Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên lịch sử làm gì để hưởng ứng “nói không với đọc chép”

Đọc - chép là một hoạt động khá phổ biến trong dạy học các môn xã hội nói chung, và dạy học lịch sử nói riêng. Đôi khi trong quá trình dạy học, giáo viên vẫn phải đọc cho học sinh chép một đoạn văn, thơ, hay trích dẫn một vài tư liệu, Việc làm đó không có gì là sai, xấu, thậm chí rất cần thiết. Điều đáng nói ở đây là nhiều giáo viên đã lạm dụng nó đến mức biến nó trở thành một hoạt động thường xuyên, một kiểu dạy học đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình lên lớp, thậm chí trở thành một phong cách dạy học. Thực tế đó đã khiến nhiều người trong chúng ta không khỏi nhọc lòng.

Cũng có quan niệm cho rằng: nếu thầy không đọc thì trò không chép? Không đọc kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa, thì thầy sẽ nói gì để các em ghi lại và phát triển tư duy? Và nếu dạy tích cực, “nói không với đọc- chép” thì “người học lấy cái gì để thi”. Vì thế, dạy theo kiểu “đọc cái có sẵn cho học sinh chép vào vở”cứ lặp đi lặp lại nhiều năm, khiến công việc của nhiều giáo viên trở nên nhàm chán, không có động lực đổi mới. Thực tế cho thấy, dạy học theo lối đọc - chép đã làm cho việc dạy học trở nên qua loa, đại khái, làm cho học sinh chán học và tất nhiên cũng làm cho giáo viên ngán dạy. Vì vậy, nó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên sự giảm sút chất lượng dạy học nói chung, bộ môn lịch sử nói riêng, một môn học vốn mang tiếng khô khan, khó gặm.

Còn với học sinh, dẫu biết rằng phải chép bài của thầy đọc từ sách giáo khoa, cái mà các em có thể tự đọc, là một sự miễn cưỡng. Nhưng biết làm sao, khi thầy yêu cầu trả bài phải đúng, thậm chí đúng nguyên văn những lời thầy đọc. Thầy đọc - trò chép trên lớp, cộng với việc học quá tải liên miên khiến các em không đủ thời gian suy ngẫm và tự học, thì lấy đâu ra việc tìm tòi, suy luận để có kiến thức thực sự?

 Song hành với dạy đọc- chép là cách kiểm tra đánh giá cũng theo lối dạy đọc –chép. Phần lớn mới dừng lại ở yêu cầu ghi nhớ, tái hiện, ít đặt ra yêu cầu kiểm tra đánh giá mức độ thông hiểu bản chất, kỹ năng vận dụng tri thức. Tình trạng này khiến học sinh sa vào học tủ, học vẹt, ghi nhớ máy móc để đối phó với việc kiểm tra, đánh giá.

 Làm thế nào để khắc phục tình trạng đọc- chép? Đây được xem như một cuộc “cách mạng” trong giáo dục. Nhiều đồng nghiệp đã nhận thức được sự tai hại của việc dạy học theo lối đọc chép, nhưng qua thực tế “Nói không với đọc chép”, có người chưa biết nên bắt đầu từ đâu, làm như thế nào, thậm chí còn rất ái ngại, vì thay đổi một tập quán không dễ gì nếu thiếu một quyết tâm và sự định hướng. Để góp phần tạo nên sự chuyển biến trong dạy học bộ môn, và để “Nói không với đọc - chép”, xin được trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp một số ý sau.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên lịch sử làm gì để hưởng ứng “nói không với đọc chép”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH TỔ SỬ - ĐỊA – GDCD aõb GIÁO VIÊN LỊCH SỬ LÀM GÌ ĐỂ HƯỞNG ỨNG “ NÓI KHÔNG VỚI ĐỌC – CHÉP” Lần đầu tiên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị bắt đầu từ năm học 2009 – 2010 chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua đọc chép ở bậc học phổ thông. Đây là chủ trương phù hợp với tiến trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng sự mong đợi bấy lâu nay của nhiều giáo viên tâm huyết với giáo dục, giúp học sinh chủ động học tập và sáng tạo. Trước khi trình bày một số giải pháp, xin được chỉ ra nguyên nhân của tình trạng đọc- chép vốn đã và đang tồn tại trong dạy học lịch sử. I/ NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG ĐỌC - CHÉP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Đọc - chép là một hoạt động khá phổ biến trong dạy học các môn xã hội nói chung, và dạy học lịch sử nói riêng. Đôi khi trong quá trình dạy học, giáo viên vẫn phải đọc cho học sinh chép một