Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng sử dụng lược đồ

Đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ là một trong những kỹ năng rất qua trọng khi học địa lý vì các lược đồ đều được in màu, nội dung tương ứng với kênh chữ. Các nội dung trong lược đồ, các kí hiệu được sử dụng đã gợi mở để học sinh có thể tự khám phá, tự lĩnh hội kiến thức trên cơ sở đó học sinh có được tư duy mềm dẻo khi nhận dạng và phân tích lược đồ. Từ đó học sinh khắc sâu được kiến thức cơ bản, đặc trưng của từng vùng lãnh thổ như làm điểm tựa cho tư duy tổng hợp. Mặt khác sự phân hoá không gian của các hiện tượng địa lý, kinh tế xã hội được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau ở các lược đồ, các màu sắc thể hiện vùng chen hoá nông nghiệp, các vùng rừng.sự phân hoá tầng, độ cao phản ánh khá rõ câu trúc không gian của các điều kiện tự nhiên hay các hiện tượng kinh tế xã hội được nói đến trong bài. Các trung tâm công nghiệp có quy mô khác nhau được thể hiện bằng các kí hiệu to, nhỏ cho thấy rõ hơn các vùng phát triển rất mạnh của đất nước cũng như sự khác biệt theo vùng. Vì vậy có thể nói qua lược đồ ta thu lượm và khai thác được rất nhiều kiến thức. Do vậy học sinh không những biết sử dụng mà còn phải biết sử dụng một cách thành thạo các lược đồ khi học địa lý.

 

doc18 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng sử dụng lược đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Đặt vấn đề: u. Lý do chọn đề tài: Những năm gần đây việc đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hoá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh luôn đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi nghiên cứu, học hỏi để thực hiện được yêu cầu đó. Môn địa lý là môn học có đặc thù riêng. Ngoài việc tìm hiểu tri thức qua kênh chữ, học sinh còn phải năm bắt kiến thức qua kênh hình ( Tranh, ảnh, lược đồ...biểu đồ, bản đồ, hình mẫu). Qua thực tế giảng dạy môn địa lý, tôi nhận thấy kỹ năng sử dụng lược đồ của học sinh còn yế, chỉ một số biết sử dụng. Năm học 2006 - 2007 đựoc nhà trường phân công dạy địa lý 9, tôi nhận thấy việc cần thiết phải rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng lược đồ để khai thác kiến thức. Thông qua phân tích lược đồ học sinh chủ động năm kiến thức trong bài học và có hứng thú hơn khi học tập bộ môn. v. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 9A, 9B trường THCS An Hoà. Phần II: Cơ sở khoa học: j. Cơ sở lý luận: Đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ là một trong những kỹ năng rất qua trọng khi học địa lý vì các lược đồ đều được in màu, nội dung tương ứng với kênh chữ. Các nội dung trong lược đồ, các kí hiệu được sử dụng đã gợi mở để học sinh có thể tự khám phá, tự lĩnh hội kiến thức trên cơ sở đó học sinh có được tư duy mềm dẻo khi nhận dạng và phân tích lược đồ. Từ đó học sinh khắc sâu được kiến thức cơ bản, đặc trưng của từng vùng lãnh thổ như làm điểm tựa cho tư duy tổng hợp. Mặt khác sự phân hoá không gian của các hiện tượng địa lý, kinh tế xã hội được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau ở các lược đồ, các màu sắc thể hiện vùng chen hoá nông nghiệp, các vùng rừng...sự phân hoá tầng, độ cao phản ánh khá rõ câu trúc không gian của các điều kiện tự nhiên hay các hiện tượng kinh tế xã hội được nói đến trong bài. Các trung tâm công nghiệp có quy mô khác nhau được thể hiện bằng các kí hiệu to, nhỏ cho thấy rõ hơn các vùng phát triển rất mạnh của đất nước cũng như sự khác biệt theo vùng. Vì vậy có thể nói qua lược đồ ta thu lượm và khai thác