Kiến thức về môi trường của các em còn hạn chế, tạo điều kiện cho học sinh có một kiến thức đầy đủ hơn về môi trường.
Dạy cho học sinh tìm tòi kiến thức không chỉ trong sách vở mà còn ở báo đài, phương tiện truyền thông, .
Môi trường sống là một ngôi nhà chung của tất cả các sinh vật và con người, môi trường ô nhiễm kéo theo tất cả các sinh vật bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc trang bị kiến thức về môi trường là một việc làm cần thiết đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này nhằm góp một phần nào trong việc bảo vệ môi trường chung của xã hội.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nhằm giáo dục cho học sinh có ý thức nhiều hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Làm cho môi trường sống ngày càng trong sạch hơn.
28 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
&
I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do khách quan:
X
uất phát từ tình hình thực tế hiện nay về môi trường của chúng ta ở rất nhiều nơi đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các khu đô thị nơi tập trung một lượng lớn khí thải, khói bụi từ các khu công nghiệp, nhà máy, phương tiện giao thông vv đã làm ảnh hưởng đến đường hô hấp của nhiều người dân sống gần đó. Ngoài ra, nước thải công nghiệp cũng gây nhiều tác hại đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Hiện nay khí hậu trái đất đang nóng lên ảnh hưởng rất nhiều đến hệ sinh thái và đời sống con người. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đồi trọc xuất hiện ngày càng nhiều khiến lượng CO2 trong không khí tăng lên, biểu hiện rõ nhất là khí hậu hiện nay diễn biến ngày càng bất thường và phức tạp.
Thư viện là nơi cung cấp một kiến thức môi trường khá đầy đủ: Luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức và công dân do Hoàng Phúc biên soạn xuất bản năm 2008.
Xuất phát từ thực tế đó đề tài “Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường” được thực hiện giúp cho các em học sinh đầu cấp hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống hiện nay.
2. Lý do chủ quan:
Kiến thức về môi trường của các em còn hạn chế, tạo điều kiện cho học sinh có một kiến thức đầy đủ hơn về môi trường.
Dạy cho học sinh tìm tòi kiến thức không chỉ trong sách vở mà còn ở báo đài, phương tiện truyền thông, ....
Môi trường sống là một ngôi nhà chung của tất cả các sinh vật và con người, môi trường ô nhiễm kéo theo tất cả các sinh vật bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc trang bị kiến thức về môi trường là một việc làm cần thiết đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này nhằm góp một phần nào trong việc bảo vệ môi trường chung của xã hội.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nhằm giáo dục cho học sinh có ý thức nhiều hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Làm cho môi trường sống ngày càng trong sạch hơn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Nêu lên những hiện tượng thực tế về môi trường sống “Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường” trong sinh học 6.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đề tài chỉ tìm hiểu trong chương IX vai trò của thực vật ở bài 46, 47, 48, 49 sinh học 6.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nhằm bổ sung them nhiều kiến thức phong phú.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Để thống kê thấy được kết quả học tập của các em.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nhằm giáo dục phần nào ý thức bảo vệ mội trường hiện nay qua bài học và tiết hoạt động ngoài giờ.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thời gian thực hiện
Nội dung nghiên cứu
Tháng 07/2007-10/2007
- Lập kế hoạch nghiên cứu đề tài
Tháng 11/2007-12/2007
- Tìm một số tài liệu có liên quan
Tháng 01/2008 - 05/2008
- Theo dõi các đối tượng được nghiên cứu
Tháng 06/2008 11/2008
- Lấy các số liệu cho đề tài.
- Lập dàn ý cho đề tài.
Tháng 12/2008 - 02/2009
- Thực hiện viết đề tài. Hoàn tất đề tài
VII. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI.
Cấu trúc đề tài gồm 3 phần:
- Phần mở đầu gồm: Lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tổ chức thực hiện.
- Phần nội dung:
+ Chương I: Cơ sở lý luận.
+ Chương II. Thực trạng nghiên cứu.
+ Chương III. Biện pháp và kết quả đã áp dụng để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
+ Chương IV. Nội dung nghiên cứu.
- Phần kết luận:
+ Tài liệu tham khảo.
+ Mục lục.
