Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Trường THCS Đạ Long

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Qua tiết trả bài GV cho HS tự đánh giá về lực học của mình qua phân môn văn học, về khả năng tiếp nhận các tác phẩm thơ và truyện hiện đại.

 - Rèn kỹ năng tiếp thụ, rút kinh nghiệm, sửa chữa

 - Ý thức tự rèn luyện, tự sửa chữa, chỉnh lý và ý thức vươn lên, yêu thích môn học.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Chấm, trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác.

 2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài. Đọc lại bài để rút ra bài học cho bản thân

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 Ngày soạn: 07/12/2013 Tiết PPCT: 81 Ngày dạy: 09/12/2013 TRẢ BÀI KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Qua tiết trả bài GV cho HS tự đánh giá về lực học của mình qua phân môn văn học, về khả năng tiếp nhận các tác phẩm thơ và truyện hiện đại. - Rèn kỹ năng tiếp thụ, rút kinh nghiệm, sửa chữa - Ý thức tự rèn luyện, tự sửa chữa, chỉnh lý và ý thức vươn lên, yêu thích môn học. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Chấm, trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác. 2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài. Đọc lại bài để rút ra bài học cho bản thân C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A1:................................................. 9A2:................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: GV nêu yêu cầu, sự cần thiết của tiết trả bài. Tiết học này sẽ giúp các em thấy được những ưu khuyết trong bài làm văn số 3 và bài kiểm tra Tiếng Việt nhằm mục đích để các em để phát huy, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài sau đạt kết quả cao hơn và không bị mắc những lỗi đã gặp. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HĐ1: Phân tích đề + Đề trắc nghiệm - Gv trình chiếu đề trắc nghiệm, gợi ý, phát vấn Hs trả lời - Hs trả lời. + Đề tự luận: - Gv: Yêu cầu của đề là gì, các ý cần trả lời ? - Hs: Trả lời. * HĐ2: Công bố đáp án Sau khi Hs trả lời, Gv công bố đáp án * HĐ3: Nhận xét ưu khuyết điểm a. Ưu điểm: - Hầu hết HS nắm và biết cách làm bài văn có hai phần: trắc nghiệm và tự luận. - Kiến thức về văn bản khá vững, biết tình huống truyện, viết được bài cảm nhận. b. Nhược điểm: - Chưa nắm được tình huống truyện éo le. - Diễn đạt còn dài dòng, lủng củng, viết câu chưa chuẩn, sai chính tả, danh từ riêng không viết hoa. - Trong bài còn dùng các kí hiệu mũi tên và gạch đầu dòng * HĐ4 : Thống kê chất lượng bài làm * Hướng dẫn tự học I. Phân tích đề (xem PPCT tiết 79) II. Công bố đáp án (Xem PPCT tiết 79) III. Nhận xét ưu khuyết điểm IV. Thống kê chất lượng bài làm * Hướng dẫn tự học - Ôn lại tất cả kiến thức đã học từ đầu năm, chuẩn bị cho thi học kì BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM Lớp SS Điểm9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm > TB Điểm 3-4 Điểm 1-2 Điểm < TB 9A1 9A2 D. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………. ****************************** Tuần: 17 Ngày soạn: 07/12/2013 Tiết PPCT: 82 Ngày dạy: 09/12/2013 Hướng dẫn học thêm: NHỮNG ĐỨA TRẺ (Trích: Thời thơ ấu) M. Go-rơ-ki A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M. Go - rơ – ki và tác phẩm của ông. - Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm của đoạn trích. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Những đóng góp của M. Go-rơ-ki vào nền văn học Nga và văn học nhân loại. - Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh. - Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. - Kể và tóm tắt được đoạn truyện. 3. Thái độ: - Có cái nhìn đúng đắn đối với xã hội Nga lúc bấy giờ. C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, phát vấn, thảo luận nhóm, bình giảng. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1:……………………………………… 9A2:……………………………………... 