Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp để tạo hứng thú học tốt phân môn vẽ theo mẫu lớp 3 ở trường tiểu học Dliêyang

Mĩ thuật có vai trò lớn trong việc rèn luyện một con người, vì thế môn mĩ thuật đã được Bộ giáo dục và đào tạo đưa vào khung của chương trình giáo dục phổ thông nói chung và bậc Tiểu học nói riêng thành một môn học độc lập, có nội dung chương trình được biên soạn một cách cụ thể, rõ ràng.

Là một giáo viên giảng dạy mĩ thuật tiểu học, tôi nhận thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục học sinh, để các em học sinh có được cách nhìn nhận sự vật, sự việc quanh em một cách đúng đắn thì đòi hỏi các em cần có một tư duy tốt, có được tư duy tốt sẽ giúp các em phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực. Do đó giáo viên cần nắm bắt được tâm sinh lí của học sinh, nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình dạy học, hiểu rõ về các phương pháp dạy học từ đó lựa chọn những cách dạy, những phương pháp dạy học phù hợp nhằm kích thích gây hứng thú cho các em trong quá trình học tập.

Đối với môn mĩ thuật thì việc tạo hứng thú cho các em học sinh là vô cùng quan trọng, người giáo viên ngoài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lí của học sinh thì còn phải nắm bắt được những nhu cầu để tạo hứng thú trong học tập, từ đó kích thích sự hào hứng học tập, tạo cho các em có được sự tự giác học tập hơn và phát huy tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng để học tốt bộ môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng. Với cương vị là một người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn mĩ thuật ở trường Tiểu học Dliêyang, qua những năm công tác tôi nhận thấy tầm quan trọng của bộ môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng. Đối với các em học sinh vẽ theo mẫu là một phân môn giúp các em nhận biết được mọi sự vật hiện tượng xảy ra quanh em, thấy được vẻ đẹp, đặc điểm của mọi vật từ hoa, lá, quả, cây cho đến các loài vật, con người bằng đường nét, hình khối. Từ đó sẽ tạo cho các em biết yêu quý thiên nhiên, biết yêu thương con người, cuộc sống, biết bảo vệ, giữ gìn và trân trọng những giá trị mà cuộc sống mang lại. Học sinh học tốt phân môn vẽ theo mẫu sẽ bổ trợ cho các em học tốt các phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí, thường thức mĩ thuật và một số bộ môn khác đặc biệt là môn toán.

 

docx18 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8637 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp để tạo hứng thú học tốt phân môn vẽ theo mẫu lớp 3 ở trường tiểu học Dliêyang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Huyện Eah’Leo Trường Tiểu học DliêYang Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TỐT PHÂN MÔN VẼ THEO MẪU LỚP 3 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC DLIÊYANG GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ XUÂN LY BỘ MÔN: MĨ THUẬT Dliê Yang, ngày 10 tháng 1năm 2013 PHẦN MỞ ĐẦU I/ Lí do chọn đề tài: Mĩ thuật có vai trò lớn trong việc rèn luyện một con người, vì thế môn mĩ thuật đã được Bộ giáo dục và đào tạo đưa vào khung của chương trình giáo dục phổ thông nói chung và bậc Tiểu học nói riêng thành một môn học độc lập, có nội dung chương trình được biên soạn một cách cụ thể, rõ ràng. Là một giáo viên giảng dạy mĩ thuật tiểu học, tôi nhận thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục học sinh, để các em học sinh có được cách nhìn nhận sự vật, sự việc quanh em một cách đúng đắn thì đòi hỏi các em cần có một tư duy tốt, có được tư duy tốt sẽ giúp các em phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực. Do đó giáo viên cần nắm bắt được tâm sinh lí của học sinh, nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình dạy học, hiểu rõ về các phương pháp dạy học từ đó lựa chọn những cách dạy, những phương pháp dạy học phù hợp nhằm kích thích gây hứng thú cho các em trong quá trình học tập. Đối với môn mĩ thuật thì việc tạo hứng thú cho các em học sinh là vô cùng quan trọng, người giáo viên ngoài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lí của học sinh thì còn phải nắm bắt được những nhu cầu để tạo hứng thú trong học tập, từ đó kích thích sự hào hứng học tập, tạo cho các em có được sự tự giác học tập hơn và phát huy tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng để học tốt bộ môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng. Với cương vị là một người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn mĩ thuật ở trường Tiểu học Dliêyang, qua những năm công tác tôi nhận thấy tầm quan trọng của bộ môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng. Đối với các em học sinh vẽ theo mẫu là một phân môn giúp các em nhận biết được mọi sự vật hiện tượng xảy ra quanh em, thấy được vẻ đẹp, đặc điểm của mọi vật từ hoa, lá, quả, cây… cho đến các loài vật, con người… bằng đường nét, hình khối. Từ đó sẽ tạo cho các em biết yêu quý thiên nhiên, biết yêu thương con người, cuộc sống, biết bảo vệ, giữ gìn và trân trọng những giá trị mà cuộc sống mang lại. Học sinh học tốt phân môn vẽ theo mẫu sẽ bổ trợ cho các em học tốt các phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí, thường thức mĩ thuật và một số bộ môn khác đặc biệt là môn toán. Vậy làm thế nào để học sinh có được sự hứng thú học tốt phân môn vẽ theo mẫu, đặc biệt với học sinh khối lớp 3 là điều hết sức quan trọng cho việc giảng dạy bộ môn mĩ thuật mà tôi trăn trở, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giái pháp để tạo hứng thú học tốt phân môn vẽ theo mẫu lớp 3 ở trường Tiểu học Dliêyang II/ Mục đích nghiên cứu – nhiệm vụ của đề tài Như lí do nói trên, tôi nghiên cứu đề tài nhằm giúp bản thân tự học, tự rèn luyện để nâng cao tay nghề, đồng thời muốn chuyển tải một số kinh nghiệm tích luỹ được qua thời gian công tác đến với bạn bè đồng nghiệp, cùng chung tay góp sức vào việc giảng dạy nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng. - Tìm hiểu những vấn đề lí luận về phương pháp dạy học mĩ thuật trong phân môn vẽ theo mẫu ở trường tiểu học Dliêyang. - Tìm hiểu những ưu điểm của phương pháp dạy học mĩ thuật trong nhà trường tiểu học hiện hành, tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lí học sinh cùng với nhận thức của phụ huyn học sinh về tầm quan trọng của bộ môn mĩ thuật. Từ đó tìm ra những giải pháp tốt nhất để thiết kế bài giảng một cách cụ thể, có khoa học và lựa chọn được những cách dạy, phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau cho từng tiết dạy cụ thể để tạo hứng thú cho các em học sinh học tốt phân môn vẽ theo mẫu, và tạo tiền đề kích thích sự đam mê, tự giác trong việc học tập và phát huy khả năng sáng tạo cho các em học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Mĩ thuật cùng với phân môn vẽ theo mẫu. III/ Đối dượng nghiên cứu Nghiên cứu những phương pháp dạy học mĩ thuật nói chung và chú trọng phương pháp dạy học phân môn vẽ theo mẫu khối lớp 3 nói riêng để tìm ra một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh khối lớp 3. IV/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu Với mục tiêu và đối tượng nói trên tôi chọn những học sinh thân yêu của mình ở trường Tiểu học DliêYang trong phạm vi xã Dliêyang – Huyện EaH’Leo – Tỉnh Dăk Lăk. V/ Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra - Phương pháp phân tích tổng hợp, điều tra, so sánh - Phương pháp chứng minh thực nghiệm Từ những lí do chọn đề tài về “ Một số giái pháp để tạo hứng thú học tốt phân môn vẽ theo mẫu lớp 3 ở trương Tiểu học Dliêyang”. Tôi xác định được bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn mĩ thuật, thì mình cần phải làm những gì để nâng cao chất lượng dạy và học mĩ thuật nói chung, và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng là luôn luôn tìm tòi, học hỏi bạn bè đồng nghiệp làm sao để vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp giảng dạy, để giờ học sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu nhất. Tôi chọn đối tượng là những học sinh học lớp 3A3 thân yêu của ngôi trường mình đang giảng dạy để nghiên cứu đề tài, cùng với những phương pháp nghiên cứu mà tôi đã nói trên giúp tôi thực hiện được đề tài này. B. PHẦN NỘI DUNG I/ Cơ sở lí luận I.1. Cơ sở pháp lý Đất nước ta đang trên còn đường phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi cần có những con người năng động, sáng tạo có đủ đức, trí, thể, mĩ để sánh vai cùng với bạn bè quốc tế. Vì thế giáo dục ngày càng được xã hội quan tâm, nhu cầu học tập của người dân ngày càng nhiều, trình độ dân trí của đất nước ngày một tăng… Chính vì thế Đảng và nhà nước ta luôn đặt giáo dục lên hàng đầu và đưa ra những yêu cầu và nhiệm vụ cho ngành giáo dục bằng những chỉ thị, nghị quyết, văn bản… nhằm thay đổi mục tiêu, nội dung chương trình và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học. trước thực trạng nói trên thì việc thay đổi phương pháp giảng dạy cũng phải đổi theo cho phù hợp với mục tiêu giáo dục của ngành đề ra. Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII đã chỉ rõ “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học; kết hợp với hành, học tập vời lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường và xã hội; áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết Trung ưung 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định: “ Phải đổi mới phương pháp giáo dục khắc phụ truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Luật giáo dục điều 24.2 đã ghi rõ: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. I.2. Cơ sở thực tiễn Qua quá trình tìm hiểu thực tế và các nguồn thông tin khác, tôi nhận thấy bộ môn Mĩ thuật đã và đang được tất cả các trường tiểu học trong cả nước thực hiện giảng dạy một cách nghiêm túc theo đúng với mục tiêu, nội dung chương trình mà Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành. Việc giảng dạy Mĩ thuật bằng phương pháp dạy học mới thì các em tự lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, và tạo được hứng thú học tập cho học sinh học tốt môn mĩ thuật và các môn học khác. Người giáo viên biết tích hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt khi dạy Mĩ thuật thúc đẩy việc tự giác học tập cho học sinh. Từ những điều nói trên, kết hợp với tình hình thực tế tôi nhận thấy công tác giảng dạy Môn mĩ thuật cũng thư khi dạy phân môn vẽ theo mẫu trong nhà trường Tiểu học còn nhiều hạn chế. Cụ thể được thể hiện ở các bài tập của học sinh, khả năng cảm thụ vẻ đẹp của mọi sự vật quanh em còn hạn chế nên các em học chưa tốt phân môn vẽ theo mẫu cũng như chưa có hứng thú để học bộ môn Mĩ thuât trong nhà trường. I.3. Thực trạng Trường Tiểu học Dliêyang thuộc địa bàn xã Dliêyang, huyện EaH’Leo, tỉnh Dăk Lăk được sự chỉ đạo sát xao của lãnh đạo các cấp, Chi bộ cùng với BGH nhà trường rất quan tâm đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Trong quá trình chỉ đạo cũng có nhiều mặt mạnh song vẫn tồn tại một số khó khăn. Thuận lợi – khó khăn Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện để bồi dưỡng giáo viên về những phương pháp dạy học mới phù hợp với sự phát triển của toàn xã hội, BGH nhà trường luân phiên cử cán bộ giáo viên tham gia các đợt tập huấn do ngành tổ chức. Trong những năm qua toàn bộ giáo viên nhà trường đều được tham gia các đợt tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học trong các dịp hè. Nhà trường đẫ có hệ thống máy chiếu để phục vụ trong công tác giảng dạy tốt hơn. Đó là những thuận lợi lớn cho công tác giảng dạy của chúng tôi. Song song với những thuận lợi đó cũng còn nhiều khó khăn. Khó khăn: Tuy nhiên BGH nhà trường còn chưa sát sao, việc chỉ đạo còn hời hợt trong công tác giảng dạy của giáo viên cũng như trong việc học tập của học sinh, dẫn đến kết quả dạy và học môn Mĩ thuật của trường đạt hiệu quả chưa cao. Thành công – hạn chế Trong những năm qua tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn mĩ thuật tại trường, với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tại đây, bên canh đó tôi đang sinh sống trên địa bàn xã DliêYang. Nên tôi đã phần nào hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của các em ở nơi đây. Trong công tác giảng dạy tôi đặc biệt quan tâm đến những học sinh yếu, vẽ còn chậm, còn lung túng trong việc thực hành bài tập vẽ. Phối kết hợp với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để giúp đỡ, động viên các em đi học đều, giúp các em có tâm lí tốt để học tốt. Thường xuyên tham mưu với lãnh đạo cấp trên bổ sung cơ sở vật chất để phục vụ công tác dạy học của giáo viên và học sinh, đồ dùng dạy học do cấp trân cấp về tương đối đầy đủ, những trang thiết bị phụ vụ việc dạy và học được cấp về thường xuyên theo dự án PEDC hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sách giáo khoa, vở học tập cho học sinh là con em đồng bào dân tộc tại chỗ. Hệ thống phòng học được xây dựng kiên cố có sân chơi rộng, thoáng