Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các bài Địa lí 7

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY

CÁC BÀI ĐỊA LÍ 7”

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

Chương trình địa lí 7 bắt đầu từ những thành phần nhân văn. Đó là các vấn đề về dân số (dân số thế giới, nguồn lao động, gia tăng dân số. . .) Về dân cư và quần cư (nông thôn, đô thị. .). Đây là những thành phần nhân văn rất quan trọng để tạo nên môi trường địa lí ngày nay.

Sau đó chương trình đi sâu vào các môi trường địa lívà hoạt động của con người ở các đới. Ở phần này chúng ta thấy môi trường và con người có sự tác động qua lại với nhau, con người đã sử dụng môi trường ngày càng hợp lý để xây dựng cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, hiện nay con người đang đối mặt với những khó khăn, đó là thiên tai, ô nhiễm, sự bùng nổ dân số. . .mà con người đang ra sức hạn chế. Đó là những vấn đề quan trọng và cấp bách của thế giới và cũng là một vấn đề mới và khó. Do đó, khi giảng dạy các bài có nội dung thế này, để học sinh nhận thức và hiểu đúng khắc sâu và ý thức được một cách tốt nhất thì giáo viên phải thực hiện ra sao?

 

doc6 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các bài Địa lí 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC BÀI ĐỊA LÍ 7” I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Chương trình địa lí 7 bắt đầu từ những thành phần nhân văn. Đó là các vấn đề về dân số (dân số thế giới, nguồn lao động, gia tăng dân số. . .) Về dân cư và quần cư (nông thôn, đô thị. ..). Đây là những thành phần nhân văn rất quan trọng để tạo nên môi trường địa lí ngày nay. Sau đó chương trình đi sâu vào các môi trường địa lívà hoạt động của con người ở các đới. Ở phần này chúng ta thấy môi trường và con người có sự tác động qua lại với nhau, con người đã sử dụng môi trường ngày càng hợp lý để xây dựng cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, hiện nay con người đang đối mặt với những khó khăn, đó là thiên tai, ô nhiễm, sự bùng nổ dân số. . ..mà con người đang ra sức hạn chế. Đó là những vấn đề quan trọng và cấp bách của thế giới và cũng là một vấn đề mới và khó. Do đó, khi giảng dạy các bài có nội dung thế này, để học sinh nhận thức và hiểu đúng khắc sâu và ý thức được một cách tốt nhất thì giáo viên phải thực hiện ra sao? II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Trước tiên giáo viên phải sử dụng tốt các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, tích cực như phương pháp nêu vấn đề, thảo luận, trao đổi nhóm tại lớp. Tiếp đó là phải biết hướng dẫn học sinh các kỹ năng đọc và khai thác thông tin từ một đoạn văn, một biểu đồ, bản đồ, hay một ảnh địa lí, sơ đồ. . .Cụ thể khi dạy mục 3 bài 1. . . “Sự bùng nổ dân số” Giáo viên cần thực hiện các bước sau: Bước 1:giáo viên dẫn dắt học sinh quan sát các biểu đồ 1.3,1.4 để tự rút ra được các nhận xét sau đây : + Tỉ lệ sinh ở các nước phát triển tăng vào đầu thế kỷ XIX nhưng sau đó giảm nhanh. Sự tăng dân số đã trải qua 2 giai đoạn: Dân số tăng nhanh vào khoảng từ năm 1870 đến năm 1950 (là những nơi khoảng cách mở rộng), nhưng sau đó tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh (khoảng cách thu hẹp dần) + Tỉ lệ sinh ở