Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn 11

Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để đưa nền dạy học của nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức hướng đẫn của giáo viên: học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ, nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã thu nhiệm được. Một trong những biểu hiện quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới kiểm tra, dánh giá. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học tạo điều kiện tăng cường kiẻm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau, với độ phân hoá cao và có thể coi kiểm tra,

doc23 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I. đặt vấn đề I.cơ sở lý luận: Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để đưa nền dạy học của nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức hướng đẫn của giáo viên: học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ, nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã thu nhiệm được. Một trong những biểu hiện quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới kiểm tra, dánh giá. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học tạo điều kiện tăng cường kiẻm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau, với độ phân hoá cao và có thể coi kiểm tra, đánh giá như một biện pháp kích thích hứng thú học tập cho tất cả các đối tượng học sinh, giúp cá nhân học sinh có thể tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục những sai sót, hạn chế (nếu có) trong quá trình tìm hiểu, lĩnh hội và vận dụng kiến thức, kỹ năng bộ môn. Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, góp phần tạo thành công cho đổi mới giáo dục ở trung học phổ thông. Từ việc coi kiểm tra, đánh giá chỉ với mục tiêu kết luận kết quả học tập của học sinh tại thời điểm cuối của chương trình giáo dục, tới việc định hướng đánh giá nằm trong cả quá trình giúp cho giáo viên điều chỉnh cách dạy để học sinh đạt kết quả học tập ngày càng cao đang là một chuyển đổi tích cực của giáo dục phổ thông. Đổi mới công tác đánh giá, cần nắm vững mối quan hệ giữa kiểm tra, lượng giá và đánh giá khắc phục thói quen khá phổ biến là trong khi chấm bài kiểm tra giáo viên chỉ chú trọng việc cho điểm, ít cho những lời phê chỉ rõ ưu, khuyết điểm của học sinh khi làm bài, không mấy quan tâm đến việc ra những quyết định sau kiểm tra nhằm điều chỉnh hoạt động dạy và học, bổ sung những lỗ hổng trong kiến thức của học sinh, giúp đỡ riêng đối với học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, chú trọng hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn không có nghĩa là thay thế những hình thức đánh giá đang dùng bằng các hình thức đánh giá hoàn toàn mới lạ mà là sử dụng linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau.Thí dụ, căn cứ theo thời điểm đánh giá có thể sử dụng các hình thức như: đánh giá đầu vào, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá tổng kết. Căn cứ theo tính chất đánh giá có các hình thức kiểm tra, đánh giá: viết, nói, làm (thực hành). Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một quá trình lâu dài, không thể ngày một ngày hai mà đông đảo giáo viên từ bỏ được kiểu truyền thụ kiến thức, tiếp thu thụ động kiến thức của học sinh.Việc phát triển các phương pháp tích cực đòi hỏi một số điều kiện, trong đó quan trọng nhất là bồi dưỡng gíao viên có năng lực chuyên môn tốt, nắm bắt được phương pháp dạy học mới để áp dụng vào việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh. Nhưng cần lưu ý rằng: đổi mới kiểm tra, đánh giá theo mục tiêu môn học phải gắn liền với hàng loạt vấn đề của