Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp nâng cao uy tín người lãnh đạo, hiệu trưởng trong trường phổ thông

SÁNG KIẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO UY TÍN NGƯỜI LÃNH ĐẠO, HIỆU TRƯỞNG TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. Sự cần thiết, của việc thực hiện sáng kiến.

Như chúng ta biết, uy tín của con người nói chung và đặc biệt là uy tín của người lãnh đạo, quản lý nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và công tác mà đặc biệt là công tác của người lãnh đạo, người quản lý. Một người có chuyên môn giỏi nhưng chưa hẳn có uy tín và người có đạo đức tốt cũng chưa chắc có uy tín. Để tạo nên uy tín có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành uy tín của con người.

2. Phạm vi triển khai thực hiện.

Trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày và trong công tác, nhiều người còn có sự lầm lẫn giữa uy tín thật và uy tín giả, giữa uy tín và uy quyền, giữa năng lực và uy tín Xuất phát từ điều đó dẫn đến những sai lầm trong cuộc sống, đặc biệt là sự sai lầm trong công tác của người lãnh đạo, quản lý sai lầm trong việc phân công nhiệm vụ cho từng giáo viên. Với lý do trên tôi nhận thấy sự cần thiết việc đưa ra các nội dung có liên quan đến uy tín của người lãnh đạo, Hiệu trưởng trong trường học phổ thông là một việc làm có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn và là khâu quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới hiện nay.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp nâng cao uy tín người lãnh đạo, hiệu trưởng trong trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO UY TÍN NGƯỜI LÃNH ĐẠO, HIỆU TRƯỞNG TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1. Sự cần thiết, của việc thực hiện sáng kiến. Như chúng ta biết, uy tín của con người nói chung và đặc biệt là uy tín của người lãnh đạo, quản lý nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và công tác mà đặc biệt là công tác của người lãnh đạo, người quản lý. Một người có chuyên môn giỏi nhưng chưa hẳn có uy tín và người có đạo đức tốt cũng chưa chắc có uy tín. Để tạo nên uy tín có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành uy tín của con người. 2. Phạm vi triển khai thực hiện. Trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày và trong công tác, nhiều người còn có sự lầm lẫn giữa uy tín thật và uy tín giả, giữa uy tín và uy quyền, giữa năng lực và uy tín Xuất phát từ điều đó dẫn đến những sai lầm trong cuộc sống, đặc biệt là sự sai lầm trong công tác của người lãnh đạo, quản lý sai lầm trong việc phân công nhiệm vụ cho từng giáo viên. Với lý do trên tôi nhận thấy sự cần thiết việc đưa ra các nội dung có liên quan đến uy tín của người lãnh đạo, Hiệu trưởng trong trường học phổ thông là một việc làm có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn và là khâu quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới hiện nay. 3. Mô tả sáng kiến: a/ Mục đích Sáng kiến nhằm mục đích tìm hiểu một cách tương đối trọn vẹn về uy tín, uy tín của người lãnh đạo và con đường gây dựng hình thành uy tín. b/ Nội dung Uy tín của người lãnh đạo, uy tín của người Hiệu trưởng trường học. Một số biện pháp xây dựng, củng cố và nâng cao uy tín của người lãnh đạo, quản lý. 3.1. Uy tín của người lãnh đạo: a/ Định nghĩa: Xét về góc độ quản lý, thì bản chất của uy tín là sự phản ánh thực chất mối quan hệ xã hội của chủ thể lãnh đạo, quản lý đối với khách thể bị lãnh đạo, quản lý vì sự thừa nhận, sự tín nhiệm của mọi người đối với người lãnh đạo chính