Sáng kiến kinh nghiệm cho trẻ mẫu giáo

Giáo dục mầm non được coi là nền tảng sơ khai, nền giáo dục đầu tiên nhằm tác động mạnh vào sự phát triển hình thành nhân cách con người. Giáo dục mầm non là một nền móng giáo dục vững chắc cho nền giáo dục nước nhà, còn được coi là hành trang lí tưởng bước vào cuộc đời của con người. Ta có thể nói giáo dục làm thay đổi con người từ thuở sơ khai đến hiện đại. Muốn hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước thì phải phát triển mạnh mẽ về giáo dục.

Gần đây giáo dục mầm non đã được quan tâm và chú trọng phát triển mạnh từ miền xuôi cho đến vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, phát triển mạnh bề rộng và chiều sâu. Nhằm phát triển cho trẻ về nhân cách, phát triển trí tuệ, tư duy, thẩm mĩ, đạo đức, phát triển về thể chất, tình cảm xã hội của trẻ.

Xuất phát từ những đặc điểm tâm lí của trẻ là thích họat động, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Vì vậy cần phải tạo môi trường cho trẻ họat động trong điều kiện và khả năng của từng nơi sao cho phù hợp với độ tuổi, với tâm sinh lí của trẻ ở địa phương giữ vai trò “vui chơi là chủ đạo”.

Trong đó có môn học làm quen với toán cũng chiếm một vị trí quan trọng quá trình hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non là quá trình hình thành ở trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số và phép đếm.

Trong cuộc sống hiện nay việc hình thành những biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn, điều này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học toán và sự xâm nhập mọi lĩnh vực khác nhau. Phương pháp hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ còn được coi là phương thức họat động cùng nhau giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ nhằm hình thành hứng thú nhận biết cho trẻ và thực hiện nội dung dạy học. Hình thành những biểu tượng toán học cho trẻ nhằm góp phần phát triển trí tuệ, giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ, là nền tảng tạo tiền đề vững chắc cho việc chuẩn bị cho trẻ bước vào học lớp 1 ở trường tiểu học.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm cho trẻ mẫu giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I – Lời mở đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Giáo dục mầm non được coi là nền tảng sơ khai, nền giáo dục đầu tiên nhằm tác động mạnh vào sự phát triển hình thành nhân cách con người. Giáo dục mầm non là một nền móng giáo dục vững chắc cho nền giáo dục nước nhà, còn được coi là hành trang lí tưởng bước vào cuộc đời của con người. Ta có thể nói giáo dục làm thay đổi con người từ thuở sơ khai đến hiện đại. Muốn hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước thì phải phát triển mạnh mẽ về giáo dục. Gần đây giáo dục mầm non đã được quan tâm và chú trọng phát triển mạnh từ miền xuôi cho đến vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, phát triển mạnh bề rộng và chiều sâu. Nhằm phát triển cho trẻ về nhân cách, phát triển trí tuệ, tư duy, thẩm mĩ, đạo đức, phát triển về thể chất, tình cảm xã hội của trẻ. Xuất phát từ những đặc điểm tâm lí của trẻ là thích họat động, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Vì vậy cần phải tạo môi trường cho trẻ họat động trong điều kiện và khả năng của từng nơi sao cho phù hợp với độ tuổi, với tâm sinh lí của trẻ ở địa phương giữ vai trò “vui chơi là chủ đạo”. Trong đó có môn học làm quen với toán cũng chiếm một vị trí quan trọng quá trình hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non là quá trình hình thành ở trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số và phép đếm. Trong cuộc sống hiện nay việc hình thành những biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn, điều này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học toán và sự xâm nhập mọi lĩnh vực khác nhau. Phương pháp hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ còn được coi là phương thức họat động cùng nhau giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ nhằm hình thành hứng thú nhận biết cho trẻ và thực hiện nội dung dạy học. Hình thành những biểu tượng toán học cho trẻ nhằm góp phần phát triển trí tuệ, giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ, là nền tảng tạo tiền đề vững chắc cho việc chuẩn bị cho trẻ bước vào học lớp 1 ở trường tiểu học. Vì vậy nhứng kiến thức toán học mà trẻ nắm được ở trường mầm non cần dựa trên những kinh nghiệm cuộc sống của trẻ, và quan trọng hơn những kiến thức này cần được trẻ ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống của trẻ thông qua các tiết học và các họat động phong phú như: Vui chơi, học tập, lao động và trong cuộc sống sinh họat hàng ngày của trẻ, nhờ vậy những kiến thức này sẽ trở nên có ý nghĩa và bền vững hơn. Làm quen với toán giúp trẻ hình thành một số kỹ năng đếm, kỹ năng đo lường, kỹ năng tính toán và họat động học tập, phát triển hứng thú năng lực nhận biết, phát triển tư duy lô gíc và ngôn ngữ cho trẻ là phương tiện cho trẻ tiếp thu tri thức đồng thời họat động là điều kiện để trẻ sử dụng những hiểu biết đã có để giải quyết những tình huống trong thực tế. Củng cố kiến thức kỹ năng về toán từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, rèn các kỹ năng so sánh, phân loại sắp xếp tạo nhóm, phán đoán, ước lượng. Tóm lại đây cũng là một trong những môn học rất quan trọng giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức kỹ năng cơ bản, là nền móng chuẩn bị cho trẻ bước vào học tại lớp 1 trường tiểu học. Phần II – Nội dung 1. Tên đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm môn học làm quen với toán lớp mẫu giáo 5 tuổi trường Mầm non Tụ Nhân. 2. Lý do chọn đề tài: Hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng là một hoạt động nhận thức các kỹ năng về toán. Trẻ đếm và xác định số lượng trong phạm vi 10. Nhận biết các số từ 1 đến 10, biết tạo nhóm, thêm bớt, chia các nhóm đồ vật cụ thể có số lượng trong phạm vi 10 làm 2 phần. Trẻ biết thực hành các thao tác đo đơn giản về độ dài kích thước giữa các đối tượng. Nhận biết các đặc điểm nổi bật của các khối khác nhau, biết gọi tên các khối: Khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật, một số mặt, hình dạng các mặt của từng loại khối. Xác định vị trí đồ vật so với các hướng của bản thân như trên, dưới - trước, sau - phải, trái. Củng cố kiến thức kỹ năng về toán từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhưng phải có đồ dùng đồ chơi cho trẻ thực hành. Rèn cho trẻ các lỹ năng quan sát, phát hiện, diễn đạt các mối quan hệ qua lại giữa các đối tượng thông qua các nội dung làm quen với toán về số lượng, hình dạng, kích thước, không gian, ... Rèn các kỹ năng so sánh, phân loại sắp xếp, phán đoán, ước lượng, tìm cách kiểm tra và giải quyết vấn đề, ... Rèn các thao tác tư duy tập giải quyết vấn đề, vận dụng các kiến thức kỹ năng toán vào thực tế gần gũi với cuộc sống thật của trẻ. Nhằm phát huy tình tích cực chủ động của trẻ, phát triển về trí tuệ, tư duy sáng tạo, về đạo đức thẩm mĩ, từ những họat động thực tiễn trong cuộc sống thường nhật. Từ đó trẻ nắm bắt được các kiến thức kỹ năng để vận dụng và biết thực hành ứng dụng trong cuộc sống và trong các môn học khác. Là nền tảng đầu tiên giúp trẻ bước vào lớp 1 sau này. Vif vậy tôi đã chọn môn học này làm bài sáng kiến kinh nghiệm. 