B. PHẦN NỘI DUNG
&
CHƯƠNG I. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Qua tìm hiểu tôi biết được hầu như các em chưa có kiến thức gì về môi trường các em chỉ nghĩ môi trường sống nó xa lạ đối với các em, còn thực vật cho là một cây sống bình thường không liên quan gì đến môi trường cho nên các em không có ý thức bảo vệ cây nhất là những cây trồng ở nơi trường học, khu công viên. Từ những kiến thức còn hạn chế về việc bảo vệ môi trường tôi thấy cần phải giáo dục nhiều hơn để các em có một kiến thức đầy đủ hơn về môi trường sống của mình hiện nay.
Hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng không thể sử dụng cho sinh hoạt được nguyên nhân có thể do đâu ? Khí hậu biến đổi có ảnh hưởng gì đến đời sống con người ? Đất trồng và nguồn nước ngầm có bị ảnh hưởng không ? Đây là những câu hỏi thực tế mà bản thân học sinh chưa có một kiến thức trả lời đầy đủ nhất.
Đối với giáo viên phải làm gì để trang bị cho các em có một kiến thức là tiền đề cho các cấp học tiếp theo. Sinh học 6 chương IX bài 46, 47, 48, 49, thư viện trường, phương tiện truyền thông, sách kiến thức, một số loại sách báo hằng ngày đã góp phần trang bị cho các em.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Theo tài liệu của Polluter Pays Principle - Khí hậu biến đổi. "Mọi người không chỉ bình đẳng trước pháp luật mà còn bình đẳng trước thiên nhiên. Ai là người làm dơ không khí thì người đó phải hứng lấy” .
Từ những thực trạng môi trường hiện nay chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường chúng ta ngày càng trong sạch hơn? Điều đó không chỉ là nhiệm vụ của người lớn chúng ta mà còn là của tất cả học sinh, do vậy việc trang bị kiến thức về việc bảo vệ môi trường cho các em bắt đầu từ hôm nay là một việc làm hết sức cần thiết.
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU
1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
a.Thuận lợi:
Trực tiếp giảng dạy lớp, nắm bắt được tình hình học tập và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh. Thu thập được nhiều số liệu cụ thể, đạt được một số kết quả qua kiểm tra kiến thức của học sinh.
b. Khó khăn:
Đây là học sinh đầu cấp II kiến thức còn hạn chế cho nên việc thực hiện đề tài còn khó khăn.
Học sinh chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, chưa có ý thức tự tìm hiểu thông tin từ thư viện qua một số sách như: Truyện kể về thế giới hoang dã tập 1, 2 do Lê Quang Long Chủ Biên, Thế giới động vật của Hoàng Thiếu Sơn, Rừng nhà xuất bản Kim Đồng, .
2. THỰC TRẠNG
Nhân loại bước vào một thiên niên kỷ mới sẽ chứng kiến nhiều biến động dữ dội, mang tính chất toàn cầu mà các điều kiện và tiền đề đã được chuẩn bị từ những năm cuối của thiên niên kỷ trước đó. Đó là những biến đổi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, môi trường sống. Những biến đổi này vừa tạo ra những cơ hội thuận lợi nhưng cũng vừa đặt ra những thách thức to lớn về nhiều mặt cho tất cả các nước.
Nhiều học sinh THCS hiện nay không biết gì về sự nóng lên của khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và đời sống con người. Nước ta là một trong những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng, thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, hạn hán, bão lụt thường xuyên xảy ra. Vì vậy việc trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường là một việc làm cần thiết nhất.
3. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN
Theo tôi ngoài việc truyền đạt kiến thức trong sách giáo khoa, giáo viên cần trang bị thêm những kiến thức từ thực tế mang tính thời sự đặc biệt trong chương trình sinh học 6 ở chương IX. Thư viện là một bộ phận không thể thiếu được giúp các em có một kiến thức đầy đủ hơn về môi trường hiện nay.
CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP ÁP DỤNG
Trước thực trạng vừa nêu, trên cơ sở bài học kinh nghiệm được vận dụng từ năm học 2007-2008 tôi tiếp tục áp dụng cho học sinh lớp sáu năm học 2008-2009.
Qua những giờ học trên lớp tôi lồng ghép vào bài học từng câu hỏi có liên quan từ thực tế, giới thiệu một số sách từ thư viện cho các em tự tìm hiểu.
Những tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức thi hái hoa giữa các tổ.
