THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DẠY HỌC MĨ THUẬT CẤP THCS
1.Thực trạng chung
- Về đội ngũ giáo viên: Nhìn chung giáo viên dạy mĩ thuật ở THCS chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng giảng dạy còn là vấn đề phải suy nghỉ, một sốt trường chưc có giáo viên dạy mĩ thuật phải cử một số giáo viên khác có năng khiếu kiêm nhiệm như trường ở nông thôn, vùng sâu vùng xa.
- Về cơ sở vật chất: cơ sở vật chất và trang thiết bị ở THCS còn thiếu thốn và nghèo nàn như: phòng học bộ môn chưa có, tranh ảnh và các tác phẩm mĩ thuật hội họa, điêu khắc, bộ mẫu về các khối cơ bản, các tác phẩm mĩ thuật như: đồ gốm, thổ cẩm, phục vụ cho mĩ thuật chưa đáp ứng.
- Về tình trạng dạy và học: nhiều nơi lãnh đạo chưa chú ý đến môn mĩ thuật, ít quan tâm cho rằng môn mĩ thuật là môn phụ xem như dạy mĩ thuật là bề nổi mang tính phong trào. Một bộ phận giáo viên còn nặng nề về phương pháptheo kiểu học thuộc long, thụ động thiên về trí nhớ, áp đặt giáo viên vẽ lên bảng học sinh vẽ lại, chưa quan tâm chú ý giáo dục thẩm mĩ dẫn đến hạn chế chất lượng và hiệu quả dạy học thấp. Vì thế chưa phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ, tìm tòi, sang tạo, cho học sinh
2. Thực trạng dạy học ở địa phương:
- Về cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, phòng học không đủ rộng, thiếu ánh sang lớp học quá đông, bàn ghế khó di chuyển, bụt để mẫu, phòng học bộ môn, phòng trưng bày,.Cha mẹ học sinh chưa quan tâm đúng mức, một bộ phận học sinh nghèo không có dụng cụ học tập theo yêu cầu của SGK: giấy vẽ, màu vẽ, đặc biệt là sách tham khảo mĩ thuật phục vụ cho giáo viên và học sinh.
- Về tình hình dạy học: lãnh đạo quan tâm giúp đỡ mọi điều kiện để giáo viên dạy tốt. Học sinh khắc phục mọi khó khăn để tham gia học tập tốt.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Bộ môn Mĩ thuật nhằm phát huy tính độc lập, suy nghĩ, sáng tạo của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BỘ MÔN MĨ THUẬT
NHẰM PHÁT HUY TÍNH ĐỘC LẬP, SUY NGHĨ, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết trung ương 4 khóa VII/1993 đã chỉ rõ sự cần thiết phải đổi mới phải đổi mới phương pháp dạy học “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học”. Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII (12/1996) nhận định “ Phương pháp giáo dục đào tạo chậm đổi mới chưa phát huy tính chủ động sang tạo của người học”
Trên cơ sở đó năm 1997 Bộ giáo dục và đào tạo đã cho biên soạn lại chương trình sách giáo khoa, trung học cơ sở theo hướng “tích cực hóa các hoạt động của học sinh” được biên soạn với mục tiêu chung là giáo dục mang tính toàn diện cho học sinh bao gồm: Đức - trí - thể - mĩ , nhằm sang tạo ra lớp người kế thừa vừa năng động sang tạo có đủ năng lực phẩm chất năng lực và đạo đức.
Sauk hi học xong chương trình THCS là học sinh đã có vốn kiến thức nhất định về văn hóa, đạo đức, tư tưởngnăm 2002 – 2003 chương trình SGK THCS được hoàn thiện và triển khai đại trà. Nội dung được đổi mới phương hướng dạy học cũ (Quen lối thụ động thầy đọc trò chép, thầy giảng trò hoặc dạy chay) thì không còn phù hợp với chương trình SGK mới và tình hình phát triển xã hội.
Hiện nay (môn mĩ thuật) đã được đưa vào trường THCS là môn chính khóa. Môn mĩ thuật có mục tiêu có chương trình SGK riêng, sách hướng dẫn riêng, trang thiết bị riêng, kết quả học mĩ thuật được kiểm tra đánh giá thường xuyênvà nghiêm túc, vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học là điều cần thiết phải làm ngay.
Tài liệu được cấu trúc gồm:
Phần A: lý do chọn đề tài
Phần B: nội dung
I. Thực trạng tình hình dạy môn mĩ thuật cấp THCS
II. Đề xuất các giải pháp
Phần C: kết luận
B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DẠY HỌC MĨ THUẬT CẤP THCS
1.Thực trạng chung
- Về đội ngũ giáo viên: Nhìn chung giáo viên dạy mĩ thuật ở THCS chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng giảng dạy còn là vấn đề phải suy nghỉ, một sốt trường chưc có giáo viên dạy mĩ thuật phải cử một số giáo viên khác có năng khiếu kiêm nhiệm như trường ở nông thôn, vùng sâu vùng xa.