3. Mục đích yêu cầu: Mục đích là nhằm phát triển những kiến thức kỹ năng, tư duy sáng tạo, khả năng quan sát, kỹ năng đếm, so sánh và xác định mối quan hệ hơn kém về số lượng ... Đối với lớp Mộu giáo lớn trẻ cần biết đếm từ 1 đến 10. Nhận biết số lượng trong phạm vi 10, nhận biết các số từ 1 đến 10, phân biệt quan hệ số lượng trong phạm vi 10. Biết các phép đếm biến đổi đơn giản như: Thêm, bớt, chia các nhóm đối tượng cụ thể có số lượng trong phạm vi 10 ra làm hai phần. - Giúp trẻ đếm, nhận biết xác định được số lượng đồ vật ở các nhóm đối tượng trong phạm vi 10, nhận biết các số từ 1 đến 10. - Giúp trẻ biết so sánh thêm bớt tạo mối quan hệ trong phạm vi 10. - Biết liên hệ vào cuộc sống thực tế xung quanh trẻ ở địa phương. - Giúp trẻ hình thành những kỹ năng cơ bản về môn toán học. - Giúp trẻ phân biệt về một số hình khối, đặc điểm nổi bật của từng loại hình khối. Nhận biết mục đích phép đo trong thực tiễn. - Xác định đúng hướng và chính xác vị trí phải, trái, trước, sau, ... của bản thân và so với đối tượng khác. 4. Những cơ sở lý luận: Việc dạy trẻ phép đếm xác định khối lượng trong phạm vi 10. Nhận biết các con số từ 1 đến 10 được bắt đầu bằng việc dạy trẻ lập số mới trên cơ sở đã biết. ở lớp mẫu giáo lớn trẻ học cách lập 5 số tiếp theo ( từ số 6 đến số 10 ). Việc dạy trẻ lập số được tiến hành trên các tiết học toán, trên cơ sở trẻ thực hành so sánh hai nhóm đối tượng có số lượng hơn kém nhau là 1, sao cho số lượng của chúng được biểu thị bằng con số mà trẻ đã biết và con số kề sau đó. Ví dụ: Khi ta dạy sô 6 ta có thể cho trẻ so sánh 5 bông hoa với 6 con bướm khi thiết lập tương ứng 1 - 1 giữa số hoa và bướm trẻ sẽ thấy số hoa ít hơn số bướm là 1 và ngược lại, bằng cách đếm trẻ sẽ gọi số mới để diễn đạt số bướm, khi cho trẻ so sánh các số lượng với nhau và cho trẻ lập số mới thêm 1 bông hoa ( 5 thêm 1 là 6 tất cả có 6 bông hoa ) như vậy trẻ sẽ lĩnh hội được nguyên tắc thành lập số mới. - ở lớp mẫu giáo lớn trẻ được làm quen với các con số từ 1 đến 10. Điều đó có tác dụng nâng cao sự nhận biết khía cạnh số lượng của các nhóm đối tượng ở trẻ lên mức độ khái quát, với việc sử dụng các con số như những ký hiệu trừu tượng khi trẻ đếm và xác định số lượng nhóm đồ vật. Cô dùng thẻ số để biểu thị số lượng đồ vật trong nhóm đó. Hoặc trẻ có thể tự chọn số để biểu thị tương ứng cho nhóm đồ vật đó. Ngoài ra cần tiếp tục cho trẻ luyện tập tạo nhóm đối tượng theo mẫu, theo con số cho trước, luyện đếm bằng các giác quan khác nhau trong phạm vi 10. Ví dụ như đếm số lượng các âm thanh, chuyển động, ... thông qua việc tổ chức cho trẻ thực hiện các bài tập, trò chơi. Hệ thống các bài tập trò chơi này rất bổ ích không chỉ đến với sự phát triển kỹ năng đếm bền vững cho trẻ mà còn phát triển ở trẻ khả năng định hướng cùng một lúc nhiều dấu hiệu của đối tượng, phát triển độ nhạy cảm của các giác quan, các quá trình tâm lí của trẻ như: Chú ý, ghi nhớ có chủ định, tư duy ngôn ngữ, ... Việc tổ chức cho trẻ luyện tập đếm và lĩnh hội những kiến thức về con số không chỉ diễn ra trên các tiết học toán mà nó còn được lồng ghép qua các tiết học khác và các họat động phong phú của trẻ ở trường