Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng cán bộ lớp –Xây dựng tập thể tự quản tốt.

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I-TÊN ĐỀ TÀI:

 ‘’Bồi dưỡng cán bộ lớp –Xây dựng tập thể tự quản tốt’’

 II-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

 1) Đặt vấn đề :

 Sự phát triển của học sinh THPT là một giai đoạn phát triển quan trọng của đời người. Trước khi vào Trung học, các em sống trong môi trường văn hóa gia đình, sống trong nhiều quan hệ xã hội phong phú và vô cùng phức tạp, với lứa tuổi đầu thanh niên cuối thiếu niên của mình các em luôn nhạy cảm với cái mới cái lạ trong đó có cái tốt cái xấu, các em có nhiều ước mơ nhưng chưa có kinh nghiệm sống, vì thế khi thành công thì tự kiêu tự đại , khi thất bại thì dao động chán nãn. Cái tuổi mà có thể nói là: “Sớm nắng chiều mưa”. Theo tôi nhận thấy rằng tuổi các em thật phức tạp, khi các em muốn mình là người lớn che chở cho người khác, nhưng lại có lúc muốn được quan tâm chiều chuộng mình. Các em chưa nhận thức được hoàn toàn điều nào đúng, điều nào sai. Chính vì thế trong sinh hoạt hàng ngày các em lại hay vi phạm, nhưng lại không muốn cho cha mẹ thầy cô biết. Bản thân các em vào học từ nhiều địa phương và có nhiều quan điểm sống khác nhau. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy các em có rất nhiều lúng túng trong việc hòa nhập với tập thể mới, ý thức tập thể chưa cao. Về phía chúng ta dù có nhiệt tình tài giỏi đến đâu thì cũng không thể nắm bắt hết, theo dõi hết mọi diễn biến của các em, có những sự việc khi mình biết thì hậu quả đã xảy ra rồi. Chính vì thế tôi đã ý thức được rằng: Việc xây dựng đôi ngũ cán bộ lớp và xây dựng ý thức tập thể đối với học sinh THPT là một việc làm quan trọng và rất cần thiết nhằm tạo cho các em một môi trường sống và học trong sáng lành mạnh, thực hiện tốt giáo dục toàn diện về đức, trí , thể, mĩ, xây dựng cho các em có thái độ đúng đắn trong học tập và rèn luyện, biết tự lực tự cường, làm chủ mình trong mọi lĩnh vực.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng cán bộ lớp –Xây dựng tập thể tự quản tốt., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC –ĐÀO TẠO ĐAKLAK TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG BUÔN MA THUỘT -----š& ›---- Bäöi dæåîng ban caïn bäü låïp Xáy dæûng táûp thãø tæû quaín täút PHẦN I: MỞ ĐẦU I-TÊN ĐỀ TÀI: ‘’Bồi dưỡng cán bộ lớp –Xây dựng tập thể tự quản tốt’’ II-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1) Đặt vấn đề : Sự phát triển của học sinh THPT là một giai đoạn phát triển quan trọng của đời người. Trước khi vào Trung học, các em sống trong môi trường văn hóa gia đình, sống trong nhiều quan hệ xã hội phong phú và vô cùng phức tạp, với lứa tuổi đầu thanh niên cuối thiếu niên của mình các em luôn nhạy cảm với cái mới cái lạ trong đó có cái tốt cái xấu, các em có nhiều ước mơ nhưng chưa có kinh nghiệm sống, vì thế khi thành công thì tự kiêu tự đại , khi thất bại thì dao động chán nãn. Cái tuổi mà có thể nói là: “Sớm nắng chiều mưa”. Theo tôi nhận thấy rằng tuổi các em thật phức tạp, khi các em muốn mình là người lớn che chở cho người khác, nhưng lại có lúc muốn được quan tâm chiều chuộng mình. Các em chưa nhận thức được hoàn toàn điều nào đúng, điều nào sai. Chính vì thế trong sinh hoạt hàng ngày các em lại hay vi phạm, nhưng lại không muốn cho cha mẹ thầy cô biết. Bản thân các em vào học từ nhiều địa phương và có nhiều quan điểm sống khác nhau. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy các em có rất nhiều lúng túng trong việc hòa nhập với tập thể mới, ý thức tập thể chưa cao. Về phía chúng ta dù có nhiệt tình tài giỏi đến đâu thì cũng không thể nắm bắt hết, theo dõi hết mọi diễn biến của các em, có những sự việc khi mình biết thì hậu quả đã xảy ra rồi. Chính vì thế tôi đã ý thức được rằng: Việc xây dựng đôi ngũ cán bộ lớp và xây dựng ý thức tập thể đối với học sinh THPT là một việc làm quan trọng và rất cần thiết nhằm tạo cho các em một môi trường sống và học trong sáng lành mạnh, thực hiện tốt giáo dục toàn diện về đức, trí , thể, mĩ, xây dựng cho các em có thái độ đúng đắn trong học tập và rèn luyện, biết tự lực tự cường, làm chủ mình trong mọi lĩnh vực. 2) Cơ sở lý luận: a. Lớp học cũng là một tổ chức nên nó cũng cần có ‘’bộ máy quản lý’’. Một tập thể muốn phát huy hết vai trò tác dụng của mình thì cần có ‘’bộ máy quản lý’’tốt .Đó là : Đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo, luôn tìm tòi nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động mọi mặt để cuốn hút nhắc nhở các bạn tham gia mọi hoạt động của lớp của trường một cách nghiêm túc và có hiệu quả. b. Tập thể tự quản tốt là tập thể có sự đoàn kết nhất trí trong học tập và sinh hoạt , luôn xác định cho mình xem việc học tập và rèn luyện là nhiệm vụ trọng tâm của người học sinh. Một lớp học có nề nếp kỹ luật tốt thì chắc chắn chất lượng học tập cũng tốt. Nếu các em có tinh thần tự giác thì kết quả học tập cao,hoàn thành các hoạt động của lớp của trường đề ra.Mặt khác giúp giáo viên chủ nhiệm rất nhiều không những trong lớp mà ngay cả ngoài lớp,ngoài trường nhất là khi không có giáo viên. 3) Cơ sở thực tiễn: Thực tế cho thấy: Trường của chúng ta là trường Bán công, đối tượng học sinh yếu, không ngoan nên các em lười học, ham chơi, lắm trò. Tập thể lớp là xã hội thu nhỏ nên các em cũng có mọi cái tốt cái xấu như: không làm bài, không học bài,v.v.. hay cúp tiết, đua đòi, tham gia chuyện còn tồn tại trong cộng đồng,...Một điều đáng nói đó là đa số giáo viên của chúng ta còn trẻ, có con nhỏ, công việc gia đình bận rộn, không có thời gian để thường xuyên có mặt ở trường, một số chị em kinh nghiệm chủ nhiệm chưa có, kèm theo thiếu tự tin không dám nghỉ dám làm.v.v.. Xuất phát từ ý nghĩ trên, tôi nhận thấy: Tập thể học sinh là phương tiện quan trọng nhất trong việc giáo dục học sinh về mọi mặt. Vấn đề tập thể lớp với một cá nhân là một trong những vấn đề xã hội sắc nét nhất của thời đại và là vấn đề quan trọng nhất trong công tác giáo dục hiện nay. Giáo dục tính tập thể, xây dựng được một tập thể lớp vững mạnh, đội ngũ cán bộ lớp tự quản tốt là nguyên tắc chủ đạo của người GVCN. Bằng nguyên tắc này, giáo viên phải xây dựng được cho học sinh thói quen, ý thức, nguyên tắc “Mọi người vì một người, một người vì mọi người”. Chính vì vậy mà việc xây dựng ý thức tập thể được bắt đầu ngay từ khi học sinh mới bước vào môi trường mới: Môi trường văn hóa nhà trường. Với nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã thu được một số thành