Phương pháp soạn Bài giảng điện tử

Việc tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trên thực tế đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ của giáo viên. Do đó, việc nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động Dạy và hoạt động Học, trong đó có việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại là một yêu cầu, một giải pháp cần thiết cho tinh thần đổi mới và thực hiện hoá sự đổi mới ấy trong công tác triển khai dạy học các môn học nói chung theo chương trình sách giáo khoa mới hiện nay. Muốn vậy, cần phải tạo được đầy đủ các công cụ để hỗ trợ một cách tối đa các hoạt động dạy học, phải giải phóng được giáo viên thoát khỏi những hoạt động chân tay thông thường, đặt học sinh vào môi trường học tập thuận lợi, và giáo viên có đủ điều kiện và khả năng giám sát chất lượng cũng như kết quả hoạt động nhận thức của học sinh. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng máy vi tính với hệ thống Multimedia cùng các phần mềm phù hợp đã tỏ ra nhiều triển vọng.

doc19 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp soạn Bài giảng điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Việc tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trên thực tế đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ của giáo viên. Do đó, việc nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động Dạy và hoạt động Học, trong đó có việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại là một yêu cầu, một giải pháp cần thiết cho tinh thần đổi mới và thực hiện hoá sự đổi mới ấy trong công tác triển khai dạy học các môn học nói chung theo chương trình sách giáo khoa mới hiện nay. Muốn vậy, cần phải tạo được đầy đủ các công cụ để hỗ trợ một cách tối đa các hoạt động dạy học, phải giải phóng được giáo viên thoát khỏi những hoạt động chân tay thông thường, đặt học sinh vào môi trường học tập thuận lợi, và giáo viên có đủ điều kiện và khả năng giám sát chất lượng cũng như kết quả hoạt động nhận thức của học sinh. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng máy vi tính với hệ thống Multimedia cùng các phần mềm phù hợp đã tỏ ra nhiều triển vọng. Trong những năm gần đây, máy vi tính đã được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông với tư cách là một phương tiện dạy học cùng nhiều loại phần mềm được thiết kế theo các quan điểm khác nhau. Đó là các quan điểm cổ điển, vi thế giới, hệ tác giả, hệ chuyên gia. Vì vậy, hình thức sử dụng máy vi tính vào dạy học cũng rất đa dạng và phong phú. Trong đó, bài giảng điện tử là một hình thức được sử dụng phổ biến nhất. Bài giảng điện tử có thể được viết bằng các ngôn ngữ lập trình tùy theo trình độ tin học của người viết, hoặc được thiết kế trên các phần mềm trình diễn như Frontpage, Publisher, Flash, PowerPoint,Thực tế cho thấy, việc thiết kế bài giảng điện tử dựa trên phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint là quen thuộc, gần gũi, đơn giản, tiện lợi, phổ biến và thao tác đơn giản, dễ sử dụng hơn cả. I. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ LÀ GÌ? Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài học trên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy - học (của thầy và trò) được chương trình hoá (nhờ một phần mềm) do giáo viên điều khiển thông qua môi trường Multimedia do hệ thống máy tính tạo ra. Trong những năm gần đây, công nghệ máy tính đã có sự phát triển vượt bậc. Từ tốc độ xử lý đến dung lượng lưu trữ được cải thiện và đạt ở mức chóng mặt. Cùng với sự phát triển đó là sự ra đời và phát triển của hệ thống đa phương tiện, sự kết hợp của máy vi tính với Multimedia đã tăng cường khả năng ứng dụng của máy tính điện tử trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong hoạt động dạy học. Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông, một phương pháp giới thiệu thông tin bằng máy tính, sử dụng nhiều dạng truyền thông tin. Trong môi trường Multimedia, thông tin được biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau: văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio), phim video (video clip), bảng biểu (table) hay biểu đồ (chart) Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bột kiến thức của bài học được số hoá (để lưu vào bộ nhớ của máy tính) dưới nhiều dạng dữ liệu khác nhau, đồng thời kịch bản của quá trình dạy học (trình tự logic và phương pháp truyền thụ nội dung kiến thức) cũng được cài đặt vào quá trình trình diễn bài giảng (trong môi trường Multimedia) thông qua một phần mềm. Nhờ đó kiến thức của bài học được chuyển tải đến học sinh nhiều kênh và các cách thức khác nhau. Như vậy, cùng với máy tính, bài giảng điện tử thực sự là một công cụ hỗ trợ đắc lực trên nhiều phương tiện cho hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Mọi chương trình trình cài đặt trên máy tính nhằm cho phép người sử dụng khai thác những khả năng tiềm tàng của máy tính để giải quyết những nhiệm vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau đều được gọi là phần mềm. Theo quan điểm này, bài giảng điện tử cũng được xem là một phần mềm hỗ trợ dạy học. Nhưng ngược lại, một phần mềm có được xem là một bài giảng điện tử hay không, chúng ta cần đánh giá những chức năng hỗ trợ dạy học của nó. Thực tế hiện nay không ít người chưa hiểu rỏ khái niệm và chức năng của bài giảng điện tử, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học vẫn mang tính hình thức, thiếu sáng tạo. Ngoài ra, do sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, mà hiện nay trong giáo dục đã xuất hiện nhiều khái niệm mới, vậy nên cần phải phân biệt các khái niệm ấy như: sách giáo khoa điện tử, giáo trình điện tử, giáo án điện tử, bài giảng điện tử, Sách giáo khoa hay giáo án điện tử là tài liệu giáo khoa, mà trong đó kiến thức được lưu trữ và trình bày dưới nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh,Điều khác căn bản giữa tài liệu điện tử và tài liệu thông thường là ở chỗ kiến thức được trình bày cùng một lúc theo nhiều cách khác nhau: trọng tâm, đơn giản, chi tiết,thuận tiện cho người học tra cứu và tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất. Tài liệu điện tử cho phép tìm kiếm và thực hiện nhiều cách tiếp cận thông tin của tài liệu một cách thuận lợi, nhanh chóng, đồng thời có thể dễ dàng liên kết đến các tài liệu khác. Như vậy các tài liệu điện tử nói chung thực chất là sự số hoá của các tài liệu thông thông thường, song khả năng tìm kiếm, truy xuất và trình diễn thông tin của tài liệu được tăng cường, đồng thời có thể dễ dàng thực hiện việc liên kết giữa chúng với nhau nhờ khả năng của máy tính với Multimedia. Ngày nay, sách giáo khoa điện tử còn cho phép kết nối và cập nhật thêm thông tin mới từ các trang web mà địa chỉ đã có sẳn trong sách giáo khoa điện tử. Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được Multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể có được bài giảng điện tử. Các tài liệu điện tử này có thể được lưu trên đĩa cứng của máy tính, trên đĩa CD, USB hay trên các thiết bị nhớ khác và hình thành nên các thư viện điện tử - một tài sản trí tuệ chung của tất cả mọi người. Người dùng có thể truy cập đến nó từ bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào, cũng nhờ đó đã góp phần tích cực trong việc giảm chi phí đầu tư (mua sắm tài liệu) cho việc học tập của học sinh. Việc số hoá và cho phép sử dụng không hạn