Nhiệm vụ của trường THCS là bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động, làm chủ đất nước, có văn hoá kỹ thuật, có sức khoẻ phát triển toàn diện, để xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. Thực hiện lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang được hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không Chính là nhờ công học tập của các cháu .” Để làm được điều đó nhà trường phải thi đua: Dạy tốt - Học tốt, đồng thời phải hiểu được tâm lý học sinh một cách sâu sắc
Muốn hiểu được tâm lý đối tượng học sinh mình dạy là cả một quá trình lâu dài và phức tạp mà người giáo viên phải tìm hiểu. Để nhằm tác động đúng hướng, đúng qui luật tâm lý gây được ở học sinh hứng thú say mê học tập, có tinh thần tự giác tích cực học tập, khi đó việc học sẽ đạt kết quả cao hơn. Đó là một vấn đề từ lâuđã được các giáo viên dạy ở bậc THCS quan tâm và bàn bạc sôi nổi. tuy nhiên còn nhiều tồn tại và thiếu sót, đòi hỏi phải có cách giải quyết để góp phần nâng cao hiệu quả về chất lượng giảng dạy và học tập.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn Văn cho học sinh khối 6 - 7 trường PTDTNội trú Thanh Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài :
1. Lý do khách quan:
Nhiệm vụ của trường THCS là bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động, làm chủ đất nước, có văn hoá kỹ thuật, có sức khoẻ phát triển toàn diện, để xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. Thực hiện lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang được hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không…Chính là nhờ công học tập của các cháu .” Để làm được điều đó nhà trường phải thi đua: Dạy tốt - Học tốt, đồng thời phải hiểu được tâm lý học sinh một cách sâu sắc
Muốn hiểu được tâm lý đối tượng học sinh mình dạy là cả một quá trình lâu dài và phức tạp mà người giáo viên phải tìm hiểu. Để nhằm tác động đúng hướng, đúng qui luật tâm lý gây được ở học sinh hứng thú say mê học tập, có tinh thần tự giác tích cực học tập, khi đó việc học sẽ đạt kết quả cao hơn. Đó là một vấn đề từ lâuđã được các giáo viên dạy ở bậc THCS quan tâm và bàn bạc sôi nổi. tuy nhiên còn nhiều tồn tại và thiếu sót, đòi hỏi phải có cách giải quyết để góp phần nâng cao hiệu quả về chất lượng giảng dạy và học tập.
2. Lý do chủ quan:
Việc gây hứng thú học tập của học sinh về các môn học nói chung, môn giảng văn nói riêng là rất cần thiết, vì nó giúp cho giáo viên phát triển hứng thú cho học sinh học tập đối với môn học, phân tích nguyên nhân của các biểu hiện đó, Từ đó tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất tạo điều kiện cho học sinh hứng thú học tập bộ môn mình dạy, để nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục,
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, tôi thấy khi dạy nếu giáo viên không chú ý gây cho học sinh sự hứng thú thì các em rất dễ nhàm chán , không chú trọng tới việc học bộ môn. Bởi khi học bộ môn các em phải biết kết hợp nhiều thao tác: Tái hiện, tưởng tượng rồi phân tích đánh giá .
Vì vậy tôi thấy mỗi giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn cần phải chú ý tới vấn đề này, với mong muốn của bản thân tôi là được đóng góp những ý kiến của mình, dù là nhỏ bé để các đồng nghiệp tham khảo, từ đó phát triển hứng thú và tính sáng tạo cho học sinh- nhất là học sinh miền núi trong học tập bộ môn nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời đại mới.
II.mục đích nghiên cứu đề tài:
Thông qua nghiên cứu đề tài giúp chúng ta nắm vững được thực tế học tập bộ môn Ngữ văn của học sinh THCS miền núi- Nhất là đối với học sinh người dân tộc. Từ đó có phương pháp dạy học thích hợp đối với đối tượng học sinh, đề xuất biện pháp góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
III. Đối tượng nghiên cứu đề tài :
Là học sinh khối 6-7 trường PTDTNội trú Thanh Sơn
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, để thực hiện được mục đích đã đề ra phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu phân tích lý thuyết và hứng thú học tập của học sinh, tìm ra nguyên nhân học sinh chưa hứng thú đối với bộ môn
- Bước đầu xây dựng và đề ra một số biện pháp khắc phục và phát huy hứng thú học tập của học sinh đối với môn học
- Một số biện pháp thiết thực đối với học sinh, đối với giáo viên, đối với gia đình và xã hội
V.Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nhiệm vụ đã đề ra, trong quá trình nghiên cứu tôi đã thực hiện các phương pháp sau:
1.Phương pháp đọc sách, đọc tài liệu nhằm nghiên cứu lý luận:
- Thế nào là hứng thú? Vai trò của nó đối với hoạt động của con người, đặc biệt đối với hoạt động nhận thức?
- Làm thế nào để khuyến khích được hứng thú học tập cho học sinh?
2.Phương pháp điều tra bằng phiếu:
Phương pháp này nhằm xác định hứng thú học tập cho học sinh và tìm ra nguyên nhân bằng các mẫu phiếu sau:
+Phiếu 1:
- Trong các môn học em thích môn nào nhất?