công nhưng cũng không tránh khỏi thất bại mà tôi xin trình bày dưới đây để chúng ta cùng nhau đọc và cùng lọc ra những cái đúng, cái sai, để tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất nhằm giáo dục các em trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. PHẦN II: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Để làm tốt công việc xây dựng ý thức tập thể cho học sinh Trung học, người GVCN cần quan niệm đúng đắn thế nào là tập thể, tập thể như thế nào thì thực sự trở thành phương tiện giáo dục học sinh tốt nhất. Theo tối trước hết người giáo viên chủ nhiệm phải là người đa năng, nhiệt tình, là người đưa đường chỉ lối , là nhà tâm lý học hoàn hảo, là nhà luật sư tài năng linh cảm tốt để nhìn nhận vấn đề một cách nhanh nhất và xử lý tốt nhất. Chính vì vậy mục tiêu của của người giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng tập thể học sinh thành một tổ chức thống nhất , mỗi người có tác dụng giáo dục lẫn nhau , không chỉ về mặt văn hóa mà bao gồm nhiều mặt giáo dục, đặc biệt là việc hình thành các thói quen hành vi đạo đức tốt, đó là “Mình vì mọi người ’’. Là giáo viên đã chủ nhiệm nhiều năm, tôi đã tiến hành một số biện pháp có tác dụng tốt trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp và xây dựng ý thức tập thể cho học sinh. Tôi xin mạnh dạn trao đổi với các anh chị em để cùng nhau rút kinh nghiệm . 1)Biện pháp thứ nhất: Khuyến khích các em bộc lộ quan điểm tính cách của mình + Khi nhận lớp bằng phiếu thăm dò tôi đã lấy ý kiến của các em về quan điểm sống , sở thích, hoàn cảnh gia đình ....Trong phiếu đó ngoài những mục sơ yếu lý lịch tôi còn thêm những mục khác như: thích thầy cô như thế nào, thích bạn ra sao, thích xem những phim gì v.v...Nghe ra thì vớ vẫn nhưng qua đó để biết tính cách của các em. +Trong công tác giáo dục chúng ta luôn gặp khó khăn với những học sinh không chịu bộc lộ tính cách của mình, ít nói,ít cởi mở , nhút nhát, nhưng cũng có nhiều học sinh cá biệt luôn tìm cách che dấu ý tưởng của mình , và cũng không ít học sinh có tính cách luôn thay đổi. Nguyên nhân tạo nên những tính cách đó của các em chủ yếu bắt nguồn từ cách sống của bố mẹ, từ những thói quen của những năm học trước, nhiều khi kết quả của những thầy cô giáo cố chấp không chịu lắng nghe tôn trọng ý kiến của các em mà nặng về giáo điều áp đặt mang tính quân phiệt làm cho các em có nhiều suy nghỉ lệch lạc thiếu tin tưởng vào người lớn , bởi các em không có chính kiến của mình thì các em không thể hòa nhập vào tập thể vốn nó ‘’chưa phải’’ là của mình. Chính vì vậy tôi luôn coi trọng việc để cho các em tự mình biểu lộ ý tưởng của mình nhằm qua đó hiểu được nội tâm của các em mà tạo cơ hội để các em, hòa nhập với bạn bè, phát huy tính sáng tạo làm cho các em tự tin vào bản thân, tin tưởng vào người mà các em tiếp xúc. +VD: Trong các buổi sinh hoạt lớp của những tuần đầu tiên tôi để cho các em tự sinh hoạt không khen không chê không quản lý, sự ‘’thờ ơ ‘’ đó đã giúp tôi nắm bắt được nhân cách của các em, sau đó tôi mới cho các em tự sinh hoạt nhận xét với nhau và có hướng dẫn yêu cầu của mình, từ đó mới có cơ sở để nói lên ưu điểm khuyết điểm của các em( tất nhiên việc khen chê cũng phải khéo léo để không chạm vào lòng tự ái của học sinh và