Quỹ tích và dựng hình là hai chủ đề rất quan trọng trong hình học phẳng, đóng vai trò then chốt trong việc hình thành kỹ năng giải toán hình học. Để giải tốt loại toán này cần nắm vững kiến thức cơ bản, có kỹ năng dự đoán, phân tích và kỹ năng chứng minh hình học. Ngược lại, nắm vững quỹ tích và dựng hình sẽ phục vụ rất tốt cho các bài toán chứng minh, tính toán hình học, cực trị.
Chuyên đề này cung cấp cho các bạn học sinh những kiến thức cơ bản về quỹ tích và dựng hình, cấu trúc lời giải của bài toán quỹ tích và bài toán dựng hình, phương pháp tìm kiếm lời giải. Phần trình bày phương pháp giải sẽ được minh họa bởi những ví dụ điển hình. Để nắm sâu phương pháp giải và kỹ năng trình bày lời giải, học sinh sẽ được cung cấp các bài tập tự giải được chọn lọc từ các đề thi ở nhiều cấp độ khác nhau. Một nội dung quan trọng khác của chuyên đề là những ứng dụng của quỹ tích và dựng hình trong các bài toán chứng minh, tính toán và cực trị hình học.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3953 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quỹ tích và dựng hình những vấn đề cơ bản và ứng dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quỹ tích và Dựng hình
Những vấn đề cơ bản và Ứng dụng
Trần Nam Dũng
Trường Đại học KHTN Tp HCM
1. Mở đầu
Quỹ tích và dựng hình là hai chủ đề rất quan trọng trong hình học phẳng, đóng vai trò then chốt trong việc hình thành kỹ năng giải toán hình học. Để giải tốt loại toán này cần nắm vững kiến thức cơ bản, có kỹ năng dự đoán, phân tích và kỹ năng chứng minh hình học. Ngược lại, nắm vững quỹ tích và dựng hình sẽ phục vụ rất tốt cho các bài toán chứng minh, tính toán hình học, cực trị.
Chuyên đề này cung cấp cho các bạn học sinh những kiến thức cơ bản về quỹ tích và dựng hình, cấu trúc lời giải của bài toán quỹ tích và bài toán dựng hình, phương pháp tìm kiếm lời giải. Phần trình bày phương pháp giải sẽ được minh họa bởi những ví dụ điển hình. Để nắm sâu phương pháp giải và kỹ năng trình bày lời giải, học sinh sẽ được cung cấp các bài tập tự giải được chọn lọc từ các đề thi ở nhiều cấp độ khác nhau. Một nội dung quan trọng khác của chuyên đề là những ứng dụng của quỹ tích và dựng hình trong các bài toán chứng minh, tính toán và cực trị hình học.
2. Các bài toán quỹ tích
2.1. Mở đầu
Bài toán quỹ tích là bài toán đi tìm tập hợp những điểm thỏa mãn một điều kiện đã cho. Trong hình học, tìm tập hợp điểm tức là mô tả tập hợp đó: Ví dụ quỹ tích là một đường tròn, một đường thẳng, một đoạn thẳng, phần trong của một tam giác, hợp của một số đoạn thẳng
Bài toán quỹ tích thường được phát biểu dưới dạng: Cho một cấu hình có một số yếu tố cố định và một (hoặc vài) yếu tố thay đổi theo một yêu cầu nào đó (điểm di chuyển trên một đường tròn, đường thẳng quay quanh một điểm ). Yếu tố thay đổi này sẽ dẫn đến sự di động của một số yếu tố điểm khác. Yêu cầu tìm quỹ tích các yếu tố điểm liên quan.
Ví dụ 1. Cho tam giác ABC có BC cố định còn A di động sao cho góc BAC bằng 600. Tìm quỹ tích trọng tâm G của tam giác ABC.
Ví dụ 2. Cho đường tròn (C) tâm O. P là một điểm cố định nằm trong (C) nhưng không trùng với O. Một đường thẳng (d) thay đổi qua P cắt (C) tại A và B. Tìm quỹ tích trung điểm M của đoạn BC khi (d) quay quanh P.
Để giải bài toán quỹ tích, ta thực hiện các bước sau
Phần thuận: Phân tích các yếu tố cố định và thay đổi để chỉ ra tập hợp mà điểm cần tìm quỹ tích phải thuộc vào (thường là đường tròn, đường thẳng). Ta sẽ sử dụng các quỹ tích cơ bản (như cung chứa góc, trung trực, đường tròn Appolonius ) để xác định và chứng minh quỹ tích. Để dự đoán quỹ tích, có thể phải vẽ một số vị trí (trong đó có các vị trí đặc biệt) của cấu hình.
