Sáng kiến kinh nghiệm Dạy một số kĩ năng thực hành cơ bản về trồng cây ăn quả cho học sinh Lớp 9

Dạy một số kĩ năng thực hành cơ bản về trồng cây ăn quả - cho học sinh lớp 9

2

Cũng như các môn khoa học khác việc dạy kĩ thuật ở trường phổ thông không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng,mà còn phải coi trọng năng lực trong hoạt động thực tiễn. Do vậy việc tổ chức thực hành thí nghiệm là hoạt động cần phải chu đáo cẩn thận được thực hiện trong quá trình dạy và học.

Môn Công nghệ 9 học sinh được học sâu về trồng cây ăn quả ( cây ăn quả có múi, cây nhãn, cây vải, cây xoài.) . Những bài lí thuyết cung cấp cho học sinh những kiến thức về thời vụ, đặc điểm thực vật, yêu cầu ngoại cảnh của từng cây, cách thức trồng, và nhân giống .với những bài thực hành giúp học sinh cụ thể hóa kiến thức của mình đã học. Đặc thù của môn học nội dung các bài thực hành , chiếm tỉ lệ cao 80% tổng số bài học.Một vấn đề cấp bách đặt ra cho mỗi giáo viên là phải tổ chức hoạt động thực hành như thế nào để việc học tập của học sinh đạt kết quả cao nhất. Đến nay chưa có tài liệu hướng dẫn một cách thống nhất về phương pháp dạy thực hành môn Công nghệ. Với nhứng bài thực hành môn Công nghệ 9 thông thường mỗi bài từ 2 - 4 tiết do đó cần phải bố trí thực hành cho học sinh thật tốt mới đảm bảo đạt được mục tiêu môn học.

 

doc13 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Dạy một số kĩ năng thực hành cơ bản về trồng cây ăn quả cho học sinh Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục huyện nam sách Trường THCS cộng hòa Chuyên đề: Dạy một số kĩ năng thực hành cơ bản về trồng cây ăn quả - cho học sinh lớp 9 Họ và tên: Nguyễn thị thuận Tổ: Khoa học tự nhiên Năm học 2007 – 2008 Đặt vấn đề I/ Lí do chọn đề tài: Cơ sở lí luận: Môn Công nghệ cũng như các môn học khác của trường THCS đều hướng vào thực hiện mục tiêu môn học đã định trong chương trình. Mục tiêu đã chỉ ra những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần phải đạt sau khi học xong bài. Môn Công nghệ khác với môn khoa học cơ bản khác, nó là môn khoa học ứng dụng. Môn Công nghệ gần gũi và gắn chặt với những hoạt động nghề nghiệp cụ thể như trồng cây ăn quả ( môn Công nghệ 9). Vì vậy ở môn học này lí thuyết và thực hành gắn chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ nhau, đồng thời nội dung thực hành có vị trí rất quan trọng. Trong mục tiêu môn học rất coi trọng việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. Với mục tiêu của giáo dục hiện nay là phát triển toàn diện học sinh biết gắn lí thuyết với thực hành, hình thành những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp, đó cũng là đặc thù của môn Công nghệ. Cũng như các môn khoa học khác việc dạy kĩ thuật ở trường phổ thông không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng,mà còn phải coi trọng năng lực trong hoạt động thực tiễn. Do vậy việc tổ chức thực hành thí nghiệm là hoạt động cần phải chu đáo cẩn thận được thực hiện trong quá trình dạy và học. Môn Công nghệ 9 học sinh được học sâu về trồng cây ăn quả ( cây ăn quả có múi, cây nhãn, cây vải, cây xoài.) . Những bài lí thuyết cung cấp cho học sinh những kiến thức về thời vụ, đặc điểm thực vật, yêu cầu ngoại cảnh của từng cây, cách thức trồng, và nhân giống..với những bài thực hành giúp học sinh cụ thể hóa kiến thức của mình đã học. Đặc thù của môn học nội dung các bài thực hành , chiếm tỉ lệ cao 80% tổng số bài học. Một vấn đề cấp bách đặt ra cho mỗi giáo viên là phải tổ chức hoạt động thực hành như thế nào để việc học tập của học sinh đạt