các nước đang phát triển giữ ổn định ở mức cao trong một thời gian dài trong 2 thế kỷ XIX và XX, đã sụt giảm nhanh chóng từ sau năm 1950 nhưng vẫn còn ở mức cao. Trong khi đó, tỉ lệ tử lại giảm rất nhanh, đẩy các nước đang phát triển vào bùng nổ dan số khi đời sống và điều kiện y tế được cải thiện. Giáo viên giải thích thế nào là “Bùng nổ dân số” (Dân số tăng nhanh và tăng đột ngột khi ti lệ sinh hằng năm còn cao trên 21 0/0 0, tỉ lệ tử giảm nhanh) và yêu cầu HS đọc trên biểu đồ xem tỉ lệ sinh năm 2000 ở các nước đang phát triển là bao nhiêu (25 %), ở các nước phát triển là bao nhiêu (trên 17 0/0 0) + Sự gia tăng dân số không đồng đều trên thế giới, dân số đang sụt giảm ở các nước phát triển và bùng nổ ở các nước đang phát triển. Bước 2: - GV cho HS biết từ khoảng năm 1950, thếù giới bước vào bùng nổ dân số và đặt ra câu hỏi yêu cầu HS lý giải nguyên nhân bùng nổ dân số , bằng quan sát tỉ lệ sinh trên các biểu đồ 1.3 va 1ù.4 (Từ sau năm 1950, đường xanh tỉ lệ sinh của các nước đang phát triển luôn ở mức tren 30 0/0 0, trong khi ở các các nước phát triển dưới 20 0/0 0) và tìm được nguyên nhân bùng nổ dân số thế giới (Các nước đang phát triển góp phần quan trọng )là tỉ lệ gia tăng của toàn thế giới ở trên mức 21 0/0 0, mức bùng nổ dân số. Bước 3: - GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ: đối với các nước có nền kinh tế còn đang phát triển mà tỉ lệ sinh quá cao (tức là quá nhiều trẻ em cần phải nôi dưỡng) thì hậu quả sẽ như thế nào? Từ câu trả lời của HS, GV đúc kết lại các hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và những biện pháp để khắc phục bùng nổ dân số, biến gánh nặng dân số thành nguồn nhân lực phát triển đất nước. - Bài này GV cần liên hệ nhiều vào nuớc ta để HS hiểu và ý thức được vấn đề dân số * Khi dạy mục 2: “ Đô thị hóa_Các siêu đô thị” của bài “Quần cư_Đô thị hóa”. GV cần thực hiện như sau: Bước 1: GV cho HS đọc trong SGK đoạn “ Các đô thị đã xuất hiện. . .. . trên thế giới” và trả lời câu hỏi: +Đô thị xuất hiện trên trái đất từ thời kỳ nào? ( Thời kỳ cổ đại: Trung Quốc, Aán Độ, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã. . ., là lúc có trao đổi hàng hóa) + Đô thị phát triển mạnh nhất khi nào? ( Thế kỷ XIX, là lúc công nghiệp phát triển) Từ đó GV giúp HS khái quát: Quá trình phát triển đô thị gắn liền với quá trình phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp. Bước 2: - GV hướng dẫn HS đọc lược đồ 3.3 và trả lời các câu hỏi: + Có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới từ 8 triệu dân trở lên? (23) + Châu lục nào có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất? (Châu Á: 12) + Đọc tên 12 siêu đô thị có từ 8 triệu dân trở lên ở Châu Á + Tìm số siêu đô thị có từ 8 triệu dân trở lên ở các nước phát triển (châu Aâu, Bắc Mĩ, Nhật Bản:. . . . 7) và các nước phát triển (16) để thấy các siêu đô thị có từ 8 triệu dân trở lên phần lớn thuộc các nước đang phát triển. Sau đó, GV cho HS đọc đoạn : “ Năm 1950. . .