Phần đảo: Sau khi đã làm phần thuận, tức là xác định tập hợp M những điểm mà quỹ tích thuộc vào, ta cần xem xét xem với những điểm P nào thuộc M thì tồn tại một cấu hình có vị trí điểm cần tìm quỹ tích trùng với P. Bước này sẽ loại bỏ những điểm không tương ứng với một cấu hình nào.
Giới hạn: Sau khi thực hiện phần đảo, ta có thể sẽ thấy rằng chỉ một phần của M thuộc về quỹ tích. Bước này mô tả rõ phần đó. Ví dụ mặc dù điểm P thuộc đường tròn (C) nhưng quỹ tích có thể chỉ là một cung của (C).
Kết luận: Dựa trên các phần trên kết luận quỹ tích là tập hợp những điểm như thế nào.
Ta lấy bài toán ở ví dụ 2 để minh họa.
Phần thuận: Nối OM. Vì tam giác OAB cân tại O nên OM vuông góc với AB. Suy ra góc OMP vuông. Như vậy M luôn nhìn đoạn OP cố định dưới một góc vuông. Vậy M luôn thuộc đường tròn đường kính OP.
Phần đảo: Lấy một điểm M bất kỳ thuộc đường tròn đường kính OP (M khác O). Nối OM. Qua M kẻ đường thẳng (d) vuông góc với OM cắt (C) tại A và B. Do góc OMP = 900 nên (d) đi qua P. Vì tam giác OAB cân tại O và OM vuông góc với AB nên M là trung điểm của AB. Vậy M là một điểm thuộc quỹ tích.
Giới hạn: Theo chứng minh trên thì mọi điểm M trên đường tròn đường kính OP khác O đều thuộc quỹ tích và ngược lại, mọi điểm thuộc quỹ tích đều thuộc đường tròn trên. Cuối cùng, vị trí M trùng O tương ứng với trường hợp (d) đi qua O. Như vậy, quỹ tích là cả đường tròn đường kính OP.
Kết luận: Quỹ tích là đường tròn đường kính OP.
Ghi chú: Nếu P là một điểm nằm ngoài đường tròn thì quỹ tích sẽ chỉ là phần đường tròn đường kính OP nằm bên trong (C). Như vậy phần đảo và phần giới hạn là có ý nghĩa và nói chung không thể bỏ qua.
2.2. Một số quỹ tích cơ bản
1. Quỹ tích những điểm cách đều hai điểm A và B là đường trung trực của đoạn thẳng đó, tức là đường thẳng qua trung điểm M của AB và vuông góc với AB.
2. Quỹ tích những điểm A cách một điểm I cố định một đoạn AI = R không đổi là đường tròn tâm I bán kính R.
3. Quỹ tích những điểm cách đều hai đường thẳng cắt nhau a và b là hai đường phân giác của góc tạo bởi hai đường thẳng đó.
4. Quỹ tích những điểm cách một đường thẳng a cho trước một đoạn d không đổi là hai đường thẳng song song với a và cách a một khoảng cách bằng d.
5. Quỹ tích những điểm nhìn đoạn AB cố định một góc α cố định là hai cung chứa góc α nhận AB làm dây cung. Đặc biệt, nếu α = 900 thì quỹ tích là đường tròn đường kính AB.
6. Cho hai điểm A, B và số thực k. Quỹ tích những điểm M sao cho MA2 – MB2 = k là một đường thẳng vuông góc với AB tại H, trong đó H xác định bởi hệ thức:
7. Cho hai điểm A, B với AB = 2a và số thực dương k. Quỹ tích những điểm M sao cho MA2 + MB2 = 2k2 là tập rỗng nếu k2 < a2 và là đường tròn tâm I, bán kính .
8. Cho hai điểm A, B và số thực dương k ≠ 1. Quỹ tích những điểm M sao cho là đường tròn đường kính EF, trong đó E và F là các điểm thuộc đường thẳng AB sao cho
và
(Đường tròn Appolonius)
2.3. Một số bài toán có lời giải
Bài toán 1. Cho đường tròn (C) với dây cung BC cố định. A là một điểm di động trên đường tròn (A khác B và C).
