Phương pháp tổ chức trò chơi: Trò chơi vận động

> DẪN THUỶ NHẬP SƠN:

 

 * Mục đích: rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, vui khỏe

* Đối tượng: Thanh, thiếu niên

 * Số lượng: 40 người (1/2 nam), chia ít nhất 2 đội

 * Địa điểm: sân bãi rộng

 * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển + mỗi đội có 1 trọng tài theo dõi kết quả

 * Vật dụng: 4 xô nước + 4 chén mủ + 4 chai nước suối lớn

 * Thời gian: 10 -> 15 phút

 

 Chuẩn bị: Chia thành 4 đội đứng hàng dọc tại điểm xuất phát. Cách vạch xuất phát 10m đặt 4 xô nước sạch và 4 chén mủ. Từ điểm đặt xô nước tới đích làm những chướng ngại vật (có thể). Đích là những chai, bình nước suối không (phải giống nhau).

 

 Cách chơi: Khi nghe hiệu lệnh của trọng tài điều khiển, vận động viên số 1 của mỗi đội di chuyển tới xô nước, dùng chén mủ múc nước đội lên đầu (không dùng tay giữ) vượt qua các chướng ngại vật tới đích, dùng tay đổ nước vào chai. Sau đó chạy về bỏ chén vào chổ cũ rồi di chuyển về đánh vào tay người số 2 và cứ thế người thứ 2 – thứ 3 . tiếp tục.

 