- Với môn Ngữ văn em :thích học? không thích? bình thường?
+Phiếu 2:
Trong một giờ giảng văn khi nào em thấy thích học nhất? Khi nào em thấy chán nhất?
3.Dự giờ trên lớpđể theo dõi hứng thú học tập của học sinh:
- Bao nhiêu em chú ýnghe giảng?
- Bao nhiêu em ghi chép đầy đủ?
- Bao nhiêu em không ghi chép?
- Bao nhiêu em tích cực phát biểu ý kiến?
Bao nhiêu em không tích cực?
4.Phương pháp trò chuyện:
- Trao đổi với giáo viên cùng dạy bộ môn.
- Hỏi học sinh tìm thực trạng, nguyên nhân.
5. Xem vở ghi của học sinh:
- Bao nhiêu em ghi chép đầy đủ?
- Bao nhiêu em ghi thiếu ,ghi sai?
phần II: Nội dung nghiên cứu:
I. Những cơ sở lý luận:
Tập trung trí não và mọi giác quan vào một vấn đề, một công việc nào đó, là lúc lôi cuốn sự chú ý say mê của con người. Chính sự say mê, hứng thú đó sẽ giúp con người có khả năng sáng tạo, phát hiện ra nhiều điều mới mẻ, thú vị.
Đối với lứa tuổi thanh thiếu niên thì hứng thú rất dễ xuất hiện và cũng rất dễ mất. Bởi trong suy nghĩ của các em còn non nớt , còn ham chơi chưa xác định được mục đích học tập cho bản thân mình. hứng thú của các em lại còn phải phụ thuộc vào sở thích cá nhân và điều mà các em quan tâm đến. Vì vậy để gây hứng thú học tập cho các em là rất khó đòi hỏi người giáo viên phải hiểu tâm lý của các em, phải tác động đúng lúc, đúng chỗ mới phát huy được khả năng của các em.
II.Thực trạng hứng thú học tập của học sinh về bộ môn và kết quả điều tra:
1.Đặc điểm :
- Đối tượng học sinh: 100% là con em dân tộc ở 5 xã vùng cao và 27 bản động của huyện Thanh Sơn; 2 xã Yến Mao và Phượng Mao (Thanh Thuỷ ). Vì vậy đại đa số các em trình độ tư duy còn yếu, tư duy trực quan tốt hơn tư duy trừu tượng. Đặc trưng ngôn ngữ của các em là diễn đạt chưa gãy gọn lưu loát.
- Học sinh chưa thực sự ham học nhiều em chưa thấy được sự cần thiết phải học bộ môn ngữ văn.
3.Trong một số giờ ngữ văn các em còn tiếp thu một cách thụ động, uể oải, nhất là đối với giờ Tập làm văn.
4. Kết quả điều tra:
Qua điều tra, tôi thấy hứng thú học tập của học sinh xuất phát từ những điều sau:
- Những bài học kiến thức gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ và gần vơí thực tế đối với học sinh như các môn :Sinh, Địa, Công nghệ, Lý, Hoá-Không khí trong giờ học không gò bó các emđược suy nghĩ và phát biểu nên cácem có hứng thú hơn.
- Kết quả điều tra hứng thú học bộ môn Ngữ văn của học sinh như sau:
*Khối 6:
- Thích học: 60%
- Bình thường:35%
- Không thích:5%
*Khối 7:
- Thích học:50%
- Không thích:10%
Bình thường:40%
Trong một giờ giảng văn các em cảm thấy nhàm chán khi thầy cho ghi dài, thầy giảng bài đều đều, thầy nói không có ngữ điệu, lớp không chú ý và không có ý kiến xây dựng bài, học sinh không nắm được bài , có những từ ngữ các em không hiểu.
Các em chỉ cảm thấy thích học khi: Thầy giảng bài truyền cảm, sử dụng từ ngữ gần gũi dễ hiểu,gây được không khí thân tình cởi mở, thoải mái , lớp chú ý tập trung nghe giảng và sôi nổi xây dựng bài.
III. Một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn của học sinh:
1. Đối với thầy:
Qua kết quả điều tra ta thấy vai trò của thầy, cô giáo rất quan trọng trong việc tác động gây hứng thú học tập cho học sinh. Đối với học sinh là người dân tộc thiểu số ở miền núi thì việc tác động gây hứng thú học tập cho các em lại càng khó hơn, vì vốn từ ngữ Tiếng Việt của các em còn yếu ; mà trong văn chương có rất nhiều từ ngữ còn xa lạ với các em.Cho nên trong việc giảng dạy Ngữ văn, thầy cô giáo phải chú trọng tới việc gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Đối với học sinh người dân tộc, vốn hiểu biết về cuộc sống và con người của các em còn nhiều hạn chế mà trong việc học ngữ văn các em phải có sự liên tưởng, tưởng tượng nhưng những đối tượng đề cập đến trong tác phẩm văn chương lại rất xa lạ dẫn đến cảm nhận, cảm xúc bị hạn chế, rất dễ dẫn đến sự nhàm chán, các em không có hứng thú, học tập.