Tìm quỹ tích trọng tâm G của tam giác ABC;
Tìm quỹ tích trực tâm H của tam giác ABC;
Tìm quỹ tích tâm đường tròn nội tiếp I của tam giác ABC;
Tìm quỹ tích tâm đường tròn bàng tiếp góc A của tam giác ABC.
Lời giải tóm tắt.
Gọi M là trung điểm của BC. Trên OM lấy điểm O’ sao cho OO’:O’M = 2:1. Theo tính chất của trọng tâm thì AG:GM = 2:1. Từ đó suy ra O’G//OA. Áp dụng định lý Talet ta có O’G:OA = 1:3. Từ đó suy ra O’G = R/3 không đổi.
Hãy tính góc BHC.
Hãy tính góc BIC.
Hãy tính góc BJC.
Bài toán 2. Cho hình vuông ABCD. M là một điểm di động trên cạnh CD. AM và BM kéo dài cắt BC và AD kéo dài tại P và Q. DP cắt CQ tại N. Tìm quỹ tích điểm N khi M di động trên cạnh BC.
Bài toán 3. Cho tam giác ABC. Trên AB kéo dài về phía B lấy điểm M và trên AC kéo dài về phía C lấy điểm N sao cho BM = CN. Tìm quỹ tích trung điểm I của MN.
Bài toán 4. Cho hai điểm A, B cố định. C là một điểm thay đổi trên đoạn AB, C khác A và B. Dựng các hình vuông ACDE và BCFG nằm về cùng một phía đối với đường thẳng AB. Gọi I, J là tâm các hình vuông ACDE và BCFG. Tìm quỹ tích trung điểm K của IJ.
Bài toán 5. Tìm quỹ tích những điểm cách đều một điểm đã cho và một đường thẳng đã cho.
Bài toán tưởng như rất đơn giản này không thể giải bằng phương pháp hình học thuần túy. Ta có thể dựng một số vị trí để thấy rằng quỹ tích không phải là đường thẳng. Một đặc điểm đáng chú ý nữa là trên 1 đường thẳng vuông góc với đường thẳng đã cho sẽ tìm được duy nhất 1 điểm thỏa mãn tính chất.
Bài này có thể giải được dễ dàng bằng phương pháp tọa độ. Gọi điểm đã cho là P và đường thẳng đã cho là P. Xét hệ trục tọa độ có Ox là đường thẳng d và Oy là đường thẳng qua điểm P và vuông góc với d. Giả sử P có tung độ là p > 0.
Xét điểm M(x, y) bất kỳ nằm trên quỹ tích. Dễ thấy y > 0. Khi đó khoảng cách từ M đến d là y và từ M đến P là .
Từ đó ta có .
Đó là phương trình của một parabol!
2.4. Bài tập
1. Cho hai điểm A, B cố định. C là một điểm thay đổi trên đoạn AB, C khác A và B. Dựng các hình vuông ACDE và BCFG nằm về cùng một phía đối với đường thẳng AB. Tìm quỹ tích trung điểm I của EG.
2. Cho một góc nhọn Oxy và một điểm M nằm trong góc ấy. Từ M ta kẻ các đường vuông góc MH xuống cạnh Ox và MK xuống cạnh Oy. Tìm tập hợp các điểm M thỏa mãn điều kiện MH + MK = a, trong đó a là một độ dài cho trước.
3. Cho tam giác đều ABC và một điểm P nằm trong tam giác. Hạ PA1, PB1, PC1 vuông góc với BC, CA, AB tương ứng. Tìm tập hợp các điểm P sao cho A1B1C1 là tam giác cân.
4. Cho tam giác đều ABC. P là một điểm nằm trong tam giác. Gọi x, y, z lần lượt là khoảng cách từ P đến cạnh BC, CA, AB tương ứng.
a) Biết rằng x = 1, y = 2, z = 3. Hãy tính diện tích tam giác ABC.
b) Tìm quỹ tích những điểm P trong tam giác sao cho x + y = z. Từ đó suy ra tập hợp những điểm P trong tam giác sao cho x, y, z lập thành 3 cạnh của một tam giác.
5. Cho hai đường tròn (C1) và (C2) cắt nhau tại A và B. Một đường thẳng (d) thay đổi nhưng luôn đi qua A cắt (C1), (C2) tại các điểm thứ hai C và D tương ứng. Tìm quỹ tích trung điểm M của CD khi (d) quay quanh A.