doc43 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11714 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phương pháp tổ chức trò chơi: Trò chơi vận động, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRỊ CHƠI ----o0o---- Sưu tầm Đề tài: TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG (Thực Hành) 1> DẪN THUỶ NHẬP SƠN: * Mục đích: rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, vui khỏe * Đối tượng: Thanh, thiếu niên * Số lượng: 40 người (1/2 nam), chia ít nhất 2 đội * Địa điểm: sân bãi rộng * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển + mỗi đội có 1 trọng tài theo dõi kết quả * Vật dụng: 4 xô nước + 4 chén mủ + 4 chai nước suối lớn * Thời gian: 10 -> 15 phút v Chuẩn bị: Chia thành 4 đội đứng hàng dọc tại điểm xuất phát. Cách vạch xuất phát 10m đặt 4 xô nước sạch và 4 chén mủ. Từ điểm đặt xô nước tới đích làm những chướng ngại vật (có thể). Đích là những chai, bình nước suối không (phải giống nhau). v Cách chơi: Khi nghe hiệu lệnh của trọng tài điều khiển, vận động viên số 1 của mỗi đội di chuyển tới xô nước, dùng chén mủ múc nước đội lên đầu (không dùng tay giữ) vượt qua các chướng ngại vật tới đích, dùng tay đổ nước vào chai. Sau đó chạy về bỏ chén vào chổ cũ rồi di chuyển về đánh vào tay người số 2 và cứ thế người thứ 2 – thứ 3 …. tiếp tục. Tất cả các đội phải trật tự (xếp hàng theo thứ tự từ 1 đến 10), vận động viên khi đội nước không được lấy tay giữ chén. Kết quả (sau 5 phút) đội nào nhiều nước trong chai thì đội đó thắng. ** Chú ý: Trọng tài điều khiển phải có tầm mắt quan sát các đội, các vận động viên. Trọng tài theo dõi kết quả (ở 4 đội) phải chính xác, công minh. 2> CÒ CÒ ĐÔI: * Mục đích: Nêu cao tinh thần đồng đội, sự gắn bó giữa các thành viên – đề cao sức khỏe. * Số lượng: 20 -> 40 người, chia thành 2 -> 4 nhóm * Vật dụng: Những ghế mủ (hoặc những vật dụng khác làm dấu đích đến) * Địa điểm: Sân rộng, thoáng, sạch … * Thời gian: 10 -> 15 phút * Ban tổ chức: 1 trọng tài chính, 4 trọng tài giám sát v Chuẩn bị: Mỗi đội chia đều nam, nữ. Mỗi lần thi đấu đều cho tất cả các đội và mỗi đội tuần tự từng đôi. v Cách chơi: 1 nam, 1 nữ đứng vào vạch xuất phát (đứng sát nhau), co chân (kế nhau) lên và tay người này nắm cổ chân người bên kia. Khi nghe hiệu lệnh (tất cả 4 đôi ….) cùng cò cò về (4) vạch làm đích, cò vòng qua 4 vật rồi tiếp tục cò về điểm xuất phát để chạm vào tay đôi tiếp theo. Tiếp tục như vậy đội nào về trước (5 đôi) đội đó thắng. Mỗi đội phải có đủ số nam, nữ. Trước khi xuất phát, cũng như trong khi cò, vận động viên không được buông tay giữ chân, nếu buông tay phải quay về xuất phát lại. Mỗi trọng tài theo dõi, hướng dẫn rõ ràng khi tới đích, về điểm xuất phát của từng đôi trong mỗi đội. Nên mỗi đội có 1 trọng tài 3> SỨC MẠNH ĐỒNG ĐỘI: * Mục đích, yêu cầu: đòi hỏi sự kiên nhẫn về sức lực, sự đoàn kết của mỗi người chơi. Nếu cần tính đến sự an toàn trong khi chơi. * Số lượng: Từ 2 -> 4 đội, mỗi đội 9 người. * Địa điểm: Sân bãi rộng, thoáng… * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển + mỗi đội có 1 trọng tài ghi kết quả * Thời gian: 10 -> 15 phút