2. Kiểm tra bài cũ: Ý nghĩa và chủ đề tư tưởng của hình ảnh “con đường”? - Tinh thần phê phán xã hội và lễ giáo phong kiến trong tác phẩm “Cố hương” thể hiện qua những chi tiết nào? 3. Bài mới: GV cho HS xem chân dung của M. Go-rơ-ki kết hợp với giới thiệu các tác phẩm và vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG Gọi HS đọc lại mục chú thích * Sgk/216 GV: Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả? HS xem chân dung nhà văn GV: Tác phẩm được sáng tác vào thời gian nào? Viết theo thể loại nào? HS suy nghĩ và trả lời GV: (Go-rơ-ki đã trải qua tuổỉ thơ cay đắng, tủi nhục. Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác, A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại. Do cảnh nhà ngày càng túng thiếu, A-li-ô-sa phải bỏ học, tự kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Năm 16 tuổi, A-li-ô-sa đi Can-đan, ước mơ vào đại học, nhưng vì không có tiền nên lại phải tiếp tục đi làm nuôi thân. - Các tác phẩm chính: bộ ba tiểu thuyết tự thuật Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1915-1916), Những trường đại học của tôi(1923), Người mẹ (1906-1907), Cuộc đời Clim Xam-ghin (1925-1936) HS: Suy nghĩ và trả lời. Gv chốt ý và ghi bảng Gv tích hợp với tập làm văn và chuyển ý ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: GV:Gv hướng dẫn học sinh đọc: to, rõ, chính xác, chậm rãi, tình cảm, sâu lắng (GV đọc mẫu – HS đọc – nhận xét). GV: Bố cục, nội dung chính từng đoạn ? HS: GV chốt ý và ghi bảng HS: Nhân vật kể chuyện xưng tôi, nhân vật tôi xuất hiện trong mọi sự việc được kể GV:Cuộc gặp gỡ, trò truyện lúc đầu giữa nhân vật “ tôi” với ba bạn nhỏ diễn ra ở đâu? HS:Cuộc gặp gỡ, trò chuyện lúc đầu giữa “tôi” và mấy đứa nhỏ con ông đại tá diễn ra trên cái xe trượt tuyết cũ để dưới mái hiên nhà kho GV: Chúng nói với nhau những chuyện gì ?Vì sao những bon trẻ con ông đại tá lại chơi thân với A-li-ô-sa, bất chấp sự cấm đoán của ông bố ? HS:Vì chúng đều thiếu tình thương của mẹ, chúng là hàng xóm của nhau, chúng đã từng cứu nhau thoat nạn GV: Cách kể chuyện của tác giả trong đoạn trích này có gì đặc biệt? HS: Chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật GV: Tâm hồn trẻ thơ được thể hiện như thế nào qua buổi trò chuyện ấy? Trẻ thơ rất dễ đồng cảm với nhau, nhất là khi các em có cùng cảnh ngộ .Tuổi nhỏ rất thích nghe chuyện cổ tích, thường sống với thế giới cổ tích. GV chốt và chuyển ý GV: Vì sao ông đại tá lại cấm bọn trẻ chơi với nhau ? (Hai gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang GV: Những đứa trẻ tìm thấy sự đồng cảm qua những điều gì? HS thảo luận nhóm 4 phút – 4 nhóm. Các nhóm nhận xét và Gv chốt ý GV: Mặc dù bị ông bố cấm đoán, mấy đứa trẻ vẫn tìm cách gặp gỡ nhau để trò chuyện. Chúng chơi với nhau ở đâu và nói với nhau những chuyện gì ? GV: Từ đó, em hiểu như thế nào về cuộc sống của bọn trẻ? HS: Cuộc sống đơn độc, sợ hãi, thiếu tình yêu thương của cha mẹ … Đó là cuộc sống bất hạnh GV:Trong khi kể chuyện, tác giả hay lồng những chuyện đời thường với chuyện cổ tích. Đó là một đặc điểm của nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích này. GV liên hệ giáo dục HS tình bạn, lòng thương yêu đối với những đứa trẻ bất hạnh GV: Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? Phát biểu ngắn gọn chủ đề của đoạn trích? GV nhận xét, chốt ý và HS ghi bảng HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: Một số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật “tôi” về tình bạn tuổi thơ Chi tiết những đứa trẻ bị người bố tàn nhẫn đánh đòn làm cho nhân vật “tôi” tức tối….. I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: M. Go-rơ-ki (1886-1936), là nhà văn Nga nổi tiếng. Hoàn cảnh sống mồ côi từ nhỏ, vất vả tự kiếm sống, tự học là những nhân tố góp phần tạo nên tấm lòng nhân hậu và tài năng nghệ thuật của nhà văn. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ : Những đứa trẻ trích từ chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu. b. Thể loại : Là truyện ngắn. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – Tìm hiểu từ khó: 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: 3 phần Phần 1: Từ đầu đến ấn em nó cúi xuống (Những đứa trẻ gặp nhau) Phần 2: Tiếp theo cho đến không được đến nhà tao (Những đứa trẻ bị cấm đoán) Phần 3: Còn lại (Những đứa trẻ lại gặp nhau) b. Phân tích: b1. Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ: - Ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp tuy là con nhà quan chức giàu sang nhưng lại là những đứa trẻ thiếu tình thương, mẹ mất sớm, chúng phải sống với dì ghẻ và người cha độc đoán. A-li-ô-sa cùng cảnh ngộ với chúng. => Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích: tâm hồn trong sáng, khát khao tình cảm của những đứa trẻ. b2. Tình cảm trong sáng đẹp đẽ của những đứa trẻ: - Tìm thấy sự đồng cảm trở thành những người bạn thân thiết thể hiện qua: + Những câu chuyện của chúng hằng ngày: sở thích nuôi chim; kể cho nhau nghe chuyện cổ tích… + Những điều tin tưởng vào thế giới cổ tích. + Bất chấp những cấm đoán của người cha, những đứa trẻ vẫn thân thiết => Chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Trẻ thơ rất dễ đồng cảm với nhau, nhất là khi các em có cùng cảnh ngộ. Tuổi nhỏ rất thích nghe chuyện cổ tích, thường sống với thế giới cổ tích 3.Tổng kết: a.Nghệ thuật - Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau thể hiện tâm hồn trong sáng, khát khao tình cảm của những đứa trẻ. - Kết hợp kể với tả, biểu cảm làm cho câu chuyện về những đứa trẻ được kể chân thực, sinh động và đầy cảm xúc. b. Nội dung: Hoàn cảnh đáng thương và tình cảm đẹp đẽ của những đứa trẻ. b.Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khát khao tình cảm của những đứa trẻ. * Ghi nhớ (SGK/234) III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Đọc, nhớ một số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật “tôi” về tình bạn tuổi thơ. - Nắm được những kiến thức của bài học - Chuẩn bị: Tập làm thơ tám chữ Hs tự sáng tác thơ 8 chữ theo chủ đề: - Mái trường - Tình bạn - Quê hương (Mỗi HS sẽ sáng tác một chủ đề trong ba chủ đề trên) E. RÚT KINH NGHIỆM:. ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Tuần: 17 Ngày soạn: 07/12/2013 Tiết PPCT: 83 Ngày dạy: 10/12/2013 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - HS nắm được biết cách làm thơ tám chữ, gieo vần thích hợp. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ 2. Kỹ năng: - Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp theo những câu thơ vào một bài thơ cho trước 3. Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và các thể thơ của dân tộc C. PHƯƠNG PHÁP: - HS thực hành làm thơ tám chữ dựa vào kiến thức đã học về thơ tám chữ D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A1:……………………………………. 9A2:……………………………………. 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Gv giới thiệu về thơ tám chữ rồi vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ Gọi hs đọc một số đoạn thơ tám chữ mà học sinh đã chuẩn bị. Gv:Hãy nhận xét về cách gieo vần, cách ngắt nhịp ở những đoạn thơ ấy ? LUYỆN TẬP Viết thêm một số câu thơ để hoàn thiện khổ thơ * Yêu cầu : Câu mới viết phải đủ tám chữ - Phải đảm bảo sự lô- gíc về ý nghĩa với những câu đã cho - Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho. Tập làm thơ tám chữ theo chủ đề Học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm chọn một trong 3 chủ đề trên. HS làm theo nhóm trong thời gian 30 phút với 4 nhóm . Sau khi HS làm xong, cử đại diện nhóm đọc bài, các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, ghi điểm HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: Học theo đề cương và ôn kĩ nội dung ghi vở , SGK I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ 1.Thế Lữ: Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy Thủ sán lạn mơ hồ trong ảo mộng Chí hăng hái ganh đua đời náo động Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê (Cây đàn muôn điệu) 2.Xuân Diệu: Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngần Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi Bao nỗi phôi phai, khô héo rụng rời (Tiếng gió ) * Nhận xét : - Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân một cách linh hoạt; có vần trực tiếp tạo thành cặp câu thơ đi liền với nhau; - Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi, do đó cách ngát nhịp cũng rất linh hoạt. II. LUYỆN TẬP: * Viết thêm