kết quả cao nhất. Đến nay chưa có tài liệu hướng dẫn một cách thống nhất về phương pháp dạy thực hành môn Công nghệ. Với nhứng bài thực hành môn Công nghệ 9 thông thường mỗi bài từ 2 - 4 tiết do đó cần phải bố trí thực hành cho học sinh thật tốt mới đảm bảo đạt được mục tiêu môn học. 2.Thực tế giảng dạy: Như mỗi chúng ta đều biết: Đổi mới SGK THCS chính là đổi mới Phương pháp giảng dạy. Với Phương pháp truyền thống người ta coi trọng hoạt động của giáo viên : giờ thực hành thông thường không thực hành thự tế hoặc có thực hành thì không đủ cơ sở vật chất, không có địa điểm thực hành. Phương pháp mới người ta coi trọng hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho học sinh đều được hoạt động tìm tòi, khám phá...để hiểu vận dụng tốt các kiến thức lí thuyết đã học ở những lớp trước vào bài thực hành.. Qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy tôi xin mạnh dạn đưa ra một vấn đề đó là: “Dạy một số kĩ năng thực hành cơ bản của học sinh lớp 9 trong trồng cây ăn quả”. II/ phương pháp nghiên cứu và tài liệu tham khảo 1.Phương pháp nghiên cứu: - Chuyên đề này tôi sử dụng phương pháp tổng hợp: nghiên cứu lí luận lí thuyết, Phương pháp đối chứng: dạy so sánh kết quả giữa các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng - Đối tượng nghiên cứu: Các bài thực hành Công nghệ 9 2. Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa, Sách giáo viên Công nghệ 9 ( Nhà xuất bản giáo dục) - Thiết kế bài giảng Công nghệ 9( Nhà xuất bản ĐHQG- Hà Nội) - Tài liệu BDTX ( Nhà xuất bản giáo dục) - Phương pháp dạy thực hành môn Công nghệ – tác giả Nguyễn Đức Thành ( Nhà xuất bản ĐHQG – Hà Nội) - Ngoài ra còn tham khảo giáo án của một số đồng nghiệp. Của các giáo viên dạy thực nghiệm chuyên đề trên băng hình. Nội dung Phần I: Cơ sở lí luận cho việc dạy kĩ năng thực hành cho học sinh lớp 9 : Định hướng chung về đổi mới Phương pháp dạy học môn Công nghệ là: “ tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện khả năng tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh. Nhằm hình thành và phát triển ở học sinh tư duy tích cực, độc lập và sáng tạo”. Để đạt được định hướng đó người giáo viên phải đặt ra được mục tiêu mà học sinh phải đạt được qua mỗi tiết học ( tiết thực hành ). Với giáo viên điều kiện đầy đủ dụng cụ thực hành như hiện nay thì đòi hỏi người giáo viên phải thành thạo các thao tác, các dụng cụ làm ra sản phẩm phải hoàn hảo, đúng quy trình. Với những mục tiêu khác nhau, nội dung khác nhau người giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp thì mới đạt được kết quả như mong muốn. Hiển nhiên rằng để hình thành cho học sinh những kĩ năng thực hành nào đó thì giáo viên phải sử dụng phương pháp cho phù hợp. Để rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh đạt được mục tiêu đã đề ra thì phải chú trọng hai vấn đề quan trọng sau: */ Phương pháp dạy của giáo viên */ Các hoạt động của học sinh Cụ thể: Phương pháp dạy của giáo viên: Trong Phương pháp nói chung cần chú ý những vấn đề sau: +/ Giáo viên đề ra được mục tiêu rõ ràng trong giáo án, mục tiêu đó phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với từng bài cụ thể. Mục tiêu nêu rõ 3 phần kiến thức , kĩ năng , thái độ mà học sinh cần đạt được. +/Thiết bị dạy học (TBDH) của giờ học rất quan trọng, giáo viên phải cho học sinh trang bị đủ TBDH dù đồ dùng đó có sẵn hoặc phải tự mang, tự làm. Môn Công nghệ là môn học ứng dụng, gắn liền với kĩ thuật vì vậy cần đủ TBDH để học sinh nghiên cứu lí thuyết, thực hành, thí nghiệm.. Tuy nhiên khi sử dụng đồ dùng cần phải chú