6. Cho đường tròn (C) tâm O bán kính R. Đường tròn (C1) có bán kính R/2 tiếp xúc trong với (C) tại A. Bây giờ ta cố định vị trí điểm A trên đường tròn (C1) là cho (C1) lăn nhưng luôn tiếp xúc trong với (C). Hãy tìm quỹ tích điểm A.
7*. Cho hai điểm A, B cố định, AB = 2a. Tìm quỹ tích những điểm M sao cho MA + MB = 2c không đổi, với c > a.
Hướng dẫn: Sử dụng phương pháp tọa độ, xem ví dụ 5.
3. Các bài toán dựng hình
3.1. Mở đầu
Dựng hình bằng thước và com-pa là dạng toán khó đòi hỏi người giải phải nắm vững các kiến thức cơ bản, kỹ năng cũng như sự sáng tạo trong việc kẻ thêm các yếu tố phụ để kết nối các dữ kiện. Vì thế nắm vững kỹ năng dựng hình sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giải toán hình học nói chung.
Bài toán dựng hình bằng thước và compa có ý nghĩa toán học rất sâu sắc và nội dung của nó nhiều lúc vượt ra khỏi lĩnh vực hình học. Ông Vua của các nhà Toán học Carl Friederich Gauss rất tự hào với kết quả tìm ra cách dựng đa giác đều 17 cạnh của mình. Kết quả này có được nhờ vào lượng giác, cụ thể Gauss đã tính được chỉ thông qua các phép tính số học và phép khai căn bậc 2. Ở dưới đây ta sẽ thấy những số như thế sẽ dựng được bằng thước và com-pa nếu biết đoạn thẳng 1.
Để giải bài toán dựng hình, ta đi theo các bước cơ bản sau
Phân tích: Giả sử hình đã dựng được, tìm cách kết nối các đối tượng đã biết với các đối tượng cần dựng bằng những cầu nối để tìm ra quy trình dựng: Bắt đầu từ một thành phần có thể dựng được, tiếp tục dựng ra các thành phần khác cho đến khi hoàn thành yêu cầu. Ví dụ phép dựng một tam giác sẽ hoàn thành khi ta dựng được 3 đỉnh của nó.
Cách dựng: Nêu ra các bước để dựng được cấu hình thỏa mãn yêu cầu bài toán. Mỗi bước dựng phải là những động tác có thể thực hiện được bằng thước và com-pa (kẻ đường thẳng nối hai điểm, vẽ một đường tròn có tâm và bán kính xác định, tìm giao điểm của hau đường thẳng, hai đường tròn ).
Chứng minh: Chứng minh cách dựng vừa nêu ở phần trên sẽ cho ta cấu hình cần dựng.
Biện luận: Biện luận số nghiệm của bài toán theo các điều kiện ban đầu cho. Khi nào vô nghiệm, khi nào đó nghiệm duy nhất, khi nào có 2 nghiệm hình
Kết luận: Tổng kết lại các bước trên để đưa ra kết luận.
Ví dụ 3. Dựng tam giác biết độ dài ba đường trung tuyến.
Phân tích: Giả sử tam giác ABC đã dựng xong và có trung tuyến AM = ma, BN = mb, CP = mc. Nhìn vào hình vẽ ta chưa thấy có yếu tố nào có thể dựng được, trừ các đoạn thẳng AM, BN, CP một cách riêng lẻ. Và dĩ nhiên, nếu ta đã dựng, chẳng hạn AM thì có thể xác định thêm được G.
Tuy nhiên, nếu ta gọi E là trung điểm của AG thì do PE = BG/2 =BN/3, EG = AG/2 = AM/3 và PG = CP/3 (tính chất đường trung tuyến và tính chất đường trung bình) nên các cạnh của tam giác PEG hoàn toàn xác định. Khi đã xác định được tam giác PEG, ta dễ dàng xác định được các điểm C, A, M và cuối cùng là B. Từ đó suy ra cách dựng.
Cách dựng:
Dựng tam giác PEG có PE = mb/3, PG = mc/3, EG = ma/3;
Nối dài PG về phía G, trên đó dựng C sao cho GC = 2GP;
Nối dài GE về phía E, trên đó dựng A sao cho EA = EG;
Nối dài EG về phía G, trên đó dựng M sao cho GM = GE;
Nối AP và MC cắt nhau tại B.
Tam giác ABC chính là tam giác cần dựng.