một số câu thơ để hoàn thiện khổ thơ 1, Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông Tôi cũng khác tôi sau lần gặp khác ………………………………… ( Đỗ bạch Mai, Trước dòng sông) 2, Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng Và mưa rơi thật dịu dàng, êm lặng ………………………………………. ( Bến Kiến Quốc, Dâu da xoan) * Tập làm thơ tám chữ theo chủ đề GV cho chủ đề : - Mái trường - Tình bạn - Quê hương III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Xem lại tất cả các kiến thức có liên quan đến thể thơ 8 chữ, tự sáng tác và làm thơ 8 chữ - Ôn lại những kiến thức trọng tâm học kì I. E. RÚT KINH NGHIỆM:. ………………………………………………………………………………………………………....... …………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................................… ************************** Tuần: 17 Ngày soạn: 10/12/2013 Tiết PPCT: 84 Ngày dạy: 12/12/2013 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tt) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - HS nắm được cách viết bài văn cụ thể theo yêu cầu. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Nắm được các nội dung chính của phần Tập Làm Văn đã học trong Ngữ Văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung. 2. Kỹ năng: - Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới. 3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, đọc kĩ đề trước khi làm bài. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, giải thích, minh họa, Hs thực hành viết đoạn… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1:…………………………………… 9A2:…………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Gv giới thiệu về vai trò của tiết ôn tập Tập làm văn rồi vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Gv hướng dẫn HS kĩ năng viết đoạn cho các đề bài trên và lựa chọn một số bài để chỉnh sửa. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: Học theo đề cương và ôn kĩ nội dung ghi vở, SGK I. LUYỆN TẬP: GV hướng dẫn HS cách viết một bài văn theo đề đã cho: Câu 1: Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua 8 câu thơ cuối của đoạn trích : “Kiều ở lầu Ngưng Bích” MB: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Nội dung cơ bản của 8 câu thơ cuối TB: (HS cần làm nổi bật được những điểm sau) - Tâm trạng buồn, cô đơn, tuyệt vọng, bế tắc… * Nghệ thuật: - Tả cảnh ngụ tình: - Điệp ngữ : " Buồn trông. từ láy…. KB: Khẳng định tâm trạng Thúy Kiều qua đoạn trích Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy “ Trăng cứ tròn vành vạnh. kể chi người vô tình. ánh trăng im phăng phắc. đủ cho ta giật mình” Trăng tròn tượng trưng cho quá khứ nguyên vẹn, đẹp đẽ, đầy đặn Trăng im phăng phắc: ( nhân hóa )-> nghiêm khắc nhắc nhở Trăng làm con người giật mình: tự vấn lương tâm Giọng điệu tâm tình, tự nhiên, giàu hình ảnh và giàu tính biểu cảm. Bài thơ nhắc nhở ta về thái độ sống, tình cảm với quá khứ, gian lao mà nghĩa tình với thiên nhiên, gắn bó với đất nước. Củng cố thái độ “ Uống nước nhớ nguồn”, ân tình, chung thủy với quá khứ, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu 3: Phân tích nhân vật bé Thu và tình cha con của cô và ông Sáu MB: Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm “Chiếc lược ngà” - Nhận định sơ lược về nhân vật bé Thu và tình cha con TB: * Về nhân vật bé Thu cần nêu những ý sau: - Khát khao tình cha mãnh liệt - Tình cảm bé Thu dành cho người cha trước lúc lên đường (HS tìm dẫn chứng) - Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc,để lại những ấn tượng sâu sắc * Về tình cha con trong chiến tranh: - Tình cảm cha con trong chiến tranh có những xa cách trắc trở nhưng rất thiêng liêng và sâu sắc - Người đọc thật sự xúc động về tình của họ nhưng không khỏi có những trăn trở, suy nghĩ KB: Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật và tình cha con của họ Câu 4: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật ông Hai TB: - Tình yêu làng lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp - Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc * Khi nghe tin làng theo Việt gian: *Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính * Nghệ thuật KB: - Khẳng định vẻ đẹp trong nhân vật ông Hai - Liên hệ thực tế bản thân Câu 5: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật anh thanh niên TB: Truyện nhằm ca ngợi những con người lao động mới đang ngày đêm lặng lẽ âm thàm làm việc cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. *Nhân vật anh thanh niên.: 27 tuổi, làm công tác khí thượng thủy văn kiêm vậ lý địa cầu. Sống trong căn nhà 3 gian sạch sẽ - Ý thức công việc….có tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề - Có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc - Tự tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách. - Những nét tính cách và phẩm chất đáng mến: => Đó là một trong những con người lao động trẻ tuổi với những công việc bình thường mà cần thiết *Nghệ thuật - Câu chuyện đậm chất trữ tình .Tình huống hợp lý - Cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận *Nội dung Truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng của họ. KB: Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên - Liên hệ bài học cho bản thân. II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS thực hành viết đoạn văn tự luận, ôn tập kĩ các kiến thức đã học. Chú ý học kĩ 3 truyện ngắn hiện đại E. RÚT KINH NGHIỆM:. …………………………………………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................................... *************************** Tuần: 17 Ngày soạn: 10/12/2013 Tiết PPCT: 85 Ngày dạy: 12/12/2013 ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - HS nắm được cách viết bài văn cụ thể theo yêu cầu. Ôn tập tổng hợp tất cả kiến thức về phần Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học ở học kì 1 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Những kiến thức cơ bản phần đọc hiểu văn bản và phần tiếng Việt, Tập làm văn. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tổng hợp khái quát các kiến thức đó học. 3. Thái độ: - Nắm chắc các kiến thức, ôn tập kỹ lưỡng, nghiêm túc đạt hiệu quả cao trong học tập. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, giải thích – minh họa, phân tích… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1:…………………………………… 9A2:…………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Gv giới thiệu về vai trò của tiết ôn tập rồi vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG Thống kê các tác phẩm văn học - GV: cần nắm chắc các nội dung : văn bản đó của tác giả nào? Ra đời trong hoàn cảnh nào ? Viết về cái gì? Về chuyện gì? Về ai? Nội dung chính mà văn bản đề cập là gì? Ca ngợi hay phê phán điều gì ? Trong văn bản đó tác giả dùng phương thức biểu đạt chính gì? Yếu tố nghệ thuật nổi bật của văn bản là gì? GV hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức cũ I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Thống kê các tác phẩm văn học đã học trong chương trình kì I III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Xem lại tất cả các kiến thức và nội dung trọng tâm đã ôn tập trong đề cương 1. Văn học trung đại: TT TÊN VB TÁC GIẢ NỘI DUNG NGHỆ THUẬT 1 Chuyện người con gái Nam Xương ( Truyền kỳ mạn lục) Nguyễn Dữ ( Thế kỷ 16) - Khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Cảm thương trước số phận bi kịch của họ dưới chế độ Phong kiến - Thái độ của tác giả - Viết bằng chữ Hán. - Khai thác vốn văn học dân gian - Kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố truyền kì. 2 HDĐT: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( Vũ trung tùy bút - Tùy bút viết trong những ngày mưa) Phạm Đình Hổ ( Thế kỷ 18) - Cuộc sống xa hoa, vô độ của bọn vua Lê - Chúa Trịnh - Thái độ bất bình của tác giả - Tùy bút bằng chữ Hán, kể chuyện, miêu tả sinh động, cụ thể, lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc – con người. 