đang phát triển” để kết lại ý này. Bước 3: GV cho HS đọc đoạn “ Vào thế kỷ XVIII. . .phát triển” và yêu cầu học sinh cho biết: Tỉ lệ dân số đô thị trên thế giới, từ thế kỷ XVIII đến nay tăng lên bao nhiêu lần? ( Từ 5% lên 52,5% tăng gấp 10,5 lần) Cuối cùng GV cho biết: Sự tăng nhanh, tự phát của dân số đô thị và của các siêu đô thị đã để nhiều hậu quả cho môi trường và sức khỏe con người, giao thông, giáo dục, trật tự an ninh. . . * Để dạy bài “Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên,môi trường ở đới nóng” GV cần thực hiện: Ở nội dung 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ 2.1 và cho biết dân cư ở đới nóng phân bố tập trung vào những khu vực nào? ( Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Braxin). GV đặt tiếp câu hỏi: Dân số ở đới nóng chiếm gần 50% nhân loại nhưng lại chỉ tập chung sinh sống trong có 4 khu vực ấy, thì sẽ có tác động gì đến nguồn tài nguyên và môi trường ở những nơi đó? ( Tài nguyên thiên nhiên nhanh chống cạn kiệt; môi trường, rừng, biển bị xuống cấp, tác động xấu đến nhiều mặt) - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ 1.4 và cho biết tình trạng gia tăng dân số hiện nay của đới nóng như thế nào? ( tăng tự nhiên quá nhanh, bùng nổ dân số) Trong khi tài nguyên, môi trường đang bị xuống cấp, thì sự bùng nổ dân số ở đới nóng có tác động như thế nào?( Tác động xấu đến tài nguyên, môi trường) - Từ nhận xét trên, HS tìm ra hai đặc điểm của dân số đới nóng là: + Dân số đới nóng đông nhưng chỉ sồng tập trung trong một số khu vực. + Dân số đới nóng đông và vẫn còn trong tình trạng bùng nổ dan số. + Sau đó, GV kết luận: Trong khi nền kinh tế hiện nay của đới nóng còn đang phát triển thì hai đặc điểm này của dân số sẽ gây sức ép nặng nề cho việc cải thiện đời sống người dân và cho tài nguyên, môi trường. Ở nội dung thứ hai: sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường. Bước 1: GV giới thiệu biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số với lương thực của Châu Phi từ năm 1975 đến nắm1990, có 3 đại lượng và lấy mốc 1975 quy thành 100% ( Vì 3 đại lượng có giá trị không đồng nhất) Sau đó, GV yêu cầu HS đọc và phân tích theo thứ tự: + Đọc biểu đồ sản lượng lương thực: tăng từ 100% lên hơn 110%. + Đọc biểu đồ gia tăng dân số tự nhiên: tăng từ 100% lên đến 160% + So sánh sự gia tăng của lương thực với gia tăng dân số: Cả hai đều tăng nhưng lương thực không tăng kịp với đà tăng dân số. + Đọc biểu đồ bình quân lương thực đầu người: giảm từ 100 % xuống còn 80%. + Tìm nguyên nhân làm cho bình quân lương thực sụt giảm: do dân số tăng nhanh hơn tăng lương thực. + Tìm biện pháp nâng bình quân lương thực theo đầu người lên: giảm tốc độ tăng dân số, nâng mức tăng lương thực lên. Bước 2: GV cho HS phân tích bảng số hiệu dân số ở Đông Nam Aù từ năm 1980 đến năm 1990. + Dân số: tăng từ 360 lên 442 triệu người. + Diện tích rừng: giảm từ 240,2 xuống 208,6 triệu ha. + Nhận xét về mối tương quan giữa dân số và diện tích rừng: Dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm. + Tìm nguyên nhân giảm diện tích rừng: phá rừng lấy đất canh tác hoặc xây dựng nhà máy, lấy củi đun nấu, lấy gỗ làm nhà hoặc xuất khẩu để nhập lương thực hoặc hàng tiêu dùng. . . Bước 3: GV gọi HS đọc đoạn “ Nhằm đáp ứng. . .bị cạn kiệt” và yêu cầu HS nêu những tác động của sức ép dân số đến việc giải quyết các nhu cầu ăn, mặc, ở cho dân số đông và sự gia tăng tự nhiên dân số cao đã làm cho tài nguyên thiên nhiên (Rừng, khoáng sản, đất