là thái độ, sự lựa chọn của mọi người đối với chủ thể, phản ánh mối quan hệ của chủ thể lãnh đạo, quản lý đối với khách thể quản lý. b/ Nội hàm của khái niệm uy tín của người lãnh đạo: Uy tín của người lãnh đạo được biểu hiện ở 3 mặt sau đây: */ Quyền lực: - Theo từ điển Tiếng Việt thì quyền lực là quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt Chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy. - Quyền lực trong uy tín là cái uy (uy quyền) do xã hội qui định. Ví dụ quyền lực của Hiệu trưởng, Giám đốc là do xã hội qui định. - Quyền lực ở đây là quyền lực lãnh đạo: quyền của Hiệu trưởng, Giám đốc, Tổ trưởng, Giáo viên */ Sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đến các người khác và được các người khác tôn trọng. Đây chính là tín trong uy tín, nó do người lãnh đạo tạo ra chứ không phải do xã hội qui định. Tín ở đây là quyền lực của uy tín, nó khác với quyền lực lãnh đạo đã nói ở trên. */ Uy và tín trong uy tín của người lãnh đạo có mối quan hệ với nhau, tín sẽ củng cố cho uy và uy là yếu tố đầu tiên để tạo tín, nhưng có khi có uy mà không có tín và có tín nhưng không có uy. Chỉ khi nào người lãnh đạo có đủ 2 yếu tố đó thì mới có sức cảm hóa cao độ giúp người lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 3.2. Uy tín của người Hiệu trưởng: Người hiệu trưởng trường học có mối quan hệ rất phong phú đa dạng: Đó là quan hệ với cấp trên, quan hệ trong nội bộ Nhà trường với cán bộ giáo viên và học sinh, quan hệ với xã hội bên ngoài. Uy tín người Hiệu trưởng là nhân tố quan trọng trong việc lãnh đạo tập thể. Uy tín càng cao thì mối quan hệ qua lại giữa người Hiệu trưởng với tập thể cán bộ giáo viên, học sinh càng có hiệu quả, uy tín đó dựa trên cơ sở kiến thức kinh nghiệm, thế giới quan, phẩm chất đạo đức của cá nhân người Hiệu trưởng. Người Hiệu trưởng trường học với mối quan hệ phong phú và đa dạng như đã nói ở trên phải là người có uy tín thật sự, tạo được niềm tin đối với tập thể trong trường và bên ngoài xã hội. Đó là một trong những điều kiện quan trọng biến Nhà trường thành trung tâm văn hóa – xã hội. 3.3. Con đường gây dựng, củng cố và nâng cao uy tín của người lãnh đạo, quản lý: Trước hết chúng ta khẳng định một điều: “uy tín khó xây nhưng dễ phá”. Điều này nói lên rằng: Để gây dựng được uy tín, giữ được uy tín và nâng cao uy tín là một quá trình vô cùng khó khăn, gian khổ phải cần thời gian, công sức Nhưng lại rất dễ dàng làm mất uy tín của mình. Trong quá trình gây dựng, củng cố và nâng cao uy tín, người lãnh đạo, quản lý phải nắm chắc bản chất của uy tín, các yếu tố hợp thành uy tín như sau. a) Luôn luôn nuôi dưỡng khát vọng chính đáng để vươn tới nắm vững quyền lực cần thiết của người lãnh đạo để thực hiện lý tưởng cao đẹp của mình nhằm phục vụ tốt nhất cho cộng đồng. Một người lãnh đạo, quản lý mà không có lý tưởng sống, không phấn đấu vươn lên thì uy tín của họ sẽ rất hạn chế và uy tín của họ sẽ không được sự gìn giữ, bảo đảm bởi cấp dưới và cấp trên b) Khi được phân công làm người lãnh đạo, quản lý phải luôn luôn tự rèn luyện, bồi dưỡng, tích lũy những phẩm chất, năng lực và kinh nghiệm cần thiết để được thừa nhận thật sự là người lãnh đạo, quản lý. Sự thừa nhận thật sự tức là đã có uy tín thật. Ta biết rằng, yếu tố quan trọng nhất tạo nên uy tín là nhân cách người lãnh đạo, quản lý. Người lãnh đạo, quản lý không có nhân cách thì chắc chắn không thể có uy tín được. Nhân cách của người lãnh đạo, quản lý phải hoàn thiện, mẫu mực. Nhân cách của họ phải có những đặc trưng phù hợp với yêu cầu của