Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục.Chính vì thế người giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục được xã hội tôn vinh.
Giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. chiến lược phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020 đã đưa ra những quan điểm phát triển giáo dục Mầm non trong đó xác định “vị trí của giáo dục Mầm non là đặt nền tảng cho sự phát triển và hình thành nhân cách đầu tiên của con người thông qua hệ thống giáo dục quốc dân, tạo tiền đề cho trẻ bước vào tiểu học”
21 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2402 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục & đào tạo thị xã cẩm phả
Trường mầm non quang hanh
Sáng kiến kinh nghiệm
“ một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên’’
Họ và tên: dương thị hợp
đơn vị: trường mầm non quanh hanh
Năm học: 2008- 2009
PHầN i: mở đầu
I. Lí do chọn đề tài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục’’.Chính vì thế người giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục được xã hội tôn vinh.
Giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. chiến lược phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020 đã đưa ra những quan điểm phát triển giáo dục Mầm non trong đó xác định “vị trí của giáo dục Mầm non là đặt nền tảng cho sự phát triển và hình thành nhân cách đầu tiên của con người thông qua hệ thống giáo dục quốc dân, tạo tiền đề cho trẻ bước vào tiểu học”
Để thực hiện tốt Nghị quyết của Trung ương “ khâu then chốt đó thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục và chính trị tư tưởng, đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn”. Để cho quá trình giáo dục Mầm non có hiệu quả, đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên đầy đủ về phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, giáo viên có tấm lòng yêu nghề, phải biết hướng mọi hoạt động, mọi nội dung, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của nghành học. Nguồn lực giáo viên rất quí báu và có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường, đội ngũ giáo viên phải thường xuyên học tập rèn luyện, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò nòng cốt quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục Mầm non đạt hiệu quả cao hay thấp là nhân tố quan trọng tạo lên sự chuyển biến và phát triển của nhà trường. Giáo viên là nhân tố quyết định sự linh hoạt sáng tạo trong hội đồng sư phạm. Đội ngũ này sẽ phát huy được vai trò của họ khi họ thường xuyên được bồi dưỡng năng lực chuyên môn. Do đó người cán bộ quản lí phải xác dịnh được mục tiêu phát triển giáo dục, phải có kế hoạch và có những biện pháp đạt kết quả tốt nhất để thực hiện thành công mục tiêu đề ra. Xong muốn thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non đó chính là đội ngũ giáo viên. Qua việc tìm hiểu thực trạng chất lượng của đội ngũ giáo viên trường Mầm non Quang Hanh cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đối đầy đủ nhưng vẫn còn hạn chế nhiều mặt cần có hình thức biện pháp như thế nào trong công tác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Chính vì vậy là người hiệu phó chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn nghiệp vụ trong nhà trường tôi mạnh dạn đưa ra việc “chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non Quang Hanh’’ là đề tài quan trọng trong năm học 2008-2009 này.
II. Thực trạng tình hình.
Trường Mầm non Quang Hanh là trường dân lập trực thuộc phòng GD&ĐT thị xã Cẩm Phả. Trường nằm trên địa bàn niềm núi của thị xã vì vậy cũng có một số mặt thuận lợi và khó khăn sau.
1. Thuận lợi.
- Luôn được các cấp Đảng ủy chính quyền, nhân dân địa phương rất quan tâm, chăm lo sự nghiệp phát triển giáo dục.
- Phong trào giáo dục đào tạo được phòng GD&ĐT quan tâm và trực tiếp chỉ đạo.
- Cơ sở vật chất tương đối khang trang, thoáng mát, diện tích rộng.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, yêu nghề, mếm trẻ, có tinh thần tự học, tự rèn luyện.
- Nắm chắc chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
- Số lượng năm học 2008-2009
+ Tổng số cháu: 250 cháu
+ Tổng số lớp : 10 lớp
Được phân chia như sau.