mầm non. Những kiến thức kỹ năng mà trẻ tiếp thu được thông qua việc thực hiện các bài luyện tập khác nhau như: Tạo các nhóm đối tượng theo các dấu hiệu khác nhau, từ một nhóm lớn tách ra thành các nhóm nhỏ, so sánh biến đổi, đếm số lượng của từng nhóm, ... Trẻ có thể chia một nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau thành 2 phần. Ví dụ: Một nhóm gồm có 6 đối tượng được chia thành 2 phần theo các cách khác nhau đó là 1 và 5; 2 và 4; 3 và 3. Trẻ chia theo ý thích và chia theo yêu cầu của cô, cô cùng hướng dẫn cho trẻ chia khái quát lại những cách chia đó và yêu cầu trẻ đặt thẻ số tương ứng với số lượng của mỗi phần chia. Như vậy cần tiếp tục phát triển biểu tượng về tập hợp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, bước đầu cho trẻ làm quen vói một số phép tính trên tập hợp, điều đó tạo cơ sở cho trẻ học các phép tính đại số sau này ở trường tiểu học. Tiếp tục dạy trẻ phép đếm trong phạm vi 10, trẻ lớn không chỉ đếm từng vật riêng lẻ mà còn đếm từng nhóm đồ vật. Nhờ vậy mà tư duy của trẻ tiếp tục được phát triển, giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn khái niệm đơn vị tạo tiền đề cho trẻ hiểu bản chát của các phép tính đại số mà trẻ sẽ học ở trường tiểu học. 5. Thời gian và phạm vi thực hiện: Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 9 năm 2007. Phạm vi thực hiện: Lớp mẫu giáo 5 tuổi trường Mầm non Tụ Nhân huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang. 6. Các bước thực hiện: Bước 1: - Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn trên sách báo tạp chí, xem các tiết dạy mẫu, nghiên cứu trình độ nhận thức của trẻ ở địa phương. - Sử dụng các đồ dùng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để khi dạy trẻ, trẻ dễ dàng nhận thức được sâu sa hơn và hiện thực hơn so với trẻ. Bước 2: Xây dựng kế hoạch năm. STT Môn học Loại tiết Nội dung thực hiện Yêu cầu nhận thức 1 Toán 1 Dạy trẻ nhận biết số lượng đồ vật từ 1 đến 10, biết đếm từ 1 đến 10, nhận biết số từ 1 đến 10 Trẻ biết tạo nhóm, biết đếm và nhận biết các nhóm số lượng trong phạm vi 10, nhận biết các số trong phạm vi 10. 2 Toán 2 Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10 Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10, trẻ biết tạo nhóm, so sánh, thêm bớt các nhóm số lượng tạo sự bằng nhau trong phạm vi 10. Nhận biết một số đồ vật ở xung quanh theo số lượng cụ thể. 3 Toán 3 Dạy trẻ chia các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 ra thành 2 phần Trẻ biết chia nhóm đồ vật trong phạm vi 10 ra thành 2 phần theo các cách khác nhau, biết nói chính xác kết quả của từng phần, ... Kế hoạch tuần: STT Môn học Loại tiết Nội dung thực hiện Yêu cầu nhận thức 1 Toán 1 Dạy trẻ nhận biết số lượng đồ vật ttrong phạm vi 6, biết đếm đến 6, nhận biết số 6 Trẻ biết đếm và nhận biết các nhóm số lượng trong phạm vi 6, biết tạo nhóm có 6 đối tượng Nhận biết số 6 2 Toán 2 Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6 Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6, trẻ biết tạo nhóm, so sánh, thêm bớt các nhóm số lượng tạo sự bằng nhau trong phạm vi 6. Nhận biết một số đồ vật ở xung quanh theo số lượng cụ thể. 3 Toán 3 Dạy trẻ chia các nhóm đối tượng trong phạm vi 6 ra thành 2 phần Trẻ biết chia nhóm đồ vật trong phạm vi 6 ra thành 2 phần theo các cách khác nhau, biết nói chính xác kết quả của từng phần, ... Bước 3: Chuẩn bị các nhóm đồ dùng và các nhóm số lượng cần dùng trong bài dạy. - Giáo án soạn hướng dẫn. - Thực hiện