làm học sinh có tư tưởng đố kị nhau). Đằng sau sự huấn thị nghiêm minh là những việc làm lời nói để các em cảm thấy đó là một biểu hiện chân thành. + Khi học sinh bộc lộ ý kiến của mình, tôi luôn tôn trọng những ý kiến đó và gợi ý cho các em tích cực tham gia thảo luận về ý kiến của các bạn để cho học sinh được trò chuyện, bộc lộ mình với bạn. Thông qua giao tiếp, các em sẽ làm cho mọi người hiểu mình hơn và đây chính là cơ sở để học sinh gắn bó với tập thể lớp. 2)Biện pháp thứ hai: Giáo viên đề ra yêu cầu Công tác chủ nhiệm của mỗi giáo viên đều bắt đầu từ những yêu cầu do chính giáo viên đề xuất.Việc đề xuất yêu cầu của mình đối với tập thể lớp có ý nghĩa đặc biệt to lớn vì kết quả toàn bộ công tác chủ nhiệm sau này của người giáo viên sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cuộc gặp mặt đầu năm giữa giáo viên và học sinh với những yêu cầu có tính quyết định của thầy cô đối với học trò của mình. Muốn cho các em thực hiện được những yêu cầu của mình, tôi phải chuẩn bị rất chu đáo, kĩ càng để đề ra yêu cầu đúng, hợp lí nhưng cương quyết mà học sinh dễ dàng tiếp thu. VD: Đầu năm học tôi bắt học sinh phải nắm được mục đích yêu cầu của lớp, Đoàn , trường ... về việc thực hiện nội quy, kỉ luật của, sau đó mới cụ thể hóa cho hoàn cảnh của lớp mình...Nếu khi em nào sai thì nhẹ nhàng bắt các em nhắc lại những điều mà các em đã vi phạm. Bằng những yêu cầu đề ra trong từng giai đoạn, tôi luôn hướng các em đến mục đích quan tâm tới mọi người và có ý thức nhắc nhở các bạn cùng lớp thực hiện tốt các yêu cầu giáo viên đề ra một cách nghiêm túc, tạo điều kiện để học sinh làm đúng, làm tốt với thái độ vui vẻ nhẹ nhàng. Khi nguyên tắc đã đề ra thì phải có sự theo dõi và đánh giá công bằng ( thông qua giáo viên hoặc ban cán sự lớp). 3)Biện pháp thứ ba: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp và mạng lưới tích cực. Rèn nếp tự quản cho học sinh. * Việc lựa chọn và xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, mạng lưới tích cực và hướng dẫn các em cộng tác có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng tập thể học sinh trong lớp. Sự có mặt của hạt nhân nòng cốt (cán bộ lớp), luôn ủng hộ những yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm là đặc trưng của sự phát triển tập thể học sinh. Việc này cần tiến hành ngay sau khi giáo viên đã đề ra yêu cầu. * Để có một tập thể lớp vững mạnh thì việc lựa chọn đúng đắn mạng lưới cán bộ lớp tích cực, đáng tin cậy là việc làm cần thiết đầu tiên. Đây chính là người giáo viên thứ hai có sức thuyết phục không kém gì giáo viên chủ nhiệm. Chính vì vậy từ dầu năm học, qua buổi tiếp xúc bằng việc giới thiệu về bản thân các em kết hợp với việc thăm gia đình, thử giao việc, trò chuyện cùng tập thể lớp để biết được nhận xét khách quan của các em, bằng sự cảm nhận của mình tôi luôn xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình, sôi nổi, có trách nhiệm với công việc và đáng tin cậy. Các em có thể tự giải quyết mọi công việc cùng sự hướng dẫn gián tiếp của mình. * Rèn nếp tự quản : Bản thân tôi không có thời gian để lúc nào cũng có mặt ở lớp ở trường , chính vì thế việc rèn luyện cho các em thói quen tự giác trong mọi hoạt động của lớp là vấn đề tôi rất quan tâm. Để lớp tự quản tốt tôi