ý những điểm sau: Thiét bị trình diễn phải chuẩn, phải điển hình, đúng lúc, đúng vị trí sử dụng đúng mục tiêu bài học, đúng mức độ và cường độ. Giáo viên cần sử dụng linh hoạt phối hợp nhiều phương tiện để bài giảng sinh động, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. +/ Để dạy học sinh theo Phương pháp tích cực, rèn luyện sự độc lập trong suy nghĩ, tư duy sáng tạo của học sinh, rèn luyện khả năng thực hành theo nhóm, theo tổ, sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Người giáo viên phải nghiên cứu các phương án khác nhau tùy thuộc vào từng bài thực hành cụ thể. Trong các bài thực hành giáo viên phải biết áp dụng lí thuyết đã học vào bài để học sinh khắc sâu hơn kiến thức và hiểu rõ nguyên lí thực hành. Ví dụ1: Trong bài 5: “ Thực hành chiết cây” khái niệm về Phương pháp chiết cành học sinh đã được học ở bài 3 “ Các Phương pháp nhân giống cây ăn quả”. Công việc nhân giống chiết cành trong thực tế rất phổ biến ở vùng nông thôn, vì vậy có thể nhiều học sinh đã biết. Vì vậy ở bài này giáo viên cần chú ý 2 điểm: Vận dụng kiến thức để giải quyết khâu kĩ thuật chiết cành sao cho đạt tỉ lệ sống cao. Lấy kinh nghiệm thực tế địa phương để minh họa cho nội dung bài. Hai điểm cần lưu ý này cũng là nội dung trong các câu hỏi đặt vấn đề để học sinh suy nghĩ thảo luận trong quá trình thực hành: - Vì sao phải chọn những cành ở giữa tầng tán và vươn ra ngoài ánh sáng để chiết? (cành bánh tẻ, khỏe). - Tại sao sau khi bóc lớp vỏ ở phần khoanh cần phải cạo sạch lớp tượng tầng và lau sạch để khô? (mục đích là cắt đứt sự vận chuyển nhựa luyện từ trên xuống qua lớp tầng tượng, chất dinh dưỡng tích lũy nhiều giúp cho sự phân chia tế bào trên vết khoanh để hình thành mô sẹo ban đầu. Từ đó, tạo điều kiện cho rễ hình thành. Những cây có nhiều nhựa (mủ) sau khi cạo lớp tượng tầng cần để vài ngày cho khô rồi bó bầu mới có kết quả. - ở gia đình, địa phương em, khi chiết cành bà con làm như vậy không? Theo em đúng hay sai?. - Vì sao chất bó bầu phải trộn mùn, rễ bèo tây?ở gia đình, địa phương em người ta bó bầu, chiết cành bằng những vật liệu gì? làm như vậy đúng hay sai? Ví dụ 2: bài 14: thực hành: Bón phân thúc cho cây ăn quả Khi giới thiệu quy trìng thực hành giáo viên cần bổ sung câu hỏi đẻ học sinh hiểu bài thêm đồng thời khắc sâu hơn kiến thức. Vì sao phải xác định vị trí bón phân theo hình chiếu thẳng đứng của tán cây? Kích thước đào hố, cuốc rãnh như thế nào? Công thức bón phân thúc cho cây Nhãn, cây Vải, cây Xoài như thế nào?... Với những câu hỏi giáo viên thường hỏi vào những lúc giáo viên giới thiệu quy trình, cũng có thể nêu ra khi học sinh đang tiến hành thực hành. +/ Đánh giá, nhận xét: Sự đánh giá nhận xét của giáo viên rất quan trọng, để tuyên dương, khen thưởng kịp thời, rút kinh nghiệm cho giờ thực hành sau. Giáo viên cần đánh giá nhận xét một cách chính xác, cho diểm. Ví dụ: đánh giá nhận xét sự chuẩn bị của học sinh, ý thức thực hành của học sinh, sự tuân thủ quy trình. Các hoạt động của học sinh: Để rèn luyện một số kĩ năng thực hành cho học sinh thì giáo viên cần chú ý những vấn đề sau: +/ Kĩ năng chuẩn bị: Đồ dùng giúp học sinh tiếp cận với sự vật hiện tượng, đồ dùng là phương tiện chứa đựng và chuyển tải thông tin. Để thực hành tốt phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng. Với một số bài thực hành khó học sinh có thể tự làm trước ở nhà Ví dụ như bài 4, bài 5, bài 6 Học sinh phải chuẩn bị như SGK hoặc sự chỉ đạo của Giáo viên nếu như chỉ sai lệch đi thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả thực hành: Ví dụ Bài 6 “ Thực hành Ghép” chuẩn bị : - Dao con sắc -Kéo cắt cành - Cây làm gốc ghép: chanh, bưởi, táo gieo từ hạt được 6 – 8 tháng tuổi, đường kính thân khoảng 0,6 – 1,0 cm. - Cành để lấy mắt ghép: là những giống tốt của giống bưởi, chanh, táo -Dây buộc bằng nilon rộng 1 – 2cm, dài 20 – 30 cm -Túi PE trong để bọc ngoài. Nếu học sinh chuẩn bị không đầy đủ hoặc mang không đúng thì không thể thực hành được, sẽ làm sai lệch tính chính xác, ảnh hưởng đến kết quả thực hành. +/ Kĩ năng thực hành của học sinh : Đây là kĩ năng quan trọng nhất mà học sinh cần đạt sau mỗi giờ thực hành.Do đó người Giáo viên cần nhấn mạnh trước khi thực hành, trong trồng cây ăn qủa kĩ năng thực hành đó là: kĩ năng tổ chức thực hành, thực hành đúng quy trình, kĩ năng quan sát, khả năng sáng tạo, sự tìm tòi. Ví dụ: Trong bài thực hành “ Giâm cành” Sau khi giáo viên phổ biến quy trình, nghiên cứu cơ sở khoa học, học sinh tiến hành thực hành, - Các nhóm phân việc cho từng thành viên trong nhóm ( mỗi nhóm 6 - 8 học sinh ) , phân chia dụng cụ - Các nhóm tiến hành thực hành theo đúng quy trình, ở phần này thì học sinh phải có được kĩ năng quan sát tốt : chặt, cắt cánh giâm sao cho đúng kích thước ( 5 – 7cm), có 2 - 4 lá, Cách cắm cành tùy theo đất hoặc cát mà cắm cho phù hợp, cắt vát, cắm nghiêng, chếch so với mặt đất 3- 5cm. Nếu cắm vào bầu đất thì phải cắm thẳng . Trong các bài thực hành nội dung quan trọng nhất đó là kĩ năng thực hành của học sinh, học sinh cần đạt được nhữnh nội dung nào thì Giáo viên phải nêu rõ đầu giờ thực hành cho học sinh nắm được, hoàn thành bao nhiêu sản phẩm, thực hành theo các bước như thế nào, cần chú ý điều gì Ví dụ: thực hành Chiết cành: Kĩ năng: học sinh phải biết chọn cành chiết đủ tiêu chuẩn, khoanh vỏ đúng cách, trộn hỗn hợp theo tỉ lệ nhất định ( 2/3 đất với 1/3 bùn, rễ bèo tây, chất kích thích ra rễ, độ ẩm bão hòa 70%)., Sau giờ thực hành mỗi nhóm học sinh phải hoàn thành 1 sản phẩm cành chiết đạt tiêu chuẩn. +/ Kĩ năng tự đánh giá: Sau mỗi bài thực hành học sinh cần phải tự đánh giá quá trình làm việc của bản thân, của nhóm Đánh giá cũng là một trong những nội dung để học sinh tự thể hiện bản thân: Đánh giá về sự chuẩn bị của bản thân( của nhóm ), Sự tuân thủ quy trình, số sản phẩm đã hoàn thành Ngoài các nội dung trên học sinh cần phải rèn luyện ý thức tự giác trong thực hành, nghiêm túc trong việc đảm bảo an toàn lao động, thu dọn dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành Qua phần phân tích trên chúng ta thấy được việc dạy thực hành cho học sinh là rất quan trọng, nhất là việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh Phần II áp dụng vào bài dạy cụ thể Bài 5: Thực hành – Chiết cành I.Mục tiêu bài học: Qua giờ thực hành Học sinh phải: Nắm được quy trình chiêt cành Biết chiết cành theo đúng qui trình và đạt yêu cầu kĩ thuật Có ý thức tự giác tích cực trong thực hành, an toàn trong lao động và vệ sinh sạch sẽ. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Quy trình thực hành - Máy chiếu OHP, giấy trong - Dụng cụ và cành mẫu 2. Học sinh: - - Dao con sắc -Kéo cắt cành - Cây làm gốc ghép: chanh, bưởi, táo gieo từ hạt được 6 – 8 tháng tuổi, đường kính thân khoảng 0,6 – 1,0 cm. - Cành để lấy mắt ghép: là những giống tốt của giống bưởi, chanh, táo -Dây buộc bằng nilon rộng 1 – 2cm, dài 20 – 30 cm -Túi PE trong để bọc ngoài. III. Các hoạt động dạy học: Tổ chức: ổn định – kiểm danh Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Tiến trình giờ thực hành: A-Hoạt động1: Giới thiệu bài Giáo viên nêu ý nghĩa của chiết cành: chiết