Chứng minh: Theo cách dựng ở trên thì AM = ma và CP = mc. Cũng theo cách dựng và tính chất đường trung tuyến thì G chính là trọng tam giác ABC, do đó BG là đường trung tuyến. Vì PE là đường trung bình trong tam giác ABG nên BG = 2PE = 2mb/3, suy ra đường trung tuyến kẻ từ B bằng mb. Như vậy ta có tam giác ABC có ba trung tuyến bằng với ma, mb, mc.
Biện luận: Bước dựng thứ nhất dựng được khi ma/3, mb/3, mc/3 là độ dài 3 cạnh của một tam giác. Điều này tương đương với ma, mb, mc là độ dài 3 cạnh của một tam giác. Các bước dựng tiếp theo đều thực hiện được một cách duy nhất. Suy ra nếu độ dài 3 đoạn thẳng đã cho là độ dài 3 cạnh của một tam giác thì bài toán có 1 nghiệm hình. Trong trường hợp ngược lại bài toán vô nghiệm.
Ghi chú: Từ bài toán dựng hình nói trên, ta suy ra một kết quả thú vị sau: “Ba đường trung tuyến của tam giác ABC là độ dài 3 cạnh của một tam giác có diện tích bằng 3/4 diện tích tam giác ABC”.
Ví dụ 4. Cho hai đường tròn (C1), (C2) có bán kính R1 < R2 cắt nhau tại A và B. Hãy dựng tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
Phân tích: Giả sử tiếp tuyến chung tiếp xúc (C1) tại M và (C2) tại N. Nối dài NM cắt đường thẳng O1O2 tại P. Vì O1M và O2N đều vuông góc với MN nên chúng song song với nhau, theo định lý Talet ta có PO1/PO2 = O1M/O2N = R1/R2 nên từ đây ta dựng được điểm P. Vì PMO1 = 900 nên M nằm trên đường tròn đường kính PO1, như vậy M là giao điểm của đường tròn đường kính PO1 và (C1).
Cách dựng:
Dựng điểm P trên O1O2 sao cho PO1/PO2 = R1/R2 (dựng thế nào?);
Dựng đường tròn đường kính PO1;
Đường tròn đường kính PO1 cắt (C1) tại M;
Nối PM, đó là tiếp tuyến chung cần dựng.
Chứng minh:
Theo bước 2, 3 thì PM vuông góc với MO1 suy ra PM là tiếp tuyến của (C1). Từ O2 kẻ O2N vuông góc với PM thì O2N//O1M. Áp dụng định lý Talet ta có PO1/PO2 = O1M/O2N. Theo bước 1 thì ta có PO1/PO2 = R1/R2. Từ hai đẳng thức cuối, với chú ý O1M = R1, ta có O2N = R2, tức là điểm N nằm trên (C2), suy ra PM tiếp xúc (C2) tại N, tức là PM chính là tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
Biện luận: Bài toán luôn có 2 nghiệm hình (tại sao?)
3.2. Một số phép dựng cơ bản
1. Dựng trung trực của một đoạn thẳng. Dựng trung điểm của một đoạn thẳng. Dựng một đường thẳng đi qua một điểm đã cho và vuông góc với một điểm đã cho.
2. Dựng một đường thẳng đi qua một điểm đã cho và song song với một điểm đã cho.
3. Dựng một đoạn thẳng bằng n lần đoạn thẳng đã cho. Dựng một đoạn thẳng bằng 1/n đoạn thẳng đã cho.
4. Dựng một góc bằng góc đã cho. Chia đôi một góc. Dựng tổng và hiệu của hai góc.
5. Cho hai đoạn thẳng có độ dài a, b, dựng đoạn thẳng có độ dài .
6. Dựng tiếp tuyến kẻ từ một điểm đến một đường tròn.
7. Dựng đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp của một tam giác.
3.3. Một số bài toán có lời giải
Bài toán 1. Cho trước một đoạn thẳng có độ dài bằng 1, hãy dựng các đoạn thẳng có độ dài bằng
2; b) ; c); d) e) f) g)
Lời giải. (Sẽ thảo luận trên lớp)
Bài toán 2. Dựng tam giác biết b, a + c và C.
Phân tích: Giả sử tam giác ABC đã dựng được. Nối dài CB về phía B tới điểm D sao cho BD = BA. Khi đó tam giác ACD có góc C đã cho, AC = b và CD = a + c nên hoàn toàn xác định. Đỉnh B là đỉnh của tam giác cân BDA, do đó là giao điểm của trung trực đoạn AD với CD.