Phương pháp này áp dụng cho tiết học trên lớp và tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Kiến thức này nằm trong chương IX vai trò của thực vật, các em hiểu
và giải thích được phần nào về một số hiện tượng thực tế để các em không bị bỡ ngỡ trước môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Từ đó các em có thể góp một phần nhỏ bé vào công tác bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Đưa ra một số khái niệm về môi trường
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự tương tác hòa đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định.
Theo tài liệu Hoàng Phúc biên soạn “Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức và công dân” do xuất bản năm 2008.
Thế nào là môi trường ?
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Luật bảo vệ môi trường quy định như thế nào ?
“ Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường. Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường,.....”
Pháp luật quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình như thế nào ?
“Thu gom và chuyển vật chất sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức môi trường quy định, xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm. Có công trình vệ sinh, chuồng trại an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người. Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường là một trong các tiêu chí gia đình văn hóa,...”
Hiệu ứng nhà kính là gì ?
“Trái đất và khí quyển được xem như là một nhà kính khổng lồ, trong đó trái đất có nguy cơ bị đốt nóng lên. Nhiệt độ của trái đất tăng lên được gọi là hiện tượng hiệu ứng nhà kính”. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sử dụng nhiều các nguyên liệu hóa thạch, do sự giảm sút diện tích rừng xanh , lượng khí thải độc CO2, CH4, CFC3.. vào thiên nhiên ngày càng nhiều.
Từ một số khái niệm trên sẽ giúp cho học sinh nắm được phần nào kiến thức về môi trường.
2. Đưa ra hậu quả của biến đổi khí hậu đối với môi trường.
Khí hậu biến đổi sẽ tác động lớn đến nhân loại, đối với cư dân ở nhiều vùng. Sự thay đổi khí hậu trên trái đất là mối đe dọa trực tiếp đến sức khoẻ và cuộc sống. Con người trong quá trình sản xuất phục vụ cho đời sống của bản thân mình đã vô tình làm cho bầu khí quyển bị biến đổi thải ra môi trường nhiều loại khí độc hại như: CO, CO2,
Thực vật góp phần điều hoà khí hậu (qua bài 46 SGK sinh học 6).
CO2
KhÝ cacb«nic vµ
«xi trong kh«ng khÝ
CO2
O2
CO2
CO2
CO2
Phân hủy
hợp chất có cacbon
O2
H« hÊp
Quang hîp
Đa số học sinh chỉ nghĩ rằng thực vật cung cấp gỗ, quả, hạt nhưng khi giáo viên giải thích sơ đồ thì học sinh mới biết được ý nghĩa to lớn của thực vật với môi trường.
CO2
O2
O2
O2
CO2
CO2
Hình 46..1. Sơ đồ trao đổi khí
Giáo viên liên hệ thực tế vào giữa trưa nắng ta ngồi dưới bóng cây có cảm giác mát mẽ dễ chịu là nhờ thực vật quang hợp lấy vào khí CO2 và thải ra khí O2. Qua đó giáo viên giáo dục ý thức bảo vệ cây cối ở địa phương và trường học.
Theo tài liệu S.Rahmstoft và H.J. Schellnhuber. Khí hậu biến đổi, thảm kịch vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại. “Con người là nguyên nhân gây ra sự gia tăng này, thứ nhất do sử dụng năng lượng hoá thạch, thứ nhì do việc phá rừng. CO2 là loại khí có ảnh hưởng thay đổi bầu khí quyển. Sự gia tăng nồng độ khí này sẽ đưa đến việc làm nóng bầu không khí. Nếu nồng độ CO2 tăng lên gấp đôi thì nhiệt độ trung bình trái đất sẽ tăng lên 30C (sai số cộng trừ một). Hiện nay con người đang gặp một sự thay đổi khí hậu nhưng chỉ xảy ra trong 100 năm” .
Trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên nêu ra và giải thích một số câu hỏi như:
Núi băng biến mất là do đâu ?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung thêm: Bằng chứng qua truyền thông chương trình thời sự gần đây của đài Việt Nam không tổ chức trượt tuyết được do băng tuyết quá ít. Nguyên nhân chính dẫn đến một loạt sự suy thoái môi trường sinh thái trên, trước hết phải kể đến sự phát triển của công nghiệp ồ ạt, đặc biệt là các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Mỗi năm hoạt động sản xuất thải vào không khí 150 triệu tấn khí SO2, 200 triệu tấn CO2, 350.000 tấn CFC3 (Theo Phạm Thành Dung – Môi trường sinh thái, Tạp chí giáo dục lý luận số 3-99). Những chất mà những yếu tố khác trong hệ thống, trong chỉnh thể môi trường sinh thái không thể hấp thụ được, nên đã gây tác hại đến tầng ozon, đến nguồn nước sạch
Hoạt động của các nhà máy xí nghiệp thải ra nhiều khói
Theo sách kiến thức “Khí hậu biến đổi” trang 94 ở dãy núi Alps từ khi bắt đầu công nghiệp hóa số lượng tuyết đã giảm đi hơn phân nữa, trong thời gian qua vận tốc giảm của chúng ngày càng tăng lên.
Ở nhiều nơi trên thế giới, người ta quan sát thấy số lượng tuyết giảm tương tự. Sự giảm sút hải băng ở Bắc cực sẽ đưa đến nhiều hậu quả. Diện tích mặt nước biển trước kia trắng và phản chiếu ánh sáng mặt trời thì hiện nay được thay thế bằng mực nước tối, điều này sẽ làm cho khí hậu ở vùng này thay đổi dữ dội, các chu kỳ sống của nhiều loài thú tại đây tùy thuộc vào hải băng , ví dụ như số lượng gấu tuyết , hải cẩu, và hải điểu sẽ giảm xuống và có thể tuyệt chủng.
Mực nước biển tăng
Em hiểu gì về mực nước biển tăng ? Kết quả Chỉ có 2 em trên tổng số 34 em có thể trả lời nhưng sự hiểu biết chỉ ở mức trung bình. Giáo viên cung cấp cho học sinh: Mực nước biển tăng, nhiều nước ven biển sẽ bị ảnh hưởng, nước ta cũng nằm trong những nước bị ảnh hưởng. Qua bài 47 thực vật bảo vệ đất và nguồn nước sinh học 6.
Theo sách S.Rahmstoft và H.J. Schellnhuber - Khí hậu biến đổi, thảm kịch vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại trang 110.
Cơ chế
Tăng tính bằng mét
Nhiệt giãn nở
0.4-0.9m
Núi băng tuyết
0.4m
Greenlad
0.9-1.8m
Tây nam cực
1-2m
Tổng số
2.7-5.1m
Dự báo mực nước biển tăng đến năm 2300 với giới hạn nhiệt độ toàn cầu tăng tối đa 30C
“Thế hệ hiện nay sẽ có trách nhiệm cho hàng trăm năm sau. Mặc dù hôm nay hiểu biết của chúng ta hiện nay còn nhiều thiếu sót, nhưng chúng ta phải đưa ra những quyết định kịp thời cho tương lai”.
Những biểu hiện thời tiết cực đoan là gì ? Chỉ có 2 học sinh biết trên tổng số 34 em nhưng sự hiểu biết ở mức trung bình.
Theo tài liệu Rahmstoft và H.J. Schellnhuber - Khí hậu biến đổi, thảm kịch vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại. “ Những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lụt lội hay khô hạn là hậu quả của sự biến đổi khí hậu mà con người phải trực tiếp chịu đựng. Một ví dụ nữa là đợt nóng năm 2005 ở châu Âu, theo ước tính đã làm khoảng 20.000 đến 30.000 người bị tử vong” trang 116-117.
Khí hậu tăng, rừng bị tàn phá tác động đến hệ sinh thái như thế nào?
Chỉ có 4 học sinh biết ở mức khá trên tổng số 34 học sinh. Đất bị xói mòn rửa trôi, lũ lụt xảy ra thường xuyên (bài học 47 sách sinh học 6). Đất trồng cho nông nghiệp bị ảnh hưởng đưa đến nạn đói xảy ra thường xuyên.
Theo tài liệu Rahmstoft và H.J. Schellnhuber - Khí hậu biến đổi, thảm kịch vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại: “ Một vấn đề kế tiếp là hiện nay con người sử dụng phần lớn mặt đất (gần 50% đất trên địa cầu ) cho các mục đích của mình và xây dựng nhiều hệ thống sinh thái cô lập, thí dụ như các vườn quốc gia, thú và cây cỏ hiện nay không còn dễ dàng chuyển chỗ trong trường hợp thời tiết thay đổi từ thời kỳ nóng sang thời kỳ lạnh. Hơn nữa, vận tốc biến đổi khí hậu do con người gây ra sẽ vượt xa vận tốc của phần lớn các biến đổi khí hậu trong lịch sử”.