v Chuẩn bị: Bạn nữ đứng giữa 2 bạn nam khoác tay lên vai 2 bạn nam, mỗi chân đặt lên chân của 2 bạn nam (chuẩn bị tại vạch xuất phát). v Cách chơi: Khi có hiệu lệnh, 3 người của mỗi đội xuất phát (10m) vòng qua đích trở về xuất phát cho 3 người tiếp theo. Đội nào có 3 người cuối về trước là đội đó thắng (không tính thời gian). Trên đường di chuyển, chân nữ không được rời chân nam hoặc chạm đất - nếu vi phạm phải quay lại xuất phát từ đầu 4> QUẤN DÂY TIẾP SỨC: * Mục đích: Rèn sự nhanh nhạy, khéo léo, sự ăn ý giữa cá nhân với nhau * Số lượng: Mỗi đội ít nhất là 6 người (3 nam) tham gia từ 2 đội trở lên * Địa điểm: Sân bãi, hành lang rộng … * Vật dụng: Mỗi đội tham gia chơi cần một sợi dây dù (5m) * Ban tổ chức: 1 trọng tài tổ chức + mỗi đội 1 trọng tài giữ dây, đếm kết quả. * Thời gian: 15 -> 20 phút v Cách chơi: Trọng tài mỗi đội giữ trên tay 1 sợi dây, cách vạch xuất phát 10m. Khi có hiệu lệnh, một vận động viên của tất cả các đội di chuyển đến trọng tài dùng dây quấn vào mình (trọng tài giữ cố định 1 đầu dây – vận động viên phải xoay vòng). Khi vận động viên số 1 xong, trọng tài ra hiệu lệnh cho người số 2 lên quấn dây vào đồng thời người số 1 lại xoay vòng để tháo ra. Xong lần 1 người thứ nhất chạy về vạch xuất phát để người thứ 3 tiếp tục. v Công nhận kết quả: Trọng tài mỗi đội sẽ xác nhận số người của mội đội tham gia – người cuối cùng tháo ra trước mỗi đội là đội đó thắng. 5> CƯỠI NGỰA NÉM CÒN: * Mục đích: Tạo sự vui, khỏe, hứng khởi cho người tham gia. * Số lượng: Mỗi đội 5 đôi (nam + nữ) – thi đấu 2 -> 3 đội. * Địa điểm: Sân rộng, hành lang, bãi biển * Vật dụng: 60 trái banh nhỏ cầm tay, mỗi đội tham gia có 2 rổ đựng banh, cây tầm vông làm chướng ngaiï vật (ít nhất là 2 cây dài + 4 cây ngắn) * Thời gian thi đấu: mỗi hiệp 10 phút * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển + mỗi đội 1 trọng tài giám sát v Cách chơi: Khi nghe hiệu lệnh trọng tài: Cặp thứ 1 (Nam cõng nữ) vượt qua chướng ngại vật (1) (bước, nhảy qua) – sau đó vượt tiếp chướng ngại vật (2) (chui, luồn cúi qua). Khi tới điểm quy định nam trao bóng cho nữ (đựng trong rổ kế bên) – nữ thẩy banh vào rổ cách xa 2 -> 3m, sau đó chạy về cho cặp thứ 2 tiếp tục. Sau 10 phút đội nào có số banh vào rổ nhiều đội đó thắng. Đội nào đụng vào chướng ngại vật (làm rơi cây) đội đó bị trừ 1 trái banh. Mỗi lần thẩy chỉ 1 trái banh, ai thẩy nhiều hơn sẽ bị phạt. 6> RỒNG RẮN CẮN ĐUÔI NHAU: * Mục đích: Rèn luyện sự đoàn kết, khéo léo, tạo sự vui vẻ ở những hội trại, cuộc giao lưu. * Số lượng: Mỗi đội 5 người – mỗi lần thi đấu chỉ duy nhất 2 đội (nếu nhiều đội phải đấu vòng loại) * Vật dụng: bóng bay – dây buộc cho mỗi đội một sợi (dây dù 1 -> 1,5m). * Ban tổ chức: ít nhất phải có 2 trọng tài * Địa điểm: sân bãi thoáng, bãi biển * Thời gian: quy định 3 phút cho mỗi hiệp thi đấu. v Cách chơi: Vẽ một vòng tròn đường kính 6m (thành viên mỗi đội ôm eo nhau) – 2 đội đứng đối diện nhau trong vòng tròn. Ở mỗi đội, người cuối cùng cột một (hoặc 2, 3 …) bóng bay làm cái đuôi. Khi nghe hiệu lệnh: người làm đầu rồng rắn của mỗi đội phải tìm cách bóp bể bóng bay của đội kia và có quyền ngăn cản đội kia bóp bể bóng của ội mình. Khi chơi không được bước chân ra khỏi vòng (tính phạt trừ điểm). Không được ôm, níu kéo đội bạn, không được đứt rời hàng ngũ (rồng, rắn) nếu đứt coi như thua, đội nào bóp bể trước (nhiều) coi như thắng. 