được rất nhiều kiến thức. Do vậy học sinh không những biết sử dụng mà còn phải biết sử dụng một cách thành thạo các lược đồ khi học địa lý. k. Cơ sở thực tiễn: Qua thực tiến giảng dạy tôi nhận thấy kĩ năng này ở học sinh còn yếu, chỉ một số học sinh biết sử dụng. Vì vậy mà việc học sinh nắm bắt kiến thức của các em còn thụ động và hạn chế. Hơn nữa ở một số em việc học tập môn địa lý gần như là bắt buộc; nghĩa là các em chưa có hứng thú học tập. Để khắc phục tình trạng trên theo tôi cần phải có những biện pháp đó là: 2.1 Giáo viên cần yêu cầu học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình trong mỗi bài. 2.1 Giáo viên gợi mở để học sinh tự khám phá, tự lĩnh hội kiến thức. 2.3 Trong mỗi bài giáo viên cần tăng cường đặt câu hỏi từ các nguồn thông tin được khai thác trên lược đồ. Muốn thực hiện tốt các biện pháp trên trước hết cần rèn luyện cho học sinh biết cách sử dụng lược đồ và dần rèn luyện thành kỹ năng, kĩ xảo sử dụng lược đồ một cách thành thạo. Phần III: Giải quyết vấn đề: u. Điều tra cơ bản: - Đối tượng điều tra: Học sinh lớp 9A, 9B trường THCS An Hoà ( Tổng số 80 em). - Kết quả: + Học sinh biết sử dụng lược đồ: 10 em = 12,5%. + Học sinh bước đầu nắm được cách dử dụng lược đồ: 40 em = 50%. + Học sinh chưa biết cách sử dụng lược đồ: 30 em = 37,5%. Qua điều tra tôi nhận thấy hầu hết học sinh có chú ý tới lược đồ khi học. Một số học sinh giỏi đã biết cách sử dụng lược đồ. Nhưng kĩ năng sử dụng của đại đa số học sinh còn yếu. Khả năng đọc nội dung trong lược đồ còn rất hạn chế. Những học sinh trung bình và yếu không nắm được cách sử dụng nên không có hứng thú trong quá trình khai thác nội dung kiến thức. Hơn nữa thời gian cho một tiết học ít nên việc cho học sinh tìm hiểu kiến thức trên lược đồ gặp nhiều khó khăn. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sử dụng lược đồ của học sinh? v. Xây dựng kế hoạch thực hiện: Từ thực tế điều tra, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch thành 3 giai đoạn: *Giai đoạn 1: Từ 5/9/2005 đến 10/9/2005. - Tiến hành khảo sát chất lượng: + Hình thức: Kiểm tra: + Sĩ số lớp 9A, 9B: 80 em. + Kết quả: Học sinh biết sử dụng lược đồ: 10 em = 12,5%. Học sinh bước đầu nắm đựoc cách dử dụng lược đồ: 40 em = 50%. Học sinh chưa biết cách sử dụng lược đồ: 30 em = 37,5%. Từ thực trạng đó, tiến hành xây dựng kế hoạch, đặt ra mục tiêu và tìm biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học. *Mục tiêu cần đạt: + Cuối học kì I: Học sinh sử dụng lược đồ thành thạo: 20 em = 25%. Học sinh biết cách sử dụng lược đồ: 50 em = 62,5%. Học sinh chưa biết cách sử dụng lược đồ còn 10 em = 12,5%. + Cuối năm học: Số học sinh sử dụng lược đồ thành thạo và biết sử dụng đạt 100%. *Giai đoạn 2: Từ ngày 10/9/2005 đến 15/2/2006. Thực hiện giảng dạy và kiểm tra đợt I. *Giai đoạn 3: Từ 16/2/2006 đến 10/5/2006. Tiếp tục phát huy những ưu điểm. Tiến hành kiểm tra và rút kinh nghiệm. w. Tổ chức thực hiện: - Lớp 9A: Làm lớp thực nghiệm. - Lớp 9B: Làm lớp đối chứng. - Thực nghiệm dạy trên các lược đồ: + Bài 3: Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam năm 1999. + Bài 8: Lược đồ nông nghiệp Việt Nam. + Bài 12: Lược đồ công nghiệp khai thác nhiên liệu và công nghiệp điện. + Bài 29: Lược đồ kinh tế vùng Tây Nguyên. + Bài 32: Lược đồ kinh tế Đông Nam Bộ. Qua các bước như sau: Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Đây là bước rất quan trọng trong việc chủ động nắm kiến thức của học sinh đảm bảo là làm việc với lược đồ. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ và hướng dẫn học sinh cụ thể. Bước 2: Học sinh quan sát lược đồ: Học sinh có nắm bắt được kiến thức trên lược đồ hay không phụ thuộc rất lớn vào thao tác này. Giáo viên phải chú ý đến các kí hiệu trên lược đồ để hướng dẫn học sinh. Bước 3: Đặt câu hỏi nêu vấn đề, gợi ý học sinh tìm hiểu lược đồ: Sau khi học sinh quan sát lược đồ, giáo viên đặt hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu. Quá trình khai thác nội dung kiến thức được thực hiện trong bước này, giáo viên chủ động hướng dẫn, học sinh chủ động nắm bắt kiến thức. Bước 4: Học sinh trả lời câu hỏi qua việc tìm hiểu nội dung lược đồ. Học sinh trình bày những kiến thức qua việc tìm hiểu ở bước . Đây là bước thể hiện sự tích cực, chủ động của học sinh: Bước 5: Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức. Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện tri thức cho học sinh. Các bước được thực nghiệm trên các lược đồ như sau: Bài 3: Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam năm 1999. Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà: Quan sát kỹ lược đồ: - Quan sát lược đồ và nắm bắt được các kí hiệu: - Tìm hiều khu vực có mật độ dân số trên 1000 người/km2, từ 501 đến 1000 người /km2, từ 101 đến 500 nhỏ hơn 100 người/km2. - Chỉ ra mối quan hệ giữa phân bố dân cư với điều kiện tự nhiên. Bước 2: Quan sát lược đồ: Giáo viên treo lược đồ( phóng to), giới thiệu chú thích trên lược đồ. - Vùng đất màu đỏ: Mật độ dân số > 1000người/km2. - Vùng đất màu hồng: Mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2. - Vùng đất da cam: Mật độ dân số từ 101 đến 500 người/km2. - Vùng đất vàng nghệ: Mật độ dân số dưới 100 người/km2. - Ô vuông to màu đỏ: Đô thị trên 1 triệu người. - Ô vuông nhỏ màu đỏ: Đô thị từ 350.000 đến 1 triệu người. - Chấm tròn to màu xanh: Đô thị từ 100.000 đến dưới 350.000 người. - Chấm tròn nhỏ màu xanh: Đô thị dưới 100.000 người. Bước 3: Nêu câu hỏi: Câu 1: Quan sát H3.1: Lược đồ treo tường cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Câu 2: Vì sao dân cư lại tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị? Câu 3: Tại sao dân cư lại thưa thớt ở vùng núi? Bước 4: Học sinh trả lời câu hỏi Câu 1: Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị lớn ( Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng...) Câu 2: Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, vên biển và các đô thị lớn vì: ở đồng bằng và các đô thị có nhiều thuận lợi về điều kiện sống. Câu 3: Dân cư thưa thớt ở vùng núi vì: Miền núi điều kiện sống còn nhiều khó khăn ( giao thông đi lại khó khăn, địa hình khó canh tác...). Bước 5: Giáo viên chốt kiến thức ( Theo phần trả lời của học sinh) Dân cư nước ta sống tập trung ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. Bài 8: Lược đồ nông nghiệp Việt Nam Bước 1: Hướng dẫn học ở nhà: - Quan sát lược đồ, nắm bắt các kí hiệu: Bước 2: Quan sát lược đồ: Giáo viên giải thích các kí hiệu quan trọng - Hình chữ nhật màu vàng nghệ: Vùng trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm. - Hình chữ nhật màu đỏ: Vùng trồng cây công nghiệp lâu năm. - Hình chữ nhật màu xanh lá cây: Vùng vùng rừng già và trung bình. - Hình chữ nhật màu tím: Vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. - Hình chữ nhật màu xanh cốm: Vùng nông lâm kết hợp. - Hình bông hoa: Cây chè. - Hình quả cam: Cây ăn quả: - Hình đầu trâu: Trâu, bò. - Hình con lợn: Chăn nuôi lợn. Bước 3: Nêu câu hỏi Câu 1: Hãy xác định vùng trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiẹp lâu năm? Câu 2: Xác định vùng trồng cây chè, cây ăn quả, vùng