- Về cơ sở vật chất: cơ sở vật chất và trang thiết bị ở THCS còn thiếu thốn và nghèo nàn như: phòng học bộ môn chưa có, tranh ảnh và các tác phẩm mĩ thuật hội họa, điêu khắc, bộ mẫu về các khối cơ bản, các tác phẩm mĩ thuật như: đồ gốm, thổ cẩm, phục vụ cho mĩ thuật chưa đáp ứng.
- Về tình trạng dạy và học: nhiều nơi lãnh đạo chưa chú ý đến môn mĩ thuật, ít quan tâm cho rằng môn mĩ thuật là môn phụ xem như dạy mĩ thuật là bề nổi mang tính phong trào. Một bộ phận giáo viên còn nặng nề về phương pháptheo kiểu học thuộc long, thụ động thiên về trí nhớ, áp đặt giáo viên vẽ lên bảng học sinh vẽ lại,chưa quan tâm chú ý giáo dục thẩm mĩ dẫn đến hạn chế chất lượng và hiệu quả dạy học thấp. Vì thế chưa phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ, tìm tòi, sang tạo,cho học sinh
2. Thực trạng dạy học ở địa phương:
- Về cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, phòng học không đủ rộng, thiếu ánh sang lớp học quá đông, bàn ghế khó di chuyển, bụt để mẫu, phòng học bộ môn, phòng trưng bày,...Cha mẹ học sinh chưa quan tâm đúng mức, một bộ phận học sinh nghèo không có dụng cụ học tập theo yêu cầu của SGK: giấy vẽ, màu vẽ,đặc biệt là sách tham khảo mĩ thuật phục vụ cho giáo viên và học sinh.
- Về tình hình dạy học: lãnh đạo quan tâm giúp đỡ mọi điều kiện để giáo viên dạy tốt. Học sinh khắc phục mọi khó khăn để tham gia học tập tốt.
II. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
Cơ sở lí luận:
1.1 Đổi mới phương pháp dạy học là điều cần thiết để đạt được mục tiêu chương trình SGK mới:
- Mục tiêu giáo dục thẩm mĩ là nhiệm vụ chính của môn mĩ thuật trong chương trình SGK mới THCS và chú ý coi trọng thực hành.
- Chương trình mĩ thuật THCS không nhằm đào tạo học sinh thành người họa sĩ hay người thợ vẽ mà thong qua các hoạt động mĩ thuật.
- Chương trình mĩ thuật THCS còn cung cấp cho các em các kiến thức về phổ thong về mĩ thuật. Có những hiểu biết cơ bản về cái đẹp. Thông qua đó các em hoàn thành bài tập theo chương trình, tạo điều kiện để học sinh học tốt môn học khác, những học sinh có năng lực và nhu cầu có thể học tiếp ngành mĩ thuật có lien quan đến kiến trúc, xây dựng, thời trang,
1.2 Đổi mới phương pháp dạy mĩ thuật nhằm phát huy tính độc lập, suy nghĩ, sang tạo của học sinh, rèn luyện kỉ năng thích ứng thực tế.
- Như chúng ta đã biết môn mĩ thuật là môn nghệ thuật, nghệ thuật tạo ra cái đẹp. Dạy mĩ thuật cho học sinh là dạy cho học sinh cách tạo ra cái đẹp, có những hiểu biết cơ bản về cái đẹp trong thiên nhiên, trong từng tác phẩm nghệ thuật. Rồi tạo ra cái đẹp và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào học tập, sinh hoạt hàng ngày
- Đổi mới phương pháp dạy mĩ thuật nhằm góp phần xây dựng môi trường thẩm mĩ cho toàn xã hội. Nhằm phát triển khả năng tư duy hình tượng sáng tạo góp phần hình thành con người lao động mới
- Đổi mới phương pháp dạy học không nằm ngoài việc đổi mới cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh. Nhằm giúp học sinh từ cách thụ động sang cách học tự chủ động, nhằm phát huy tính tích cực sang tạo của học sinh
- Muốn làm được điều đó người thầy phải tạo cho học sinh hứng thú trong học tập.
Muốn tiết dạy có hiệu quả như mong muốn, người giáo viên phải nghiên cứu bài dạy, nghiên cứu tổ chức tốt các hoạt động học tập có khoa học, gây hấp dẫn và hứng thú trong mỗi tiết mĩ thuật. Luôn tạo cho không khí lớp vui vẻ, hào hứng, đưa kiến thức vào học sinh một cách nhẹ nhàng tự nhiên, nhanh và sâu nhằm đạt mục tiêu đề ra.
- Về hoạt động ở lớp giáo viên cũng tổ chúc các hoạt động học tập độc lập hoặc theo nhóm nhỏ, qua đó học sinh nắm được tri thức mới và đồng thời rèn luyện phương pháp tự học và học tập lẫn nhau.
- Đổi mới phương pháp dạy học tránh tư tưởng ỷ lại trước khó khăn của thực tại. trong giảng dạy bộ môn mỗi giào viên dạy môn mĩ thuật phải tích cực học tậplà tấm gương cho học sinh nôi theo
- Mỗi giáo viên dạy mĩ thuật khi bước chân lên bụt giảng, việc đầu tiên phải tạo cho không khí lớp vui vẻ, hòa hứng. Nếu cần, mở đầu bài dạy hay kết thúc bài nên tổ chức những trò chơi mang tính giáo dục
1.3 Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học mĩ thuật của học sinh là điều cần thiết quan trọng để thực hiện mục tiêu chương trình đề ra:
- Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinhcũng là phương pháp dạy học, là một trong những hoạt động nằm trong quá trình dạy học. Vì thế kiểm tra đánh giá thường xuyên, khách quan và tùy vào tình hình thực tế.
+ Kiểm tra đánh giá lúc quan sát, nhận xét
+ Kiểm tra đánh giá lúc thực hành
+ Kiểm tra đánh giá cuối giờ học
Đánh giá kết quả học mĩ thuật cho học sinh cần dựa vào mục tiêu chương trình, dựa vào mục tiêu của từng bài trên cơ sở tiêu trí mà giáo viên đưa ra nhằm rèn luyện kỷ năng cho học sinh. Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần dựa vàokhả năng nổ lực sự tiến bộ của từng lớp, từng cá nhân học sinh.
Khi đánh giá kết quả học tập cuối giờ, giáo viên chỉ nên gợi ý cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau. Qua hệ thống câu hỏi gợi ý của giáo viên, học sinh nói lên nhận xét, suy nghĩ cảm nhận của chính mình cho cả lớp cùng nghe, rồi đánh giá mức độ hoàn thành bài của mình để rồi tiếp tục hoàn thiện bài tốt hơn.
Giải pháp đề xuất
Về giáo viên:
- Giáo viên cần nghiên cứu chương trình SGK, sách giáo viên để thấy trọng tâm cần nhấn mạnh (đặc điểm của mỗi bài), những chỗ trùng lập lướt qua (cách vẽ), dành thời gian cho học sinh làm bài nhiều hơn.
- Giáo cần thiết kế bài dạy cũng như tổ chức các hoạt động để học sinh chủ động, tích cực tham gia và phát huy khả năng, năng lực của mình.
- Giáo viên cần tạo không khí giờ học vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn, tránh tẻ nhạt, khô cứng.
- Đối với một số bài có thể cho học sinh họ tập theo tổ, nhóm hoặc thỏa luận để tiết học sinh động hơnvà để một số học sinh có dịp thể hiện khả năng của mình trước thầy cô và bạn bè.
- Khi học sinh làm bài giáo viên quan sát phát hiện gợi ý những đểu cho hợp lý ngay. Để học sinh điều khiển kịp thời, quan tâm nhiều đến học sinh nhút nhát chưa thích ứng. Khi chỉnh sửa bài học sinh chỉ đưa ra gợi ý, tuyệt đối không làm hạn chế khả năng sang tạo của các em.
- Tùy vào tùy vào từng bài giáo viên phân bố thời gian sao cho hợp lý, trong quá trình dạy học cần chú ý đến quá trình thẩm mĩ
2.2 Với học sinh
- học sinh được tham gia đóng góp ý kiến tìm ra vẽ đẹp ở mẫu vẽ: hinh2 khối, tương quan tỉ lệ, màu sắc và bố cục trước khi vẽ.
- Học sinh được thảo luận bàn bạc tìm cách giải quyết bài tập phân tích tác phẩm theo cập, theo nhóm.
- Học sinh quan sát, nhận xét theo gợi ý của giáo viên, để tìm ra kiến thức, tìm ra cách vẽ.
- Học sinh tham gia nhận xét, đánh giá và phân loại kết quả học tập.
- Học sinh phải có SGK và dụng cụ học tập theo quy định.
2.3 Với đồ dung dạy học:
- cần chuẩn bị và làm đồ dung dạy học để đảm đảm bảo tiết dạy
- Đồ dung dạy học phải đẹp có trọng tâm, đảm bảo tính thẩm mĩ, phải cụ thể.
- Phải biết phân loại đồ dung dạy học hợp lý: như đồ dung dạy học phục vụ cho quan sát, cách vẽ, hướng dẫn cách vẽ.
C. KẾT LUẬN:
Tóm lại việc đổi mới phươn pháp dạy học môn mĩ thuật ở THCS ( nhằm phát huy tính độc lập, suy nghĩ , sang tạo của học sinh).
- Qua gần một năm tôi làm việc thấy được kết quả của học sinh có tiến bộ nhiều hơn so với đầu năm học.
- Trên đây là ý kiến tham luận trong quá trình tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học môn mĩ thuật , rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng đồng nghiệp, để tài liệu được hoàn thiện hơn và có ích hơn.
TPHCM, ngày 12 tháng 2 năm 2013
Người thực hiện:
Ngô Thị Kim Hoàng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bo_mon_mi_thuat_nham_phat_huy_tinh_doc.docx