Vì vậy nhiều nhà sinh vật học lo ngại rằng trong thế kỷ này sẽ có hàng loạt động vật và thực vật chết hay nói theo ngành chuyên môn sẽ có thảm kịch làm mất trạng thái đa dạng sinh học. Nạn nhân đầu tiên là các loài thực vật và động vật sống trên các đỉnh núi cũng như trên một hòn đảo nhỏ lạnh trong một biển nóng, các loài này chỉ có thể rút lui đến những nơi cao hơn, cao lắm đến đỉnh núi cuối cùng chỉ còn đi về trời như nhà sinh học người Áo Georg Grabherr diễn tả. Nếu khí hậu ở NewZealand nóng lên thêm 30C thì 80% các đảo khí hậu của vùng núi cao sẽ biến mất, một phần ba đến một nửa của 613 loài cây vùng núi sẽ mất hẳn.
Toàn cảnh một cánh rừng bị tàn phá
Nguyên nhân phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nay rừng trên thế giới đang phải kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới 21,5 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất
Một nguyên nhân nữa là do sự mất cân bằng tài nguyên và dân số. Dân số tăng nhanh đòi hỏi phải khai thác các tài nguyên tự do nhiều hơn. Vì vậy nhịp điệu sẽ cao hơn, chất thải các loại tăng nhanh hơn dẫn tới phá vỡ cân bằng, vắt kiệt tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên rừng cũng là một vấn đề cần quan tâm: Mỗi năm nước ta mất đi 120.000-150.000 ha rừng tự nhiên. Rừng trồng mỗi năm đạt khoảng 200.000 ha. Từ năm 1990 đến nay chiều hướng suy thoái tài nguyên rừng vẫn chưa được đảo ngược. Đến năm 1998 diện tích che phủ rừng tự nhiên nước ta theo số liệu thống kê còn khoảng 28.8% ( theo tài liệu ảnh vệ tinh chỉ còn 23%). Chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên và chương trình trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 là chiến lược quyết tâm cao của chính phủ nước ta. Theo sách môi trường và phát triển bền vững Nguyễn Đình Hòe nhà xuất bản giáo dục.Thứ trưởng Bộ khoa học – Công nghệ môi trường Phạm Khôi Nguyên đã khẳng định tại Hội nghị môi trường toàn quốc (10/1998) tại Hà Nội: Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề sống còn của nhân loại. Mọi quá trình phát triển sẽ trở nên không bền vững nếu như chúng ta không quan tâm đến bảo vệ môi trường.
Hình ảnh rừng bị tàn phá
Một số hình ảnh khai thác săn bắt động vật rừngtrái phép.
Một số loài động thực vật có thể biến mất do con người gây ra.
Qua bài học 48 sách giáo khoa sinh 6 trang 152.
Theo dự đoán năm 2004 của một nhóm chuyên gia quốc tế thì hàng loạt động vật và thực vật (loài có vú, chim, bò sát vv,..) có thể 15% đến 37% tất cả các sinh vật trên trái đất sẽ hoàn toàn biến mất vào năm 2050 do sự biến đổi của khí hậu.
Khí hậu biến đổi chỉ là một trong nhiều yếu tố gây hại đến hệ thống sinh thái do các hoạt động của con người . Hiện nay các hành động xâm phạm trực tiếp của con người (phá rừng, sản xuất chất gây hại, giết thú rừng hay đánh cá quá mức) đang là mối đe doạ trực tiếp. Tuy nhiên sự biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng những nguy cơ này cũng như gây ra nhiều tai họa lớn. Nếu nó không được ngăn chặn kịp thời thì các cố gắng bảo vệ sinh thái ở nhiều nơi trên trái đất sẽ trở nên vô ích.
