Xin được gọi Phường pháp này là ( Con đường có khâu suy đoán )
- Về ưu điểm của phương pháp này: Học sinh từ thực hành trực tiếp, rút ra định lý nên đảm bảo tính trực quan, chủ động sáng tạo.
- Về nhược điểm: Không phù hợp với học sinh yếu, học sinh vùng miền khó khăn.
+ Tiếp thu định lý một cách thụ động, xem sách là chủ yếu
+ Mất nhiều thời gian, đi từ thực hành, dự đoán, rút ra định lý rồi chứng minh. Dẫn đến ít hiệu quả, ít thời gian vận dụng trong tiết dạy (không đủ thời gian).
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học định lý theo hướng bài tập hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Đặt vấn đề
Các định lý ở môn hình học Trung học cơ sở chủ yếu được giới thiệu theo cấu trúc.
Học sinh: Thực hành Dự đoán ( Vẽ hình, kiểm tra)
Phát biểu định lý
Chứng minh định lý
Nhận biết, áp dụng
Xin được gọi Phường pháp này là ( Con đường có khâu suy đoán )
Về ưu điểm của phương pháp này: Học sinh từ thực hành trực tiếp, rút ra định lý nên đảm bảo tính trực quan, chủ động sáng tạo.
Về nhược điểm: Không phù hợp với học sinh yếu, học sinh vùng miền khó khăn.
+ Tiếp thu định lý một cách thụ động, xem sách là chủ yếu
+ Mất nhiều thời gian, đi từ thực hành, dự đoán, rút ra định lý rồi chứng minh. Dẫn đến ít hiệu quả, ít thời gian vận dụng trong tiết dạy (không đủ thời gian).
II/ Giải quyết vấn đề
Để khắc phụ những nhược điểm trên trong khi dạy học định lý cho những đối tượng học sinh yếu, vùng khó khăn. Tôi đề xuất phương pháp “ Dạy học định lý theo hướng bài tập hoá”.
*Cấu trúc của phương pháp
Giới thiệu bài tập (Được chuyển thể từ định lý,và gợi ý bằng hình vẻ )
Giải quyết bài tập
Phát biểu định lý
Nhận biết, cũng cố, ứng dụng
Xin được gọi phương pháp này là ( Con đường suy diễn )
Yêu cầu khi dạy định lý theo hướng này.
Đối với giáo viên:
+ Chuẩn bị kỷ, chuyển thể định lý dưới dạng bài tập.
+ Đặc biệt có thể gợi ý qua hình vẽ, qua hệ thống câu hỏi gợi mở nếu cần đối với học sinh yếu.
+ Gợi ý cho học sinh rút ra định lý từ đó giáo viên kết luận.
Yêu cầu đối với học sinh:
+ Chủ động trong việc giải quyết bài tập
+ Phát biểu định lý
III/ Một số ví dụ.
Dạy định lý “ Đường TB của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nữa cạnh ấy”.( Bài 4 chương 1 hình học 8 tập 1 )
Cần phải nói thêm rằng ở bài này ( Bài $ 4 Đường trung bình của tam giác ,đường trung bình của hình thang). Trong đó ở định lý 1 đã được giới thiệu theo phương pháp thứ nhất ( Con đường có khâu suy đoán ). Chính vì vậy nếu tiếp tục giới thiệu định lý theo phương pháp đó thì rất mất thời gian. Vì vậy chuyển định lý 2( Tức địng lý được
nêu ở trên ) theo phương pháp con đường suy diễn là hợp lý.
Quy trình dạy định lý này theo sách giáo khoa.
Bài tập ? 2 - Học sinh thực hành, kiểm tra
- Dự đoán
Phát biểu và giới thiệu định lý
Chứng minh định lý
Nhận biết, ứng dụng định lý ( thông qua bài tập ? và bài tập SGK)
b) Quy trình dạy định lý theo hướng bài tập hoá.