tiếp các bước dạy trên lớp theo giáo án đã soạn. 7. Biện pháp thực hiện: Để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục trong nhà trường để góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, đáp ứng với nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để khắc phục được mọi khó khăn đưa chất lượng giáo dục ngày một vững bước đi lên. Bản thân tôi luôn tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp qua các lần đi dự giờ thao giảng, rút kinh nghiệm trong mỗi buổi họp chuyên môn. Tham khảo thêm trên tài liệu sách báo, ti vi, ... thường xuyên áp dụng phương pháp dạy học theo phương pháp đổi mới lấy trẻ làm chủ thể, biến các cháu thành con người độc lập, tự chủ, sáng tạo từ đó gây kích thích tính tò mò của các cháu tự khám phá và giải quyết vấn đề trong bài học. Trong một tiết học làm quen với toán cô cần thiết kế và tổ chức một hoạt động sao cho thông qua hoạt động đó trẻ nắm được nội dung kiến thức mới cần hình thành. Cô khái quát hóa kết quả để nêu lên biểu tượng mới một cách tổng quát hơn. Cho trẻ làm các bài tập tái tạo ( sáng tạo ) để củng cố kiến thức kỹ năng vừa có sau đó cho trẻ đối chiếu với thực tế xung quanh. Tổ chức một số trò chơi để rèn luyện kỹ năng và qua đó cô kiểm tra sự hiểu biết của trẻ, sử dụng những kiến thức kỹ năng đã có để giải quyết một số tình huống trong thực tế hoặctạo ra các sản phẩm mới bằng các phương tiện khác nhau. Trong các giai đoạn khi trẻ thực hiện cô cần dự kiến một số tình huống và cách sử lý các tình huống đó. Ví dụ: Cho trẻ nhắc lại yêu cầu Trẻ nêu kết quả đã làm Trẻ giải quyết kết quả đó Cô đánh giá lại kết quả theo yêu cầu của bài dạy và chính xác hóa lại kết quả. Ngoài ra còn có thể hướng dẫn trẻ thêm ở ngoài tiết học như: Trong giờ ra chơi cô có thể dùng que hoặc phấn vẽ trên nền nhà về những chữ số và các nhóm số lượng và đố trẻ biết các nhóm số lượng và các chữ số đó là mấy? Liên hệ thực tế các sự vật hiện tượng xung quanh trường lớp, trên cơ thể của cô và trẻ bằng cách đếm một số bộ phận trên cơ thể, đếm các ngón tay hoặc thêm bớt trên các ngón tay, ngón chân trong phạm vi 10. Đếm số bạn trong lớp, tổ chức các trò chơi nhân gian, vận dụng dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi. * Kết quả đối chứng: Kết quả khi chưa đưa phương pháp này thực hiện trên tiết học trẻ thực hiện được là khoảng 40% và từ khi tôi áp dụng phương pháp cũng như kinh nghiệm của tôi vào thực tế trên tiết dạy tôi thấy trẻ hứng thú học hơn về trí tuệ cũng như nhận thức của trẻ được thông qua trên các bài tập thực hành trên lớp, có thể nhận định rằng trẻ đã thực hiện được 80%. Vậy so với kết quả trước và sau khi đưa ra áp dụng cụ thể tôi thấy kết quả tiến triển rõ rệt hơn. Nhưng bên cạnh đó còn có một số mặt hạn chế vì là trẻ ở địa phương chưa hiểu hết tiếng Việt, nhận thức của một số trẻ chưa đồng đều nên đôi khi cũng gây không ít khó khăn trong giờ học. 8. Những bài học kinh nghiệm: Qua những kinh nghiệm trên tôi thiết nghĩ càn phải sáng kiến phát huy hơn nữa sự sáng tạo, tìm hiểu thêm những kiến thức của trẻ ở địa phương để đưa được những phương pháp giảng dạy phù hợp và dễ hiểu nhất cho trẻ ở địa phương của mình Việc dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi cũng chiếm một vị trí rất quan trọng vì trẻ đang ở trong lứatuổi “ học mà chơi, chơi mà học ” nên trẻ rất dễ tiếp thu kiến thức. Tạo môi trường học tập thoải mái cho trẻ để trẻ được hòa nhập với bạn bè cộng đồng, cô thường xuyên gần gũi tiếp xúc trao đổi