Bài toán 3. Cho hai đường thẳng a // b và một điểm C. Hãy dựng tam giác đều ABC có A nằm trên a và B nằm trên b.
Gợi ý: Hãy chọn một số điểm A tùy ý trên A rồi dựng tam giác đều ABC. Chú ý xem B sẽ vạch ra đường gì?
Bài toán 4. Dựng tam giác ABC biết độ dài đường trung tuyến, đường phân giác và đường cao kẻ từ đỉnh A.
Câu hỏi gợi ý: Đường phân giác góc A và đường trung trực cạnh BC cắt nhau ở đâu?
Bài toán 5. Cho tứ giác ABCD. Từ A hãy kẻ một đường thẳng chia đôi diện tích tam giác.
Câu hỏi gợi ý: Nếu tứ giác ABCD suy biến thành tam giác ABC thì vẽ như thế nào?
3.4. Bài tập
1. Dựng tam giác biết a, b và ma.
2. Dựng tam giác có chu vi 2p, góc A và đường cao ha.
3. Dựng tứ giác biết độ dài 4 cạnh liên tiếp và đoạn nối trung điểm hai đường chéo.
4. Cho biết . Hãy nêu cách dựng ngũ giác đều cạnh bằng a cho trước.
5. Cho đường thẳng (d) và hai điểm A, B nằm cùng một phía đối với d. Hãy dựng đường tròn đi qua A, B và tiếp xúc với (d).
6. Nêu cách dựng trục đẳng phương của hai đường tròn trong các trường hợp sau
a) Hai đường tròn cắt nhau
b) Hai đường tròn ngoài nhau
c)* Hai đường tròn chứa nhau
7*. Cho tam giác ABC. Hãy nêu cách dựng đường thẳng chia tam giác thành 2 phần có diện tích và chu vi bằng nhau.
4. Ứng dụng của quỹ tích và dựng hình
4.1. Dựng hình và bài toán chứng minh
Với bài toán chứng minh, việc dựng rõ ràng cấu hình của bài toán sẽ giúp chúng ta thấy rõ mối liên hệ giữa các dữ kiện, đồng thời dự đoán được những yếu tố hay tính chất phát sinh trong cấu hình (góc bằng nhau, tam giác bằng nhau, góc vuông, song song, điểm cố định )
Ví dụ 5. (VMO 2010) Cho đường tròn (O). Hai điểm B, C cố định trên đường tròn, BC không phải đường kính. Lấy A là một điểm trên đường tròn không trùng với B, C. AD, AE là các đường phân giác trong và ngoài của góc BAC. I là trung điểm của DE. Qua trực tâm tam giác ABC kẻ đường thẳng vuông góc với AI cắt AD, AE tại M,N.
a) Chứng minh rằng MNluôn đi qua một điểm cố định.
b) Tìm vị trí điểm A sao cho diện tích tam giác AMN lớn nhất.
Đầu tiên chúng ta vẽ hình. Ta xét trường hợp A nằm trên cung lớn BC và lệch về phía C. Đặt BAC = α. Gọi H là trực tâm tam giác ABC.
Ta vẽ hình và để ý một số sự kiện quen thuộc sau:
1) Về D, E, I. Tam giác DAE vuông tại A và I là trung điểm cạnh huyền.
2) AH = 2Rcosa không đổi.
Ta bắt đầu đi chứng minh MN, tức là đường thẳng (d) qua H vuông góc với AI đi qua một điểm cố định. Lý luận đối xứng cho ta thấy ngay rằng điểm cố định phải nằm trên trung trực của BC. Vì thế ta gọi X là giao điểm của (d) và trung trực của BC và ta muốn chứng minh rằng X cố định. Trên trung trực của BC còn có 1 điểm đặc biệt nữa là tâm O đường tròn ngoại tiếp. Muốn chứng minh X cố định ta cần chứng minh OX không đổi. Bây giờ hình vẽ chính xác của ta cho phép ta dự đoán là OA vuông góc AI.
Như thế, ta đã quy bài toán về việc chứng minh AI vuông góc với OA. Với bài này thì có nhiều cách giải.
1) IA vuông góc OA IA là tiếp tuyến
ó IA2 = IC.IB ó ID2 = IB.IC (do IA = ID). Cái này là hệ thức Newton của hàng điểm điều hòa (BCDE). (Hoặc sử dụng tính chất phân giác: ó (chú ý ID = IE) - đây chính là cách chứng minh hệ thức Newton).