chương trình, sách giáo khoa, với chuẩn kiến thức, với đối tượng học sinh vùng miền. II. cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy của bản thân ở môn học Ngữ văn 11 , tôi đã vận dụng linh hoạt việc đổi mới kiểm tra, đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau: kiểu bài tự luận, kiểu bài trắc nghiệm, kiểu bài kết hợp tự luận và trắc nghiệm, bài vấn đáp, kiểu mẫu đánh giá định kỳ, đánh giá qua quan sát, trao đổi, thảo luận, đánh giá qua tự học( soạn bài, làm bài tập, đọc thêm, kiếm tìm tư liệu, tích luỹ tư liệu, sáng tạo đồ dùng học tập…) và còn đánh giá qua hoạt động ngoại khóa: diễn kịch, hội thảo hoặc thi sáng tác… Trong quá trình thực hiện chương trình trung học phổ thông mới tôi đã có những nghiên cứu trong đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn 11, điều đó được thể hiện qua hệ thống câu hỏi bài tập rất phong phú, đa dạng trong sách giáo khoa và trong những bài kiểm tra kết quả học tập ở từng học kỳ cho học sinh. Các đề kiểm tra luôn có sự cải tiến cả về nội dung và hình thức. Bên cạnh những câu hỏi quen thuộc theo dạng tự luận còn có câu hỏi trắc nghiệm khách quan được xây dựng theo các dạng:câu hỏi lựa chọn đúng sai, câu hỏi nhiều lựa chọn( từ hai lựa chọn trở lên), câu hỏi điền khuyết, câu hỏi đối chiếu cặp đôi… những loại câu hỏi này được dùng để kiểm tra, luyện tập kỹ năng nghe, đọc, nói, viết và năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực nắm vững và sử dụng các kiến thức, kỹ năng sử dụng từ ngữ, ngữ pháp cho học sinh trên phạm vi báo quát những kiến thức kỹ năng các em đã được học trong chương trình, mỗi câu hỏi có độ khó khác nhau, nhằm vào những mạch kiến thức, kỹ năng khác nhau nên có thể hạn chế được thói học tủ, lệch ở học sinh. Học sinh phải bỏ nhiều thời gian đọc và suy nghĩ trước khi trả lời tuy cách trả lời thường là đánh dấu theo sự lựa chọn hoặc trả lời rất ngắn gọn theo đáp án cho sẵn. Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ nhằm cho điểm mà phải được xem là căn cứ xác định mức độ phát triển và tiến bộ hay chưa tiến bộ, đạt được những gì,…làm căn cứ điều chỉnh nội dung và cách thức dạy học thích hợp. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên trong cả quá trình theo dõi kết quả học tập của học sinh. Trong các cuộc họp nhóm chuyên môn, tổ chuyên môn tôi luôn trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất việc thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11 sao cho phù hợp với chương trình, sách giáo khoa và chuẩn kiến thức với đối tượng học sinh từng lớp. III. mục đích - nhiệm vụ của đề tài: Đề tài này hướng tới mục đích nhiệm vụ sau đây: 1.Về kiến thức: Nắm được những định hướng chung về đổi mới kiểm tra, đánh giá ở môn Ngữ văn 11- trung học phổ thông.. Nội dung và phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11 Hiểu được kỹ thuật thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11 2. Về kỹ năng: Thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng đổi mới. Rèn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết cuả học sinh. 3. Về thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn. Đổi mới quan niệm đánh giá kết quả học tập của học sinh, tăng cường rèn luyện kỹ năng. IV. phương pháp nghiên cứu Làm đề tài này, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp. Dưới đây là những phương pháp chủ yếu: Phương pháp thống kê, nêu ví dụ. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp so sánh. Phương pháp phân loại, phân tích. Phương pháp tổng hợp. Phần II: giảI quyết vấn đề A. Giải pháp về đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn 11. I. Những định hướng cơ bản: 1. Định hướng chung: Đổi mới toàn diện về nhận thức, kĩ thuật và hình thức. Đảm bảo các yêu cầu cơ bản: Bám sát mục tiêu môn học, chuẩn kiến thức môn học, đổi mới theo hướng tích hợp, đổi mới theo hướng tích cực và kết hợp với tự đánh giá. Đổi mới kiểm tra, đánh giá phải chính xác, khách quan, công bằng; phù hợp với đặc trưng môn học; đảm bảo toàn diện về nội dung; đảm bảo phân hoá kết quả; đảm bảo nội dung và thời lượng. Đặc biệt phải đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá: Trắc nghiệm và tự luận. 2. Những yêu cầu đổi mới môn Ngữ văn 11 Dựa vào kết quả thực hành nghe, đọc, nói, viết các kiểu văn bản cũng như thực hành phân tích, bình giá tác phẩm văn học của học sinh mà đánh giá kết quả dạy và học. Dựa trên mức độ tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh khi học tập và thực hành nghe, đọc, nói ,viết.Tính tích cực chủ động của học sinh thể hiện ở việc tìm ra những khía cạnh mới trong khi đọc các văn bản văn học, những ý kiến hướng dẫn của giáo viên và sách giáo khoa. Cần khuyến khích những hình thức bài tập theo đó học sinh phải phân tích những văn bản đọc thêm trong sách giáo khoa hoặc được nghe giáo viên đề cập đến trong khi giảng. Đổi mới nội dung và phương pháp đánh giá bằng cách đa dạng hoá các hình thức và công cụ đánh giá. II. Những yêu cầu chung về nội dung kiến thức, kĩ năng đánh giá của môn Ngữ văn 11 ( căn cứ vào mục tiêu chương trình và nội dung sách giáo khoa Ngữ văn 11). 1. Năng lực đọc- hiểu và cảm thụ văn bản: Hiểu và cảm nhận: Những giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm ( đoạn trích) tiêu biểu cho kiểu văn bản tự sự ( tự sự trung đại: Thượng kinh kí sự; tự sự hiện đại: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Số đỏ, Chí phèo, Cha con nghĩa nặng, Vi hành, Tinh thần thể dục; tự sự nước ngoài: Người trong bao, Người cầm quyền khôi phục uy quyền …) Vẻ đẹp nhân văn và nghệ thuật trữ tình của thơ trung đại và một số bài thơ trữ tình hiện đại Việt Nam và thơ trữ tình tiêu biểu thế giới của Puskin và Tago. Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số đoạn kịch được trích: Vĩnh biệt cửu trùng đài; Tình yêu và thù hận ý nghĩa và nội dung của thể loại văn tế, chiếu . Hiểu ở mức độ cơ bản một số khái niệm lý luận văn học : đề tài, chủ đề, cốt truyện, trào lưu văn học…một số đặc điểm cơ bản của những thể loại văn học đã được học trong chương trình: Kí, chiếu, văn tế, truyện ngắn hiện đại, thơ trữ tình, kịch… 2. Năng lực hiểu biết và vận dung ngôn ngữ: Hiểu khái niệm và biết sử dụng ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Bước đầu biết lĩnh hội và sử dụng những thành ngữ, điển cố. Phân tích được những giá trị của những thành ngữ, điển cố thông dụng. Nâng cao nhận thức về nghĩa của từ trong sử dụng: hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa. Có kĩ năng chuyển nghĩa của từ, lựa chọn từ trong các từ đồng nghĩa dể sử dụng thích hợp trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp. Nắm được khái niệm ngữ cảnh, biết nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, có năng lực nhận thức và lĩnh hội được lời nói trong mối quan hệ ngữ cảnh. Hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của báo chí và đặc điểm phong cách ngôn ngữ báo chí. Nâng cao nhận thức về vai trò tác dụng trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản. Biết cách viết bản tin về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Nắm được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn. Biết phân tích và lĩnh hội kiểu câu trong văn bản, biết cách lựa chọn kiểu câu thích hợp để diễn đạt khi nói và viết. Có kĩ năng phân tích lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất. Hiểu được khái niệm ngôn ngữ chính luận và đặc điểm của ngôn ngữ chính luận. 3. Năng lực tạo lập văn bản Nắm được mục đích yêu cầu của thao tác lập luận phân tích. Biết phân tích một vấn đề xã hội, văn học. Hiểu rõ vai trò của thao tác lập luận so sánh. Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận. Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh trong bài văn nghị luận. Hiểu được mục đích và yêu cầu của lập luận bác bỏ. Biết cách lập luận bác bỏ trong bài nghị luận. Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận, những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận. Vận dụng các thao tác lập luận đã học để viết dược một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học. III. Những yêu cầu về phương pháp và hình thức xây dựng bộ công cụ đánh giá của môn học ngữ văn 11 1.Yêu cầu về phương pháp Đánh giá năng lực ngữ văn của học sinh một cách toàn diện, chính xác ,khách quan . Kết hợp một cách hợp lí, nhuần nhuyễn giữa các hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận. Hệ thống câu hỏi và bài tập ngữ văn cần có yêu cầu và độ khó cao hơn so với lớp 10 . Giáo viên cần đầu tư thời gian và trí tuệ vào việc đổi mới, biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. 2. Hình thức xây dựng bộ công cụ đánh giá : a.Trắc nghiệm khách quan: * Phạm vi kiến thức: - Năng lực hiểu biết và vận dụng ngôn ngữ . - Năng lực đọc- hiểu và cảm thụ văn bản. *Yêu cầu: - Đa dạng hoá hình thức. - Kiểm tra kiến thức toàn diện và có tính phân hoá . - Hạn chế câu hỏi kiểm tra ở trình độ nhận biết đơn giản mà chú trọng câu hỏi ở mức độ thông hiểu và vận dụng . * Câu hỏi trắc nghiệm : - Đa dạng các hình thức trắc nghiệm: Đúng – sai; đối chiếu –cặp đôi; điểm khuyết; bổ sung lựa chọn . - Giáo viên cần đầu tư cho các phương án để tăng cường độ khó cho các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn . - Do yêu cầu tích hợp của chương trình, hạn chế ra câu hỏi cho những đơn vị kiến thức riêng rẽ mà tăng cường những câu hỏi nhằm đánh giá năng lực đọc – hiểu tác phẩm văn học của học sinh. Cụ thể là : + Giáo viên có thể lựa chọn một văn bản (trích đoạn) kiểm tra những kiến thức đọc – hiểu, về Tiếng việt và Làm văn chứa đựng ngay trong văn bản đó . + Văn bản lựa chọn không chỉ là những văn bản được học trong chương trình mà có thể là các văn bản đọc thêm hoặc văn bản nước ngoài trong sách giáo khoa. Song phải có nội dung tương đương . + Khi kiểm tra, cần chú ý khai thác cụ thể và từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, nghệ thuật thể hiện …của văn bản để đánh giá có chiều sâu năng lực đọc – hiểu, cảm thụ tác phẩm văn học của học sinh . b. Tự luận : * Phạm vi kiến thức và kỹ năng : - Năng lực tạo lập văn bản . *Yêu cầu: - Kiểm tra năng lực cảm thụ phân tích tác phẩm văn học, kỹ năng tư duy, diễn đạt và huy động kiến thức, kỹ năng tóm tắt văn bản . - Không nên gò bó, cứng nhắc trong một kiểu khuôn mẫu mà đa dạng hoá cách ra đề có tính mở để học sinh khó sao chép. - Tích hợp về nội dung và phương pháp biểu đạt. - Khuyến khích tính sáng tạo trong bài làm của học sinh. - Chú ý đến mức độ phù hợp với trình độ học sinh, từng lớp, từng trường * Các dạng đề tự luận : - Là một bài tự luận dài ( 90 phút). - Là một bài tự luận ngắn(45 phút ) nhằm kiểm tra một phương diện kiến thức kỹ năng nào đó. 3. Quy trình của kiểm tra, đánh giá : Xác định nội dung về kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra :Định kì, cuối kì , cuối năm. Cần sử dụng sách giáo khoa để liệt kê những nội dung đã trình bày với học sinh ở cả ba phân môn (định kì ). Còn kiểm tra học kì thì cần kiểm tra kiến thức nào cho phù hợp với trình độ của học sinh . Xác định nội dung của đề kiểm tra gồm hai yêu cầu : + Ngữ liệu tiêu biểu, ngắn gọn, đầy đủ, hỏi học sinh đúng kiến thức đã học. + Xác định đúng hình thức trắc nghiệm: Đúng – sai ,đối chiếu – cặp đôi , điền khuyết , bổ sung lựa chọn ,… 4. Lập bảng đặc trưng hai chiều : * Mục đích : - Kiểm tra toàn diện học sinh . - Chọn học sinh giỏi . * Mức độ : Nhận biết ;thông hiểu ; vận dụng. 5. Xây dựng câu hỏi và đáp án trả lời : - Ngắn gọn, đầy đủ. - Sáng rõ. - Đơn nghĩa. 6. Các hình thức kiểm tra ,đánh giá khác: - Kiểm tra miệng thường xuyên. - Làm bài tập nghiên cứu nhỏ. - Các bài luyện nói trên lớp. - Tham gia vào các hoạt động ngữ văn ( hội thảo chuyên đề, ngoại khoá) B. thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn 11 theo hướng đổi mới: I. Giới thiệu đề kiểm tra 15 phút – phần văn bản: 1. Đề bài: a) Phần trắc nghiệm : (2 đ) Đọc các câu hỏi, trả lời bằng cách viết thêm vào phần để trống hoặc khoanh tròn vào trước chữ cái đúng nhất cho mỗi câu hỏi . Câu1. Hai đứa trẻ được in trong tập: A. Gió đầu mùa. B. Nắng trong vườn. C. Hà Nội ba sáu phố phường. D. Sợi tóc. Câu 2. Chi tiết mở đầu của truyện “Hai đứa trẻ”, báo hiệu một ngày tàn là: A.Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài ruộng. B. Những đám mây hồng như hòn than sắp tàn. C.Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ. D. Dãy tre làng đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Câu 3. Tâm trạng và cảnh sống của nhân vật nào trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” không giống với các nhân vật còn lại: A. Chị Tí B. Bác phở Siêu. C. Bà cụ Thi D. Gia đinh bác Sẩm Câu 4.Viết về những con người nơi phố huyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, nhà văn bày tỏ niềm thương xót đối với những kiếp người: A. Đau thương B. Bất hạnh C. Mòn mỏi D. Tật nguyền b) Tự luận : (8đ) Phân tích sự tương quan giữa ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn’’ Hai đứa trẻ’’ của Thạch Lam ? Tương quan ấy nói lên điều gì ? 2. Đáp án-biểu điểm a. Trắc nghiệm: ( 2 điểm) Câu1: B Câu 2: C Câu 3: C Câu 4: C b. Tự luận (8 điểm) Sự tương quan giữa hai hình ảnh ánh sáng và bóng tối được thể hiện: - Hình ảnh ánh sáng. + Quầng sáng của ngọn đèn chị Tí. + Bếp lửa bác Siêu như một chấm lửa nhỏ. + Ngọn đèn của chị em Liên thưa thớt từng hột sáng. - Hình ảnh bóng tối : +Tối trên con đường thăm thẳm ra sông. + Tối trên con đường qua chợ về nhà. + Các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. à Thạch Lam đã dựng lên trong truyện của mình không gian nghệ thuật là không gian bóng tối. ánh sáng xuất hiện chỉ là thứ ánh sáng le lói từng hột sáng, không đủ sức xé rách màn đêm, trái lại chỉ làm cho đêm tối trở lên mênh mông hơn. II. Giới thiệu bài viết số 5 ( thời gian : 45 phút) Tiết : 75 Đề bài: Trước sự săn sóc và tình thương yêu của Thị Nở, tâm trạng của Chí Phèo diễn biến ra sao? Đáp án: * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. Nắm vững nội dung tác phẩm “ Chí Phèo”; biết chọn dẫn chứng tiêu biểu để thấy được diễn biến tâm trạng của Chí Phèo. - Diễn đạt lưu loát, ít mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo và độc đáo trong cách phân tích. * Yêu cầu về kiến thức: - Đây là đoạn văn đặc sắc trong truyện ngắn “ Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, đồng thời nó còn thể hiện giá trị nhận đạo sâu sắc qua sự phục sinh tâm hồn của Chí. - Trước sự săn sóc và tình thương yêu của Thị Nở, tâm trạng của Chí Phèo đã diễn biến khá phức tạp và rất logic. Lúc đầu Thị Nở chỉ khơi dậy những bản