Sáng kiến kinh nghiệm Làm việc theo cặp theo nhóm trong dạy học môn Công nghệ

Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

a/ Mục đích

- Nhằm tìm ra những cách thức chung trong việc sử dụng phương pháp làm việc theo cặp theo nhóm vào việc dạy các tiết học lí thuyết cũng như thực hành môn Công Nghệ

- Làm tăng hiệu quả học tập nhất là khi giải quyết một vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa cá nhân để hoàn thành công việc.

b/ Nhiệm vụ

- Biết cách tổ chức lớp học theo phương pháp làm việc theo cặp theo nhóm và hiểu được vai trò của giáo viên trong một giờ học tổ chức theo cặp theo nhóm theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.

- Cách sử dụng phương pháp cho một bài cụ thể của môn Công Nghệ

 

doc19 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Làm việc theo cặp theo nhóm trong dạy học môn Công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
"Làm việc theo cặp theo nhóm trong dạy học môn Công Nghệ" A - Mở đầu I/ Những vấn đề chung 1. Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường THCS hiện nay là đổi mới cách thức làm việc giữa giáo viên và học sinh theo hướng phát huy vai trò chủ thể của học sinh đưa học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, giúp học sinh đạt được những mục tiêu học tập và trong các hoạt động của chính mình. Theo đó chiến lược và phương pháp dạy học cụ thể sẽ được thiết kế nhằm tạo ra điều kiện và môi trường cho học sinh. Với quan niệm trên hoạt động dạy của giáo viên trong đó công tác chuẩn bị bài giảng phải có những thay đổi đáng kể, giáo viên bằng hoạt động của mình phải tạo ra môi trường thuận lợi để người học thể hiện hoạt động của mình với tư cách là chủ thể đích thực của hoạt động đó. Chuẩn bị bài giảng là công việc của giáo viên và do giáo viên thực hiện do đó giáo viên phải tìm tòi nghiên cứu các phương pháp dạy học cho phù hợp với từng bài học và từng đối tượng học sinh. Làm việc theo cặp theo nhóm nhỏ trong bài học là một phương pháp dạy học phổ biến trong nền giáo dục của nước ta hiện nay, nhưng việc đưa phương pháp này để dạy các môn học ở trường THCS còn hạn chế. Đây là một trong các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh cần được áp dụng trong dạy học, Là một giáo viên dạy môn Công Nghệ tôi ý thức rất rõ vai trò quan trọng và tác dụng to lớn của phương pháp cho học sinh làm việc theo cặp theo nhóm đối với bộ môn trong tình hình hiện nay. Việc sử dụng và phát huy phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới là điều rất cần thiết. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài " Làm việc theo cặp theo nhóm trong dạy học môn Công Nghệ " để nghiên cứu. 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài a/ Mục đích - Nhằm tìm ra những cách thức chung trong việc sử dụng phương pháp làm việc theo cặp theo nhóm vào việc dạy các tiết học lí thuyết cũng như thực hành môn Công Nghệ - Làm tăng hiệu quả học tập nhất là khi giải quyết một vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa cá nhân để hoàn thành công việc. b/ Nhiệm vụ - Biết cách tổ chức lớp học theo phương pháp làm việc theo cặp theo nhóm và hiểu được vai trò của giáo viên trong một giờ học tổ chức theo cặp theo nhóm theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. - Cách sử dụng phương pháp cho một bài cụ thể của môn Công Nghệ 3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh trường THCS DTNT Quan Sơn từ năm 2003 đến nay 4. Thời gian nghiên cứu và giới hạn đề tài - Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008 tại trường THCS DTNT Quan Sơn - Giới hạn đề tài: Với đặc thù của chương trình Công Nghệ có nhiều phần, nhiều phân môn khác nhau nhưng ở đây tôi chỉ nghiên cứu các bài học trong chương trình Công Nghệ 8 5. Phương pháp nghiên cứu a/ Nghiên cứu lí