Nếu nhiệt độ tăng lên từ 1-20C thì nó gây hại rất mạnh đến hệ sinh thái toàn cầu nói chung cũng như hệ sinh thái ở vùng Bắc cực và vùng núi ở Trung Đông nói riêng. Hậu quả là nhân loại sẽ đối mặt với nhiều vụ hoả hoạn lớn, sẽ bị nhiều loại côn trùng tấn công và diện tích rừng ở Trung Quốc sẽ bị giảm. Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng từ 2-30C thì 2800 giống xương rồng Karoo sẽ biến mất. Hệ thống sinh thái vùng núi ở Úc cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Một tai hoạ sẽ xuất hiện không thể đảo ngược lại có thể làm cho rừng nhiết đới Amazon chết cứng . Nếu nhiệt độ tăng lên 30C thì băng tuyết ở Bắc cực sẽ biến mất, tai hoạ sẽ đến với các loài gấu tuyết và các loài khác. Vườn quốc gia Kruger ở Nam Phi sẽ mất hai phần ba số động vật của mình (theo sách kiến thức trang 126-127).
Vì sao không sử dụng xăng pha chì ? Nguyên nhân chính là nó gây hại cho thận, xương, não, gây thiếu máu, rối loạn thần kinh, sẩy thai, vô sinh. Chì có thể xâm nhập qua đường ăn uống, hô hấp, tiếp xúc qua da vào cơ thể theo máu đi khắp cơ thể. Trong thực tế chì được sử dụng như một yếu tố bổ trợ cho xăng chạy ô tô, xe máy (để chống nổ). Theo các nhà khoa học thì có tới 60-70% ô nhiễm không khí do chì phát sinh từ khói thải ôtô, xe máy chạy xăng pha chì (theo tài liệu hỏi đáp về tài nguyên và môi trường do Lê Văn Khoa chủ biên, nhà xuất bản giáo dục). Giáo dục cho các em biết được tác hại từ khói bụi do động cơ thải ra.
Nếu như những người thường xuyên theo dõi báo chí, chắc hẳn họ đã từng đọc các tin tức như hoa anh đào nở vào tháng 2, và loài chim di trú không xa (loài chim vào đông kéo từng đàn về phía nam, nơi có khí hậu ấm áp).
Nhà khoa học Mỹ Terry Root phân tích 143 cuộc nghiên cứu về sinh thái ghi nhận trực tiếp các biến đổi ở một số loài động vật và thực vật (từ loài ốc đến loài có vú, từ cây cỏ đến cây to) cuối cùng, bà đi đến kết luận toàn bộ cuộc nghiên cứu đều cho thấy rõ một hình ảnh có liên quan đến khí hậu nóng lên. 80% các cuộc nghiên cứu ghi nhận có sự thay đổi xảy ra theo chiều hướng mà người ta chờ đợi, trên cơ sở giới hạn thích nghi đã biết do biến đổi khí hậu. Trên các hình chụp lấy từ vệ tinh, có thể xác định được thời điểm phát triển lá non trên cây vào mùa xuân so với những năm 1980 trước đây chúng xuất hiện sớm hơn một tuần đồng thời mùa thu bắt đầu trễ hơn. (sách kiến thức trang 128).
Trước những hậu quả đó chúng ta cần phải ra sức bảo vệ tốt hơn những loài động vật rừng.
Khí hậu tăng đối với nông nghiệp và an toàn lương thực sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ?
Nước ta là một nước có diện tích đất nông nghiệp chiếm nhiều nhất. Vì vậy khí hậu biến đổi ít nhiều ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp như: đất bị thu hẹp, hạn hán, mất mùa xảy ra thường xuyên, an ninh lương thực quốc gia giảm, mất vị thế xuất khẩu thứ hai trên thế giới.
Theo sách kiến thức trang 129 – 130 “ khí hậu nóng lên sẽ làm cho những vùng cận nhiệt đới và những vùng khác đất bị khô (phần lớn là các nước nghèo) sẽ phải chịu thiệt thòi như tình trạng thiếu nước do nắng gắt. Đặc biệt là các nước phía bắc và nam Châu Phi hay một số nước ơ Châu Á, được dự báo một cách bi quan rằng năng suất của các loại ngũ cốc và bắp sẽ giảm mạnh từ 20-30% so với trường hợp không bị biến đổi khí hậu .
Thực ra nạn đói trên thế giới hiện nay không phải vì thiếu lương thực, mà việc cung cấp lương thực tại những nước nghèo, nơi dân chúng không đủ tiền mua thực phẩm trên thị trường thế giới bị thu hẹp. Do đó sự thay đổi khí hậu do con người gây ra sẽ là một gánh nặng về đạo đức: Những người nghèo nhất là những người không gây ra biến đổi khí hậu lại là người phải trả giá cho biến đổi khí hậu bằng cuộc sống của mình theo tài liệu “biến đổi khí hậu”.
Ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người như thế nào ?
Giáo viên lồng ghép qua tiết hoạt động ngoài giờ. Ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người rất lớn và phức tạp, các căn bệnh do côn trùng gây ra như bệnh sốt , sốt rét. Sự biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của chúng. Điều này đã xảy ra cho một loại bọ chét ở Đức.
Theo sách kiến thức trang 132. “ Cho đến nay công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về hậu quả của sự biến đổi khí hậu là do tổ chức y tế thế giới thực hiện vào năm 2002 . Theo kết quả này hiện nay có ít nhất 150.000 người chết hàng năm vì khí hậu nóng. Nếu khí hậu tiếp tục tăng lên nữa thì rủi ro này sẽ tăng lên đến mức cực kỳ nguy hiểm”.
Những dấu hiệu này một mặt là bằng chứng độc lập về hiện tượng trái dất nóng lên, mặt khác chúng báo trước cho chúng ta các hậu quả sẽ đến do sự biến đổi khí hậu. Cho đến hiện nay, nhiệt độ khí hậu chưa tăng cao, nhiều nơi các hậu quả tương ứng của chúng còn ít nhưng chúng ta không vì vậy mà không quan tâm đến những vấn đề khó khăn hơn. Có thể thấy mùa mưa vừa qua thủ đô Hà Nội bị ngập úng trong một trận mưa kéo dài, miền nam nhiệt độ quá lạnh sương mù, sương muối nên hoa mai nở chậm vào những tháng cuối năm. Nếu khí hậu tiếp tục gia tăng thì tác động của nó sẽ rất sâu đậm mặc dù chúng ta không biết trước thời điểm, và cách thức xuất hiện của chúng ở các địa phương như thế nào.
Nếu sự thay đổi khí hậu quá nhanh khiến cho con người và thiên nhiên không kịp thích nghi với hoàn cảnh mới thì hệ thống sinh thái và sự sống của người ở vùng Bắc cực sẽ biến mất. Rừng chỉ có thể chuyển đổi từ vùng này sang vùng khác. Nhiều loài động vật và thực vật sẽ biến mất.
Em hiểu thế nào là nghị định thư Kyoto ?
Giáo viên lồng ghép qua tiết hoạt động ngoài giờ. Chỉ có 1 học sinh trong tổng số 34 học sinh biết với mức gần trung bình.
Theo sách kiến thức trang 169. “Hành chính khổng lồ được đặt theo tên của thành phố Nhật nơi hội họp “Kyoto-Protokoll” (Biên bản Kyoto) để thực hiện hiệp định khí hậu Rio”.
Về nghị định thư Kyoto đã có không biết bao nhiêu bài viết và sách vở của các nhà báo, các nhà khoa học . Sau đây là những điểm chính:
* Bắt đầu có gía trị sau tám năm kể từ hội nghị Kyoto đúng vào ngày 16/02/2005.
* Phải có ít nhất 55 nước thông qua nghị định thư này,....
Trên nguyên tắc thì nghị định thư Kyoto chỉ được xem như là viên đá đầu tiên trong ngôi nhà bảo vệ bầu khí quyển của liên hiệp quốc.
Theo sách kiến thức trang 176-177. “ Thay đổi lượng khí thải (không kể nông nghiệp) của một số nước theo danh sách Annex từ năm 1990 đến năm 2003. So sánh với trách nhiệm giảm khí thải đến năm 2010 theo nghị định thư Kyoto. Trách nhiệm EU tổng số giảm -8% Trách nhiệm của từng nước với các mục tiêu:
Quốc gia
Lượng khí thải thay đổi (%)
Mục tiêu Kyoto
Bỉ
+1.3
-7.5
Bulgaria
-50.0
-8
Đan Mạch
+6.8
-21
Đức
-18.2
-21
Estonia
-50.8
-8
EU
-1.4
-8
Phần Lan
+21.5
0
Pháp
-1.9
0
Canada
+24.2
-6
Liechtenstein
+5.3
-8
Lithuania
-66.2
-8
Luxembour
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_y_thuc_bao_ve_moi_tr.doc