* Lớp lớn: 3 lớp = 110 cháu
* Lớp nhỡ: 3 lớp= 70 cháu
* Lớp bé: 2 lớp= 40 cháu
* Nhà trẻ: 2 lớp= 30 cháu
+ Tổng số cán bộ giáo viên: 29 cô
* Ban giám hiệu: 03 cô
* Giáo viên: 19 cô
*Nhân viên, kế toán: 07 cô
+ Đảng viên: 11 Đ/C
+ Đối tượng Đảng:04 đ/c
+ Tổng số giáo viên có trình độ năng lực chuyên môn chuẩn và trên chuẩn: 08 cô
* Cao đẳng là: 07
* Trung cấp là: 11
2. Khó khăn:
- đội ngũ giáo viên có tuổi đời cao nên trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa phát huy được khả năng sáng tạo, linh hoạt trong giảng dạy.
- Trình độ giáo viên trên chuẩn còn thấp chưa có giáo viên có trình độ đại học.
- khảo sát đánh giá chất lượng giáo viên với trình độ chuyên môn chưa cao, còn đạt trung bình, phần lớn giáo viên học chuẩn hóa.
3. Nguyên nhân:
- Trường Mầm non Quang Hanh luôn thực hiện tốt chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ theo qui đinh.
Vì vậy chất lượng đội ngũ từng bước nâng lên rệt. Đạt được những thành quả đó phần lớn là nhờ sự nỗ lực vươn lên của ban lãnh đạo nhà trường của giáo viên, nhân viên từng bước đi lên và được sư quan tâm của chính quyền, các cấp ủy đảng và phụ huynh học sinh. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một số khó khăn dẫn đến những tồn tại sau.
+ Trình độ giáo viên đạt trên chuẩn còn thấp 7/19 = %
+ Giáo viên tuổi đời từ 45 trở lên vẫn phải đứng lớn
+ 1 số giáo viên trình đọ ngắn hạn học qua lớp chuẩn hóa nên không phù hợp với chương trình đổi mới.
+ Phương pháp lên lớp còn dập khuôn máy móc, cứng nhắc, chưa linh hoạt trong tiết dạy, chưa sáng tạo trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học. Giờ dạy không hấp dẫn, không thu hút trẻ, trẻ học nhàn chán, khong chú ý và kết quả đạt không cao.
- Đồ dùng tự tạo còn ít chưa phong phú, chưa đẹp và chưa phù hợp với trẻ chưa phát huy tác dụng vào tiết học.
Xuất phát từ những thực trạng trên, việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để nâng cao chất lượng trong việc chăm sóc giáo dục cán bộ quản lí phải đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là chỉ đạo nhiệm vụ hàng đầu.
Phần II: nội dung
Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
I. Nội dung bồi dưỡng
1. Công tác tư tưởng chính trị, đạo đức và lí tưởng nghề nghiệp cho giáo viên trong trường:
- Tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập các nghị quyết của trung ương Đảng Nghị quyết của UBND tỉnh về chính sách phát triển giáo dục Mầm non. Học nghị quyết trung ương 9- khóa X tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo nói chung và mầm non nói riêng. Trên cơ sở đó giáo viên nhận thức sâu sắc về chủ chương đường lối chính sách của Đảng ,Pháp luật của Nhà nước .Đồng thời giáo viên thấy rõ trách nhiệm quan trọng của mình trong việc giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non.
- Luôn chấp hành tốt mọi nội qui, qui chế của nghành, của trường.
- Bồi dưỡng lòng nhân ái cho giáo viên yêu nghề mến trẻ, tôn trọng trẻ từ lứa tuổi nhà trẻ đến mẫu giáo. Để có những năng lực đó giáo viên vừa phải tổ chức theo chương trình của Bộ như các chuyên đề đã triển khai.
+ Chuyên đề “ giáo dục bảo vệ môi trường’’ “ giáo dục âm nhạc’’ “giáo dục dinh dưỡng ATTP’’.