3 Hồi thứ 14: Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận, bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài (Hoàng Lê nhất thống chí) Ngô Gia Văn Phái (Thế kỷ 18) - Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ - Sự thất bại thảm hại của quân Thanh và bè lũ bán nước. - Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán, cách kể nhanh gọn, khắc họa nhân vật qua hành động 4 Truyện Kiều Nguyễn Du (Nửa cuối thế kỷ 18 đầu 19) - Cuộc đời và sự nghiệp - Vai trò, vị trí trong lịch sử văn học dân tộc - Tóm tắt truyện Kiều. - Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện Kiều - Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát - Tóm tắt nội dung, cốt truyện 5 Chị em Thúy Kiều ( Truyện Kiều) Nguyễn Du - Ca ngợi vẻ đẹp chị em Thúy Kiều + Thúy Vân: vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, dự báo cuộc đời êm đềm, trôi chảy + Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, dự báo cuộc đời lênh đênh, sóng gió - Ước lệ, tượng trưng, điển cố - điển tích…. - Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp của con người - Giá trị nhân đạo sâu sắc. 6 Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều) Nguyễn Du - Bức tranh thiên nhiên và quang cảnh lễ hội mùa xuân - Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. - Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc, sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu nhạc điệu 7 Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) Nguyễn Du (1765-1820) - Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều: + Đau đớn, xót xa nhớ về Kin Trọng->Tấm lòng chung thủy + Day dứt, thương nhớ gia đình-> hiếu thảo với cha mẹ - Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích: + Bức tranh thứ nhất phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của Kiều + Bức tranh thứ hai: phản chiếu tâm trạng nhân vật với thực tại phủ phàng - Tả cảnh ngụ tình đặc sắc - Ngôn ngữ độc thoại - Giá trị nhân đạo sâu sắc 8 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) - Sơ giản về tác giả Nguyễn Đình Chiểu - Đạo lí nhân nghĩa thể hiện qua nhân vật Lục Vân Tiên.và Kiều Nguyệt Nga - Truyện thơ Nôm - Miêu tả nhân vật thông qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, lời nói - Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang màu sắc Nam Bộ 2. Văn học hiện đại: (VH trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ, thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc, hòa bình) TT TÁC PHẨM – THỂ LOẠI TÁC GIẢ NỘI DUNG CHÍNH NGHỆ THUẬT 1 Đồng chí – 1948(Đầu súng trăng treo) Thơ tự do Chính Hữu Sáng tác về những người lính trong 2 cuộc kháng chiến Ca ngợi tình đồng chí của những người lính cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp Hình ảnh, ngôn ngữ bình dị Bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn 2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Vầng trăng và những quầng lửa 1969) Thơ tự do Phạm Tiến Duật Là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược. - Lựa chọn chi tiết độc đáo, hình ảnh đậm chất hiện thực. - Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, giọng điệu ngang tàng, tinh nghịch. 3 Đoàn thuyền đánh cá 1948 (Ngày mai trời lại sáng) Thơ 7 chữ Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng rong phong trào thơ Mới. Bài thơ thể hiện nguồn cảm lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới. - Sử dụng bút pháp lãng mạn với các BPNT đối, so sánh, nhân hóa, phóng đại + Hình ảnh đẹp về mặt trời ngư dân và đoàn thuyền + Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người, ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi sự liên tưởng. 4 Bếp lửa – 1963 ( Hương cây bếp lửa) Thơ 8 chữ Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước Từ những kỉ niệm của tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình. - Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi,liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng. - Thơ tám chữ, giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm - Kết hợp miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm 5 HD ĐT:Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - 1971 (Nhà thơ đi công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên) Thơ 8 chữ Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng hành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ch

File đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 17.doc
Giáo án liên quan