chăn nuôi? Câu 3: Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều cây ăn quả có giá trị? Câu 4: Vì sao lợn được nuôi nhiều ở Đồng Bằng Sông Hồng? Câu 5: Em đánh giá như thế nào về các thành tựu trong sản xuất nông nghiệp của nước ta? Bước 4: Học sinh trả lời câu hỏi: Câu 1,2: Học sinh xác định các vùng trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm...trên lược đồ. Câu 3: Nam Bộ trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị nhờ khí hậu phân hoá và tự nhiên rất đa dạng. Câu 4: Đồng Bằng Sông Hồng là nơi nuôi nhiều lợn nhất vì vùng có nhiều hoa màu, lương thực và đông dân, Câu 5: Đó là những thành tựu quan trọng trong nông nghiệp. Bước 5: Giáo viên chốt kiến thức theo phần trả lời của học sinh - Sản xuất nông nghiệp của nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Bài 12: Lược đồ công nghiệp khai thác nhiên liệu và công nghiệp điện Bước 1: Hướng dẫn học sinh: - Quan sát lược đồ mọt cách kĩ lưỡng. - Nắm bắt các kí hiệu: Bước 2: Quan sát lược đồ: - Giáo viên Giải thích các kí hiệu. - Vòng tròn có ô vuông màu đen: Than đá. - Vòng tròn có hình thang màu đen: Dầu mỏ. - Vòng tròn có hình thang màu trắng: Khí đốt. - Ngôi sao màu đỏ: Nhiệt điện. - Ngôi sao màu xanh: Thuỷ điện. - Ngôi sao màu trắng: Thuỷ điện đang xây dựng. Bước 3: Nêu câu hỏi: Câu 1: Xác định vị trí của các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện trên lược đồ? Câu 2: Xác định trên lược đồ vị trí của các khu vực khai thác nhiên liệu? Câu 3: Nêu mối quan hệ giữa sự phân bố của các nhà máy nhiệt điện với các tài nguyên khoáng sản nhiên liệu?( Chú ý các nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, Phú Mỹ, Thủ Đức - nguyên liệu là dầu FIO nhập nội - gần nơi khai thác dầu mỏ) Bước 4: Học sinh trả lời câu hỏi: Câu 1,2: Học sinh chỉ trên lược đồ: Câu 3: Phân bố gần nhau: Gần vùng nhiên liệu. Bước 5: Giáo viên chốt kiến thức theo phần trả lời của học sinh. *Sơ kết: Qua quá trình áp dụng kinh nghiệm, bước đầu đã thu được một số kết quả nhát định: - Học kỳ I: + Học sinh biết sử dụng lược đồ thành thạo 21 em = 26%. + Học sinh biết cách sử dụng lược đồ: 54 em = 67,5%. + Học sinh chưa biết cách sử dụng lược đồ: 5em = 7,5%. Qua học kỳ I, tôi thấy học sinh có hứng thú khi khai thác nội dung kiến thức trên lược đồ. Với động lực đó, tôi tiếp tục đề ra mục tiêu trong học kỳ II. " Phấn đấu 100% học sinh biết sử dụng lược đồ, động viên những học sinh chưa biết cách sử dụng lược đồ". Bài 29: Lược đồ kinh tế vùng tây nguyên Bước 1: Hướng dẫn học ở nhà: - Quan sát lược đồ. - Nắm các kí hiệu: Bước 2: Quan sát lược đồ. Học sinh giải thích các kí hiệu trên lược đồ: - Ngôi sao màu xanh: Thuỷ điện. - Ngôi sao màu trắng: Thuỷ điện đang xây dựng. - Hình chữ nhật màu xanh lá cây: Rừng giàu và trung bình. - Hình chữ nhật màu xanh cốm: Vùng nông lâm kết hợp. - Hình chữ nhật màu cam: Vùng cây công nghiệp. - Hình chữ nhật màu vàng: Vùng lúa, lợn, gia cầm. - Cây xanh trong ô vuông trắng: Vườn Quốc gia. - Hình Elíp đen trắng: Cà phê. - Hình bông hoa xanh: Chè. - Cờ xanh đỏ: Cửa khẩu. - Hình máy bay: Sân bay. - Hình chiếc mỏ neo: Cảng. Bước 3: Nêu câu hỏi: Câu 1: Dựa vào lược đồ, xác định các vùng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên? Câu 2: Xác định vị trí của nhà máy thuỷ điện Yaly, trên sông XêXan? Nêu ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên? Câu 3: Xác định vị trí các trung tâm kinh tế - chính trị của Tây Nguyên? Bước 4: Học sinh trả lời câu hỏi: Học sinh xác định trên lược đồ: Bước 5: Hoàn chỉnh kiến thức: - Trong cơ cấu kinh tế