thuyết: Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu về việc tổ chức tiến hành phương pháp dạy học là việc theo cặp theo nhóm môn Công Nghệ. b/ Nghiên cứu thực tiễn: - Dự một tiết của đồng nghiệp có sử dụng phương pháp này - Thực nghiệm trong quá trình dạy học của bản thân - Chọn hai lớp dạy để so sánh một lớp dạy thực nghiệm có sử dụng phương pháp làm việc theo cặp theo nhóm, một lớp dạy không theo phương pháp này để đối chiếu kết quả giờ dạy rút ra kết luận. Ii/ Cơ sở lí luận và thực tiễn 1/ Cơ sở lí luận - Dạy học là là hoạt động trung tâm và đặc trưng của mọi nhà trường vì vậy việc đưa ra và tìm hiểu các phương pháp dạy học phù hợp cho từng bài của từng bộ môn sao cho đạt hiệu quả là là một vấn đề cần phải bàn luận. Do vậy tự học tự nghiên cứu của giáo viên là tạo ra môi trường sư phạm để để học sinh tự khẳng định khả năng chiếm hữu tri thức của chính bản thân mình. 2/ Cơ sở thực tiễn Tuy việc đổi mới phương pháp dạy học đã diễn ra nhiều năm, nhưng việc tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp , theo nhóm đối với nhiều giáo viên còn lúng túng, nhiều học sinh thụ động chưa biết thể hiện dúng vai trò của mình, trong nhóm học sinh chỉ có một số em hoạt động cho công việc cả nhóm. Vì vậy trong quá trình dạy học việc tổ chức lớp học theo cặp theo nhóm có vai trò đặc biệt quan trọng, nó giúp cho các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi học sinh đều có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì, do đó các em thấy rằng bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. B - Nội dung 1/ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu a/ Thuận lợi Bản thân khi nghiên cứu đề tài đã có nhiều năm được trực tiếp giảng dạy chính học sinh của mình tại trường, và nghiên cứu qua các đợt tập huấn thay sách, bên cạnh đó luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp đã dự giờ góp ý về phương pháp, mà đặc biệt hơn là các em học sinh trong nhà trường đã cùng tôi thực hiện cách tổ chức lớp học có sử dụng phương pháp làm việc theo căp theo nhóm thành công và có hiệu quả. b/ Khó khăn - Đa số các em học sinh đều là học sinh dân tộc thiểu số đến từ nhiều xã khác nhau, sống xa nhà một số em có quan niện với môn học không phải là môn chính không thi tốt nghiệp, không thi học sinh giỏi do đó các em còn coi nhẹ, xem thường việc học, học qua loa chiếu lệ dẫn đến việc hổng trống kiến thức của các bài học tiết học trước mà không nắm vững kiếm thức bài học mới . Nhiều học sinh còn chưa đọc thông viết thạo hoặc hạn chế về sử dụng ngôn ngữ , khả năng để trình bày một sự kiện trong bài học là chưa khoa học. - Thiết bị dạy học của bộ môn chưa đầy đủ và không đồng bộ, chất lượng không cao, hiệu quả sử dụng thấp hầu hết các thiết bị cho các em hoạt động chỉ sử dụng được một lần 2/ Các biện pháp thực hiện Môn học Công Nghệ là môn học có tính thực tiễn cao do đó trong các giờ học giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn tố chức cho học sinh thu nhận kiến thức, hình thành kĩ năng thông qua việc tổ chức lớp học, giờ học theo hướng tích cực, tự lực tự giác, làm việc nhiều hơn suy nghĩ nhiều hơn... và chịu trách nhiệm nhiều hơn trong mỗi giờ học. a/ Đặc điểm làm việc theo cặp, theo nhóm Học sinh có thể làm việc độc lập và hợp tác trong nhóm. Có tác dụng phát triển củng cố các mối quan hệ và kĩ năng giao tiếp của học sinh. Học sinh có cơ hội thể hiện mình và tự phát triển, ngoài ra còn có tác dụng rèn luyện cho học sinh tư duy nhận xét , phê phán và đánh giá. Làm tăng hiệu quả học tập nhất là khi phải giải quyết một vấn đề gay cấn lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc chung. Tuy nhiên nếu chuẩn bị , tổ chức không chu đáo thì việc học tập theo cặp theo nhóm rễ trở thành tiết độc thoại của một người. b/ Bản chất làm việc theo cặp, theo nhóm - Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ khoảng từ 4 đến 6 em hoặc từng cặp để trao đổi thảo luận những vấn đề đặt ra sau đó cử đại diện trình bầy trước lớp để cả lớp thảo luận. - Các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ ý, ổn định cho cả tiết học hay thay đổi cho từng phần của tiết học, các nhóm có thể giao cùng một nhiệm vụ hoặc những hiệm vụ khác nhau. - Mỗi thành viên trong nhóm được phân công hoàn thành một phần việc. Mọi người phải làm việc tích cực không ỷ lại vào một vài người có hiểu biết rộng và năng động hơn. - Kết quả của mỗi nhóm đóng góp cho kết quả học tập chung cho cả lớp. c/ Tiến trình của dạy học theo cặp theo nhóm Bước1: Làm việc chung cả lớp (nêu mục tiêu của bài; tổ chức các nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm; hướng dẫn cách làm việc theo nhóm) Bước 2: Làm việc theo nhóm ( Trao đổi ý kiến, thảo luận nhóm; phân công trong nhóm; từng cá nhân làm việc độc lập rồi tao đổi; cử đại diện trình bầy kết quả) Bước 3: Thảo luận tổng kết toàn lớp (các nhóm báo cáo kết quả làm việc; thảo luận chung cho cả lớp; giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận) Tuỳ theo đặc điểm bài dạy mà thời gian dành cho các bước các giai đoàn trên có thể khác nhau. Tuy nhiên khi sử dụng cấu trúc này cần chú ý một số vấn đề như các nhiệm vụ của bài lên lớp không nên quá ôm đồm, đo đó phải xác định được nhiệm vụ trọng tâm, các bài lên lớp không nên lặp lại theo một tiến trình quen thuộc như vậy sẽ gò bó ảnh hưởng đến sự sáng tạo của giáo viên và hứng thú của học sinh. d/ Lập kế hoạch một bài dạy thực hành có hoạt động theo cặp, theo nhóm Bài 31 Thực hành Truyền và biến đổi chuyển động (Công Nghệ 8 - 1 tiết) I/ Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Hiểu và vận dụng được những kiến thức về cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động thông dụng 2. Kĩ năng: Biết cách tháo lắp và tính tỉ số truyền của bộ truyền động 3. Thái độ: Có ý thức tổ chức kỉ luật, giữ gìn vệ sinh và an toàn lao động II/ Chuẩn bị 1. Nôi dung: nghiên cứu bài 29,30, 31 SGKvà SGV Công Nghệ 8 2. Phương tiện, dụng cụ cho một nhóm học sinh: + Bộ mô hình truyền chuyển động, mô hình động cơ 4 kì + Bộ dụng cu đo và tháo lắp + Mẫu báo cáo kết quả thực hành như sau: Báo cáo kết quả thực hành Bài: Thực hành truyền và biến đổi chuyển động Nhóm:..............................................; Lớp:............................................ Ngày thực hiện:...............................; Nhóm trưởng:............................. Nội dung và kết quả thực hành Số TT Nội dung công việc Kết quả Bánh dẫn Bánh bị dẫn Tỉ số truyền (i) theo lí thuyết Tỉ số truyền (i) theo thực tế 1 2 Đánh giá của nhóm:..................................................................... Đánh giá của GV: + Thực hiện quy trình:...................................................... + Kết quả thực hành:........................................................ + Tinh thần ý thức tham gia:............................................. + Kết quả chung:.............................................................. III/ Tiến trình bài dạy Hoạt động 1. Tổ chức và ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số - Chia nhóm học sinh mỗi nhóm 6 em - Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí Hoạt động 2. Hướng dẫn ban đầu a. Thoả thuận mục tiêu: GV nêu mục tiêu bài; nhấn mạnh: cuối giờ mỗi nhóm cử đại diện lên trình bầy kết quả thực hành theo mẫu báo cáo b. Hướng dẫn quy trình thực hiện Bước 1: Xác định thông số của các bộ truyền động bằng dụng cụ đo Bước 2: Lắp giáp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền (i) Bước 3: Tìm hiểu các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động có trên mô hình động cơ 4 kì c. Phân nhóm vào vị trí làm việc - Giao phương tiện - dụng cụ, mẫu báo cáo két quả thực hành cho các