đã huấn luyện cho cán bộ lớp cách quản lý lớp khi không có giáo viên: Như tổ chức làm bài, thực hiện các yêu cầu của Đoàn, của trường ...Bên cạnh đó cán bộ lớp phản ánh kết quả thường xuyên, nhưng tôi lại xác minh kết quả đó bằng cách kiểm tra đột xuất, hỏi ban nề nếp, và phát huy tác dụng của các nhân tố “ chìm, từ đó mà có cách khen chê đúng người đúng tội. VD: Khi chọn lớp trưởng thì phải chọn người có đầu óc quan sát tổng hợp được mọi vấn đề, có bản chất thẳng thắn, không bao che cho bạn và nhệt tình gương mẫu trong mọi hoạt động của lớp . Nhưng khi chọn lớp phó thì tôi lại cần em có năng lực như: học giỏi là lớp phó học tập; tháo vát, nhanh nhẹn, chăm chỉ, biết sắp xếp công việc thì là lớp phó nề nếp; ai nhiệt tình thì làm bí thư v.v... Sau khi lựa chọn và giao nhiệm vụ, tôi luôn tin tưởng vào các em nhưng cũng phải giám sát để chỉ hướng đi đúng đắn cho các em, cùng trao đổi để tìm hiểu tình hình, thái độ, cách làm của các em rồi đi đến thống nhất cách tổ chức lãnh đạo. - Để củng cố uy tín cho cán bộ lớp trước tập thể và lấy ý kiến dân chủ của cả lớp tôi chỉ là người đề ra yêu cầu , sau đó cho các em cán bộ lớp tự bàn bạc, trao đổi tìm ra hướng đi, trao đổi lại với cô chủ nhiệm đi đến thống nhất rồi chính các em là người phổ biến nội dung công việc cho các bạn trong lớp theo chu kỳ khép kín: CBL CN CBL HS CBL CN Chính vì các em thực hiện yêu cầu một cách dân chủ có tổ chức nên các em rất tự giác và có ý thức . Trường hợp các em có điều gì sai thì tôi cũng hướng dẫn các em sữa sai một cách khéo léo tránh gây dư luận không hay trước mặt bạn bè. Do vậy mỗi thành viên trong lớp đều có trách nhiệm với việc làm của ban cán bộ lớp và từng hành động của bản thân mình .Ngoài ra tôi cũng có một vài em rất tin cậy gọi là hoạt động chìm, tất nhiên chọn những em này cũng phải cảm nhận được là các em đó có tính cách chân thật mà để khai thác được các em này thì trước hết tôi phải phân tích mục đích yêu cầu của mình với em đó , nhưng cái quan trọng là khi xử lý những thông tin mà các em cung cấp sao cho có hiệu quả tốt mà không ảnh hưởng đến bạn mình. Có như vậy thì các em mới cung cấp thông tin cho mình lần sau. 4) Biện pháp thứ tư : Xử lý các tình huống. Đây là vấn đề rất khó cho công tác chủ nhiệm . Thông tin thì có được từ nhiều phía , mình phải xử lý thế nào để vừa có hiệu quả tốt vừa không làm phật ý của người cung cấp thông tin không những khi đó mà còn lâu dài.. Ví dụ : + Đối với phản ánh từ giáo viên bộ môn .Bản thân tôi hỏi han rất kỹ các chi tiết. Từ đó mà có cách để học sinh tự thấy được cái đúng cái sai mà các em mắc phải. Có như thế các em sữa chữa một cách tự giác, không thành kiến không mặc cảm với Giáo viên bộ môn. + Đối với phản ánh từ các bạn khác trong lớp : Tôi chưa tin ngay mà thông qua em khác để xác minh lại , sau đó có biện pháp cụ thể với em đó , bên cạnh đó thì tung hỏa mù để các em thấy thông tin đó có khi tự chủ nhiệm biết nhưng có khi do học sinh lớp khác phản ánh.... 5) Biện pháp thứ năm : Tranh thủ sự nhiệt tình của giáo viên bộ môn Bản thân của giáo viên chủ nhiệm không thể theo sát trong các tiết học , chính vì thế tôi luôn tìm hiểu các em thông qua giáo viên bộ môn, khi có một sự vụ nào đó mà giáo viên không hài lòng, hay ghi sổ đầu bài