của Tây Nguyên, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Một số cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao như cà phê, cao su, điều. - Công nghiệp và du lịch bắt đầu chuyển biến nhanh. - Các ngành phát triển là: Thuỷ điện, khai thác và chế biến gỗ, chế biến cà phê xuất khẩu. - Thành phố Đà Lạt là địa chỉ du lịch nổi tiếng. Bài 32: Lược đồ kinh tế Đông Nam Bộ Bước 1: Hướng dẫn học sinh ở nhà: Quan sát kĩ lược đồ và nắm bắt một số kí hiệu. Bước 2: Quan sát lược đồ: Học sinh giải thích các kí hiệu: - Vàng tròn rất to: Trung tâm công nghiệp rất lớn. - Vàng tròn to: Trung tâm công nghiệp lớn. - Ngôi sao màu đỏ: Điện khí. - Ngôi sao màu xanh: Thuỷ điện. - Hình chiếu mỏ neo: Cảng. - Hình máy bay đỏ: Sân bay quốc tế. - Hình máy bay đen: Sân báy nội địa. - Hình chiếc ô: Bãi tắm. - Hình quả cam: Cây ăn quả. - Cờ xanh đỏ: Cửa khẩu. - Hình chữ nhật xanh lá cây: Rừng giàu và trung bình. - Hình chữ nhật màu cốm: Vùng nông lâm kết hợp. - Hình chữ nhật màu cam: Vùng cây công nghiệp. - Hình chữ nhật vàng nghệ: Vùng lúa lợn gia cầm. Bước 3: Nêu câu hỏi: Câu 1: Quan sát lược đồ, hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ? Câu 2: Nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ? Vì sao cây cao su được trông nhiều nhất ở vùng này? Câu 3: Xác định vị trí của hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An? Nêu vai trò của 2 hồ chứa nước này đối với sự phát triển nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ? Bước 4: Học sinh trả lời câu hỏi: Câu 1: Sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu... Câu 2: Cây công nghiệp lâu năm ( Cao su, cà phê...) tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cây cao su được trồng nhiều ở vùng này vì: + Có nhiều vùng đất Bazan màu mỡ, lao động có kinh nghiệm trồng cao su. + Khí hậu có tính chất cận xích đạo, nền nhiệt ẩm cao, ít gió mạnh. Câu 3: Học sinh xác định trên lược đồ: Vai trò của Hồ Dầu Tiêng và Hồ Trị An. - Hồ Dầu Tiếng: Đảm bảo tưới tiêu cho hơn 170 nghìn ha đất thiếu nước về mùa khô của tỉnh Tây Ninh Và huyện Củ Chi ( TP HCM) - Hồ Trị An: Điều tiết nước cho nhà máy thuỷ điện Trị An và góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp,các khu công nghiệp và đô thị tỉnh Đồng Nai. Sau đây là minh hoạ bằng một tiết dạy cụ thể Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp I.Mục tiêu bài học: j. Kiến thức: Học sinh cần : - Nắm được tên một số ngành công nghiệp chủ yếu( Công nghiệp trọng điểm) ở nước ta và một số trung tâm công nghiệp chính của các ngành này. - Biết được 2 khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là Đồng Bằng Sông Hồng và vùng phụ cận ( ở phía Bắc) Đông Nam Bộ ( ở phía Nam). - Thấy được 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở 2 trung tâm này. k. Kỹ năng: - Đọc và phân tích được biểu đồ cơ cấu công nghiệp. - Đọc và phân tích được lược đồ các nhà máy và các mở than, dầu khí. II.Phương tiện dạy học: 1. Bản đồ công nghiệp Việt Nam. 2. Bản đồ kinh tế Việt Nam. 3. Lược đồ các nhà máy và các mỏ than, dầu khí. III.Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại. IV.Tiến trình bài giảng: j. ổn điịn tổ chức: k. Kiểm tra bài cũ: a. Cho biết vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta? b. Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? l. Bài mới: Vào bài: SGK Hoạt động của giáo viên - Học sinh Nội dung GV: Dựa vào SGK và thực tế hãy cho biết: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta như thế nào? HS trả lời: GV: Mở rộng: - Trước đây sản xuất nông nghiệp chiếm ưu thế tuyệt đối. - Nhờ kết quả chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên có khu vực kinh tế vốn đầu tư nước ngoài tỉ trọng chiếm tới 35.3% (2002). - Gần đây mở rộng chính sách ngoài nông nghiệp ( TT, tư nhân, cá thể, hỗn hợp) chiếm gần 1/4 giá trị sản xuất công nghiệp ( 26,4% - Năm 2002). GV: Yêu cầu học sinh đọc khái niệm" Ngành công nghiệp trong điểm" HS: đọc. GV:Dựa vào hình 12.2 hãy xếp các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỷ trọng từ lớn đến nhỏ? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Ba ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn (>10%) phát triển dựa trên các thế mạnh gì của đất nước? HS: Trả lời. GV: Cho biết vai trò của các ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp? HS: Thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. I.Cơ cấu ngành công nghiệp: - Cơ cấu ngành công nghiệp phân theo thành phần kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. - Công nghiệp nước ta có cơ cấu đa dạng. Các ngành công nghiệp trọng điểm chủ yếu vẫn dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên như: Khai thác nhiên liệu, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm; hoặc dựa trên thế mạnh nguồn lao động như công nghiệp dệt may. Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp Công nghiệp CNSX hàng tiêu dùng Luyện kim Điện tử Điện Than Dầu khí Hoá chất Vật liệu xây dựng CN chế biến nông sản Cơ khí GV: Cho biết nước ta có mấy loại than? HS: Than gầy( Antraxit, nâu, mỡ, bùn). GV: Công nghiệp khai thác nhiên liệu phân bố chủ yếu ở đâu? HS: QN, VT. GV: Cho biết sản lượng khai thác hàng năm GV: Mở rộng. - Trữ lượng than 6,6 tỷ tấn( Đứng đầu Đông Nam á) - Trữ lượng khai thác : 3,5tỷ tấn. XK: 500.000 - 700.000tấn than gầy. - Dầu khí trữ lượng 5,6 tỷ tấn dầu quy đổi xếp thứ 31/85 nước có dầu khí, xuất khẩu dầu thô 17,2 triệu tấn (2003). GV: Xác định trên hình 12.2 các mỏ than và dầu khí đang được khai thác? GV: Quan sát hình 12.2 xác định các nhà máy nhiệt điện? HS: Kể tên. GV: Lưu ý: Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức và Trà Nóc chạy bằng dầu F. O nhập nội. HS: Nghe, ghi nhớ. GV: Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm gì chung? HS: Gần vùng nhiên liệu. GV: Cho biết sản lượng điện hàng năm của nước ta? HS: Năm 2002: 35.562 triệu kwh. Năm 2003: 41.117 triệu kwh. GV: Nhấn mạnh Sản lượng điện theo đầu người là một trong nhưng chỉ tiêu quan trọng để đo trình độ văn minh và phát triển của Quốc gia. VN: 510 kwh (2003). TG: 2.156 kwh (2003). Các nước phát triển: 7.336 kwh (2003) Các nước đang phát triển là:810 kwh (2003). GV: Dựa vào hình 12.3 xác định các trung tâm tiêu biểu của ngành cơ khí điện tử, trung tâm hoá chất lớn và các nhà máy xi măng, cơ sở vật liệu xây dựng cao cấp lớn. HS: Xác định trên hình 12.3. GV: Các ngành công nghiệp nói trên dựa trên những thế mạnh gì để phát triển? HS: Trả lời. GV: Dựa vào hình 12.1 và 12.3 cho biết tỉ trọng của ngành chế biến lương thực, thực phẩm. HS: Cao nhất. GV: Đặc điểm phân bố của ngành chế biến lương thực thực phẩm? HS: - Nguồn nguyên liệu tại chỗ , phong phú. - Thị trường tiêu thụ rộng. GV: Cho biết ngành dệt may nước ta dựa trên những ưu thế gì? HS: Nguồn lao động. GV: Dựa vào hình 12.3 cho biết các trung tâm dệt may lớn nhất nước ta? HS: Xác định. GV: Tại sao các thành phố trên là trung tâm dệt may lớn nhất nước ta? HS: Nhu cầu đặc bịêt về sản phẩm dệt may. GV: Dựa vào hình 12.3 xác định 2 khu vực tập trung công nghiệp lón nhất cả nước? HS: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. II.Các