cành là một Phương pháp nhân giống vô tính được sử dụng phổ biến trong nhân giống cây ăn quả, hoa, cây cảnh có giá trị. Giáo viên chiếu mục tiêu bài: +/ Kĩ năng: - Nắm được quy trình chiết cành, - Thực hành đúng quy trình, hoàn thành được 1 sản phẩm đúngyêu cầu kĩ thuật +/ Nội quy: - Nghiêm túc, đảm bảo an toàn trong lao động, vệ sinh môi trường sạch sẽ. B. Hoạt động 2: Giáo viên trình diễn kĩ năng chiết cành: - Giới thiệu tổng quát qui trình kĩ năng chiết cành, giáo viên dùng tranh vẽ, Máy chiếu OHP để chỉ ra rõ thao tác kĩ thuật, và sản phẩm cuối cùng của kĩ năng này. Bước 1: Chọn cành chiết Chọn cành mập có 1 – 2 năm tuổi, đường kính 0,5 – 1,5cm, ở giữa tầng tánvà vươn ra ngoài ánh sáng. Bước 2:Khoanh vỏ: -Dùng dao khoanh vỏ chiết cành ở vị trí cách chạc 10 -15 cm. Độ dài phần khoanh từ 1,5- 2,5cm. - Bóc hết lớp vỏ phần khoanh, cạo sạch lớp vỏ trắng sát phần gỗ, để khô. Bước 3:Trộn hỗn hợp bầu: - Trộn 2/3 đất với 1/3 bùn, rễ bèo tây, làm độ ẩm 70% Bước 4:Bó bầu: Bước 5: Cắt chiết cành : Trong khi trình diễn giáo viên kết hợp đưa ra những câu hỏi để học sinh suy nghĩ tìm lời giải đáp cũng là thu hút sự chú ý của học sinh vào những thao tác mà giáo viên vừa trình diễn: - Vì sao phải làm sạch chiết cành? -Vì sao giá thể bó bầu cần nơi tơi xốp đủ ẩm? - Vì sao không nên bó bầu quá to?....... Sau khi trình diễn xong giáo viên chiếu lại một lần nữa qui trình cho học sinh xem lại. C- Hoạt động 3: Học sinh thực hành: - Tổ chức cho học sinh thực hành bằng cách: + Chia nhóm thực hành + Dùng máy chiếu phóng to lên màn hình cho học sinh theo dõi Học sinh thực hành theo nhóm: + Chia nhóm + Phát bảng hướng dẫn thực hành + Học sinh làm việc theo nhóm Học sinh làm việc độc lập + Mỗi học sinh làm việc trên chiết cành cuă mình Giáo viên theo dõi bao quát các nhóm, cá nhân trong khi thực hành. Phát hiện những thao tác sai uốn nắn kịp thời. IV. Tổng kết - kiểm tra đánh giá kết quả thực hành: Cho học sinh tự đánh giá: Học sinh kiểm tra, đánh giá chéo theo tiêu chí cụ thểlà: Vị trí khoanh vỏ trong bầu chiết Kích thước hình dáng bầu chiết Giá để bó bầu chiết ( chất liệu, độ ẩm) Giáo viên dánh giá: +/ Đánh giá về ý thức chuẩ bị của học sinh, các nhóm +/ Đánh giá về kĩ năng thao tác, sự tuân thủ qui trình, +/ Đánh giá chất lượng sản phẩm +/ Rút kinh nghiệm giờ thực hành Thu sản phẩm và cho điểm Kết luận Sau khi thực nghiệm và áp dụng vào bài dạy thực hành tôi thấy: dạy kí năng thực hành cơ bản ch học sinh là rất cần thiết. Qua giờ thực hành học sinh biết được những kĩ năng cơ bản nhất về trồng cây ăn quả giúp học sinh có thể thao tác các công việc đơn giản nhất, học sinh có thể tự làm được: nhân giống cây ăn quả , trồng cây ăn quả , chăm sóc cây ăn quả, làm xirô quả.Ngoài ra ,để dạy được cho học sinh những kĩ năng thực hành cơ bản trên thì người giáo viên luôn phải học hỏi nâng cao tay nghề thực hành của mình để có thể trình diễn trước học sinh. Qua cách dạy như trên tôi còn nhận thấy học sinh hứng thú hơn trong học tập. Học sinh nhanh nhạy hơn, chú ý, tích cực hơn trong các giờ thực hành , chủ động khám phá, tìm tòi áp dụng lí thuyết vào thực hành, khả năng tổ chức hoạt động nhóm tốt hơn. Qua nghiên cứu tôi nhận thấy dạy thực hành cho học sinh là rất quan trọng. Chuyên đề này tôi viết dựa vào kinh nghiệm của bản thân qua 3 năm nghiên cứu và giảng dạy, Rất mong sự đóng góp ý kiến củ các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn phương pháp giảng dạy của mình.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_mot_so_ki_nang_thuc_hanh_co_ban_ve.doc
Giáo án liên quan