chế các tài liệu điện tử trên mạng Internet cũng là cách tốt nhất để hội đồng biên soạn sách giáo khoa thu thập được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng, phê bình chuẩn hoá hệ thống tài liệu số hoá trong sự phát triển của các thư viện điện tử, một xu thế tất yếu trong xã hội ngày nay và trong tương lai. II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1. Đảm bảo tính khoa học Sư phạm và khoa học Tin học Về bản chất thì bài giảng điện tử là một phần mềm được cài đặt trên máy tính để hỗ trợ cho hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Vì vậy nó cần đảm bảo những yêu cầu của một phần mềm hỗ trợ dạy học, nghĩa là phải hàm chứa trong đó tri thức ở mức chuyên gia của hai lĩnh vực Sư phạm và Tin học. Đáp ứng được yêu cầu này cũng đồng thời đã đề cao được chất lượng (tính chuẩn tắc) của một phần mềm nói chung được gọi là “phần mềm dạy học” và tính hiệu quả của việc sử dụng nó. Các phần mềm dạy học hiện nay chủ yếu là sản phẩm của các chuyên gia tin học (thể hiện tốt các kỹ thuật lập trình, nhưng lại thiếu tri thức ở mức chuyên gia về dạy học). Ngược lại, cũng có một số “phần mềm dạy học” là sản phẩm của các chuyên gia về dạy học (đáp ứng tốt các yêu cầu, nguyên tắc và kịch bản của quá trình dạy học, nhưng lại yếu về kỹ thuật lập trình). Để có một phần mềm thực sự là “phần mềm dạy học” thì nó phải là một sản phẩm được kết tinh trong đó tri thức ở mức chuyên gia của hai lĩnh vực Dạy học và Tin học. 2. Đảm bảo tính hiệu quả Xây dựng bài giảng điện tử trong hoàn cảnh cụ thể của nền giáo dục nước ta, trước tiên cần phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chì hàng đầu. Vì rằng các hoạt động dạy học rất phong phú và đa dạng gồm cả những hoạt động chân tay và hoạt động trí óc. Bài giảng điện tử với tư cách là một phần mềm, cùng với máy tính hỗ trợ nhiều mặt của quá trình dạy học. Giải phóng người dạy những hoạt động phổ thông để có thời gian đầu tư cho việc tổ chức, điều khiển, giám sát điều chỉnh hoạt động nhận thức của người học. Đồng thời phải tạo ra được những điều kiện tốt đẹp để hoạt động nhận thức của học sinh được diễn tả một cách tích cực, độc lập, chủ động và sáng tạo. Nói cách khác, thiết kế bài giảng điện tử cần coi trọng phát huy cao nhất những thế mạnh của máy tính để tạo ra mội trường học tập, trong đó tính tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo của học sinh được phát huy cao độ. Đây cũng chính là thực hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu quả sử dụng của một thiết bị dạy học hiện đại trong điều kiện và hoàn cảnh của nền giáo dục nước ta hiện nay. 3. Đảm bảo tính mở rộng và phổ dụng Trong một bài giảng điện tử thường có sự liên kết của nhiều slide, mỗi một slide sẽ đảm nhận hỗ trợ giảng dạy một yếu tố nội dung kiến thức nào đó. Xây dựng cấu trúc của bài giảng theo hệ thống các slide cũng chính là thực hiện việc phân nhóm các đơn vị kiến thức mà bài giảng có thể hỗ trợ. Về phương diện kỹ thuật lập trình, đây chính là việc môđun hoá chương trình để dễ dàng cho việc thiết kế, cài đặt, bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp sau này. Số lượng các slide cần sử dụng trong bài giảng sẽ tương ứng với các yếu tố kiến thức cấu thành bài giảng, sự liên kết giữa các slide thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố kiến thức của bài học và do đó việc thay đổi nội dung trên mỗi slide, số lượng slide, cùng mối liên kết giữa chúng cũng chính là thay đổi cấu trúc logic nội dung của bài học. Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc của bài giảng như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉnh sữa, nâng cấp và hoàn thiện bài giảng sau này. Các bài giảng phải được viết dưới dạng một phần mềm công cụ để cho mọi người (không riêng gì người thiết kế) có thể sử dụng một cách thuận lợi. Một trong những khả năng ưu việt của máy tính là cho phép thiết lập (không giới hạn) các mối liên kết giữa các yếu tố kiến thức của bài giảng nói riêng, của toàn bộ tài liệu môn học nói chung. Khả năng này, một mặt nếu được sử dụng hợp lý và tuân thủ các quy tắc chặt chẽ, thống nhất sẽ giúp cho việc thiết kế bài giảng đảm bảo tính phổ dụng (nhiều người có thể dùng được), có tác dụng định hướng người dùng theo kịch bản đã định sẳn. Mặt khác, nếu không được quan tâm đúng mức sẽ tạo nên những khó khăn cho người sử dụng (khó thao tác, kịch bản trình diễn không đơn nhất, không theo đúng ý đồ của người thiết kế). 4. Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu Khi thiết kế một phần mềm nói chung, bài giảng điện tử nói riêng thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu là một vấn đề rất quan trọng. Dữ liệu ấy phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, yêu cầu kích thước lưu trữ phải tối thiểu, truy cập nhanh chóng khi cần (nhất là đối với các dữ liệu multimedia), dễ dàng chia sẻ, dùng chung hay trao đổi giữa nhiều người dùng. Đặc biệt với giáo dục, cấu trúc cơ sở dữ liệu phải hướng tới việc hình thành các thư viện điện tử trong tương lai, như thư viện các bài tập, đề thi; thư viện các tranh ảnh, các phim học tập; thư viện các tài liệu giáo khoa, tài liệu giáo viên, Cùng với việc xây dựng bài giảng, cần xây dựng các thư viện tư liệu môn học để mọi người đều có thể sử dụng thuận lợi và nhanh chóng, đồng thời phải tạo điều kiện để mọi người có thể tham gia vào việc làm giàu, làm phong phú các thư viện ấy. Xây dựng các thư viện tư liệu cho môn học là vấn đề quan trọng đầu tiên cần phải làm, nó quyết định đến chất lượng của việc thiết kế, xây dựng bài giảng điện tử. 5. Đảm bảo nguyên tắc sư phạm của quá trình dạy học khi trình diễn thông tin Sự hấp dẫn giáo viên khi sử dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy là khả năng trình diễn các thông tin Multimedia. Do đó, việc trình bày nội dung bài giảng rất sinh động và hấp dẫn, nói chung chúng là những trang thông tin Multimedia. Tuy nhiên, việc trình diễn thông tin trên bài giảng nếu không tuân thủ những nguyên tắc sư phạm thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu của quá trình dạy học, thậm chí còn phản tác dụng. Trình tự xuất hiện của các thông tin khi sử dụng hiệu ứng, các hình ảnh động, phim ảnh, màu sắc,đều phải được cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng và phải tuân theo nguyên tắc, những ý đồ sư phạm của quá trình dạy học, điều đó cũng được quy định bởi dạy học là một nghệ thuật. Như vậy, việc xây dựng bài giảng điện tử luôn yêu cầu và đi kèm với nó là việc xây dựng cấu trúc và kịch bản cho quá trình trình diễn thông tin. Nếu chỉ sử dụng cách trình diễn có cấu trúc tuần tự thì ta đã vô tình hạ thấp vai trò của máy tính điện tử. Khả năng lưu trữ, tìm kiếm, truy xuất, liên kết gần như vô hạn giữa các yếu tố thông tin là một đặc trưng riêng, có hệ thống của máy vi tính. Nhờ đó mà có thể thực hiện được những cấu trúc và kịch bản trình diễn ở nhiều mức độ phức tạp và cấp độ sâu khác nhau. Thực hiện nguyên tắc này cũng chính là đảm bảo tính chặt chẽ, khúc chiết, trong sáng, phong phú, đa dạng và logic của nội dung thông tin được trình diễn. Sử dụng tốt khả năng trình diễn thông tin Miltimedia sẻ đảm bảo cho quá trình nhận thức của học sinh theo quy luật “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. 