nhóm. Hoạt động 3: thực hành Các hoạt động/ nội dung thực hành Phương pháp dạy - học 1. Xác định thông số của bộ truyền động - HS đo đường kính của bánh đai, bánh răng, đĩa xích bằng thước lá hoặc bằng thước cặp, kết quả ghi vào báo cáo thực hành - HS đếm số răng của các bánh răng, đĩa xích, kết quả ghi vào báo cáo thực hành - HS tính tỉ số truyền theo công thức lí thuyết, kết quả ghi vào báo cáo thực hành GV theo dõi uốn nắn quá trình thực hành của học sinh; có thể ghi nhật kí về quá trình và kết quả định tính của từng nhóm... chỉ can thiệp khi học sinh gặp khó khăn hoặc khi HS có yêu cầu 2. Lắp giáp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền (i) - HS lắp các bộ truyền động vào giá đỡ - HS cho các bộ truyền hoạt động, đếm số vòng quay của các bánh dẫn và bánh bị dẫn; ghi kết quả vào báo cáo HS tính tỉ số truyền thực tế theo kết quả bước trên; ghi kết quả vào báo cáo GV theo dõi uốn nắm quá trình thực hành của học sinh; có thể ghi nhật kí về quá trình và kết quả định tính của từng nhóm... chỉ can thiệp khi học sinh gặp khó khăn hoặc khi HS có yêu cầu 3.Tìm hiểu các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động có trên mô hình động cơ 4 kì - HS cho mô hình hoạt động, quan sát, nhận biết các bộ phận trên mô hình - Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào báo cáo GV theo dõi uốn nắm quá trình thực hành của học sinh; hướng học sinh tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu trong báo cáo Hoạt động 4: Đánh giá kết quả - Yêu cầu đại diện các nhóm HS lên trình bầy kết quả thực hành của nhóm ( thao tác mẫu) và tự đánh giá. - GV thu báo cáo thực hành của các nhóm và nhận xét chung về quá trình thực hành. Kết quả thông báo cho giờ học sau - HS thu dọn phương tiện, dụng cụ vệ sinh lớp học. e/ Lập kế hoạch một bài dạy lí thuyết có hoạt động theo cặp, theo nhóm Bài 46 máy biến áp một pha I/ Mục tiêu bài học Học xong bài này HS phải: - Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy biến áp một pha - Hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha II/ Chuẩn bị - Phóng to các hình vẽ SGK - Mô hình hoặc MBA đã tháo vỏ để có thể quan sát được cấu tạo bên trong, một số mẫu dây quấn và lõi thép - MBA còn tốt - Chuẩn bị phiếu học tập số 1: MBA gồm những bộ phận nào Nêu cấu tạo của từng bộ phận Chức năng của MBA 1..................................... ........................................................... ............................. 2..................................... ........................................................... ............................. 3.,..................................... ........................................................... ............................. - Phiếu học tập số 2: Điểm Hãy chọn ký hiệu thích hợp ( ) điền vào chỗ trống (...) trong hai câu dưới đây MBA tăng áp có N2....................N1 MBA giảm áp có N2...................N1 III/ Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Cấu tạo Cho HS đọc phần 1 SGK và quan sát hình 46.1 và 46.2 Cho HS quan sát mô hình MBA yêu cầu HS tháo ra để quan sát kĩ hơn phần cấu tạo kết hợp thông tin SGK Gv phát phiếu học tập cho HS yêu cầu HS hoạt động nhóm tìm hiểu về cấu tạo MBA Sau khi HS làm việc xong GV cho HS ngừng hoạt động và về vị trí và cho các em tự đánh giá kết quả của mình GV chiếu phần đáp án của mình lên máy chiếu và cho HS so sánh với kết quả của mình hướng dẫn học sinh bổ sung những phần còn thiếu và kết luận về cấu tạo của MBA như SGK 2. Nguyên lí làm việc GV cho HS quan sát sơ đồ cấu tạo và sơ đồ nghuyên lí SGK và đọc phần 2. GV lưu ý: MBA làm việc dựa trên cảm ứng điện từ phần này sẽ học kĩ ở Vật lí lớp 9 U1 N1 U2 N2 GV đưa ra nghuyên lí chung của MBA như SGK và phân tích công thức k Từ CT : U2= U1 N2 N1 Ta tính được CT ý nghĩa của k ( k là hệ số của MBA) Khi k > 1 tương đương U2 > U1 là MBA giảm áp Khi k < 1tương đương U2 < U1 là MBA tăng áp GV: Để hoàn thành rõ hơn ta sẽ hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 GV cho các nhóm HS ngừng hoạt động để đánh giá kết quả GV yêu cầu HS đổi chéo phiếu học tập cho nhau để đánh giá và cho điểm GV đưa ra đáp án và yêu cầu HS so sánh với kết quả của mình GV kết luận: Ta có thể dùng công thức này để tính toán MBA GV cho HS quan sát sơ đồ nghuyên lí và hỏi giữa hai dây có mối liên hệ về điện với nhau không GV giải thích thêm GV cho HS nghiên cứu và làm ví dụ SGK ? Để giữ U2 không đổi khi U1 tăng ta phải tăng hay giảm số vòng dây N1 GV kết luận: Để giữ U2 không đổi khi U1 tăng ta phải tăng số vòng dây GV giải thích thêm; vì trong ví dụ khi U1 giảm thì số vòng dây của cuộn sơ cấp cũng giảm và ta muốn giữ nghuyên điện áp thứ cấp và cuộn dây thứ cấp căn cứ vào đây ta áp dụng vào bài học. 3/ Số liệu kĩ thuật GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK ? So sánh điểm giống nhau giữa số liệu kĩ thuật của máy biến áp và đồ dùng điện GV kết luận về SLKT như SGK + Giống: đều có đơn vị là A, V + Khác: công suất của ĐDĐ đơn vị là W , MBS đơn vị là KV và KVA ? Tại sao lại có sự khác nhau này GV: MBA không phải là thiết bị tiêu thụ điện năng mà nó chỉ là thiết bị để chuyển đổi điện áp 4. Sử dụng 1. Cấu tạo HS đọc và quan sát HS tiến hành tháo MBA và tìm hiểu thông tin SGK Các nhóm HS làm việc theo nhóm hoàn thành thông tin cấu tạo MBA HS tự đánh giá kết quả HS so sánh với đáp án của mình bổ sung phần còn thiếu và ghi vào vở 2. Nguyên lí làm việc HS quan sát và đọc HS lắng nghe HS đọc nghuyên lý HS chú ý lắng nghe Nhóm HS xử lí phiếu học tập số 2 Các nhóm đổi chéo kết quả cho nhau để đánh giá và cho điểm Các nhóm HS so sánh kết quả HS ghi vở HS trả lời HS lắng nghe HS nghiên cứu và làm ví dụ HS trả lời HS ghi vở HS lắng nghe 3/ Số liệu kĩ thuật HS đọc HS so sánh HS ghi vở HS trả lời HS lắng nghe 4. Sử dụng Yêu cầu HS đọc SGK ? Để đảm bảo an toàn MBA cần lưu ý đặc điểm gì ? ở gia đình MBA thường có mặt ở những đồ dùng điện nào GV kết luận như SGK HS đọc HS trả lời HS trả lời HS ghi vở IV Tổng kết - GV cho HS đọc phần ghi nhớ - Cho các nhóm Hs làm bài tập sau: 1. Trên một MBA có ghi 220V - 5A - 1000VA hãy giải thích ý nghĩa của số liệu kĩ thuật đó 2. Một MBA có U1 = 220V, U2 = 24V, N1= 440 vòng. Tính số vòng dây thứ cấp khi U1 giảm còn 180V số vòng dây N1 không đổi để giữ nguyên điện áp U2 thì số vòng dây N1 bằng bao nhiêu - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau 3. Kết quả thu được a/ So sánh kết quả giờ học - Lớp 8A: Không sử dụng phương pháp làm việc theo cặp theo nhóm: + Đối với tiết lí thuyết: tiết học vội vàng, nhiều khi không đủ thời gian, học sinh được hoạt động ít, kiến thức học sinh tự tìm hiểu nhiều chỗ còn hời hợt, chưa sâu, lớp học trầm học sinh ít hứng thú tìm hiểu bài + Đối với tiết thực hành: HS không được trao đổi, tiết học thường không đủ thời gian vì thiết bị dạy học không đầy đủ cho từng em, - Lớp 8B: sử dụng phương pháp làm việc theo cặp theo nhóm: Thời gian dành cho HS học trên lớp được nhiều hơn, học sinh có hứng thú trong học tập, thích tìm tòi, sáng tạo, đặc biệt với các tiết thực hành các em hình thành được kĩ năng làm cho tiết học sôi nổi có chiều sâu và hiệu quả hơn. b/ So sánh các bài kiểm tra - đánh giá thực hành Qua thời gian dạy thực nghiệm và đối chứng hai bài tôi cho học sinh làm bài kiểm tra khảo sát chất lượng và đánh giá kết quả thực hành đã thu được kết quả chung như sau: Lớp Số bài Điểm 0 - 4 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 10 Số bài % Số bài % Số bài % 8A 30 11 36,7 15 50 4 13,3 8B 31 2 6,4 16 51,6 13 42 Căn cứ vào sự đối chứng trên ta có thể thấy rằng sử dụng phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là phương pháp làm việc theo