 à 2 CuO Đ B, CuO + CO à Cu + CO2 Đ C, CaO + CO2 à CaCO3 S D, CaO + H2O à Ca(OH)2 S E, H2 + FeO à Fe + H2O Đ 4, Câu cặp đôi : Có cấu tạo thường gồm 2 cột ( 2 nhóm ) , mỗi cột thường biễu diễn một số nội dung chưa đầy đủ có liên quan với nhau . Nội dung ở cột 1 cần ghép với nội dung phù hợp ỏ cột 2 thì tạo nên một nội dung đầy đủ . Số lượng nội dung ở cột 1 và cột 2 nên lệch nhau để học sinh không dùng phép lợi trừ . Ví dụ : Hãy dùng các chử cái A,B,C,D chỉ tên thí nghiệm ở cột I với các chữ số chỉ hiện tượng tương ứng 1,2,3,4 thành cặp để có nội dung phù hợp : Thí nghiệm Hiện tượng A Sắt cháy trong oxi 1 Tạo thành khói trắng, tan trong nước tạo thành dd làm quỳ tím ngả đỏ B Photpho cháy trong oxi 2 Cháy sáng chói tạo thành chất rắn màu nâu đen C Hiđro khử đồng (II)oxit 3 Tạo thành chất rắn màu đỏ D Natri tác dụng với nước 4 Chất khí không màu thoát ra 5 Giọt tròn , nổi, chạy thành vòng tròn trên mặt nước , tạo thành dd làm quỳ tìm ngả xanh Đáp án : A – 2 ; B – 1 ; C- 3 ; D - 5 ; Câu 3: Việc xác định mục tiêu, ma trận đề kiểm tra là rất cần thiết cho việc thiết kế đề kiểm tra đúng nội dung, mục tiêu cần đạt và đánh giá đúng thực chất khả năng của HS , đồng thời thúc đẩy được khả năng tự học của HS và khả năng vận dụng từ mức độ hiểu , biết và vận dụng . áp dụng và kiểm tra hết được những chương trình đẫ học . Bên cạnh những đó kiểm tra được khả năng tự học ở nhà của học sinh mà học sinh không học theo kiểu tủ bài , không copi bài được đòi hỏi phải học thực chất ;

File đính kèm:

  • docBoi duong HSg New.doc
Giáo án liên quan