Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoỈc ®o¹n trÝch)

I. Sự cần thiết , mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

 Dạy văn nói chung, dạy phân môn Tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm văn học (phần truyện) nói riêng ở khối lớp 9 trường Trung học cơ sở là dạy cho các em biết tìm tòi, khám phá ra thế giới văn chương nghệ thuật. Mà tác phẩm văn chương nghệ thuật là thành quả sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Tác phẩm văn chương dù nhỏ nhất: là một câu tục ngữ, một bài ca dao, hay lớn hơn là một bài văn, một bài thơ, một truyện ngắn hay một bộ tiểu thuyết đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật của nó.

 Vậy làm thế nào để giáo viên giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên dạy ngữ văn. Lep - Tôn-xTôi nói: “Vấn đề không phải biết là quả đất tròn mà là làm thế nào để biết được quả đất tròn?”. Chân lí là quý báu ! Nhưng cách tìm ra chân lí còn quý hơn nhiều. Vì thế, cái khó trong việc dạy văn, nhất là dạy Tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác truyện là làm sao hướng cho học sinh tìm ra cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn học.

 + Đối với học sinh:

 Thực trạng trong những năm gần đây, học sinh khối lớp 9 viết bài tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện thường khô cứng, sáo rỗng, lúng túng và máy móc Các em thường dựa vào văn mẫu hoặc dựa vào các ý trong đề cương hay trong dàn ý thầy cô cho sẵn mà viết lại nên rất hạn chế về mạch cảm xúc (không chân thật, còn gượng ép ). Thực tế, rất ít học sinh chịu khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý riêng, ý sâu sắc, ý hay do chính bản thân các em cảm nhận, thật sự rung động với tác phẩm. Mặt khác, đa số các em học sinh thường không tìm hiểu kĩ đề bài và tìm ý trước khi bắt tay vào làm bài viết của mình nên thường lệch lạc kiểu bài, nhầm lẫn các dạng đề. Đề bài Nghị luận về tác phẩm truyện thường có các dạng đề mệnh lệnh và “ mở”. Các mệnh lệnh thường gặp là “suy nghĩ”(về nhân vật, tác phẩm ), “cảm nhận của em”( về nhân vật, tác phẩm )

 