7> ĐOÀN TÀU THỐNG NHẤT: * Mục đích: là 1 trò chơi vận động tạo sự đoàn kết giữa các thành viên – sự ăn ý và đều tay trong đồng đội. * Số lượng: biên chế mỗi đội 10 người (nam nữ đồng đều) * Địa điểm: Phù hợp khi chơi trên bãi biển * Tổ chức: 1 trọng tài (người tổ chức) + 1 thư ký * Thời gian: không quá 10 phút trong mỗi lần thi đấu v Cách chơi: Các thành viên mỗi đội ngồi xuống đất (Cát), lấy giò người sau kẹp vào eo người trước. Khi di chuyển tất cả phải chống bằng tay (giống như 1 con sâu nhiều chân) Khi có hiệu lệnh tất cả xuất phát (bằng tay) tới đích khoảng cách 10m. Trong thời gian di chuyển, đoàn tàu không được tách rời – nếu tách rời thì phải dừng lại và phía trước lùi lại nối với phía sau. Đội thắng là đội có cuối cùng về chạm đích trước. 8> XỎ KIM KHÉO LÉO: * Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo, bình tĩnh * Số lượng: biên chế mỗi đội 10 người (5 nam 5 nữ, số lượng đội từ 3-5) * Địa điểm: Sân bãi, hành lang rộng, thoáng * Vật dụng: Mỗi đội (1 sợi dây chỉ 1 -> 2m + 20 cây kim may + giấy rôky. * Thời gian: trò chơi diễn ra phụ thuộc vào số lượng kim, nhưng không nên quá 30 phút. Chú ý: nếu nhiều đội tham gia thì vật dụng (kim + chỉ) phải giống nhau * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển + mỗi đội 1 trọng tài giám sát v Cách chơi: Mỗi đội tham gia xếp hàng dọc tại vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát 10m, trước mỗi đội để sẵn kim + chỉ (trên tấm giấy). Khi có hiệu lệnh mỗi đội 2 người chạy tới giữ 2 đầu sợi dây chỉ và bắt đầu xỏ kim. Sau 10 -> 15 giây trọng tài tiếp tục thổi còi cho 2 người về để tiếp 2 người thứ 2 lên, …. Tất cả xuất phát, quay về đều phải thực hiện sau khi nghe lệnh (còi). Đội nào có số kim xỏ trong giấy nhiều hơn thì đội đó thắng. ** Chú ý: Nếu số lượng người đông, nhưng kim ít Ban tổ chức nên quy định thời gian cuộc chơi từ 5 -> 7 phút. 9> LỰA ĐẬU NHANH: * Mục đích: Rèn luyện sự nhanh tay, nhanh mắt, khéo léo * Số lượng: biên chế mỗi đội 10 người (có 2 đội trở lên) * Vật dụng: Mỗi đội tham gia cần phải có: - 05 loại đậu (mỗi loại 1 lon) - 1 cái nia (hoặc dĩa lớn) - 4 cái chén mủ * Địa điểm: không gian rộng thoáng * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển + mỗi đội một trọng tài giám sát * Thời gian: có thể tính hết cuộc chơi (hoặc được quy định 10 phút) v Cách chơi: Tất cả các đội tham gia xếp hàng dọc tại điểm xuất phát – cách vạch xuất phát 10 -> 15m, trước mỗi đội đặt những cái nia (hoặc dĩa) trong đó đã hòa trộn 5 loại đậu cộng 4 cái chén. Khi có hiệu lệnh xuất phát: mỗi đội cử 2 người chạy tới lựa 4 loại đậu ra 4 chén (1 loại đậu để nguyên tại nia) Khi có hiệu lệnh tiếp theo: 2 người thứ 1 phải quay về để tiếp tục 2 người tiếp theo lên …. Cứ thế trò chơi tiếp tục cho đến khi hết thời gian (hoặc có các đội lần lượt tuyên bố đã lựa xong, tất nhiên trọng tài giám sát phải công nhận) Tất cả di chuyển lên xuống phải tuân theo hiệu lệnh của trọng tài, kết quả được công nhận khi dứt hiệu lệnh cuối cùng. Đội thắng là đội có số lượng đậu được lựa ra nhiều nhất (nhanh nhất). 