Được lồng ghép vào các hoạt động trong trường Mầm non.Tích cực chủ động, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc phụ huynh: Như góc cha mẹ cần biết ở mỗi lớp. Tranh tuyên truyền dán trên bảng chính của trường, tổ chức buổi tọa đàm cho các bậc phụ huynh đề tài “ nuôi con khỏe , dạy con ngoan’’
2. Bồi dưỡng qua hoạt động chuyên môn.
Quan điểm chỉ đạo của đảng ta là phải đặc biệt chăm lo, đào tạo bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên về chính trịnh, tư tưởng đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Do đó trường Mầm non Quang Hanh coi trọng khâu chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là khâu trọng tâm nhất, quan trọng nhất trong kế hoạch chỉ đạo của trường và để là tốt nhiệm vụ này trường đã tập trung chỉ đạo thực hiện các hoạt động sau.
a- Điều tra, đánh giá phân loại trình độ năng lực đội ngũ giáo viên:
Đây là khâu có tính chất cơ bản và quan trọng với việc nắm rõ chất lượng thực của đội ngũ giáo viên trong trường qua điều tra khảo sát bằng các hình thức sau:
+ Qua dự giờ đánh giá chất lượng dạy
+ Qua tham gia các hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
+ Qua kiểm tra định kì, đột xuất trong năm học .
+ + Qua thanh tra toàn diện giáo viên theo kế hoạch thanh tra năm học.
+ kết quả viết sáng kiến kinh nghiệm.
+ Qua việc làm đồ dùng tự tạo.
+ Thông qua việc báo cáo chất lượng chuyên môn của tổ trưởng và hiệu phó chuyên môn.
+ Xây dựng rõ tiêu chí phân loại giáo viên và xếp loại theo: Giỏi, Khá, TB.
Từ những vấn đề trên, người quản lí cần xây dựng kế hoạch cho từng giáo viên, đạo tạo thêm trình độ: Số giáo viên đạt yều cầu thì trau dồi thêm kiến thức nâng cao nghiệp vụ để đạt loại khá, số giáo viên đạt loại khá, giỏi ở trình độ chuyên môn chuẩn đào tạo thêm để trở thành trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn.
b- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.
- Ban giám hiệu đưa ra mục tiêu kế hoạch cho toàn trường (qua nghị quyết cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường đầu năm) .Dựa vào kế hoạch đầu năm bộ phận chuyên môn lên kế hoạch riêng cho từng tổ , khối , giáo viên thực hiện theo mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
- Ban giám hiệu tổ chức các hoạt động bồi dưỡng
+ Tổ chức cho giáo viên đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm của đơn vị bạn ( như trường mầm non Hoa Sen, trường mầm non Cẩm Phú, trường mầm non Hạ Long).
+ Tạo điều kiện cho giáo viên đi học trình độ trên chuẩn , phấn đấu năm 2015 giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học: 14 cô.
+Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các đợt tập huấn do sở, phòng tổ chức.
+ Mỗi giáo viên phải có đầy đủ hồ sơ sổ sách theo qui định . Hồ sơ sổ sách được tổ trưởng chuyên môn, hiệu phó chuyên môn, hiệu trưởng kiểm tra hàng tuần, tháng, quí.
+ Tổ giáo vụ thường xuyên dự giờ theo định kì từ 1 tiết trong tháng để nắm bắt được năng lực chuyên môn của giáo viên , kịp thời sửa đổi và uốn nắn trong chuyên môn.
+ có hình thức khen thưởng kịp thời giáo viên có thành tích nổi bật trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
c- Bồi dưỡng qua tiết dạy.
+ Xây dựng tiết dạy mẫu, thao giảng, hội giảng.
Ví dụ:
Khi giáo viên đi thi giáo viên giỏi các cấp đạt loại giỏi về môn làm quen văn học với đề tài “ chiếc cầu mới’’ khi về trường Ban giám hiệu tổ chức cho cô Phượng dạy lại để cả trường cùng học tập.