2) Dùng góc: Ta có AOC = 2B, suy ra OAC = 900 - B. Từ đó OAD = 900 - B - A/2.
Mặt khác DAI = IDA = CDA = 1800 – C – A/2.
Suy ra OAD +DAI = 900 – B – A/2 + 1800 – C – A/2 = 2700 – (A+B+C) = 900.
Tức là OAI = 900 (đpcm).
Bây giờ sang câu 2. Dùng góc ta thấy ngay H là trung điểm của MN (cụ thể là các tam giác HAM, HAN) cân. Mà ta lại có HA = 2Rcosa không đổi => MN = 4Rcosa. Suy ra ngay là diện tích tam giác không lớn hơn MN.AH/2. Dấu bằng xảy ra khi AH vuông góc với MN. Vì MN // OA (chứng minh trên) nên điều này tương đương với AH vuông góc OA. Điều này xảy ra khi A trùng với các giao điểm của đường thẳng qua O song song với BC và đường tròn (O).
Ví dụ 6. (USAMO 2010) Cho AXYZB là ngũ giác lồi nội tiếp trong nửa đường tròn đường kính AB. Gọi P, Q, R, S là chân đường vuông góc hạ từ Y xuống AX, BX, AZ, BZ tương ứng. Chứng minh rằng góc nhọn hợp bởi PQ và RS bằng một nửa ÐXOZ trong đó O là trung điểm của AB.
Đầu tiên chúng ta vẽ hình. Để không đưa ra 1 TH đặc biệt, ta chọn X, Y, Z không đối xứng. Nối PQ, RS cắt nhau tại I, ta thấy I nằm trên AB và hơn thế nữa YI vuông góc AB. Lạ ghê! Nhưng nhìn kỹ lại cấu hình thì thấy điều này là hiển nhiên vì nếu I là hình chiếu của I lên AB thì P, Q, I là đường thẳng Simson của tam giác ABX còn S, R, I là đường thẳng Simson của tam giác ABZ.
Vậy thì ngon lành quá rồi còn gì! Nhìn kỹ 1 chút ta có ngay: Trong tứ giác nội tiếp YPAI thì ÐYIP = ÐYAP = (1/2)Sđ(XY)
Tương tự trong tứ giác nội tiếp YSBI ta có ÐYIS = ÐYBS = (1/2) sđ (YZ). Cộng lại ta có điều phải chứng minh.
4.2. Dựng hình và bài toán tính toán
Trong hình học có một nguyên tắc đối ngẫu: Nếu tính được thì dựng được và nếu dựng được thì tính được. Nhiều bài toán dựng hình có thể giải được bằng phương pháp tính toán, ngược lại, nhiều bài toán tính toán sẽ giải được dễ dàng hơn nếu ta bắt đầu từ phép dựng hình.
Ví dụ 7. Dựng đường thẳng chia đôi diện tích và chu vi của một tam giác.
Xét tam giác ABC có độ dài các cạnh là a, b, c tương ứng. Giả sử đường thẳng cần dựng cắt CA tại M và CB tại N. Đặt CM = x và CN = y. Từ điều kiện đề bài ta có
xy = ab/2 (do diện tích tam giác CMN bằng 1/2 diện tích tam giác ABC)
x + y = (a+b+c)/2 (do chu vi tam giác CMN bằng 1/2 chu vi tam giác ABC)
Từ đây, áp dụng định lý Viét đảo ta suy ra x, y là hai nghiệm của phương trình
Suy ra
Từ đó suy ra cách dựng.
Câu hỏi: 1) Hãy nêu cách dựng các nghiệm ở trên khi biết độ dài a, b, c.
2) Biện luận.
Ví dụ 8. Cho hai điểm A, B và một đường thẳng (d). Cho biết khoảng cách từ A, B đến (d) tương ứng bằng a, b và AB = c. Hãy tìm giá trị lớn nhất của góc AMB với M là một điểm di động trên (d).
(Thảo luận trên lớp)
4.3. Quỹ tích và bài toán cực trị
Trong một đường tròn, độ dài của dây cung không lớn hơn đường kính, nếu BC là một dây cung cố định của một đường còn A di chuyển trên đường tròn đó thì diện tích tam giác ABC lớn nhất khi A là trung điểm cung lớn BC. Những tính chất đó có thể áp dụng để giải các bài toán cực trị hình học khá hiệu quả. Sau đây chúng ta xem xét một số ví dụ.