đoạn văn, thơ, hay trích dẫn một vài tư liệu,Việc làm đó không có gì là sai, xấu, thậm chí rất cần thiết. Điều đáng nói ở đây là nhiều giáo viên đã lạm dụng nó đến mức biến nó trở thành một hoạt động thường xuyên, một kiểu dạy học đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình lên lớp, thậm chí trở thành một phong cách dạy học. Thực tế đó đã khiến nhiều người trong chúng ta không khỏi nhọc lòng. Cũng có quan niệm cho rằng: nếu thầy không đọc thì trò không chép? Không đọc kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa, thì thầy sẽ nói gì để các em ghi lại và phát triển tư duy? Và nếu dạy tích cực, “nói không với đọc- chép” thì “người học lấy cái gì để thi”. Vì thế, dạy theo kiểu “đọc cái có sẵn cho học sinh chép vào vở”cứ lặp đi lặp lại nhiều năm, khiến công việc của nhiều giáo viên trở nên nhàm chán, không có động lực đổi mới. Thực tế cho thấy, dạy học theo lối đọc - chép đã làm cho việc dạy học trở nên qua loa, đại khái, làm cho học sinh chán học và tất nhiên cũng làm cho giáo viên ngán dạy. Vì vậy, nó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên sự giảm sút chất lượng dạy học nói chung, bộ môn lịch sử nói riêng, một môn học vốn mang tiếng khô khan, khó gặm. Còn với học sinh, dẫu biết rằng phải chép bài của thầy đọc từ sách giáo khoa, cái mà các em có thể tự đọc, là một sự miễn cưỡng. Nhưng biết làm sao, khi thầy yêu cầu trả bài phải đúng, thậm chí đúng nguyên văn những lời thầy đọc. Thầy đọc - trò chép trên lớp, cộng với việc học quá tải liên miên khiến các em không đủ thời gian suy ngẫm và tự học, thì lấy đâu ra việc tìm tòi, suy luận để có kiến thức thực sự? Song hành với dạy đọc- chép là cách kiểm tra đánh giá cũng theo lối dạy đọc –chép. Phần lớn mới dừng lại ở yêu cầu ghi nhớ, tái hiện, ít đặt ra yêu cầu kiểm tra đánh giá mức độ thông hiểu bản chất, kỹ năng vận dụng tri thức. Tình trạng này khiến học sinh sa vào học tủ, học vẹt, ghi nhớ máy móc để đối phó với việc kiểm tra, đánh giá. Làm thế nào để khắc phục tình trạng đọc- chép? Đây được xem như một cuộc “cách mạng” trong giáo dục. Nhiều đồng nghiệp đã nhận thức được sự tai hại của việc dạy học theo lối đọc chép, nhưng qua thực tế “Nói không với đọc chép”, có người chưa biết nên bắt đầu từ đâu, làm như thế nào, thậm chí còn rất ái ngại, vì thay đổi một tập quán không dễ gì nếu thiếu một quyết tâm và sự định hướng. Để góp phần tạo nên sự chuyển biến trong dạy học bộ môn, và để “Nói không với đọc - chép”, xin được trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp một số ý sau. II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐỌC- CHÉP TRONG MÔN DẠY HỌC LỊCH SỬ 1. Để “Nói không với đọc chép”, trước hết đòi hỏi giáo viên phải tâm huyết với nghề, phải luôn thấy được trách nhiệm và uy tín cá nhân của mình trước hết là đối với học sinh. Cần phải tích cực đầu tư chuyên môn và không ngừng học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ. Việc đầu tư chuyên môn đòi hỏi phải tiếp cận với thông tin khoa học chuyên ngành. Điều kiện sách vở, tài liệu tham khảo và các nguồn thông tin cần thiết. Và khi đã có sự hiểu biết sâu sắc về chuyên môn, giáo viên sẽ dễ dàng lựa chọn phương pháp để giảng dạy, vì phương pháp là sự vận động của tri thức!. 2. Phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc dạy học lịch sử là phải cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, truyền thống cho học sinh. Nghĩa là phải vừa khai trí vừa khai tâm cho các em. Hai nhiệm vụ này luôn gắn chặt và hỗ tương với nhau. Phải giúp cho các em am tường và biết cách vận dụng những tri thức lịch sử vào cuộc sống. Trong sách giáo khoa, các nội dung sự kiện được trình bày một cách cô đọng vốn đã rất cần sự phân tích diễn giải, minh hoạ, so sánh, đối chiếu để giúp học sinh hiểu vấn đề một cách thấu đáo. Nếu dạy theo lối đọc - chép, nghĩa là giáo viên một lần nữa tóm tắt sách giáo khoa, đọc cho học sinh chép rồi buộc các em phải học thuộc lòng. Làm như vậy, bộ môn lịch