- Lên kế hoạch từ đầu năm các tiết dạy mẫu cho những giáo viên có năng lực dạy để giáo viên toàn trường rút kinh nghiệm, bổ sung góp ý, học tập.
*Về tiết âm nhạc lớp 5 tuổi đổi mới tổ chức duới 2 hình thức dạy:
+ Cô Ngọc dạy loại hình kĩ năng
+ Cô Loan dạy loại hình tổng hợp.
Về tiết làm quen với môi trường xung quanh: Lồng ghép tích hợp hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các lứa tuổi.
* Cô Thảo dạy lớp 3 tuổi dạy bài “ làm quen với các loại quả’’
* Cô Phượng dạy lớp 4 tuổi với đề tài “làm quen với các con vật sống trong gia đình’’.
* Cô Tâm dạy lớp 5 tuổi với đề tài “ phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu’’.
+ Dự giờ hoạt động của giáo viên, bổ sung góp ý về đồ dùng dạy học hoặc nội dung, cách tổ chức tiết dạy của giáo viên.
+ Tổ chức giáo viên dạy giỏi ở các tổ dạy cho cả trường cùng dự:
Ví dụ: Trong trường có tổ: Lớn, Nhỡ, Bé, Nhà trẻ.
- Khối lớn có cô Dung dạy giỏi môn chữ cái cô Hà dạy môn Toán.
- Khối Nhỡ có cô Loan dạy giỏi môn Âm nhạc, cô Vân dạy môn MTXQ.
- Khối bé: Cô Thảo dạy giỏi môn Tạo hình
- Khối nhà trẻ: cô Phúc dạy giỏi môn NBTN
Vào thứ 5 tuần 2 trong tháng tháng mỗi cô đều lên dạy tiết mẫu cho cả trường cùng dự và cùng xây dựng góp ý tiết dạy rồi nhân rộng ra từng lớp.
+ Tổ chức dự giờ giáo viên dạy trung bình để góp ý, xây dựng cho tiết dạy đạt hiệu quả cao hơn.
+ Xây dựng và phát triển tác dụng của tổ chuyên môn, thành viên của tổ là:
* Tổ trưởng các tổ
* Giáo viên giỏi trường có năng lực.
* Nhiệm vụ của tổ , tổ chức sinh hoạt chuyên môn. tổ chức hội giảng. hội thi giáo viên giỏi, tổ chức học tập các chuyên đề,giải đáp những thắc mắc trong chuyên môn, những khó khăn trong việc thực hiện chương trình, để giúp đỡ chị em, động nghệp cùng tiết bộ.
+ Luôn động viên chị em nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện( mỗi giáo viên có quyển sổ riêng ghi những điều cần học hỏi và tâm đắc nhất …)
Tự bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.
d- Công tác bồi dưỡng qua chuyên đề:
- Sau khi được đi học bồi dưỡng chuyên môn do phòng mở. Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch triển khai, thời gian tổ chức đến giáo viên toàn trường.
Ví dụ: Chuyên đề “ giáo dục dinh dưỡng vệ sinh môi trường’’
- Khi giáo viên học lí thuyết và dự tiết mẫu về trường yêu cầu tổ giáo vụ lên kế hoạch ,cử giáo viên dạy lại cho giáo viên toàn trường dự, góp ý -> xây dựng-> đi đến thống nhất -> sau đó triển khai đại trà ra các lớp thực hiện
- Đánh giá, tổng kết bồi dưỡng chuyên đề.
e- Xây dựng lớp điểm:
- Xây dựng lớp điểm ở các khối ( khối lớp lớn, khối lớp nhỡ, khối lớp bé, khối nhà trẻ). Mỗi khối có một lốp điểm.
- Đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho 4 lớp điểm.
- Tổ chức kiến tập, thực tập, hội giảng ở 4 lớp điểm.
- Bố trí giáo viên giỏi dạy ở 4 lớp điểm.