Hoạt động 1:- Gv giới thiêụ bài tập và gợi ý nếu cần thiết ( Có thể gợi ý qua
hình vẽ)
- Học sinh giải quyết bài tập
Hoạt động 2:- Gv tổng hợp và cho học sinh kết luận qua đó rút ra định lý
- Học sinh phát biểu định lý
Hoạt động 3 :Cũng cố định lý , nhận biết định lý qua các bài tập.
Tiến trình dạy theo hướng bài tập hoá( Phương pháp con đường suy diễn)
Hoạt động 1:- Gv giới thiêụ bài tập
* Đối tượng học sinh khá:
Cho Tam giác ABC; AD = DB, AE = EC .
Chứng minh rằng:DE // BC ,DE = .
*Đối tượng học sinh trung bình và yếu:
Cho bài toán như hình vẽ, tam giác ABC có AD = DB ,AE = EC , . DE = EF.
Chứng minh rằng : DE // BC, .
( Trên thực tế học sinh học định lý rất thụ động, khi chứng minh địng lý phụ thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa, nên có một phường án nào cho học sinh chủ động học tập,tìm tòi là rất cần thiết
-Sau khi chuyển định lý sang dạng bài tập có thể gợi ý trên hình vẽ và sử
dụng hệ thống câu hỏi gợi ý
- Học sinh sau khi được cho bài tập thì đã được đặt trong tình trạng
có vấn đề và từ đó chủ động hơn trong việc giải quyết vấn đề).
* Học sinh giải quyết bài tập
- Hệ thống câu hỏi gợi ý cho việc giải bài tập.
? Chứng minh DE // BC ta có những cách nào?
? Em có nhận xét gì về tứ giác BDFC ? là hình gì? Quen thuộc không?
? Hình thang chăng ? Nếu đùng thì sao nhỉ ? Chứng minh nó là hình
thang được không?
( Đối với học sinh yếu hơn )
? Nhận xét gì về tam giác ADE và tam giác CFE ?
? So sánh góc DAE và góc FCE ?
? So sánh BD và FC ?
? So sánh DF và BC ? So sánh DE và BC ?
Hoạt động 2:- Gv tổng hợp và cho học sinh kết luận qua đó rút ra định lý
- Học sinh phát biểu định lý
Hoạt động 3 :Cũng cố định lý , nhận biết định lý qua các bài tập.
2)Dạy định lý " Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ hai " ( Bài 4 chương 1 hình học 8 tập 1 )
Tiến trình dạy theo hướng bài tập hoá( Phương pháp con đường suy diễn)
Hoạt động 1:- Gv giới thiêụ bài tập
* Đối tượng học sinh khá: Cho hình thang ABCD( AB // CD );
AE = ED, EF //AB, E F // CD.
Chứng minh rằng:BE = FC.
* Đối tượng học sinh trung bình và yếu:
Cho bài toán như hình vẽ :Chứng minh BF = FC .
A
B
C
D
E
F
Hoạt động 2:- Gv tổng hợp và cho học sinh kết luận qua đó rút ra định lý
- Học sinh phát biểu định lý
Hoạt động 3 :Cũng cố định lý , nhận biết định lý qua các bài tập
*Trên đây là hai trong số nhiều định lý có thể tổ chức dạy theo hướng bài tập hoá, mà tôi thấy có thể xem là ví dụ điển hình, tuy nhiên cách chuyễn từ định lý sang thành bài tập chắc còn nhiều tồn tại rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng ngiệp.
IV) Kết luận và kiến nghị.
Dạy định lý là một trong những hoạt động trọng tâm của dạy học toán ở trường THCS ,để đạt hiệu quả cao trong dạy học giào viên cần đầu tư nhiều thời gian công sức cho từng đôí tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu.
Trong quá trìng giảng dạy định lý trong thực tế tôi thấy phương pháp bài tập hoá hay chính là phương pháp theo con đưòng suy diển có rất nhiều ưu điềm, vì vậy rất mong được sự đồng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp về phương pháp này.
File đính kèm:
- SKKN TOAN.doc