10> THI XẾP HÌNH: * Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, khéo léo, nhanh nhẹn, đồng đội, … * Số lượng: biên chế mỗi đội 10 người (có ít nhất 2 đội) * Vật dụng: Mỗi đội tham gia cần phải có: - Một bản đồ (Thành phố, dân tộc, …) được cắt rời ra theo từng quận, huyện hoặc tỉnh. - 1 giấy rôky (lớn hơn hoặc bằng diện tích bản đồ) - 1 lọ keo, hồ gián Ngoài ra Ban tổ chức cần phải có 1 bản đồ mẫu cho vận động viên quan sát. * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển + mỗi đội 1 trọng tài giám sát. * Thời gian: có thể tính hết cuộc chơi khi có 1 đội xếp xong (hoặc quy định trò chơi diễn ra trong vòng 10 phút) v Cách chơi: Tất cả các đội tham gia xếp hàng dọc tại điểm xuất phát, cách điểm xuất phát (10 -> 15m), trang bị mỗi đội 1 bản đồ (đã cắt), 1 tờ giấy rôky, 1 lọ keo gián. Khi nghe hiệu lệnh: mỗi đội cử 2 người chạy tới ráp bản đồ (đã cắt) bằng cách tô hồ mặt sau và dán lên giấy rôky. Khi nghe hiệu lệnh tiếp theo 2 người lần thứ 1 trở về để 2 người tiếp theo lên thực hiện tiếp … Tất cả vận động viên tham gia phải được quan sát bản đồ mẫu, tất cả di chuyển phải tuân theo hiệu lệnh, cổ động viên của mỗi đội không được tụ tập cũng như “cố vấn” cho vận động viên tại địa điểm ráp hình. Kết quả được công nhận khi đội nào xếp đúng, nhanh nhất. ** Chú ý: Nếu như quy định thời gian thì sau khi hết thời gian thi đấu đội nào có nhiều hình ráp đúng nhất là đội đó thắng. 11> TÌM NGỌC TRONG ĐÁ: * Mục đích: khắc phục khó khăn, vui vẻ, … * Số lượng: biên chế mỗi đội 10 người (có ít nhất 2 đội) * Vật dụng: 1kg bột mì (hoặc bột gạo xay mịn), mỗi đội có: 1 dĩa mủ lớn + 10 viên kẹp nhỏ (hoặc 10 viên bi) + 1 chiếc ghế mủ (hoặc vật dụng để đặt dĩa mủ lên cao không quá 60cm) * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển + mỗi đội 1 trọng tài giám sát * Địa điểm: không gian rộng, thoáng * Thời gian: được tính hết cuộc chơi khi có 1 đội kết thúc trước v Cách chơi: Mỗi đội tham gia xếp hàng dọc tại điểm xuất phát, cách điểm xuất phát 10 -> 15m, trang bị mỗi đội 10 viên bi (kẹo) trong dĩa sau đó đổ bột mì (bột gạo) che lấp (bi + kẹo). Dĩa vật dụng đó được kê lên cao (ngang tầm cúi của vận động viên) Khi nghe hiệu lệnh: mỗi đội lần lượt từng người 1 lên (thổi bột cho lộ rõ bi, kẹo), sau đó dùng miệng ngậm (bi, kẹo) di chuyển tiếp 2m giao cho trọng tài giám sát. Khi vận động viên thứ 1 giao (bi, kẹo) xong chạy về đứng cuối hàng cho người tiếp theo thực hiện tiếp trò chơi. Có bao nhiêu người (trong mỗi đội) thì có bấy nhiêu (bi, kẹo), tất cả vận động viên phải tham gia hết (tránh tình trạng 1 người lên 2 lần). Kết quả đội nào hoàn thành trước (hết bi trong dĩa) thì đội đó thắng. ** Chú ý: Cần giám sát (trọng tài) để cho mỗi vận động viên chỉ duy nhất 1 lần tham gia lấy 1 viên bi (kẹo). 