3. Bồi dưỡng giáo viên qua phong trào thi đua.
- Để tạo không khí sôi nổi trong nhà trường Ban lãnh đạo trường cần tổ chức, phát động các phong trào thi đua có khen thưởng động viên kịp thời để phát huy năng lực của giáo viên.
- Qua các phong trào thi đua giúp giáo viên rút ra nhiều kinh nghiệm giảng dạy như: Thi đồ dùng đồ chơi tự tạo , thi hồ sơ giáo án tốt…phát động phong trào kàm đồ dùng dạy học bằng nguyên vật liệu phế thải trong gia đình (huy động phụ huynh quyên góp đồ phế thải…đồ dùng đồ chơi phải có màu sắc hấp dẫn, có tính sáng tạo, tính an toàn tuyệt đối và mang tính nghệ thuật cao.
Ví dụ:Các hộp nhựa dầu gội đầu, giấy catông ,ống bơ, hộp sữa. làm giỏ có vỏ sách, làm cốc uống nước, ghế bàn….
Tổng số tham gia: 19 giáo viên
- Đạt loại tốt: 15 đ/c
- Đạt loại khá: 04 đ/c
- Phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm đạt giải A,B cấp trường, cấp huyện.
- Tổ chức hướng dẫn giáo viên cách viết sáng kiến kinh nghiệm, tổng kết phong trào phát huy SKKN giúp giáo viên có tính tích cực, chủ động, sáng tạo…giúp nhà trường có những sáng kiến hay.
- Tham gia dự thi đồ dùng, đồ chơI tự tạo cấp trường.
- Tổ chức giáo viên thi giỏi cấp trường. Cấp cơ sở, cấp tỉnh, tổ chức hội thi “Cô nuôi giỏi’’ cấp trường.
- Tổng kết đánh giá hội thi. Khen thưởng động viên kịp thời để giáo viên phấn đấu .
- Tất cả các hội thi của trường, hiệu trưởng đều lên kế hoạch tổ chức thật tốt, mời lãnh đạo phòng GD&ĐT , các cơ quan ban nghành đến dự.
- Qua hội thi, trường tạo điều kiện cho giáo viên đem hết tài năng của mình ra cùng các bạn, chỉ có trong hội thi thì ta mới thấy được thực chất năng lực của nghười giáo viên. Nhờ đó mà BGH mới đánh giá được sự tiến bộ, trưởng thành của từng giáo viên về năng lực chuyên môn và đây cũng là kết quả mọi người công nhận.
- Khi thành lập BGK hội thi để cho đảm bảo tính công bằng và khách quan, Ban lãnh đạo trường mời thêm hiệu trưởng trường khác và chuyên viên Mầm non PGD về tham gia cùng BGH nhà trường.
4- Đề ra chỉ tiêu hàng tháng, năm:
Đầu mỗi năm học Hiệu trưởng đưa ra chỉ tiêu thi đua tháng, năm của cá nhân và đơn vị vào kế hoạch nhiệm vụ năm học. Qua hội nghị cán bộ giáo viên nhân viên giáo viên thảo luận, biểu quyết các chỉ tiêu, đồng thời kí và biên bản giao ước thi đua:
- 100% tiết dạy đều có giáo án và đồ dùng dạy học.
- Mỗi giáo viên đăng kí tiết dạy tốt từ 1->2 tiết/tháng.
- 80% các tiết dạy dự giờ đột xuất và báo trước đạt khá trở lên.
- 100% giáo viên thực hiện đúng chương trình và tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày trong ngày của trẻ theo qui của bộ.
- 100% giáo viên đều có sáng kiến kinh nghiệm với nội dung theo từng chuyên đề đã triển khai .
- 08 giáo viên giỏi cấp trường
- 06 giáo viên giỏi cấp cơ sở.
- 01 giáo viên giỏi cấp tỉnh.
- 2 tổ đội đạt tiên tiến cấp thị xã.
- Nhà trường đạt tiên tiến cấp cơ sở.
Đối với trẻ:
- 90% cháu hứng thú tham gia học tập.