trồng. . .) bị cạn kiệt, suy giảm nhanh. Tiếp đó GV gọi HS đọc đoạn “ Bùng nổ dân số. . .bị tàn phá” và yêu cầu HS nêu những tác động tiêu cực của dân số đến môi trường ( Thiếu nước sạch, môi trường tự nhiên bị hủy hoại dần, môi trường sống ở các khu ổ chuột, ở các đô thị bị ô nhiễm. . .) GV cho HS biết cách lậpmột sơ đồ các mối quan hệ từ các kiến thức vừa học. Môi trường bị hủy hoại Tài nguyên bị khai thác kiệt quệ Dân số tăng nhanh Kinh tế chậm phát triển Dân số tăng quá nhanh Tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường Đời sống chậm cải thiện Giáo viên hướng dẩn HS phân tích sơ đồ dưới đây để thấy hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh. * Khi dạy mục 2: “ Các vấn đề đô thị” ở bài: “Đô thị hóa ở đới ôn hòa” GV nên thực hiện các vấn đề sau: Ngoài việc cung cấp cho học sinh những đặt điểm cơ bản của một vùng đô thị hóa cao, GV cần cho học sinh thấy được những mặt chưa tốt của quá trình đô thị quá cần tránh cho đất nước sau này. Để dễ tiếp thu GV nên xếp các vấn đề của đô thị hóa ở đới ôn hòa thành 3 nhóm: - Nhóm vấn đề môi trường: ô nhiễm không khí, nạn kẹt xe. . . - Nhóm vấn đề xã hội: dân nghèo đô thị, nạn thất nghiệp, người vô gia cư. . . - Nhóm vấn đề đô thị: thiếu nhà ở, thiếu các công trình công cộng. . . Từ đó GV cho HS tìm ra các vấn đề phải giải quyết ở các đô thị đới ôn hòa bằng những câu hỏi như: + Việc tập trung dân quá đông vào các đô thị, các siêu đô thị sẽ làm nảy sinh những vấn đề gì đối với môi trường ( Không khí, nước. . .) ? + Có quá nhiều phương tiện giao thông trong các đô thị sẽ có ảnh hưởng gì đến môi trường ? + Dân đô thị tăng nhanh thì việc giải quyết nhà ở, việc làm. . . sẽ như thế nào? GV cần dùng những câu hỏi liên hệ với thực tế địa phương. . .để giúp học sinh tìm ra vấn đề GV cũng có thể dùng các ảnh trong bài (hình 16.2, 16.3, 16.4) để minh họa. GV yêu cầu học sinh quan sát các ảnh 16.5 và 16.6 để tìm thấy tình trạng khói bụi tạo lớp sương mù trên các đô thị ôn đới và nạn kẹt xe triền miên. Cuối cùng GV lưu ý: Những vấn đề đặt ra cho đô thị hóa ở đới ôn hòa cũng là những vấn đề mà nước ta cần quan tâm khi lập quy hoạch xây dựng hay phát triển một đô thị. Về giải pháp GV yêu cầu HS nêu ra được rõ rệt 3 giải pháp cơ bản của “ đô thị hóa phi tập trung”: thành phố vệ tinh, chuyển dịch công ngiệp và dịch vụ đến các vùng mới và đô thị hóa nông thôn. * Với bài “ Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa” GV cần lưu ý: - Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước ngày nay không còn xa lạ với nước ta và đã gây tác hại cho thiên nhiên và cuộc sống con người, khi giảng bài này, GV phải liên hệ với thực tế địa phương để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. - Hoa Kỳ là nước có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới và chiếm ¼ lượng khí thải độc hại toàn cầu. Thế nhưng Hoa Kỳ lại là nước không chịu kí Nghị định thư Ki –Ô –Tô về việc cắt giảm lượng khí thải độc hại. Để HS nắm sâu mục 1, GV cần thực hiện: Bước 1: GV cho HS biết “ mưa axit” là mưa có chứa một lượng axit được tạo nên chủ yếu từ khói xe cộ và khối của các nhà máy thải vào không khí; tiếp theo cho học sinh quan sát hai ảnh 17.1 và 17.2 và nhận xét về tác hại của mưa axit đối