12> THỢ LẶN: * Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo, vượt khó, … * Số lượng: biên chế mỗi đội 5 -> 10 người, có ít nhất 2 đội * Vật dụng: mỗi đội cần phải có: - 01 -> 02 thau mủ (02 thau để giữ vệ sinh) - 1 muỗng nhôm lớn - 1 chai nước suối, nước giải khát … Chú ý: Vật dụng của tất cả các đội tham gia đều phải giống nhau. * Địa điểm: Sân bãi thoáng, rộng * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển + mỗi đội 1 trọng tài giám sát * Thời gian: được tính khi hết vận động viên mỗi đội tham gia hoặc quy định 10 phút cho mỗi hiệp. v Cách chơi: Mỗi đội tham gia xếp hàng dọc tại điểm xuất phát, từ điểm xuất phát tới vị trí (1) cách 5m đặt mỗi đội 1 thau nước (sạch) trong thau thả 1 chiếc muỗng. Cách vị trí (1) khoảng 5m đặt thau nước thứ (2) (vị trí 2) – nước phải sạch. Cách vị trí (2) khoảng 5m đặt vị trí đích mỗi đội 1 chai nước suối (giải khát) không. Khi nghe hiệu lệnh mỗi đội cử 1 người di chuyển tới thau nước số (1) cúi đầu cắp chiếc muỗng ra (bằng miệng), sau đó tay cầm muỗng tới múc nước ở thau số (2) rồi tới đích đổ vào chai. Người thứ 1 thực hiện xong chạy về trả chiếc muỗng vào thau số (1) và tiếp tục người tiếp theo thực hiện từ đầu. Không được dùng tay lấy muỗng, không được ngậm nước trong miệng để đổ vào chai. Kết quả được tính: đội nào có số nước trong chai nhiều đội đó thắng (sau khi hết thời gian hoặc hết lượt người tham gia. ** Chú ý: Phải luôn giữ vệ sinh cho thau nước số (1), vị trí đặt chai nước phải vững, trọng tài phải luôn giám sát chai nước, vận động viên tham gia nhiệt tình. 13> LIÊN HOÀN: “THỢ LẶN – NGỌC TRONG ĐÁ” * Mục đích: Là trò chơi được kết hợi giữa 2 trò chơi số (11) và trò chơi số (12). Trò chơi này luôn tạo sự vui tươi, dí dỏm trên khuôn mặt của mỗi vận động viên tham gia. * Vật dụng: kết hợp 2 trò chơi trên * Số lượng: chia theo đội, nhóm (số lượng tuỳ ý nhưng không quá đông) * Ban tổ chức: 2 trọng tài giám sát điều khiển + mỗi đội có 1 trọng tài giám sát riêng * Thời gian: trò chơi diễn ra trong vòng 30 phút v Cách chơi: Tổ chức trò chơi thợ lặn, khi người chơi (vận động viên) đổ nước từ muỗng vào chai xong tiếp tục di chuyển đến “Ngọc trong đá” – Dĩa mủ đựng bi (kẹo) để thổi và lấy ngọc ra, sau đó mới di chuyển về vị trí cũ. ** Chú ý: Áp dụng 2 luật chơi của 2 trò chơi (thợ lặn và tìm ngọc trong đá). Kết quả (cộng từ 2 kết quả): - Nước: tối đa (nhất) - 10 điểm - Bi (kẹo): đủ số lượng trước (nhanh nhất) - 10 điểm Trọng tài giám sát phải phối hợp theo dõi số người tham gia, số “ngọc”, kết quả. 14> KÉO CO KHÔNG DÂY: * Mục đích: Đây là một dạng trò chơi dân gian nhằm rèn luyện sức khỏe, tình thần đồng đội * Số lượng: mỗi đội ít nhất 10 người (5 nam, 5 nữ), mỗi lần thi đấu 2 đội * Ban Tổ chức: 3 trọng tài giám sát * Luật chơi: đấu loại trực tiếp * Thời gian: có thể thi đấu mỗi trận 3 hiệp trong vòng 10 -> 15 phút v Cách chơi: Mỗi đội đứng xen kẽ (nam + nữ) đều nhau, chọn một người to khỏe, tay chắc đứng đầu. Người đứng đầu có nhiệm vụ xiết vòng tay mình (thật chắc) đồng thời luồn tay vào vòng tay của đối phương (tạo ra 1 mắt xích thay cho dây kéo), còn những vận động viên phía sau dùng tay mình quàng eo người trước, bước chân trụ vững chắc phối hợp sức với người phía trước. Khi có hiệu