6. Đảm bảo tính thân thiện, vệ sinh trong sử dụng Xu hướng xây dựng các phần mềm nói chung hiện nay là phải có giao diện hết sức thân thiện (theo nghĩa dễ tìm hiểu, dễ tiếp cận, dễ thao tác, dễ sử dụng, tận dụng được các thói quen), nhất là khi lớp người dùng không có điều kiện tiếp cận công nghệ còn nhiều và đang ở trong các vị trí công tác khác nhau của nhiều lĩnh vực hoạt động văn hoá, xã hội thì điều đó lại càng được quan tâm hơn, và nó cũng phú hợp với mong muốn của con người là điều kiện lao động ngày càng phải được cải thiện. Việc thiết kế và xây dựng bài giảng cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. Sử dụng các phím chức năng, giao tiếp giữa người dùng và máy qua nhiều menu, hộp thoại trình bày thông tin ngược với những tư duy thông thường, sử dụng màu sắc, độ tương phản không phù hợp với tâm lý thị giác sẽ là những cản trở lớn đối với những người sử dụng. Mọi sự lạm dụng (quá đáng, không có chủ định, không có mục đích rõ ràng, đặc biệt là trong dạy học) những chức năng phong phú, đa dạng của máy tính điện tử nhiều khi sẽ không đưa đến những kết quả mong muốn, thậm chí còn phản tác dụng. Ví dụ: Trong dạy học cần phải lựa chọn và sử dụng các phong chữ chân phương, kích thước phù hợp. Mỗi màu sắc được dùng với những dụng ý riêng. Các hình động, tranh ảnh, phim và các hiệu ứng khi sử dụng máy vi tính trong dạy học không tuân thủ nguyên tắc này sẽ dẫn đến việc làm giảm hiệu quả dạy học và mất vệ sinh môi trường học đường. 7. Đảm bảo tính phổ cập nhật với các công cụ thiết kế Việc lựa chọn các công cụ thiết kế bài giảng vốn là công việc của người lập trình. Song hiện nay, do sự phát triển bùng nỗ của tin học mà trên thị trường xuất hiện nhiều loại chương trình ứng dụng và cũng theo nó là nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Có một sự hiểu biết nhất định ở mức khái quát về chúng sẽ giúp cho nhà giáo dục biết khả năng của công nghệ, có thể giúp hỗ trợ được gì cho hoạt động dạy và hoạt động học. Nhờ đó mà có thể đưa ra được nhiều yêu cầu hơn, các yêu cầu sẽ thiết thực hơn, có tính khả thi hơn. Vì vậy, sự phối hợp chặt chẽ giữa một bên là nhà sư phạm, một bên là nhà tin học sẽ là điều kiện cần thiết cho sự ra đời của những sản phẩm có giá trị cao. Cần lưu ý tới một sự bất cập thường xảy ra đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển, đó là nhiều khi ta chỉ được tiếp xúc với các phần mềm, phần cứng đã quá củ kỹ và lạc hậu (thường là những sản phẩm miễn phí). Mặc dù trên mạng Internet vẫn cho chúng ta tiếp cận nhanh với các phần mềm thương mại, nhưng các phương thức thanh toán trên mạng vẫn còn quá xa lạ. 8. Đảm bảo tính khả dụng Có thể nói rằng việc thiết kế, xây dựng một chương trình (chuẩn tắc), dù lớn hay nhỏ đều là một công trình nghiên cứu khoa học (ứng dụng), vì nó thực sự đã giải quyết những vấn đề đặt ra của bài toán thực tiễn. Công trình ấy tất yếu cần phải được thực tiễn đánh giá. Vì nó là sự kết tinh tri thức ở mức chuyên gia của hai lĩnh vực, nên thực tiễn đánh giá nó cũng phải trên hai phương diện: Kỹ thuật tin học (tính đúng đắn, tính tối ưu, tính khả thi) và lĩnh vực ứng dụng (có đáp ứng được mọi yêu cầu mà bài toán của một lĩnh vực từ thực tiễn đặt ra hay không). Đồng thời trong bất kỳ lĩnh vực nào, việc sử dụng máy tính luôn đòi hỏi tính hiệu quả và nó cũng cần kiểm chứng qua thực tiễn. 9. Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức của bài giảng Đặc điểm của thời đại ngày nay là khoa học và kỹ thuật phát triển rất mạnh mẽ, kho tàng tri thức của nhân loại ngày càng tăng lên một cách đáng kể. Vì vậy phải triệt để tận dụng khả năng lưu trữ, cập nhật thông tin của máy tính. Việc cập nhật để chỉnh sữa, nâng cấp và ngày càng hoàn thiện hệ thống các bài giảng là việc làm có ý nghĩa trong việc hình thành các thư viện tư liệu điện tử, những tiêu chí chuẩn mực của một nền giáo dục điện tử trong tương lai. 10. Đảm bảo một số nguyên tắc về hình thức (Ý kiến của thầy Nguyễn Thanh Bình - GV Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - TP.HCM) Thật ra, ta phải giải quyết khó khăn của học sinh ngay từ người thầy và giải quyết ở ba khâu: soạn giáo án đện tử, trình chiếu giáo án và hướng dẫn học sinh ghi chép. Mỗi lớp học có trung bình từ 40-50 học sinh. Trong khi đó các tiết dạy giáo án điện tử thường phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa sổ hay kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn rõ hơn. Như vậy, những học sinh ngồi ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt kém sẽ khó khăn khi quan sát hình ảnh, chữ viết hay công thức trên màn chiếu. Do đó để học sinh có thể ghi chép được bài học chính xác từ màn chiếu, giáo viên khi soạn giáo án trên PowerPoint cần chú ý một số nguyên tắc về hình thức sau: + Về màu sắc của nền hình: Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng. + Về font chữ: Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, VNI-Helve) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times) vì dễ mất nét khi trình chiếu. + Về size chữ: Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 20 trở lên mới đọc rõ được. + Về trình bày nội dung trên nền hình: Giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống, từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn. Ngoài ra, những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định như ta mong muốn. + Trình chiếu giáo án điện tử: Khi giáo viên trình chiếu PowerPoint, để học sinh có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn. + Hướng dẫn học sinh ghi chép: Trong tiết học, học sinh phải có sẵn trước mặt sách giáo khoa quy định của Bộ GD&ĐT và dùng vở để ghi chép. Khi trình chiếu Power Point và giảng bài, giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi bài học vào vở như sau: + Những kiến thức căn bản, thuộc nội dung giáo khoa quy định sẽ nằm trong các slide có ký hiệu riêng. (Ví dụ ký hiệu hình ảnh cây viết, đặt ở góc trên bên trái). Học sinh phải chép đầy đủ nội dung trong các slide này. Tập hợp nội dung các slide có ký hiệu riêng tạo nên kiến thức yêu cầu tối thiểu của tiết học. + Những nội dung có tính thuyết minh, minh họa, mở rộng kiến thức sẽ nằm trong các slide khác, không có ký hiệu riêng. Với những slide này, học sinh tự chọn học nội dung để chép tùy theo sự hiểu bài của mình. + Với những kiến thức căn bản nhưng khá dài, nếu chép hết sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của tiết học, sau khi giảng xong giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu trong sách giáo khoa để về nhà chép (học sinh sẽ chừa khoảng trống thích hợp). Nguyên tắc giáo dục chủ động là lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên trong quá trình giảng dạy là phải đảm bảo được việc học sinh nắm được kiến thức trọng tâm, nhưng giáo viên không phải là người bao tiêu mọi kiến thức cung cấp cho học sinh. Chính bản thân học sinh, trong khi tham gia tích cực vào tiết học, sau khi tìm hiểu lại sách giáo khoa và tìm tòi ở các phương tiện multimedia, sẽ chọn lọc đúc kết những kiến thức của tiết học và ghi chép, lưu trữ cho riêng mình. III. CÁC CHỨC NĂNG HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CỦA BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Đối với hoạt động dạy học của giáo viên, bài giảng điện tử là một phương tiện đã hỗ trợ rất hiệu quả trên nhiều mặt hoạt động dạy học của giáo viên. Sử dụng bài giảng điện tử giáo viên đã được giải phóng hầu hết những công việc chân tay bình thường. Từ việc ghi chép nội