doc7 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoỈc ®o¹n trÝch), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Höôùng daãn caùch laøm baøi vaên nghò luaän veà taùc phaåm truyeän ( hoÆc ®o¹n trÝch) I. Sự cần thiết , mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Dạy văn nói chung, dạy phân môn Tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm văn học (phần truyện) nói riêng ở khối lớp 9 trường Trung học cơ sở là dạy cho các em biết tìm tòi, khám phá ra thế giới văn chương nghệ thuật. Mà tác phẩm văn chương nghệ thuật là thành quả sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Tác phẩm văn chương dù nhỏ nhất: là một câu tục ngữ, một bài ca dao, hay lớn hơn là một bài văn, một bài thơ, một truyện ngắn hay một bộ tiểu thuyết đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật của nó. Vậy làm thế nào để giáo viên giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên dạy ngữ văn. Lep - Tôn-xTôi nói: “Vấn đề không phải biết là quả đất tròn mà là làm thế nào để biết được quả đất tròn?”. Chân lí là quý báu ! Nhưng cách tìm ra chân lí còn quý hơn nhiều. Vì thế, cái khó trong việc dạy văn, nhất là dạy Tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác truyện là làm sao hướng cho học sinh tìm ra cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn học. + Đối với học sinh: Thực trạng trong những năm gần đây, học sinh khối lớp 9 viết bài tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện thường khô cứng, sáo rỗng, lúng túng và máy móc Các em thường dựa vào văn mẫu hoặc dựa vào các ý trong đề cương hay trong dàn ý thầy cô cho sẵn mà viết lại nên rất hạn chế về mạch cảm xúc (không chân thật, còn gượng ép ). Thực tế, rất ít học sinh chịu khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý riêng, ý sâu sắc, ý hay do chính bản thân các em cảm nhận, thật sự rung động với tác phẩm. Mặt khác, đa số các em học sinh thường không tìm hiểu kĩ đề bài và tìm ý trước khi bắt tay vào làm bài viết của mình nên thường lệch lạc kiểu bài, nhầm lẫn các dạng đề. Đề bài Nghị luận về tác phẩm truyện thường có các dạng đề mệnh lệnh và “ mở”. Các mệnh lệnh thường gặp là “suy nghĩ”(về nhân vật, tác phẩm), “cảm nhận của em”( về nhân vật, tác phẩm) + Đối với Giáo viên: Qua nhiều năm theo dõi phong trào thi đua dạy giỏi các cấp và dạy tốt ở trường, giáo viên thường chỉ đăng kí dạy phân môn giảng văn và tiếng Việt. Bởi dạy phân môn Tập làm văn nhất là kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích), giáo viên phải tìm tòi nghiên cứu kĩ về tác phẩm, vào nhân vật,đòi hỏi giáo viên phải vận dụng, tổng hợp nhiều kiến thức, kể cả vốn sống, tư tưởng tình cảm. Nên giáo viên phải tìm ra phương pháp tích hợp giữa văn học và đời sống, giữa thực tại và hư cấu ...Có thực hiện được như vậy, mới có thể đảm bảo được đặc trưng của phân môn. Bản thân tôi là giáo viên đã nhiều năm dạy khối lớp 9 Trường THCS Hàng Vịnh, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn đánh giá cao những bài làm thể hiện được những cảm xúc chân thật, những nhận xét, phân tích tự nhiên, sáng tạo của các em đối với một tác phẩm, một nhân vật. Đó cũng chính là nguồn động viên không nhỏ giúp tôi đầu tư và quyết định tổng kết kinh nghiệm này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Đồng thời qua đây,tôi xin được góp một tiếng nói riêng, một ý kiến nho nhỏ cho phong trào “ Dạy tốt - Học tốt” của Trường THCS Hàng Vịnh. II. Phạm vi triển khai thực hiện. Tại lớp 9 trường THCS xã Hàng Vịnh. III. Mô tả sáng kiến. Thực trạng ban đầu: Nghị luận tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm truyện nói riêng là một kiểu bài nghị luận văn học có vị trí quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 9. Thông qua việc đọc và học tác phẩm văn học, học sinh chẳng những đã có một vốn phong phú về kiến thức văn học (tác phẩm, thể loại ) mà cũng đã được nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân tích, bình giá tác phẩm . đó là một thuận lợi. Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung và phương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật. Nghị luận một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. Bài nghị luận về tác phẩm truyện phải có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có lồi văn chuẩn xác, gợi cảm. Như vậy,để đáp ứng yêu cầu làm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện, người giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ tính chất tổng hợp của kiểu bài nghị luận này. Giáo sư Lê Trí Viễn cũng có lời nhắn nhủ: “ Dạy văn lấy cảm làm đầu”. Người giáo viên dạy học sinh phương pháp làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện không thể nghèo nàn cảm xúc. Bởi những trang truyện hay, những số phận của các nhân vật trong truyện đều có cuộc đời riêng, có tư tưởng, tình cảm, nội tâm phong phú và đa dạng. Cho nên, trong hướng gợi ý học sinh trình bày những cảm nhận, đánh giá về nhân vật, sự kiện, chủ đề.trong tác phẩm truyện phải xuất phát từ những rung cảm chân thật, thẩm mĩ. Đồng thời biết kết hợp linh hoạt nhiều phép lập luận (giải thích, chứng minh, phân tích,). Dưới đây là một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện mà bản thân tôi - một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 9 đã đúc kết được qua nhiều năm. 2/ Phương pháp hướng dẫn học sinh cách làm bài Nghị luận về tác phẩm truyện. 2.1/Hướng dẫn học sinh phân tích đề: Một đề bài Tập làm văn còn được xem là một bài toán nghệ thuật ngôn từ. Bởi bao giờ trong một đề bài Tập làm văn cũng có những yêu cầu bắt buộc mà người thực hiện đề bài phải tìm ra phương pháp giải. Vì thế, bước phân tích đề được xem là khâu đầu tiên, có vai trò quyết định “ dẫn đường, chỉ lối” cho người làm bài. Nếu phân tích đúng yêu cầu của đề bài thì sẽ tìm ra được hướng đi đúng và ngược lại. Chính vì thế mà người giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết phân tích kĩ đề. Một đề bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện không bao giờ đồng nhất một dạng đề đơn điệu. Trái lại, nó có rất nhiều dạng, nhưng chủ yếu ỏ lớp 9 dạng thường gặp 3 dạng đề cơ bản sau đây : Dạng đề 1 :Suy nghĩ về nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh nhân vật, tác phẩm . Dạng đề 2 : Phân tích đặc điểm nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh về nhân vật, tác phẩm. Dạng đề 3 : Phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một vấn đề. Tuỳ theo mỗi dạng đề bài mà giáo viên hướng dẫn học sinh các thao tác làm bài khác nhau. Đối với dạng đề 1 và dạng đề 2 học sinh thường hay nhầm lẫn, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết phân biệt rõ thế nào là suy nghĩ về nhân vật, về tác phẩm?; Thế nào là phân tích nhân vật, tác phẩm? Dạng đề 1 là nghiêng về cảm nhận của người viết về nhân vật, tác phẩm hay một khía cạnh nào đó về nhân vật, tác phẩm. Trong khi đó yêu cầu của dạng đề 2 là yêu cầu người viết tìm hiểu, đánh giá và nhận xét đầy đủ từng đặc điểm nhân vật, từng giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Đối với dạng đề 3: Phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một vấn đề, người giáo viên phải biết tích hợp các kiến thức chương trình Tập làm văn ở các lớp dưới để nâng cao yêu cầu giải quyết đề bài văn dạng này. Từ việc phân tích ba dạng đề nêu trên, giáo viên giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích, tìm hiểu đề và biết vận dụng thành thạo, linh hoạt để hình thành những thao tác và kĩ năng phân tích đề chính xác, làm cơ sở cho việc tìm ý. 2.2/ Hướng dẫn học sinh tìm ý: Một bài nghị luận tác phẩm văn học nói chung và nghị luận về tác phẩm truyện nói riêng hay, trước hết phải có ý hay. Vậy ý hay là gì? Và thế nào là ý hay? Làm thế nào để tìm ra được những ý hay cho bài? Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “ý hay trước hết phải là ý đúng , ý sâu, ý mới, ý riêng. Ý đúng, ý sâu phải là ý của mình khám phá mới hay. Cho nên tìm ra ý mới, ý riêng, ý đúng, ý sâu là công việc quyết định nhất và tất nhiên cũng là khó khăn nhất ”. Tác phẩm văn học nhất là tác phẩm truyện phản ánh hiện thực của cuộc sống muôn màu, muôn vẻ thông qua hình tượng nhân vật với đầy đủ tư tưởng, tình cảm nội tâm phong phú, đặt trong những tình huống, hoàn cảnh có vấn đề mấu chốt, cụ thể, tiêu biểu Vì thế, muốn tìm được ý đúng, ý hay, ý sâu sắc, người giáo viên phải hướng học sinh đọc hiểu tác phẩm truyện để nắm cốt truyện, chủ đề, các ý chính, các chi tiết tiêu biểu của từng ý, các dẫn chứng thuyết phục Học sinh phải đọc kĩ tác phẩm. Vì để viết ra được một tác phẩm, người nghệ sĩ đã phải trải qua những trăn trở, họ tự đặt ra những yêu cầu, những định hướng khắt khe: viết về vấn đề gì? viết về đối tượng nào? viết cho ai ? viết như thế nào? Họ đã phải thai nghén tác phẩm truyện suốt bao tháng, bao năm. Họ đã phải chọn lựa từng hình ảnh có thực trong thực tế rồi khái quát lên thành nhân vật, dùng ngòi bút vẽ nên bức chân dung của xã hội sao cho phù hợp với từng thời điểm lịch sử. Họ phải nghiền ngẫm từng chi tiết, đắn đo từng câu, chữ, từng lời ăn tiếng nói, từng hành động của mỗi nhân vật đặt trong những tình huống cụ thể, mấu chốt của tác phẩm. Ví dụ với đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Nếu học sinh không đọc kĩ tác phẩm này, thì không thể tìm ra được những ý hay, ý đặc sắc, không khám phá ra nét mới trong tình cảm đối với làng quê của nhân vật ông Hai. Đó là Tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương là một đặc điểm có tính truyền thống nhưng nét đăc sắc ở đây là nhà văn Kim Lân, bằng vốn sống, vốn am hiểu về tâm lí của người nông dân đã đặt ông Hai vào một tình huống gay cấn, thử thách lòng yêu nước tuyệt đối của nhân vật, để buộc nhân vật phải đấu tranh tư tưởng gay go, quyết liệt. Rõ ràng để có được những suy nghĩ và nhận xét sâu sắc về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng làm sao các em có thể không đọc kĩ tác phẩm. Có đọc kĩ tác phẩm các em mới cảm thụ hết những tình huống thú vị , các chi tiết hay trong tác phẩm.Từ đó ý tứ mới tuôn trào, suy nghĩ về nhân vật mới sâu sắc. Sau khi đọc kĩ tác phẩm truyện, khám phá ra được cái hay, cái đẹp, cái đăc sắc trong từng yếu tố nội dung, nghệ thuật và nhân vật, học sinh tự đặt ra và trả lời những câu hỏi để có những ý lớn, ý nhỏ.của bài văn. Dưới đây là các dạng câu hỏi gợi ý, giúp học sinh tìm ý. Với các dạng câu hỏi trên, đòi hỏi người giáo viên phải biết chọn lựa nhưng dạng câu hỏi tìm ý cho phù hợp, có tác dụng khơi nguồn cảm xúc cho các em học sinh. Bởi mỗi tác phẩm truyện (dù là ngắn hay dài ) là một kho báu vừa lộ thiên vừa bí mật về nội dung và nghệ thuật. Nhiệm vụ của người giáo viên là giúp cho các em học sinh biết cách khám phá và đột nhập kho báu ấy. 2.3/ Hướng dẫn học sinh lập dàn ý: Muốn có một bài văn nghị luận hay, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của đề bài một cách rõ ràng, chặt chẽ, có hệ thống, mạch lạc, lập luận thuyết phục người giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp các ý theo trình tự nội dung, nghệ thuật, rồi đến nhận xét, đánh giá, suy nghĩ của bản thân. Thông thường dàn bài chung cho bài văn nghị luận về tác phẩm truyện theo một trình tự như sau: 1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện hay một đoạn trích ( tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đề bài )và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. 2. Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. 3. Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Lưu ý khi lập dàn ý cần tránh các lỗi sau: ( Lạc ý; Ý không phù hợp với nội dung; Thiếu ý; Sắp xếp ý lộn xộn). 