lệnh hai bên dồn sức kéo đối phương về bên mình. Kết quả bên nào trong quá trình kéo mà buông tay, đứt hàng là bên đó thua 15> KÉO CO TÌNH YÊU: * Cũng tương tự trò chơi trên nhưng tròng trò chơi này thay vì vòng tay chúng ta sử dụng dây thừng (loại lớn, chắc, dài) * Mục đích: rèn luyện sức khỏe, tạo tình cảm gần gũi, thân quen * Vật dụng: 1 sợi dây kéo to, chắc, dài * Thời gian: quy định 5 phút * Ban Tổ chức: 3 trọng tài giám sát * Số lượng: mỗi đội 10 người (5 nam, 5 nữ), mỗi lần thi đấu trực tiếp 2 đội v Cách chơi: Nam cõng nữ đồng thời giữ chặt dây kéo (mỗi đội có 5 đôi, nên đứng cách nhau để đề phòng té). Trên dây kéo buộc 1 sợi dây màu đỏ làm vạch phân chia giới hạn. Khi nghe hiệu lệnh hai bên sẽ dồn sức kéo đối phương về phía mình. ** Chú ý: Trong khi kéo, nữ phải luôn ở trên lưng nam Nếu trong khi kéo bên nào có 1 vận động viên nữ rơi xuống là bên đó thua, bên nào kéo được đối phương qua phần sân mình nhiều, lâu là bên đó thắng. 16> KÉO CO VÒNG DÂY: * Mục đích: Rèn luyện sức khỏe * Số lượng: mỗi lần chơi có 5 người * Vật dụng: một sợi dây kéo được nối 2 đầu tạo thành 1 vòng dây có bán kính 3 mét * Ban tổ chức: 1 trọng tài giám sát * Địa điểm: sân rộng, thoáng * Thời gian: 5 -> 10 phút v Cách chơi: Đặt vòng dây xuống đất chỉnh thành 1 vòng tròn làm vạch giới hạn, trên vòng dây làm dấu 5 vị trí (cho vận động viên giữ dây) tương ứng với 5 vị trí đó với khoảng cách 2m chúng ta cắm 5 lá cờ nhỏ. Chuẩn bị tư thế: vận động viên vào vị trí ( 5 điểm đánh dấu) tay phải giữ chặt dây, tay phải hướng ra cướp cờ. Khi nghe hiệu lệnh tất cả 5 người dồn sức kéo mọi người về hướng lá cờ, người nào cướp được lá cờ đầu tiên là người đó thắng. ** Lưu ý: có thể thay cờ bằng các vật khác, có thể chơi từ 3 người trở lên (nếu số người chơi đông, vòng dây phải lớn) 17> ĐẨY LƯNG: * Mục đích: Rèn luyện sức khỏe, dẻo dai * Địa điểm: chỉ cần khoảng sân nhỏ * Số lượng: mỗi lần thi đấu từ 2 người đến 4 người * Vật dụng: phấn vạch vòng tròn * Ban Tổ chức: 1 trọng tài * Thời gian: 1 hiệp giới hạn 3 phút v Cách chơi: Vạch vòng tròn làm mức khoảng cách 1,5m (đường kính), 2 vận động viên đứng vào trong vòng tròn, tựa lưng vào nhau. Sau hiệu lệnh của người điều khiển hai người đồng loạt dùng sức đẩy, người nào bị đẩy ra ngoài vạch mức là thua ** Chú ý: Khi đẩy không được né tránh, nếu không đối phương sẽ ngã rất nguy hiểm. 18> ĐUA VỊT: * Mục đích: Tính tập thể, luyện dẻo hai đôi chân * Số lượng: mỗi đội 5 đến 10 người (ít nhất 2 đội) * Địa điểm: sân bãi, hành lang rộng * Ban Tổ chức: 1 trọng tài điều khiển + 1 giám sát * Thời gian: trò chơi diễn ra trong vòng 10 phút v Cách chơi: Tại vạch xuất phát các đội cùng ngồi chồm hổm thành hàng dọc, người ngồi sau bó đầu gối, 2 tay ôm eo người trước. Khi có hiệu lệnh tất cả nhẹ nhàng di chuyển chỉ bằng chân (vẫn phải giữ nguyên tư thế) Trong khi di chuyển, đội nào đứt hàng đôi đó thua, sau vạch đích quy định đội nào có người sau cùng về trước là đội đó thắng. 