năng rất con người của Chí, nhưng sau đó, sự săn sóc giản dị đầy ân tình và lòng yêu thương mộc mạc, chân thành của người đàn bà khốn khổ này đã làm thức dậy bản chất lương thiện của người nông dân Chí Phèo. Khi được Thị Nở đem cho bát cháo hành, Chí Phèo ngạc nhiên và hết sức cảm động “thấy mắt mình như ươn ướt”. Điều này là dễ hiểu, vì chính tác giả nói “ xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì” . “ Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng”, “ vừa vui vừa buồn”.Vui vì lần đầu tiên được người khác yêu thương chăm sóc; buồn vì thân phận của mình, ăn năn vì ý thức được những hành động sai trái của mình đã làm trong quá khứ. Chí Phèo thấy cháo hành rất ngon và thấy Thị Nở cũng “có duyên”. Hắn nghĩ tới hạnh phúc vợ chồng, thấy mình bị thiệt thòi vì chưa bao giờ được săn sóc bởi bàn tay của người đàn bà. Chí nhớ đến nỗi nhục khi trước đây hắn phải chiều theo ham muốn xác thịt của con quỉ cái vợ ba Bá Kiến. Cuối cùng Chí Phèo hi vọng : “Thị Nở sẽ mở đường cho hắn vào cái xã hội “ bằng phẳng lương thiện”. Đây là những giây phút tươi đẹp nhất trong cuộc đời tăm tối dài dằng dặc của Chí Phèo. 3. Biểu điểm: * Điểm 9- 10: đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả. * Điểm 7- 8 :đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, văn viết lưu loát, có cảm xúc, mắc không quá 5 lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. * Điểm 5- 6 : tỏ ra hiểu đề nhưng phân tích chưa sâu, diễn đạt hơi vụng nhưng câu văn rõ ý. * Điểm 3- 4 : hiểu chưa đúng trọng tâm yêu cầu đề, phân tích sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. * Điểm 1- 2 : bài viết lạc đề III. Giới thiệu đề kiểm tra tổng hợp học kì I ( thời gian làm bài 90 phút). Tiết :71+72 1. Đề bài a.Phần trắc nghiệm (2.5 điểm) Anh (chị) hãy chọn câu trả lời đúng nhất theo yêu cầu của các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng trước các ý. Câu 1: Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện nội dung gì ? A. Lý tưởng đạo đức nhân nghĩa. B. Tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm và bọn bán nước. C. Ca ngợi những người nông dân nghĩa sĩ và sĩ phu yêu nước. D. Cả A, B, C. Câu 2: “ Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân; cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ” thuộc phần nào trong bố cục bài “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ? Lung khởi B. Thích thực Ai vãn D. Kết Câu 3: Trong đoạn thơ : “ Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công” (Trần Tế Xương) Cụm từ nào dưới đây không phải là thành ngữ ? Lặn lội thân cò B. Một duyên hai nợ C. Năm nắng mười mưa D. Cả A và B Câu 4: Quan niệm về “người hiền” của tác giả Ngô Thì Nhậm trong phần đầu tác phẩm “ Chiếu cầu hiền” là? Không mưu hại người khác. Phó mặc sự đời, không can thiệp vào bất cứ việc gì. Sống hoà mình với thiên nhiên. Phải được sử dụng, nếu không làm vậy thì trái với đạo trời. Câu 5: Hãy điền đúng( đ) hoặc sai(s) trước các dòng giải nghĩa từ “ ăn bám”? Lợi dụng lúc người khác gặp thế bí để kiếm lợi, hoặc buộc người khác cho mình hưởng lợi. Có sức lao động mà không làm việc, chỉ sống nhờ vào sức lao động của người khác. Dỗ dành, lừa phỉnh để trục lợi từ người khác. Lấy bớt đi một phần để hưởng lợi cho mình. Câu 6: Hãy nối cột A và cột B để có các khái niệm trong thao tác lập luận so sánh: A B 1. So sánh trong lập luận 1. Là một thao tác lập luận, dùng so sánh để chỉ ra những nét giống nhau. 2. So sánh tương đồng 2. Là một thao tác lập luận, dụng để so sánh làm sáng tỏ, làm vững chắc thêm luận điểm của mình. 3. So sánh tương phản 3. Là một thao tác lập luận, dùng so sánh để chỉ ra sự khác biệt, đối chọi. Câu 7: Hãy điền từ còn thiếu vào đoạn văn sau? Phát biểu trong hoàn cảnh của một đất nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của phong trào đấu tranh và giải phóng dân tộc, văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 đã chia thành … (1) . Đó là bộ phận văn học …(2) . Văn học hợp pháp …(3) trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân. Văn học bất hợp pháp….