dung bài học lên bảng, trình bày các tranh ảnh, biểu đồ, hướng dẫn các thao tác thực hành; theo dõi và điều tiết tiến trình thực hiện bài giảng, đến việc ghi nhớ những nội dung cần phải thuyết trình và giảng giải, những công thức, những số liệu, thậm chí cả việc trình bày bài giảng bằng lời đã được máy tính hỗ trợ. Tập trung tất cả các khả năng ấy làm cho máy tính trở thành một “người trợ giảng đắc lực, có hiệu quả”. Điều đáng nói ở đây, người trợ giảng này là chính hình ảnh của người giáo viên đang tiến hành tiết dạy, vì rằng nội dung, tính chất và cách thức hoạt động của người trợ giảng đều do chính giáo viên đứng lớp quyết định. Sự thống nhất, đồng cảm, phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động của người trợ giảng (ảo) với giáo viên (thực) đã không thể có được trong cách thức dạy học truyền thống. Một chức năng có tính nỗi bật và đặc thù riêng của bài giảng điện tử đó là chức năng trình diễn thông tin Multimedia, có tương tác và gây được ấn tượng mạnh. Chính nhờ chức năng này mà chúng ta đã phát huy được sức mạnh của máy tính điện tử và nâng cao một cách đáng kể hiệu quả của việc sử dụng nó. Hầu hết các tài liệu liên quan đến môn học có thể được số hoá và đưa vào bài giảng điện tử. Nhờ đó đã tạo nên được những thư viện như: Thư viện các tranh ảnh, thư viện các video clip về thí nghiệm, hướng dẫn thực hành, thư viện các bài tập, đề thi kiểm tra. Nói chung, tập hợp các thư viện như vậy là sự liên thông giữa chúng cùng với hệ thống các bài giảng điện tử là đủ để phục vụ tốt cho hoạt động dạy của giáo viên. Đối với hoạt động học của học sinh: Có thể nói rằng những gì mà bài giảng điện tử đã hỗ trợ được cho hoạt động dạy của giáo viên thì cũng có nghĩa là nó cũng hỗ trợ được cho hoạt động học của học sinh. Điều này thật dễ hiểu vì các phương tiện dạy học giúp cho giáo viên nâng cao hiệu quả của quá trình truyền thụ thì chính nó cũng tác động làm dễ dàng cho quá trình nhận thức của học sinh. Bài giảng điện tử đã giải phóng được giáo viên thoát khỏi những công việc chân tay bình thường để tập trung chỉ đạo hoạt động nhận thức của học sinh, điều này cũng có nghĩa là bài giảng điện tử đã có tác dụng tăng cường được hoạt động nhận thức độc lập, chủ động sáng tạo cùng với việc nâng cao một cách đáng kể chất lượng của hoạt động đó (vì giáo viên đã có nhiều thời gian hơn để tổ chức, điều khiển, giám sát, đánh giá và điều chỉnh hoạt động học tập của từng cá thể học sinh). Cũng cách hiểu như vậy, bài giảng điện tử đã có tác dụng tích cực hoá được hoạt động nhận thức của học sinh (kích thích được hứng thú, tạo được động cơ họa tập, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc học, tăng cường độ bền của trí nhớ, sự sâu sắc của tư duy) hỗ trợ tốt việc tự học, tự đánh giá, ôn tập củng cố, hệ thống hoá kiến thức (nhờ hệ thống bài tập luyện tập, kiểm tra, sự liên kết giữa các thư viện, giữa các tài liệu điện tử). IV. QUY TRÌNH THIẾT KẾ MỘT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Giáo án điện tử có thể xây dựng theo quy trình gồm 6 bước cơ bản sau: - Xác định mục tiêu của bài học. - Xây dựng cấu trúc logic nội dung và tiến trình tổ chức dạy học. - Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức. - Xây dựng thư viện tư liệu điện tử. - Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua hoạt động cụ thể. - Chạy thử chương trình, chỉnh sữa và hoàn thiện. 1. Xác định mục tiêu bài học Đọc kĩ sách giáo khoa kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của toàn bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài học. Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải ch

File đính kèm:

  • docPhuong phap soan Bai giang dien tu.doc