Ví dụ 9. Cho đường (C) tâm O và dây cung BC cố định. A là một điểm di chuyển trên cung lớn BC. Chứng minh rằng chu vi tam giác ABC lớn nhất khi A trùng với trung điểm cung lớn BC.
Chu vi tam giác ABC lớn nhất khi AB + AC lớn nhất (do BC không đổi). Ta tìm cách dựng đoạn thẳng có độ dài bằng AB + AC. Để làm điều này, ta nối dài BA về phía A đến điểm D sao cho AD = AC. Như thế ta sẽ có BD = AB + AC. Do AD = AC nên tam giác ADC cân tại A và ta có ÐBDC = ÐADC = ÐBAC/2 = α/2 (không đổi). Như vậy quỹ tích D là cung chứa góc nhìn đoạn BC dưới góc α/2. Áp dụng tính chất về đường kính, ta suy ra BD ≤ đường kính của cung chứa góc. Dấu bằng xảy ra khi BD là đường kính, tức là ÐBCD = 900. Lúc đó thì rõ ràng tam giác ABC cân tại A, tức là A trùng với trung điểm cung lớn BC.
Ví dụ 10. (VMO 1996). Xét các tam giác ABC có độ dài cạnh BC bằng 1 và có số đo góc BAC bằng α cho trước (α > 600). Hỏi tam giác nào có khoảng cách từ tâm đường tròn nội tiếp đến trọng tâm bé nhất. Hãy tính khoảng cách bé nhất đó theo α.
(Chỉ đề cập đến ứng dụng của quỹ tích, bỏ qua các tính toán sâu liên quan đến lượng giác)
4.4. Bài tập
1. (VMO 2010) Cho đường tròn (O). Hai điểm B, C cố định trên đường tròn, BC không phải đường kính. Lấy A là một điểm trên đường tròn không trùng với B, C. AD, AE là các đường phân giác trong và ngoài của góc BAC. I là trung điểm của DE. Qua trực tâm tam giác ABC kẻ đường thẳng vuông góc với AI cắt AD, AE tại M,N.
a) Chứng minh rằng MNluôn đi qua một điểm cố định.
b) Tìm vị trí điểm A sao cho diện tích tam giác AMN lớn nhất.
2. Trong tam giác ABC có ma, mb, mc là độ dài ba đường phân giác. Chứng minh rằng từ 3 đoạn thẳng này có thể dựng được 1 tam giác và tam giác đó có diện tích bằng 3/4 diện tích tam giác ABC.
3. Tam giác ABC có đường cao AH = 3, phân giác AD = 4, trung tuyến AM = 5. Hãy tính diện tích tam giác.
4. Cho tứ giác ABCD có AB = 2, BC = 13, CD = 8, DA =5 và AB vuông góc với CD. Hãy tính diện tích của tứ giác.
5. (VMO 1994) Cho đường tròn tâm Q. Tìm quỹ tích tâm đường tròn bàng tiếp của các tam giác nội tiếp đường tròn tâm Q đó.
6. (VMO 2011) Trong mặt phẳng, cho đường tròn (O) đường kính AB. Xét một điểm P di động trên tiếp tuyến tại B của (O) sao cho P không trùng với B. Đường thẳng PA cắt (O) tại điểm thứ hai C. Gọi D là điểm đối xứng với C qua O. Đường thẳng PD cắt (O) tại điểm thứ hai E.
1/ Chứng minh rằng các đường thẳng AE, BC và PO cùng đi qua một điểm. Gọi điểm đó là M.
2/ Hãy xác định vị trí của điểm P sao cho tam giác AMB có diện tích lớn nhất. Tính giá trị lớn nhất đó theo bán kính của đường tròn (O).
7. (Vietnam TST 2011) Trong mặt phẳng cho đường tròn O và một điểm A nằm ngoài đường tròn đó. Qua A kẻ các tiếp tuyến đến (O); gọi B, C là các tiếp điểm. Xét một điểm P di động trên tia đối của tia BA và một điểm Q di động trên tia đối của tia CA sao cho đường thẳng PQ tiếp xúc với (O). Đường thẳng BC cắt đường thẳng qua P, song song với AC tại E và đường thẳng qua Q, song song với AB tại F. Chứng minh rằng
1) Đường thẳng EQ luôn đi qua một điểm cố định, gọi là M; đường thẳng FP luôn đi qua một điểm cố định, gọi là N.
2) Tích PM.QN không đổi.
File đính kèm:
- Quy tich va Dung hinh Nhung van de co ban va Ung dung.doc