thì tôi tìm hiểu kỹ và xử lý sao cho các em nhận thấy cái sai của mình một cách tự giác , không mặc cảm với giáo viên bộ môn có như vậy thì giờ học sau các em thấy thoải mái hơn và tiếp thu bài tự nhiên hơn. Mặt khác tôi vẫn gặp giáo viên bộ môn để tìm hiểu cụ thể, nếu thực chất đúng như vậy thì tôi có biện pháp cụ thể với em đó, nhưng có khi cũng phải thanh minh để GV bộ môn đừng hiểu sai học sinh. Bản thân tối ít khi cay cú dồn bực tức lên học sinh khi lớp bị giờ B , C... Bởi theo tôi điều đó nó phản tác dụng vô cùng lớn trong công tác giáo dục học sinh. 6)Biện pháp thứ sáu : Kết hợp với cha mẹ học sinh: Đối với cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt các giáo viên bộ môn , thay mặt nhà trường để rèn luyện đạo đức cho các em . Ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu về hoàn cảnh , cách sống cách giáo dục con em họ như thế nào ? Nếu cách giáo dục đó ảnh hưởng tốt đến các em thì trong cuộc họp cha mẹ đầu năm tôi tuyên truyền nêu gương để các bậc phụ huynh trao đổi học tập kinh nghiệm . Nếu ảnh hưởng gia đình có hại cho việc giáo dục các em như bao che khuyết điểm , chiều con v.v... thì tôi kiên trì phân tích trao đổi góp ý chân thành nhưng không chạm đến tự ái của họ , nhằm đi đến thống nhất cách giáo dục kết hợp giữa nhà trường và gia đình giúp các em phát triển tính cách tốt . Để cha mẹ học sinh trở thành phương tiện giúp đỡ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ giáo dục tập thể lớp, tôi đã nêu rõ nội qui ,yêu cầu của nhà trường và của giáo viên chủ nhiệm đối với gia đình về mọi mặt như: Nội qui , những hoạt động hàng ngày , việc chuẩn bị bài , tham gia các hoạt động có tính chất tập thể , giáo dục lòng nhân ái , ý thức tập thể cho học sinh. Để học sinh không vi phạm thì tôi đề nghị Cha mẹ các em có thói quen kiểm tra các em trước khi chở con đến trường. Đặc biệt là làm cho phụ huynh tin tưởng vào cách xử sự có lý có tình của mình kể cả khi con em họ bị vi phạm . 7) Biện pháp thứ 7: Bản thân của giáo viên chủ nhiệm : +Để thuyết phục học sinh thì bản thân người giáo viên chủ nhiệm phải là người trong sáng trên mọi lĩnh vực.Chúng ta không làm điều gì sai trái, với học sinh phải công bằng , không thiên vị, không thành kiến với em nào , không phân biệt đối xử dù các em có vi phạm . Kinh nghiệm cho thấy chúng ta không nên nặng lời la mắng học sinh, phê bình nhưng không nói thẳng , tránh làm các em tự ái, xấu hổ với bạn, gây bức xúc làm các em phản ứng mạnh lại chúng ta không khí nhẹ nhàng bình thường sau khi các em bị phê bình , để các em thấy một ngày đến trường là một ngày vui. + Với tôi thì tôi hay dùng lối nói tránh, nói xa, nói gần v.v...nhằm gây bất ngờ hồi hộp cho học sinh, tạo cho học sinh có cảm giác mình luôn có sự theo dỏi, có sự răn đe của người khác chính vì thế các em ít vi phạm. + Một điều không thể không quan tâm đến đó là giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình chịu khó, phải cảm nhận và đoán được suy nghỉ của học sinh, biết được tâm trạng của học sinh khi bị bạn bè và giáo viên phê bình, giáo viên chủ nhiệm phải nhanh nhạy trong việc quan sát học sinh ở trên lớp, trong trường và ngay cả ngoài trường để từ đó có cách xử lý hợp với thực tế. PHẦN III: MỘT SỐ VIỆC LÀM CỤ THỂ Công việc của