cặp theo nhóm vào các giờ học nói chung và giờ Công Nghệ nói riêng là có thể và làm được tốt. Kết quả bài kiểm tra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có thể khẳng định rằng sử dụng phương pháp hoạt động nhóm để dạy học bộ môn này đặc biệt là các tiết lí thuyết vừa tiết kiệm được thời gian làm việc của thầy vừa giành được nhiều thời gian cho trò hoạt động lại vừa mang tính hiệu quả cao hơn, học sinh thực sự hứng thú học tập, nắm bài sâu hơn, chắc hơn và lâu hơn. C - Kết luận và đề xuất 1/ Kết luận Muốn sử dụng phương pháp làm việc theo cặp theo nhóm vào môn Công Nghệ trước tiên người đứng lớp phải nắm được đặc trưng của bộ môn và từng phần của môn học, mỗi bài, mỗi phần đều có những nội dung riêng, cần tận dụng tối đa lợi thế của từng phần để sử dụng phương pháp dạy học hợp lí và có hiệu quả nhất. Các bài học cụ thể sẽ có những cách sử dụng không hoàn toàn giống nhau và không phải bất cứ một bài học nào ta cũng cho học sinh làm việc theo phương pháp này vì vậy giáo viên cần phải linh hoạt, tránh xơ cứng, lặp lại một cách nhàm chán. Luôn biết tạo ra những nét mới về phương pháp để tạo được sự hấp dẫn, thu hút học sinh tích cực hoạt động trong tiết học. 2. Bài học kinh nghiệm Trên đây là kinh nghiệm của bản thân rút ra từ thực tế giảng dạy lớp 8 với thời gian 3 năm học, cho nên những điều rút ra chưa hẳn là đúng và đủ hoặc phù hợp với mọi người mọi nơi và mọi điều kiện. Rất mong được sự góp ý kiến bổ sung của các bạn đồng nghiệp. 3/ Đề xuất - Với Ban Giám Hiệu và tổ chuyên môn nhà trường: + Công tác dự giờ thăm lớp và đóng góp ý kiến cần phải tiến hành liên tục, thường xuyên. + Có biện pháp khích lệ tinh thần tự giác, khen thưởng kịp thời, tạo tâm lí khích lệ hoạt động chuyên môn, lòng tự trọng nghề nghiệp của mỗi giáo viên, từ đó giáo viên phát huy tinh thần tự học tự nghiên cứu, tự sắm cho mình hành trang kiến thức phong phú, sâu sắc toàn diện. + Coi trọng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, quản lí nề nếp dạy học, bởi đây là nền tảng vững chắc cho việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn nên chú trọng sinh hoạt theo chuyên đề, bồi dưỡng tri thức kĩ năng sư phạm cho giáo viên. - Với phòng GD&ĐT: Hỗ trợ và tạo điều kiện cho giáo viên như tôi được tham ra thường xuyên các lớp tập huấn, chuyên đề do sở GD&ĐT tổ chức - Với sở GD&ĐT: Cần tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm trong dạy học, thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề để trau rồi phương pháp dạy học liên tục và thường xuyên đặc biệt là với bộ môn Công Nghệ. Quan Sơn ngày 20 tháng 03 năm 2008 Người viết Phạm Thị Liên Tài liệu tham khảo - SGK,SGV, Thiết kế bài giảng Công Nghệ 8 - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III môn Công Nghệ - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục môn Công Nghệ - Tạp chí giáo dục Mục lục TT Nội dung Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 A- Mở đầu I. Những vấn đề chung 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nhiệm vụ của đề tài a. Mục đích b. Nhiệm vụ 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Thời gian và giới hạn đề tài 5. Phương pháp nghiên cứu a. Nghiên cứu lí thuyết b. Nghiên cứu thực tiễn II/ Cơ sở lí tuận và thực tiễn 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn B - Nội dung 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2. Biện pháp thực hiện a. Đặc điểm của dạy học theo nhóm b. Bản chất của dạy học theo nhóm c. Tiến trình thực hiện d. Lập kế hoạch cho bài dạy thực hành e. Lập kế hoạch cho bài lí thuyết 3. Kết quả thực hiện C - Kết luận 1. Kết luận 2. Bài học kinh nghiệm 3. Đề xuất 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 5 5 5 6 6 6 7 10 16 17 17 18

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lam_viec_theo_cap_theo_nhom_trong_day.doc