19> ĐUA XE CÚT KÍT: * Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo, sức khỏe dẻo dai * Số lượng: Mỗi đội tham gia 5 đôi (nam nữ) * Địa điểm: sân rộng, thoáng, sạch * Ban tổ chức: 1 trọng tài giám sát * Thời gian: 20 -> 30 phút v Cách chơi: 1 người nằm sấp chống tay xuống đất (nam) một người đứng sau (nữ) lấy 2 tay nắm lấy 2 chân người nằm tại điểm mắt cá chân. Nghe hiệu lệnh người làm xe di chuyển tới đích bằng 2 tay, người cầm càng điều khiển xe 1 cách nhịp nhàng. ** Chú ý: Tuỳ thể lực người chơi đường đua có thể dài 10 -> 15m, sau khi tới đích phải vòng qua điểm làm dấu trở về vạch xuất phát cho đôi tiếp theo. Đội nào trong lúc di chyển bị “rơi càng” được dừng lại sửa chữa, đội nào có đôi cuối cùng về vạch xuất phát sớm nhất đội đó thắng. 20> SÂU CUỐN CHIẾU BÒ THI: * Mục đích: Sức mạnh đồng đội, sự nhịp nhàng khéo léo của tập thể * Số lượng: Mỗi đội từ 6 -> 8 người (có ít nhất 2 đội) * Địa điểm: Sân bãi, hành lang rộng, thoáng * Ban tổ chức: 1 trọng tài * Thời gian: được tính khi kết thúc tro chơi (hoặc quy định trong vòng 15 -> 20 phút) v Cách chơi: Các đội xếp theo hàng dọc, trong mỗi đội vận động viên nằm sấp xuống chống tay lên, 2 chân bó lên 2 vai người phía sau tạo thành 1 con sâu. Khi nghe hiệu lệnh các con sâu bò tới đích thật nhanh Đội nào đứt hàng giữa chừng phải dừng lại sửa chữa, đội nào có người cuối cùng về đích trước thì đội đó thắng 21> ĐẨY XE CÚT KÍT NÉM CÒN: * Là 1 trò chơi được cải biên từ trò chơi đẩy xe cút kít nhưng được áp đặt thêm hình thức ném còn vào thau tăng sự khó khăn và hấp dẫn cho trò chơi. * Số lượng: mỗi đội từ 4 -> 5 đôi * Vật dụng: Mỗi đội trang bị 1 thau mủ + trái còn số lượng bằng số đôi của mỗi đội * Ban tổ chức: 1 trọng tài giám sát + mỗi đội 1 trọng tài * Thời gian: có thể áp dụng thời gian từ 10 -> 15 phút cho mỗi hiệp v Cách chơi: Mỗi đội xếp hàng dọc tại điểm xuất phát, vận động viên vào cuộc chơi: người trước nằm sấp chống tay, người sau giữ 2 chân (tại mắt cá) người trước. Cách điểm xuất phát 10m đặt những trái còn (số lượng quy định), từ vị trí đó cách 2m đặt thau mủ của mỗi đội làm đích cuối cùng Khi nghe hiệu lệnh: đôi thứ 1 di chuyển tới những trái còn, người bò lấy 1 trái còn thẩy vào thau mủ, sau đó di chuyển vòng qua thau về điểm xuất phát cho đôi tiếp theo. Không được buông chân trong lúc chơi, 1 lần chỉ ném 1 trái còn, nếu ném không vào thau cũng phải đi vòng trở về. Đội nào có số còn nhiều (sau khi hết người tham gia) đội đó thắng ** Chú ý: trọng tài giám sát chú ý bắt lỗi và phạm luật (để trừ điểm) 22> ĐẨY CÂY: * Mục đích: Rèn luyện sức khỏe, dẻo dai * Số lượng: mỗi hiệp thi đấu 2 đội, mỗi đội từ 2 -> 5 người * Vật dụng: 1 cây (tầm vông) đường kính 4 -> 5cm, có chiều dài từ 2m đến 4m * Địa điểm: sân, hành lang rộng, thoáng * Ban tổ chức: 1 trọng tài * Thời gian: 5 -> 10 phút v Cách chơi: vạch 1 vòng tròn làm lằn mức, 2 đội ngồi (chồm hổm) đối diện nhau trong vòng tròn, tất cả giữ tay vào cây (giống như kéo co – nhưng trò chơi này lại dùng sức đẩy). Khi nghe hiệu lệnh 2 đội phải dồn hết sức đẩy đối phương. Không được ngồi xuống đất, đội nào bị đẩy té ngữa ra khỏi vòng tròn, hoặc bị đẩy buộc phải ngồi xuống là đội đó thua. 23> BỊT MẮT B

File đính kèm:

  • docPhuong Phap to chuc tro choi van dong.doc