Vì vậy người giáo viên phải giúp các em giải toả tâm lý, phải làm cho học sinh yêu thích môn ngữ văn và tin vào khả năng của mình- điều đó phụ thuộc vào khả năng , kiến thức văn học cũng như tài năng sư phạm của các thầy cô giáo.
Để giảng dạy có hiệu quả, gây được hứng thú , thích học bộ môn cho học sinh thì quan hệ giữa thầy và trò phải tốt; thầy phải quan tâm, gần gũi,tôn trọng danh dự của học sinh, là tấm gương mẫu mực cho học sinh về mọi mặt.
Tóm lại là người giáo viên dạy ngữ văn phải cảm hoá được học sinh, gây được ở các em niềm tin yêu với thầy
Một yếu tố quan trọng nữa là người thầy giáo phải giúp các em vượt qua hàng rào ngôn ngữ, phải tạo ra trong nhà trường một môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt; trong một giờ Ngữ văn nhất là đối với giờ giảng văn thầy phải giúp học sinh hiểu được nghĩa của những từ ngữ còn xa lạ đối với các em vì học sinh người dân tộc miền núi nhiều khi không phân biệt được sự khác nhau giữa nghĩa của từ trong giao tiếp và nghĩa của từ trong văn chương
Chẳng hạn khi dạy bài Hồi hương ngẫu thư ( Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ) của Hạ Tri Chương-Ngữ văn lớp 7: Ngoài việc bám vào ngôn từ của tác phẩm giáo viên còn phải giúp học sinh hiểu biết về thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm- Việc này rất có tác dụng khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên bằng giọng kể truyền cảm giới thiệu cho học sinh về Hạ Tri Chương là một viên quan đại thần đời Đường –Trung Quốc; ông từ giã quê hương ra đi làm quan từ lúc còn trẻ; hơn năm mươi năm sau,đến năm86 tuổi ông mới trở về quê trong sự lưu luyến của vua, thái tử và bè bạn ở kinh đô. Sau lúc về quê chưa đầy một năm ông qua đời.
Ngoài ra giáo viên cần phân tích nghĩa của từ ‘ ngẫu’- ( ngẫu nhiên) để học sinh hiểu được: Ngẫu nhiên viết vì tác giả không chủ định làm thơ ngay từ lúc mới đặt chân tới quê nhà và vì sao lại viết. Tình huống đầy kịch tính ở cuối bài là một cú sốc thực sự đối với ông. Cắt nghĩa cặn kẽ học sinh sẽ thấy thích thú vì chỉ một từ mà có thể diễn tả được nhiều ý. Giáo viên cần tập cho học sinh phát hiện ra sắc thái biểu lộ và biểu cảm của tác giả ẩn sâu trong tác phẩm văn chương.
Khi dạy tác phẩm văn chương giáo viên phải chú ý tới nhiều biện pháp để tác động tới tình cảm và cảm xúc, tới trí tưởng tượngvà óc liên tưởng, tới trí tuệ và nhân cách của học sinh:
Phương pháp đọc sáng tạo: Mục đích của phương pháp này là phát triển được sự cảm thụ sâu sắcvà thêm được sự cảm thụ trực tiếp của trò với tác phẩm văn học. nó đặc biệt đòi hỏi người đọc người nghe đều phải chú ý từ , câu, nhịp điệu…gây cảm xúc và kích thích hoạt động hình dung tưởng tượng, biết phân tích đánh giá, thưởng thức tác phẩm. Phương pháp đọc sáng tạođược sử dụng hầu như thường trực trong tiết học. đọc diễn cảm diễn tả sự cảm thụ chứ không chỉ dừng lại ở mức thể hiện cảm xúc- mà có cả sự hiểu biết của người đọc, sự tri âm của tác giả.
Phương pháp gợi tìm: Vai trò chủ thể của học sinh được phát huy, giáo viên dạy các em tự mình tìm lấy tri thức, qua đó tạo hứng thú học tập cho học sinh
Đan xen giữa các phương pháp:ở đâyngười thầychủ động, tích cựchoá các hoạt động học tập của học sinh, kích thích nhu cầu tìm kiếm ở người học.
Tóm lại: Việc vận dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng lá người dân tộc để phát huy hứng thú học tập cho các em đối với học bộ môn ngữ văn, nhìn chung vẫn dựa vào phương pháp đổi mới trong giảng dạy bộ môn nhưng mọi vấn đề giáo viên đưa ra để dẫn dắt học sinh tìm hiểu cảm thụ được tác phẩm cần rõ ràng, ngắn gọn, cụ thể.
Đối với học sinh:
Để có được hứng thú học tập, việc đầu tiên vô cùng quan trọng đối với các em là phải tập trung nghe giảng, không để các việc khác chi phối như nói chuyện, làm việc riêng hoặc nhìn ra ngoài …
Khi nghe giảng cần kết hợp ghi chépđược những ý chính và ghi lại những ý mình hiểu
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem Ngu van THCS.doc