(4) vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật. Bị đặt ra ngoài B. Hợp pháp và bất hợp pháp C. Tồn tại D. Hai bộ phận Câu 8: Ngữ cảnh là gì ? Là không gian, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động giao tiếp. Là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói. Là các vai giao tiếp gồm có người nói( viết) và người đọc( nghe). Là hoàn cảnh của phát ngôn. Câu 9: Hãy nối cột A và cột B sao cho lời miêu tả phù hợp với vẻ ngoài của nhân vật trong đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” ? A B 1. Cụ cố Hồng 1.Vẻ buồn lãng mạn 2. Văn Minh 2. Khóc to “Hứt!...Hứt!...Hứt!...” 3. Cô Tuyết 3. Kho khạc, mếu máo... 4. Phán mọc sừng 4. Đăm đăm, chiêu chiêu Câu 10. Đâu là chức năng của ngôn ngữ báo chí ? Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sinh hoạt dân dã, thường có sắc thái mỉa mai châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và ngôn luận của dân chúng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Cả A và B. b. Phần Tự Luận.(7.5 điểm) Câu 1: (1.5 điểm): Sau khi ở tù ra, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần, nội dung của những lần đến gặp đó ? Câu 2 (6 điểm) Phân tích vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân ? 2. Đáp án a .Phần trắc nghiệm(2.5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D D A D A,C,D sai. B- đúng A1-B2 A2-B1 A3-B3 1-D 2-B 3-C 4-A B A1-B3 A2-B4 A3-B1 A4-B2 B b. Phần tự luận( 7.5 điểm) Câu 1(1.5 điểm): Sau khi ở tù về Chí Phèo đến nhà Bá Kiến ba lần Lần 1: Chí Phèo đến dể báo thù vì Chí Phèo rất căm hận Bá Kiến và vẫn còn tỉnh táo biết xác định đúng kẻ thù của mình. Kết quả: Bằng sự lọc lõi cáo già của mình Bá Kiến trở thành kẻ bảo trợ cho Chí Phèo, biến Chí Phèo bước đầu trở thành tay chân gây tội ác, biến một kẻ tội nhân như hắn trở thành ân nhân của Chí Phèo. Lần 2: Chí Phèo đến để xin ở tù. Chí phèo đã cùng đường và ngày càng dấn thân vào tội ác vì Bá Kiến lợi dụng sau việc hắn bảo Chí đến để đòi tiền Đội Tảo. Kể từ đó Chí thực sự trở thành nỗi kinh hoàng, con quỉ dữ của làng Vũ Đại. Lần 3: Chí Phèo đến để đòi được làm người lương thiện. Hắn đi sai đường nhưng đúng hướng. Kết quả: Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự sát. Chí Phèo đã không thể sống tiếp cuộc đời của loài thú vật, anh đã chết như một con người. Câu 2( 6 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. Nắm vững nội dung tác phẩm “ Chữ người tử tù”; biết chọn dẫn chứng tiêu biểu để thấy được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao. - Diễn đạt lưu loát, ít mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo và độc đáo trong cách phân tích. * Yêu cầu về nội dung: Học sinh cần trình bày được những ý cơ bản sau( có thể không đúng thứ tự nhưng tối thiểu phải đủ, chấp nhận những sáng tạo hợp lý) : - Tài hoa ( cái tài của người nghệ sĩ). Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Nguyễn Tuân miêu tả cái tài hoa một cách gián tiếp qua cuộc trò chuyện của thầy thơ lại và viên cai ngục. - Hai chữ Thiên lương (cái tâm của người nghệ sĩ). Điều này được thể hiện qua: + ý thức về giá trị nghệ thuật + Thái độ

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Ngu Van 11.doc