giáo viên chủ nhiệm là những việc làm không tên, và là những việc làm gọi là ‘’vặt vãnh’’ không có qui luật, không định trước được cho nên để nêu ra những việc làm gọi là qui trình thì khó. Tôi chỉ nêu một số việc làm cụ thể trong những năm làm công tác chủ nhiệm mà tôi thấy có hiệu quả : 1)Việc bảo đảm sí số lớp : + Có mẫu giấy xin phép của riêng lớp mình, có chữ ký của bố hoặc mẹ học sinh ( Có đăng ký trước). Nếu học sinh nghỉ học dù có phép hay không tôi đều xác minh lại. Trường hợp học sinh nghỉ sang buổi thứ hai là tôi kiểm tra trực tiếp ngay em đó . + Nếu các em nghỉ học nhiều ngày mang tính chất : Cúp học, bỏ tiết, có chu kỳ v.v... thì tôi để cho cán bộ lớp và các bạn trong lớp phối hợp tìm hiểu và giúp đỡ tác động lẫn nhau chính các em là người giúp bạn có hiệu quả nhất. 2) Thực hiện nề nếp: +Tôi và cán bộ lớp thường xuyên kiểm tra đột xuất vào thứ bất kì , giờ bất kỳ không có qui luật. Cũng có khi nhờ ban nề nếp hoặc hỏi giáo viên bộ môn , chính vì thế các em hầu như không vi phạm , cũng không giám xin ngoại lệ. +Tôi tập cho cán bộ lớp phải biết cách: “Em này đấm thì em khác xoa”, có khi tôi phê bình thì cán bộ lớp đứng ra bảo lãnh và ngược lại.Cho nên các em ít sai mà có sai là các em sữa ngay . 3) Việc cắt nhuộm tóc : Học sinh vi phạm tôi đưa bản nội qui cho em đọc ngay tại lớp và để tự em nhận thấy sai phạm của mình một cách tự nhiên. Trường hợp học sinh đó không khắc phục thì tôi tuyên bố tôi sẽ cắt nhuộm tóc cho em ( có thông báo với phụ huynh trước). 4) Giữ vệ sinh , ăn quà vặt, và hút thuốc: + Học sinh tự quản lý lấy khu vực ngồi của mình nếu ở đó có sự cố ( như viết vẽ bậy lên bàn ) mà không chỉ ra được thủ phạm là ai thì người đó chịu trách nhiệm. Trường hợp các em vẫn không chịu thì tôi bắt cả bàn và có khi cả cán bộ lớp phải gánh chịu. Chính các em là người phải theo dỏi khi bắt đầu vào lớp, nếu phát hiện ra có vẽ bậy mà do lớp thầy Hiếu thì báo ngay cho lớp trưởng để đề nghị lớp đó chịu trách nhiệm... + Có khi tôi không nói nhưng tự tay tôi cầm chổi quyét nhà thế là các em cũng sợ lần sau không vi phạm. + Chính các em trong lớp là người phát hiện ra bạn nào ăn quà và hút thuốc báo lại cho tôi, trên cơ sở đó mà tôi có cách phù hợp để bắt quả tang và có biện pháp giáo dục các em. + Tôi tập cho các em có thói quen sau buổi học phải tự dọn vệ sinh ngay chổ ngồi của mình . Cho nên những lớp tôi chủ nhiệm hầu như các chị lao công không phải quét lớp, Bộ bàn ghế mà nhà trường cấp cho từ đầu kết hợp với lớp thầy Hiếu đến cuối năm không có một chữ nào lên bàn. 5) Ví dụ xếp chổ ngồi vào đầu năm học : Tôi cho các em tự tự chọn chổ nhưng với điều kiện trong quá trình học không vi phạm bất cứ một hoạt động nào kể cả chất lượng học tập. Nếu em nào không đáp ứng được yêu cầu đó thì tôi mới quyết định chọn chổ cho các em. PHẦN IV: KẾT QUẢ Suốt trong thời gian qua với chức năng có được và với nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm , bản thân tôi đã cố gắng dẫn dắt nhiều khóa học trở thành một tập thể có nề nếp tương đối tốt , học tập có nhiều tiến bộ , nhiều phụ huynh cũng yên tâm khi con em họ ở trong lớp học đó . Một lớp có tinh thần tự quản tốt, bản thân các em biết ‘’Sợ’’ nội qui của nhà trường chứ không sợ giáo viên chủ nhiệm, biết giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh. Kết quả trong các khóa tôi chủ nhiệm ở trường Bán công Buôn Ma Thuột như sau : -Khóa học: 1998-2001-Lớp 10D 12D Trường THPT BC Buôn Ma Thuột – Cả 3 năm đều xếp từ thứ 1 đến thứ 3. -Khóa học:2001-2004 -Lớp 10M 12M Trường THPT BC Buôn Ma Thuột – Cả 3 năm đều xếp từ thứ 1 đến thứ 5. -Khóa học: 2004-2005-Lớp 12T-Trường THPT BC Buôn Ma Thuột – Không đủ thời gian để thực hiện các biện pháp trên nên chỉ ở vị thứ 10 -Khóa học: 2005-2008-Lớp 10A 12A Trường THPT BC Buôn Ma Thuột – Cả 3 năm đều xếp từ thứ 1 đến thứ 3. PHẦN V : BÀI HỌC KINH NGHIỆM Theo tôi để làm công tác chủ nhiệm tốt và xây dựng được tập thể học sinh có ban cán bộ lớp đầy năng lực, nhiệt tình gương mẫu, tự quản tốt thì người giáo viên chủ nhiệm phải: Hiểu và thông cảm với lứa tuổi các em , hòa đồng với các em nhưng phải có khoảng cách. Đối với các em thì công bằng dân chủ , không thiên vị, không phân biệt đối xử. Không phê bình các em thái quá, nên biết khen mặc dầu chưa đáng khen. Không nên cường điệu khuyết điểm và nên tạo cơ hội để các em thể hiện mình. Thái độ phải chân thành, không gây uy hiếp, dọa dẫm, không nên chê bai, không nên dùng hình thức phạt khi học sinh vi phạm( Đây là điều mà chúng ta hay làm nhất nhưng nó lại phản tác dụng nhất). Có phạt nhưng với tôi thì bằng cách làm cho các em vui vẽ chịu phạt một cách tự giác và hiểu được tại sao mình bị phạt. Tóm lại: Làm giáo viên chủ nhiệm và để xây dựng một lớp tự quản tốt là công việc thực sự vất vã, khó khăn mất nhiều thời gian, có lúc phải chấp nhận cay đắng thất bại nhưng nếu mình biết tự kiềm chế, bình tĩnh, phải tinh trong mọi hoàn cảnh, thẳng thắn nhưng nhẹ nhàng chân thành , nhạy cảm sư phạm, có khả năng tiếp cận được với mọi đối tượng khác nhau, có biện pháp đúng cho từng đối tượng, cương nhu đúng lúc đúng chổ, gần gũi động viên tôn trọng nhân cách của học sinh, biết phát huy tính tích cực tự giác và lòng tự trọng của các em thì cũng có nhiều thành công. Nên tạo mọi môi trường trong sáng nhằm giúp các em sảng khoái về tình thần để các em cảm thấy lớp học là không thể thiếu được trong đời học sinh từ đó các em hoàn thiện nhân cách hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của riêng mình tôi mong các đồng nghiệp góp ý để chúng ta có thêm nhiều biện pháp hay nhằm giáo dục các em trở thành con người có ích cho xã hội . Xin chân thành cảm ơn. Bmt, tháng 3 năm 2009 Người viết Hoàng Thị Ý TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1)Giao tiếp sư phạm ( tác giả Hoàng Anh, Vũ kim Thanh) – Nhà xuất bản Giáo dục . 2) Công tác Chủ nhiệm lớp ở trường Phổ thông của Hà Nhật Thăng 3) Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm của Lê Văn Hồng –Nhà xuất bản Giáo dục. 4) Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên bậc THPT chu kỳ 2003-2007 – Bộ Giáo dục và Đào tạo. MỤC LỤC: Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 2 I- Tên đề tài II- Lý do chọn đề tài Đặt vấn đề Cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn PHẦN II: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 3 PHẦN III: MỘT SỐ VIỆC LÀM CỤ THỂ 7 PHẦN IV: KẾT QUẢ 8 PHẦN V : BÀI HỌC KINH NGHIỆM 9

File đính kèm:

  • docSKKN boig duong lop tu quan dung thuc te khong ly thuyet .doc