2.4/ Hướng dẫn học sinh viết đoạn và liên kết đoạn: Từ dàn ý đã có sẵn, các em có thể viết thành đoạn, thành bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từng đoạn tiêu biểu: đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài a. Đoạn mở bài: Đoạn giới thiệu vấn đề được nghị luận trong bài văn, đồng thời khơi gợi, lôi cuốn người đọc sự chú ý đối với vấn đề đó. Cách mở bài: Có rất nhiều cách mở bài. Tùy dụng ý của người làm mà có thể vận dụng (Mở bài trực tiếp; Mở bài gián tiếp). Sau khi đã hướng dẫn cụ thể cho học sinh các cách mở bài trên, giáo viên tiến hành cho học sinh rèn viết đoạn mở bài và tin chắc rằng học sinh sẽ viết tốt. Bước kế tiếp, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh viết phần thân bài ( gồm nhiều đoạn , giáo viên có thể chọn cho học sinh viết một đoạn tiêu biểu ) b/Đoạn thân bài: - Trước hết, giáo viên nên xác định vai trò của phần thân bài cho học sinh nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của nó trong một bài văn. Phần thân bài sẽ lần lượt trình bày, giải thích, nhận xét, đánh giá các luận điểm của vấn đề được đặt ra trong đề bài. - Ở từng luận điểm, cần có sự phân tích, chứng minh cụ thể, chính xác bằng những dẫn chứng sinh động trong tác phẩm. - Giữa các luận điểm, đoạn văn cần có sự liên kết, chuyển tiếp một cách linh hoạt, uyển chuyển, tránh gò bó, máy móc, công thức. Mục đích của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện hay chủ đề, tư tưởng và nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. c/Đoạn kết bài: Đoạn kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài + Nêu những ý nhận xét, đánh giá khái quát. + Có nhiều cách kết bài khác nhau, tuỳ theo dụng ý của người viết. Có khi kết bài là tóm tắt, khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Có khi kết bài là tổng hợp những cảm nhận sâu sắc về nhân vật, tác giả, tác phẩm. Có khi kết bài lại là liên tưởng đến các vấn đề khác có liên quan. Cho nên, để học sinh viết được phần kết bài sâu sắc, giáo viên cần giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của đoạn kết bài. Có thể nói, hướng dẫn học sinh cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) tức là đi tìm và khám phá ra cái hay, cái đẹp trong văn chương nghệ thuật. Từ khâu phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn là cả một quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo. IV. Kết quả, hiệu quả mang lại. Với tâm huyết giảng dạy thật tốt kiểu bài phân tích tác phẩm truyện và qua tích lũy kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn, tôi đã giúp học sinh của các lớp do tôi trực tiếp giảng dạy đạt được kết quả tốt trong bài viết Tập làm văn số 7 và chất lượng của các năm học sau cao hơn chất lượng của năm học trước. Đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề; khai thác được ý hay, ý sâu sắc; phân tích tinh tế, có cảm xúc, biết tìm tòi và sáng tạo mang phong cách riêng, không còn gượng ép, máy móc. Kết quả chất lượng giảng dạy: Năm học Lớp Sỉ số Giỏi Khá TB Yếu TB 2010 – 2011 9A2 39 2 7 26 4 35 2011 – 2012 9A2 39 3 9 24 3 36 V. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. Trong Ngữ văn 9 trường THCS xã Hàng Vịnh. VI. Kiến nghị, đề xuất. Nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa với chủ đề: Bình giảng một đoạn thơ hoặc cảm nhận về tác phẩm văn học để khắc sâu kiến thức và giáo dục học sinh yêu thích môn văn. Trên đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ mà tôi đã tích lũy trong quá trình dạy học. Tôi mong muốn được trao đổi với các bạn đồng nghiệp và được sự góp ý của các đồng chí để tôi có thêm kinh nghiệm cho những năm học sau. Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Hàng Vịnh, ngày 8 tháng 2 năm 2013 . GVBM . .. Hàng Vịnh, ngày tháng năm 2013. Lª ThÞ N­¬ng .. Hàng Vịnh, ngày tháng năm 2013. TƯ LIỆU THAM KHẢO F& Phương pháp làm bài Nghị luận tác phẩm Văn học 9 của Hoàng Đức ( nxb GD Thành phố Hồ Chí Minh ) Hiểu Văn, dạy Văn của Nguyễn Thanh Hùng ( nxb GD Thành phố Hồ Chí Minh ) Đọc Văn, học Văn của Trần Đình Sử ( nxb GD 2002) Để hiểu thêm một số tác giả và tác phẩm Văn học Việt Nam hiện đại của Nguyễn Ngọc Thu ( nxb GD ) Sách Ngữ văn 9 hiện hành ( SGK & SGV ) Tài liệu tham khảo soạn kĩ năng làm văn nghị luận của Vụ GD – TH Tiếp cận và đánh giá tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Văn Long ( nxb GD ) J Së gi¸o dôc - ®µo t¹o H¶i D­¬ng Phßng gi¸o dôc - ®µo t¹o Nam S¸ch Tr­êng trung häc c¬ së Nam Hång Chuyªn ®Ò gi¶ng d¹y ng÷ v¨n 9

File đính kèm:

  • docSKKN - 2011(N).doc
  • docBia SK Nuong.doc
  • docDe nghị cong nhan SK.doc
  • docTom tat SK.doc
Giáo án liên quan