hoạt động lãnh đạo, quản lý được giao. Tức là năng lực và phẩm chất (nhân cách) phải tương xứng với chức vụ, quyền lực được giao. Vì sự tương xứng này trong thực tế luôn biến động do khách quan nên người lãnh đạo, quản lý phải luôn học tập, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất và năng lực để phù hợp. - Khả năng thích ứng, hòa nhập, mềm dẻo, cơ động; là khả năng hành động có mục đích, chủ động tích cực và có hiệu quả; là khả năng thể hiện tích độc đáo, đặc sắc, khả năng thể hiện cái riêng, cái bản lĩnh; là khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với cấp trên, cấp dưới, với người khác. - Về phẩm chất, người lãnh đạo, quản lý phải luôn luôn chú trọng rèn luyện, giữ gìn lý tưởng, đạo đức, phải có niềm tin sâu sắc với lý tưởng và với quần chúng cấp dưới. Có lòng tin và tôn trọng với cấp dưới thì mới phát huy được năng lực, sở trường của cấp dưới khi phân công nhiệm vụ cho họ hoặc họ chủ động tham mưu, sáng tạo giúp người lãnh đạo, quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ. - Về năng lực, người lãnh đạo, quản lý phải đặc biệt chú ý năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức thực tiễn. Một Hiệu trưởng phải có chuyên môn giỏi, có năng lực quản lý tốt thì mới có thể có uy tín được. c) Để củng cố và nâng cao uy tín, người lãnh đạo, quản lý phải chăm lo gây dựng, củng cố uy tín của tổ chức mình phụ trách. Người lãnh đạo, quản lý chỉ thực sự có uy tín và nâng cao được uy tín của mình khi uy tín của tổ chức do mình phụ trách cũng được nâng cao. Uy tín của tổ chức được xác lập bởi uy quyền của tổ chức, bởi ảnh hưởng của nó đối với xã hội, đối với mọi người, với các tổ chức khác do nó làm tốt nhiệm vụ cơ bản của mình. Để gây dựng và củng cố uy tín của tổ chức thì người lãnh đạo, quản lý phải tiến hành tốt công tác đổi mới tổ chức, bộ máy, đổi mới đội ngũ cán bộ bằng cách sắp xếp, phân công nhiệm vụ một cách hợp lý, phù hợp với năng lực cá nhân, phải cho đội ngũ học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ vừa thỏa mãn nhu cầu cá nhân vừa bảo đảm chất lượng đội ngũ phục vụ tốt cho tổ chức, cho xã hội. Đây là sự phù hợp giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. d) Trên con đường gây dựng, củng cố và nâng cao uy tín, người lãnh đạo, quản lý phải đề cao tính tự chủ, tự kiểm tra, sự phê bình tốt và phải biết kiềm chế. Khi nóng tính nếu không kiềm chế thì rất dễ nói sai, làm sai gây mất hoặc giảm uy tín.. Khi mất hoặc giảm uy tín mà không tự kiểm điểm mình, mà che đậy khuyết điểm, không thành khẩn nhận lỗi để sửa chữa thì sẽ không bao giờ còn uy tín nữa. “Đánh kẻ chạy đi chứ không bao giờ đánh kẻ chạy lại”, tập thể sẽ tha thứ và tạo điều kiện để cho người lãnh đạo, quản lý gây dựng lại uy tín nếu thật sự cầu tiến và chân thành. e) Trong quá trình làm việc, người lãnh đạo, quản lý phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ ở cơ sở. Thực hiện dân chủ công khai trong tài chính, trong đề bạt cán bộ, trong khen thưởng và kỷ luật, trong thi cử, trong xây dựng kế hoạch đi kèm với việc thực hiện nguyên tắc dân chủ thì người lãnh đạo, quản lý không được theo đuôi quần chúng mà phải có chính kiến và dám chịu trách nhiệm, không né tránh, không đổ trách nhiệm cho người khác khi vi phạm sai lầm hoặc thất bại. f) Phong cách lãnh đạo, quản lý cũng là một yếu tố góp phần gây dựng, củng cố và nâng cao uy tín của người lãnh đạo, quản lý. Ta thường nghe cấp dưới nói: “Tôi thích phong cách làm việc của ông ấy”. Người lãnh đạo quản lý phải tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của