- 75% cháu đạt bé khỏe \, bé thông minh, bé trí tuệ
- 100% cháu đạt bé ngoan.
Từ những chỉ tiêu của nhà trường, mỗi cá nhân tự đề ra chỉ tiêu phấn đấu trên năm, tháng cho minh, cho lớp, tổ. BGH phải thanh tra, kiểm tra các hoạt động trong trường, nhắc nhở uốn nắn, điều chỉnh trong chuyên môn.
Hiệu phó cần phải thực hiện nghiêm túc, có kế hoạch cụ thể cho học kì, cho năm học tăng cường hiệu lực công tác thanh tra, từ đó mới khắc phục được tâm lí đối phó tính ỉ lại, vô trách nhiệm trong nghề nghiệp của một số bộ phận giáo viên. Mời điều chỉnh được quá trình chăm sóc giáo dục trẻ là cơ sở để xây dựng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
5.Động viên khuyến khích vật chất tinh thần cho đội ngũ giáo viên.
Để khuyến khích, động viên, kích lệ tinh thần trách nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì người Hiệu trưởng cần phải đảm bảo quyền lợi cho giáo viên như sau.
a/Đảm bảo chế độ chính sách:
- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên, nhân viên trong trường theo các văn bản Nhà nước ban hành, chế độ lương, phụ cấp, chế độ đi công tác, đi học nâng cao trình độ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hộ, được quyền khen thưởng khi có thành tích và được quyền biết rõ nguyên nhân khi bị phê bình và kỉ luật
Ví dụ: Khi tổng kết hội thi lầm đồ dùng tự tạo.
* Giải nhất: 200 000đ
* Giải nhì: 150 000đ
Giải giáo viên giỏi cấp trường, cấp cơ sở :100 000đ/cô
Cấp tỉnh :150 000đ/cô
Hội thi cô nuôi giỏi:
*Giải nhất: 200 000đ
* Giải nhì: 150 000đ
* Giải ba: 100 000đ
Như vậy người quản lí vừa đảm bảo cho giáo viên được hưởng những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giáo dục cho giáo viên thấy rõ bộn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội.
b/ Xây dựng khối đại đoàn kết trong nội bộ nhà trường:
SaneCốp đã viết: “ Đoàn kết giáo viên là một trong những nhiệm vụ tâm lí xã hội cơ bản cử người lãnh đạo nhà trường , vì hiệu quả của quá trình học, giáo dục phần lớn phụ thuộc vào nó. Sự đoàn kết của tập thể thúc đẩy sự tối ưu hóa tất cả mặt đời sống và hoạt động của tập thể’’. Do đó muốn có một tập thể sư phạm đoàn kết thì người Hiệu phó:
+ Phải là nơi trung tâm đoàn kết của chị em
+ Xây dựng sự đoàn kết trong ban kãnh đạo
+ Xây dựng mối quan hệ nhân ái trong tập thể.
+ Xây dựng mối quan hệ bình đẳng , phối hợp mọi giáo viên cùng nhau hợp tác, tương thân, tương ái, khoan dung, độ lượng với nhau sẽ tạo bầu khong khí, tâm lí lành mạnh, thắm đượm tình cảm đồng nghiệp bạn bè…
+ Chủ động giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong tập thể sư phạm, Hiệu phó phải tích cực tìm hiểu nguyên nhân, tích cực chủ động giải quyết kịp thời triệt để. Muốn như vậy người Hiệu phó phải công minh, chân thực và cởi mở, không mệnh lệnh quan liêu và ích kỉ.