ngành công nghiệp trọng điểm. j. Công nghiệp khai thác nhiên liệu. Nước ta có nhiều loại than. Nhiều nhất là than gầy, trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (90%). - Sản lượng khai thác và xuất khẩu những năm gần đây tăng nhanh. k. Công nghiệp điện. - Ngành điện lực ở nướcta phát triẻn dựa vào nguồn thuỷ năng dồi dào tài nguyên than phong phú và gần đây là khí đốt ở vùng thềm lục địa phía Nam. - Sản lượng điện mỗi năm một tăng đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống. l. Một số ngành công nghiệp nặng khác. - Trung tâm cơ khí, điện tử rất lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. - Trung tâm công nghiệp hoá chất lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Hà Nội, Việt Trì, Lâm Thao. m. Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm. - Tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sản suất công nghiệp phân bố rộng khắp cả nước. - Có nhiều thế mạnh phát triển. Đạt lâm ngạch xuất khẩu cao nhất. …. Công nghiệp dệt may. Nguồn lao động là thế mạnh giúp công nghiệp dệt may phát triển. Trung tâm dệt may lớn nhất là Hà Nội, TP HCM và Nam Định. III. Các trung tâm công nghiệp lớn. - Các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. m. Củng cố: Đánh dấu x vào ô trống. Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có: Truyền thống sản xuất lâu đời. Ê Hiệu quả kinh tế cao, chiếm tỷ trọng lớn. Ê Sử dụng nhiều lao động. Ê Tác động mạnh tới các ngành kinh tế khác. Ê x. Như vậy qua 5 lược đồ, số học sinh biết cách sử dụng lược đồ đã tăng lên. Kết qủa này đã thể hiện rõ ở bước 2 bước 3 và 4. Học sinh đã chủ động trong việc khai thác kiến thức trên lược đồ. Từ việc tìm hiểu các chú thích, mô tả, đánh giá các kiến thức trên lược đồ học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức trên lựơc đồ. Cụ thể cuối học kì: - Học sinh sử dụng lược đồ thành thạo là: 24 em = 30%. - Học sinh biết sử dụng lựơc đồ là: 56 em = 70% . Trên đây là kết quả mà tôi đã thu đựơc qua áp dụng kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng lược đồ tại lớp 9 ttrường THCS An Hòa. y. Bài học kinh nghiệm: Qua việc áp dụng kinh nghiệm trên vào giảng dạy đã thu đựoc một số kết quả nhất định. Tuy nhiên khi áp dụng vẫn còn một số vướng mắc cần khắc phục. Giáo viên cần chú ý hớn nữa đến đối tượng chưa biết cách sử dụng lược đồ. Cần có nhữngc âu hỏi đơn giản hơn để khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh. Khi học sinh trả lời trên lớp, giáo viên cần động viên khuyến khích kịp thời giúp cho học sinh tích cực hơn khi khai thác kiến thức. Giáo viên cần chuẩn bị phần chốt kiến thức của mình chu đáo kĩ càng hơn. Một số học sinh còn bị động trong các tiết học. Phần IV: Kết luận Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy môn địa lý tại trường THCS An Hoà. Đây chỉ là một kinh nghiệm được học tập thông qua tài liệu và thực tế giảng dạy đựơc áp dụng mang tính chủ quan nên kết quả đạt được chưa thực sự như mong muốn. Tôi rất mong được các đồng nghiệp khi tham khảo có ý kiến đóng góp cho kinh nghiệm này để được giảng dạy môn địa lý của tôi được hoàn thành tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! An Hoà, ngày 14 tháng 12 năm 2007 Người thực hiện Nguyễn Thị Thanh Dỵu Mục lục Phần I: Lý do chọn đề tài. Đối tượng nghiên cứu. Phần II: Cơ sở lý luận. Cơ sở thực tiễn. Phần III: Điều tra cơ bản. Xây dựng kế hoạch thực hiện. Tổ chức thực hiện. Nhận xét. Bài học kinh nghiệm. Phần IV: Kết luận

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ky_nang_su_dung_luoc_do.doc