sử sẽ trở nên giáo điều, nhồi nhét, vì học sinh chẳng thể nào hiểu nổi một vấn đề, một sự kiện, và như vậy, việc học tập trên lớp trở nên vô bổ, thậm chí làm cho các em có cảm giác như bị “tra tấn” trong học tập bộ môn. 3. Mỗi phương pháp dạy học có một giá trị riêng, tuỳ theo nội dung kiến thức và đối tượng mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp nhằm tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, khắc sâu kiến thức cơ bản, cho học sinh. Để phát huy tính tích cực của học sinh, phương pháp dạy học nêu vấn đề tỏ ra có ưu thế. Mỗi bài học chứa đựng một số vấn đề cơ bản của lịch sử, bằng sự hiểu biết của mình, giáo viên nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh giải quyết. Với kiến thức đơn giản cho HS tự tóm tắt nội dung (ví dụ: diễn biến một cuộc khởi nghĩa, một trận đánh, hay tiểu sử của một nhân vật mà các em quen biết).Việc các em tham gia trực tiếp vào việc giải quyết những yêu cầu của bài học vừa có tác dụng phát triển tư duy vừa gây hứng thú học tập. Trong một bài học lịch sử, thường được chia ra nhiều loại câu hỏi: + Loại câu hỏi về sự phát sinh các sự kiện, hiện tượng lịch sử. + Loại câu hỏi về quá trình diễn biến, phát triển các sự kiện, hiện tượng lịch sử. + Loại câu hỏi nêu lên đặc trưng bản chất của các hiện tượng lịch sử . + Loại câu hỏi tìm hiểu kết quả, nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và ý nghĩa lịch sử của nó. + Loại câu hỏi đối chiếu, so sánh giữa sự kiện, hiện tượng lịch sử này với sự kiện, hiện tượng lịch sử khác cùng loại. Các loại câu hỏi trên tạo thành một hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh, có quan hệ logic chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề, nội dung, tư tưởng của bài. Rõ ràng, việc sử dụng câu hỏi trong dạy học còn là một nghệ thuật. Khi câu hỏi đặt ra, bắt buộc HS phải suy nghĩ, phải kích thích được lòng ham hiểu biết, trí thông minh sáng tạo của các em. Ghi cụ thể trong giáo án sẽ tiết kiệm được thời gian khi tiến hành bài học, tránh tình trạng lúng túng vì câu hỏi nêu không rõ ràng, học sinh không trả lời được, hoặc giáo viên không biết hướng dẫn, gợi ý cho học sinh trả lời Việc hướng dẫn HS cách sử dụng sách giáo khoa cũng là một biện pháp chủ yếu để thực hiện việc “nói không với đọc - chép”. Tôi rất tâm đắc với ý kiến của một đồng nghiệp rằng: một tiết học không phải bắt đầu bằng 2 tiếng kẻng của 45 phút mà bắt đầu từ ở nhà và kết thúc cũng tại nhà. Điều đó có nghĩa là: để việc nói không với đọc - chép thực hiện một cách hiệu quả thì HS phải có ý thức chuẩn bị bài, làm bài ngay tại nhà nhiều hơn. Ngoài việc hướng dẫn sử dụng SGK, học sinh cũng cần được hướng dẫn cách ghi bài trên lớp (ghi chứ không phải chép). HS phải biết tự mình hình thành một bài họa theo cấu trúc của riêng mình. Bỏ đọc - chép thực chất là bỏ tính rập khuôn, máy móc, ai cũng như ai (kể cả sai). Ở đây, vai trò dẫn dắt của người thầy là hết sức quan trọng. Dạy học là một nghệ thuật, bằng tâm hồn, sự hiểu biết và nghệ thuật của giáo viên, những “phần xác” lịch sử sẽ được “phả hồn” vào một cách sinh động và đẹp đẽ, giúp các em cảm nhận tốt hơn, yêu thích hơn bộ môn lịch sử. 4. Phương tiện dạy học ngày càng trở nên phóng phú và chất lượng tốt hơn. Nếu biết khai thác tốt, nó sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Cùng với sự kết hợp các phương pháp, phương tiện trực quan và kỹ thuật sẽ góp phần đẩy lùi hiện tượng “đọc - chép” một cách có hiệu quả. Các phương tiện trực quan sẽ giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu và tiếp thu nhanh nội dung bài học. Sử dụng đồ dùng trực quan, HS được phát triển tư duy, rèn luyện ngôn ngữ Giáo viên cũng cần khai thác kênh hình, tranh, ảnh trong SGK; chân dung nhân vật lịch sử; bản đồ nhằm phát triển tư duy cho học sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng phương tiện trực quan và kỹ thuật đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư công sức và trí tuệ cho