tổ chức mình phụ trách mà chọn cho mình một phong cách làm việc thích hợp, không cứng nhắc. Tất nhiên, khi lựa chọn phong cách lãnh đạo còn phải dựa vào nội dung, tính chất của công việc, vào tình huống của vấn đề chứ đừng vì học đòi bắt chước phong cách một cách thiếu cá tính, thiếu chân thật. 4/ Kết quả, hiệu quả mang lại: Uy tín của người Hiệu trưởng không chỉ có tác dụng trong việc thu hút tập hợp lực lượng trong Nhà trường hoàn thành nhiệm vụ mà còn có tác dụng rất to lớn trong việc tập hợp các lực lượng bên ngoài xã hội quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà trường phát triển. Uy tín người Hiệu trưởng chịu sự kiểm tra thường xuyên của tập thể. Thành tích cá biệt không phải là sự bảo đảm để duy trì uy tín một thời gian dài Uy tín người Hiệu trưởng càng cao thì tác dụng đến tập thể càng mạnh. uy tín Trình độ phát triển của nhóm, tập thể Quan hệ giữa lãnh đạo và cấp dưới Cương vị, chức vụ của người lãnh đạo Những điều kiện do tập thể, xã hội tạo cho người lãnh đạo Lập trường Tư tưởng Chính trị Xu hướng Tính cách Năng lực Tóm lại: Uy tín của người lãnh đạo, quản lý là sự tổng hợp của nhiều yếu tố tạo thành. Đó là sự thống nhất giữa nhóm các yếu tố chủ quan và nhóm các yếu tố khách quan. Trong đó nhóm các yếu tố khách quan đóng vai trò tiền đề và các yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định sự hình thành nên uy tín của người lãnh đạo, quản lý. 5. Phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến: Gây dựng, củng cố và nâng cao uy tín là yêu cầu thường xuyên của người lãnh đạo, quản lý, nếu không thì người lãnh đạo, quản lý sẽ bị giảm và có thể mất uy tín từ từ theo thời gian. Đặc biệt cố gắng rèn luyện, điều chỉnh những phẩm chất tâm lý cá nhân để trở thành thủ lĩnh của cấp dưới. Đó là sự cao thượng nhưng lại bình dân, độ lượng nhưng cũng nghiêm khắc, nghiêm với cả chính bản thân, “chịu chơi”, cởi mở, không phân biệt đẳng cấp, bản lĩnh và mạnh mẽ, khiêm tốn nhưng cũng phải chứng tỏ mình khi cần thiết, không vụ lợi, không keo kiệt Một trường học có uy tín khi tập thể sư phạm Nhà trường là tập thể tốt, kết quả học tập của học sinh có chất lượng cao: học sinh đậu tốt nghiệp cao, đậu đại học cao, có học sinh giỏi được duy trì nhiều năm, chỉ khi đó thì uy tín của Hiệu trưởng mới được củng cố và nâng cao. Người lãnh đạo, quản lý phải có những biện pháp thích hợp để kiểm tra uy tín của mình, nếu phát hiện có biểu hiện giảm uy tín thì phải tìm hiểu nguyên nhân và sửa chữa khuyết điểm một cách chân thành trước tập thể, phải có yêu cầu cho bản thân sửa chữa được mọi người chấp nhận Người Hiệu trưởng có uy tín thực hiện mối quan hệ quản lý chỉ huy - chấp hành trên cơ sở đoàn kết, hợp tác, lãnh đạo Nhà trường bằng TÂM - UY của mình; xây dựng được mối quan hệ lành mạnh trong và ngoài Nhà trường, tổ chức thành công lao động của tập thể Sư phạm Nhà trường. Xây dựng đội ngũ lãnh đạo nói chung và người Hiệu trưởng nói riêng là một trong những biện pháp tốt để nâng cao uy tín nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đào tạo trong sự nghiệp đổi mới đất nước. 6. Kiến nghị, đề xuất: Cần mở các chuyên đề bồi dưỡng cho cán bộ quản lý đương chức, CBQL dự nguồn trong các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên (trong hè) của ngành về nội dung nâng cao uy tín người lãnh đạo trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Ý kiến xác nhận Hàng Vịnh, ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Thủ trưởng đơn vị Người viết

File đính kèm:

  • docSKKN BA0 12-13.DOC