c/ Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể trong trường:
+ Truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt nam 20-11. Hàng năm vào ngày 20-11 nhà trường tổ chức truyền thống nhà giáo Việt nam, ban lãnh đạo mời tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường và những cô đã nghỉ hưu, chuyển công tác ngoài trương về dự. Để ôn lại truyền thống tốt đẹp, vẻ vang đó và gặp gỡ trao đổi tình cảm với nhau trong công tác và trong cuộc sống…
+ Truyền thống nuôi con, chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Truyền thống “ Dân chủ- Kỷ cương – Tình thương- trách nhiệm’’
+ Truyền thống “ Cô giáo là mẹ hiền thứ 2 của trẻ’’
Lý luận và thực tiễn trên đã khẳng định vai trò to lớn của người Hiệu phó trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo vien. Hiệu phó là người có tư tưởng chính trị vững vàng, có lòng nhân ái sư phạm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, tâm huyết với mục tiêu phát triển nhà trường, quan tâm giúp đỡ và tạo cơ hội cho mọi thành viên phát triển tối đa năng lực bản thân. Sẵn sàng giúp đỡ họp khi gặp khó khăn, biết chia sẻ vui buồn, động viên khuyến khích các thành viên. Tất cả những điều đó tạo nên quyền lực phi chính thức, tạo nên uy tín thực sự cho người Hiệu phó.
* Kết Quả:
Qua những việc làm nêu trên; Trường Mầm non Quang Hanh đã đạt được những kết quả sau:
- Giáo viên giỏi cấp cơ sở năm học 2008-2009
+ Cấp trường:08/19 cô
+ Cấp cơ sở: 05/05 cô
+ Cấp tỉnh: 01/01 cô
- Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được đánh giá cuối năm học 2008-2009
Tổng số giáo viên = 19 cô
Tốt = 09 cô
Khá= 07 cô
ĐYC = 02 cô
- Trình độ nghiệp vụ chuyên môn:
+ Trung cấp: 11
+ Cao đẳng : 07
+ 2 đang học đại học.
Danh hiệu thi đua của trường đạt nhiều năm liên tục là trường tiên tiến cấp cơ sở được UBND thị xã tặng bằng khen.
Phần III : Kết luận và kiến nghị
1.Kết Luận:
Việc bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên không chỉ bằng việc giáo viên đi đào tạo tại các trường sư phạm Mầm non không thôi, mà cán bộ quản lí phải quan tâm đúng mức đến việc bồi dưỡng thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của địa phương, luôn chú ý đến việc tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên tiếp cận với những yều cầu phát triển đổi mới của nghành học.
- Qua việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên đã đúc kết một số kinh nghiệp sau:
+ Muốn bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên phải đánh giá được khả năng giảng dạy từng cô.
+ Tổ chức thật tốt các chuyên đề trọng tâm trong năm học.
+ Đẩy mạnh hoạt động của tổ chuyên môn.
+ Đánh giá đúng thực chất năng lực chuyên môn của từng giáo viên ta phải tổ chức tốt hội thi cấp trường . Đồng thời qua đây giáo viên học hỏi rất nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Động viên khuyến khích vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên.
+ Xây dựng khối đại doàn kết nhất trí trong nội bộ và có tinh thần tương trợ lẫn nhau. Yêu nghề, yêu trẻ.
Những bài học trên đây được rút ra từ công tác thực tế của trường. Tuy chưa được thật hoàn hảo lắm nhưng nó đóng góp một phần không nhỏ vào công tác quản lí của mình.
2. Kiến nghị:
Để thực hiện mục tiêu giáo dục Mầm non đến năm 2015 Sở GD&ĐT phải quan tâm bồi dưỡng cán bộ quản lí để họ có đủ trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ ( cả về lí thuyết lẫn thực hành) nhiều hơn nữa để có thể cập nhập xu thế phát triển chung của đất nước .
- Tăng cường mở các lớp tập huấn về các chuyên đề.
- Có kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
Trên đây là toàn bộ những biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mâ tôi tâm đắc nhất. Xong không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong các cấp lãnh đạo xem xét bổ sung để bản thân tôi có được những năng lực trong công tác quản lí chuyên môn tại trường đạt hiệu quả hơn.
Quang hanh: Ngày 15/05/2009
Người viết
Dương Thị Hợp
File đính kèm:
- skkn .doc