bài giảng, nếu không sẽ trở nên lúng túng hoặc lãng phí. Làm tốt công việc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy và hiện tượng “đọc - chép” sẽ không có cơ hội để tồn tại. 5. Việc tạo ra mô hình dạy học trong đó học sinh có điều kiện trao đổi với thầy với bạn, sẽ phát huy tốt tính tích cực, chủ động của HS, giúp các em vươn lên chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình học tập, HS phải khám phá ra những điều mới đối với bản thân mình, dù đó chỉ là khám phá lại những điều loài người đã biết. HS sẽ chỉ ghi nhớ, nắm vững được những gì đã trải qua trong hoạt động nhận thức tích cực của mình, trong đó các em phải có những cố gắng trí tuệ và khát vọng học tập. Thay đổi mô hình dạy học cho phù hợp với kiểu loại bài là một yêu cầu không thể thiếu được. Nó vừa phát huy tốt ưu thế của bộ môn, vừa tạo được sự hấp dẫn, hứng thú đối với học sinh. Cần chú ý mô hình dạy sử theo vấn đề, giảm dần tính biên niên trong dạy học lịch sử. 6. Khả năng vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống là cái đích của việc dạy học bộ môn. Khả năng đó có được từ nghệ thuật truyền dạy và tổ chức rèn luyện của giáo viên cho học sinh. Học lịch sử mà không liên hệ được thực tế, không làm bài tập thực hành, sẽ không thể nào có được năng lực vận dụng, và như vậy sự học trở nên vô bổ. Cuộc sống đang đặt ra vô vàn những vấn đề phức tạp, hiểu sâu sắc lịch sử để lý giải những vấn đề của cuộc sống hiện tại là vô cùng cần thiết, nó tỏ rõ ưu thế của bộ môn. Vì thế, giáo viên lịch sử cần phải tận dụng ưu thế này. 7. Dạy học “đọc - chép” tất sẽ kiểm tra đánh giá theo kiểu “đọc chép” và ngược lại. Đó là lẽ đương nhiên. Đổi mới phong cách dạy học phải đi liền với việc thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá. Giáo viên phải biết trăn trở, lựa chọn hình thức và nội dung kiểm tra để đánh giá đúng thực lực học sinh, đồng thời tự kiểm tra năng lực giảng dạy của mình một cách chính xác. Phải hết sức nghiêm túc trong kiểm tra đánh giá thì mới tạo được sự chuyển biến về chất lượng đào tạo và mới có thể “nói không với tiêu cực trong thi cử”. III/ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 1/ Đội ngũ giáo viên hiện nay phần lớn cũng được đào tạo bằng phương pháp “đọc – chép” nên để thay đổi cách giảng dạy cũng khó có thể đạt kết quả một sớm một chiều. Trong khi đó, bộ sách giáo khoa bậc phổ thông đang tiếp tục được thay đổi và nội dung còn khá nặng nề cũng là một lực cản trong quá trình nói không với “đọc – chép”. 2/ Cần đổi mới việc ra đề thi và khâu kiểm tra đánh giá. Đề thi môn lịch sử cần phải có đủ 3 dạng: mở, trắc nghiệm, câu hỏi tự luận. (Đề mở có thể kiểm tra tư duy sáng tạo; bài trắc nghiệm rèn khả năng vắn tắt sự kiện; còn câu hỏi tự luận bộc lộ khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh về sự kiện lịch sử). 3/ Cần phải có 1 tiết thực hành dành cho ôn luyện trong sách giáo khoa và phân phối chương trình Lịch sử . 4/ Nên giới hạn bớt kiến thức trong chương trình, hạn chế những sự kiện không quan trọng, tránh tình trạng cả thầy và trò đều “nhoài ra” nhưng vẫn không “nuốt” hết kiến thức “chuẩn”. 5. Nhà trường cần được cần được tăng cường hơn nữa về cơ sở- vật chất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao việc dạy và học của một trường chuyên. 6/ Khi cuộc vận động được triển khai, cần phải có tiêu chí rõ ràng. Nếu không có tiêu chí, không đặt vấn đề thi đua khen thưởng nghiêm túc thì đây là cơ hội cho bệnh thành tích tiếp tục len lỏi và phát triển trong ngành giáo dục. 7.Chấm dứt tình trạng “không đọc - chép” sẽ trở thành hiện thực nếu đội ngũ giáo viên được coi trọng, nếu đội ngũ giáo viên có động lực và sự đánh giá nghiêm túc, công bằng từ các cơ quan quản lý. Bài tham luận đến đây là hết. Rất mong nhận được sự góp ý chân tình từ quý thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp. Nguyễn Anh Tuấn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_lich_su_lam_gi_de_huong_ung.doc