với cây trồng , rừng cây, các công trình xây dựng. . . GV nêu rõ những biện pháp giảm các khí thải gây ô nhiễm không khí toàn cầu. Bước 2: GV đặt câu hỏi cho HS: nêu thêm tác hại mang tính toàn cầu của khí thải. Từ đó giảng cho HS hiểu về “hiệu ứng nhà kính” GV đặt tiếp câu hỏi: nêu tác hại của hiệu ứng nhà kính đối với trái đất. Từ những câu trả lời của HS, GV giảng về tác động của hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. (Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng lớp không khí ở gần mặt đất do các khíthải tạo ra một lớp màng chắn ở trên cao, ngăn cản nhiệt mặt trời bức xạ từ mặt đất không thoát được vào không gian) Bước 3: GV bổ sung thêm một nguy cơ tìm ẩn về ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa và tác hại chưa thể lường hết được là ô nhiễm phóng xạ nguyên tử. Về ô nhiễm nguồn nước, GV cần thể hiện các bước: Bước 1: GV cho HS quan sát 2 ảnh 17.3 và 17.4 yêu cầu Hs cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm nước các sông, rạch và nước biển. Để thực hiện tốt GV cho HS trao đổi nhóm, sau đó chỉ định 1 – 2 học sinh trình bày ý kiến của nhóm để tìm ra được nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở đới ôn hòa. Bước 2: GV cho HS biết: Phần lớn các đô thị ở đới ôn hòa tập trung dọc ven biển, trên một dãy đất chỉ rộng không quá 100 Km. Sau đó đặt câu hỏi: việc tập trung các đô thị như thế sẽ gây ô nhiễm như thế nào cho nước sông và nước biển ở đới ôn hòa? Tác hại như thế nào đối với thiên nhiên và con người ? GV tiếp tục yêu cầu các nhóm trao đổi để tìm ra lời đáp. Cuối cùng, Gv sẽ tổng hợp các câu trả lời, bổ sung kiến thức và hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh. Bước 3: GV yêu cầu HS giải thích “ Thủy triều đỏ” Sau đó nêu nguyên nhân gây ra thủy triều đỏ (do nước có quá thừa đạm từ nước thải sinh hoạt từ phân hóa học bón cho ruộng đồng trôi xuống sông, rạch. . .) GV yêu cầu HS giải thích thuật ngữ “ Thủy triều đen” và cho biết thủy triều đỏ và thủy triều đen gây tác hại như thế nào cho sinh vật dưới nước và ven bờ. GV cần liên hệ ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước thực tế ở nước ta. III/ KẾT QUẢ: Đầu năm học, chưa áp dụng biện pháp nâng cao vào việc giảng dạy các bài có tính giáo dục chỉ có tỉ lệ 135 em như sau: Giỏi: 3% Khá: 10% Trung bình: 57% Yếu: 30% Sau khi vận dụng các biện pháp trên vào giảng dạy thì tỉ lệ có chuyển biến rất tốt. Cũng với số lượng 135 em thì: Giỏi: 10% Khá: 32% Trung bình: 50% Yếu: 8% IV/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Qua việc áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy ở trường, bản thân nhận thấy học sinh tiến bộ rõ nét về nhận thức và ý thức được vấn đề môi trường khá tốt. Bên cạnh những vấn đề đặt ra và giải quyết của tôi, chắc chắn khó tránh khỏi sai xót. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô. Long Đức, ngày 03 tháng 12 năm 2003 Ýùùkiến của hội đồng xét duyệt: Người viết - Có đầu tư vào sáng kiến, có nội dung và hướng dẫn cụ thể. - Có đưa ra câu hỏi,dẫn dắt học sinh làm nâng cao chất lượng giảng dạy. Nguyễn Thanh Hải - Cần nêu thực trạng nhận thức của Hs về môn địa lí - Xếp loại: Tốt

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem-Hai.doc