Giáo án văn học - Đề tài Thơ: Chiếc cầu mới

I. Mục đích yêu cầu:

 - Trẻ hiểu nội dung của bài thơ và cảm thụ được tác phẩm

 - Tái tạo lại được tác phẩm thông qua các hoạt động góc

 - Biết công ơn và kính trọng những người công nhân

II. Chuẩn bị:

 - Tranh có dán các ô chữ và số

 - Giấy vẽ, bút màu, bài thơ

III. Tiến hành:

Hoạt động: Gợi nhớ bài thơ

 - Hát và vận động theo nhạc

 - Cho lớp ngồi hàng ngang

 - Cô giới thiệu các ô chữ số - giới thiệu trò chơi “Trúc Xanh”

 - Giải thích cách chơi: Dưới mỗi ô số là những cập chữ giống nhau, khi các con chọn được 1 cặp những chữ giống nhau thì hình nền của bức tranh sẽ hiện ra. Các con sẽ đoán xem, hình nền đó vẽ lại câu chuyện hay bài thơ nào mà mình đã học.

 - Cho cả lớp chơi lật các ô số xong

 - Cô hỏi: Hình nền này gợi cho các con nhớ bài thơ nào? Vì sao các con biết đó là bài thờ Chiếc Cầu Mới?

 - Ai đã viết bài thơ này?

 - Các con nhớ những câu nào trong bài thơ này?

 - Đúng rồi. Đây là bức tranh nói về bài thơ Chiếc Cầu Mới của nhà thơ Thái Hoàng Linh. Đây là tựa đề của bài thơ

 - Cô gắn tựa bài thơ lên bảng – cho lớp đọc lại tựa bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4990 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn học - Đề tài Thơ: Chiếc cầu mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN VĂN HỌC BỘ MÔN: LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: THƠ – CHIẾC CẦU MỚI I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ hiểu nội dung của bài thơ và cảm thụ được tác phẩm - Tái tạo lại được tác phẩm thông qua các hoạt động góc - Biết công ơn và kính trọng những người công nhân II. Chuẩn bị: - Tranh có dán các ô chữ và số - Giấy vẽ, bút màu, bài thơ III. Tiến hành: Hoạt động: Gợi nhớ bài thơ - Hát và vận động theo nhạc - Cho lớp ngồi hàng ngang - Cô giới thiệu các ô chữ số - giới thiệu trò chơi “Trúc Xanh” - Giải thích cách chơi: Dưới mỗi ô số là những cập chữ giống nhau, khi các con chọn được 1 cặp những chữ giống nhau thì hình nền của bức tranh sẽ hiện ra. Các con sẽ đoán xem, hình nền đó vẽ lại câu chuyện hay bài thơ nào mà mình đã học. - Cho cả lớp chơi lật các ô số xong - Cô hỏi: Hình nền này gợi cho các con nhớ bài thơ nào? Vì sao các con biết đó là bài thờ Chiếc Cầu Mới? - Ai đã viết bài thơ này? - Các con nhớ những câu nào trong bài thơ này? - Đúng rồi. Đây là bức tranh nói về bài thơ Chiếc Cầu Mới của nhà thơ Thái Hoàng Linh. Đây là tựa đề của bài thơ - Cô gắn tựa bài thơ lên bảng – cho lớp đọc lại tựa bài Hoạt động 2: Đọc thơ và đàn thoại - Cho lớp ngồi gần cô - Cô đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ 1 lần - Cho cả lớp đọc lại 1 lần Tác giả muốn giới thiệu gì trên dòng sông? Con đoán xem chiếc cầu đó như thế nào? Vì sao con lại nghĩ chiếc cầu như vậy? Từ khi có chiếc cầu, mọi người sẽ rất buồn vì không đi đò qua sông nữa nhỉ? Mọi người như thế nào? Vì sao con biết mọi người rất vui? Các bác nông dân tài quá! Vừa cấy cầy trồng lúa lại vừa xây dựng chiếc cầu? Vậy ai đã xây nên được chiếc cầu? Vì sao không phải là bác nông dân? Các con biết tên những cây cầu nào? Năm tháng qua đi khi những chiếc cầu này đã cũ, người công nhân đã già yếu thì ai sẽ là những người xây dựng những chiếc cầu đẹp như vậy nữa nhỉ? - Giáo dục: Các bé sẽ là những người chủ tương lai của đất nước. Cô tin chắc rằng, sau này khi các con lớn lên, nước mình sẽ có được rất nhiều những cây cầu đẹp và hiện đại hơn nữa. - Cả lớp đọc lại một lần nữa. Hoạt động 3: Chia nhóm thảo luận đọc theo tranh - Cô chi 4 nhóm, mỗi nhóm 1 tranh, cùng nhau thảo luận nhận xét tranh của nhóm mình - Từng nhóm lên giới thiệu tranh và đọc thơ - Cá nhân đọc thơ, mời bạn khác đọc Hoạt động 4: Thực hiện theo nhóm - Cho lớp đi nhón gót, đi khom làm đoàn tàu - Tái tạo thể hiện lại bài thơ theo ý thích của trẻ Vẽ tranh Sao chép chữ Cắt dán trên báo Cùng nhau đọc thơ Lắp ráp thành chiếc tàu IV. Kết thúc: - Nhận xét tiết học

File đính kèm:

  • docCHIEC CAU MOI.doc