với trẻ, hiểu sâu tâm lí của trẻ, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng tình cảm của trẻ để tìm các uốn nắn cho từng trẻ đi vào nề nếp học tập, không nên gò ép trẻ vào một khuôn mẫu cứng nhắc nhất định. 8.1. Giá trị thực hiện: Từ những kinh nghiện đã được đưa vào áp dụng trong thực tiễn tôi nhận thấy rất có giá trị thiết thực đối với trẻ. Vì giúp trẻ học toán còn nhằm giúp trẻ vận dụng được những kiến thức vào thực tế cuộc sống hàng ngày, và còn có thể thực hiện tốt cho các môn học khác như: Văn học, tạo hình, môi trường xung quanh, thể dục, ... 8.2. ý nghĩa thực hiện: Việc dạy trẻ đếm và xác định số lượng trong phạm vi 10, nhận biết các số từ 1 đến 10 từ khi được áp dụng theo đề tài trên đã giúp trẻ có hứng thú trong tiết học, trẻ không nhàm chán, ép buộc gò bó mà còn phát huy thêm nhiều tính sáng tạo cũng như các kiến thức kỹ năng của trẻ được nhận thức sâu xa hơn và thiết thực hơn vào thực tế gần gũi với cuộc sống thật của trẻ. Phần III – Kết luận chung 1. Việc dạy trẻ trên các tiết học toán trên trường mầm non còn góp phần hình thanh ở trẻ những dạng sơ khai của hoạt động thực tiễn và hoạt động trí tuệ như: Hoạt động đếm, đo lường, khảo sát, so sánh, ... trong các dạng hoạt động này trẻ sẽ nắm được những kiến thức qua việc thực hiện trình tự các thao tác khi so sánh độ lớn của các tập hợp bằng cách thiết lập tương ứng 1 -1. Trẻ nắm được các mối quan hệ số lượng bằng nhau hoặc không bằng nhau khi so sánh, giúp trẻ hình thành các thao tác tư duy trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hình thành ở trẻ những năng lực phẩm chất, nhân cách con người, hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ cũng là nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ, hình thành những hứng thú và năng lực nhận biết trên cơ sở đó để phát triển tư duy toán học cho trẻ sau này. 2. Những ý kiến đề xuất: Qua đây tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến sau: Một là: Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tôi rất mong muốn các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến địa phương cần quan tâm và đầu tư hơn nữa về trường lớp, bàn ghế, cũng như trang thiết bị dạy học, hàng năm cần được bổ xung thêm cho cô và trẻ để đáp ứng đày đủ cho việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của ngành cũng như địa phương. Hai là: Cần tạo điều kiện hơn nữa để cho giáo viên có điều kiện được đi học nâng cao trình độ chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên đi thăm quan học hỏi trao đổi về những kinh nghiệm chuyên môn cũng như các hoạt động khác của các trường ở tỉnh, huyện bạn vào những dịp nghỉ hè để chị em giáo viên được trao đổi về phương pháp dạy học phù hợp cho giáo viên huyện nhà ngày một đi lên. Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được đúc rút ra từ kinh nghiệm giảng dạy thực tế trong nhà trường. Tôi kính mong cấp trên đóng góp ý kiến và tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện thành công hơn nữa trong quá trình công tác để đạt được hiệu quả tốt nhấ Tụ Nhân, ngày 20 tháng 12 năm 2007 Người viết sáng kiến Sở giáo dục đào tạo tỉnh hà giang Phòng giáo dục huyện hoàng su phì Sáng kiến kinh nghiệm Môn toán tập hợp số lượng phép đếm cho trẻ 5 tuổi Họ và tên: Nguyễn Thị Xuyến Ngày sinh: 10 - 05 - 1977 Đơn vị công tác: Trường Mầm non xã Tụ Nhân - Hoàng Su Phì Trình độ đào tạo: Trung cấp Chức vụ: Giáo viên Tháng 12 năm 2007

File đính kèm:

  • docSKKN hay khong tai nhanh thi het.doc