mát cho học sinh. Bên cạnh đó trường tôi thuộc một trong những xã khó khăn của huyện, lại có hai điểm trường nên còn nhiều trở ngại như chưa xây dựng được phòng chức năng riêng cho bộ môn mĩ thuật,. Các trang thiết bị khác vẫn còn thiếu nhiều như tranh ảnh, tranh của các học sĩ, vật mẫu…, một số đồ dùng dạy học phần nhiều là do giáo viên tự làm, tự thiết kế để dạy học. Hiện tại trên địa bàn xã Dliêyang chúng tôi các bậc phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em. Để chuẩn bị vào năm học mới các bậc phụ huynh cũng có chuẩn bị đồ dùng học tập cho các em, tuy nhiên hầu hết phụ huynh đều thuộc thành phần lao động, hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, bên cạnh đó phần nhiều phụ huynh học sinh là người đồng bào dân tộc tại chỗ, nên bà con nhận thức vai trò của môn mĩ thuật trong trường học chưa đúng đắn, chưa hiểu được vai trò của mĩ thuật trong đời sống con người cũng như trong học tập của con em, nên phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học mĩ thuật của các em. Khi đến trường các em còn thiếu đồ dùng học tập môn mĩ thuật như màu vẽ, bút chì, giấy vẽ… Hầu như trong quá trình học tập các em chỉ làm bài tập thực hành trên vở tập vẽ in sẵn, bên cạnh có một số học sinh không có đồ dùng để học vẽ nên chất lượng dạy và học môn mĩ thuật chưa cao dẫn đến các em chưa hứng thú học Mĩ thuật cũng như phân môn Vẽ theo mẫu. Học sinh rất thích học vẽ nhưng lại không có đồ dùng, lâu dần các em chán nản không thích vẽ và không thích học mĩ thuật nữa. Mặt mạnh – mặt yếu Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy Mĩ thuật đã được nhiều năm, với vốn kiến thức đã được học tập ở nhà trường sư phạm cùng với việc không ngừng học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, tự học , tự rèn về công nghệ thôn tin phục vụ trong công tác giảng dạy, có ý thức trách nhiệm nghiêm túc trong việc đào tạo lớp trẻ nhận thức về cái đẹp trong cuộc sống. Nên việc nhìn thấy các em ngày càng không hứng thú nhiều trong việc học phân môn Vẽ theo mẫu đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ và trăn trở. Vì vậy nên đã thúc dục tôi tích cực nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của an hem đồng nghiệp để tìm ra một số giái pháp giúp học sinh hứng thú khi học Vẽ theo mẫu. Tuy vậy bản thân còn nhiều khiếm khuyết, nhưng tôi luôn nung nấu để tìm ra giải pháp tạo hứng thú cho các em học tốt phân môn Vẽ theo mẫu. Các bậc phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em. Để chuẩn bị vào năm học mới các bậc phụ huynh cũng có chuẩn bị đồ dùng học tập cho các em. Hầu hết học sinh đều yêu thích học mĩ thuật, qua các phân môn như vẽ tranh, vẽ trang trí, tập nặn tạo dáng… các em rất hứng thú, hào hứng trong việc thực hành. Mặt khác học sinh ở lứa tuổi này còn ham chơi, ý thức tự giác chưa cao nên phần nhiều ảnh hướng đến việc học tập của các em. Tuy nhiên gia đình các em hầu hết làm nông nên việc ý thức tầm quan trọng của bộ môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học còn chưa đúng đắn nên cũng chưa quan tâm nhiều đến việc học tập bộ môn mĩ thuật của con em ở trường học. Từ những lý do nói trên và những trăn trở của bản thân trong những năm thực tế giảng dạy bộ môn mĩ thuật và phân môn Vẽ theo mẫu ở trường Tiểu học DliêYang. Tôi nhận thấy việc tìm ra những giải pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em học sinh hứng thú hơn trong việc học phân môn Vẽ theo mẫu, chú trọng ở học sinh khối lớp 3. Tôi nhận thấy đây là việc cấp bách mà người giáo viên giảng dạy mĩ thuật cần phải làm, phải tìm tòi để giúp học sinh than yêu của mình ngày càng yêu thích học vẽ theo mẫu nói riêng và bộ môn mĩ thuật nói chung. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Các lớp ở bậc Tiểu học có thể coi là quan trọng nhất trong việc đào tạo một con người, vì Tiểu học là bước đầu của việc giáo dục, qua giáo dục sẽ góp phần hình thành con người với đầy đủ các phẩm chất đức, trí, thể, mĩ, lao. Vì vậy môn mĩ thuật đã được nhà nước ta đưa vào chương trình học phổ thong từ rất sớm. mĩ thuật có vị trí rất lớn góp phần tác động qua lại giữa cá môn học khác. Có người không coi trọng bộ môn mĩ thuật đó thực sự là một sai lầm lớn. các môn học khác cho cá em sự hiểu biết về đọc, viết, tính toán, nhưng mĩ thuật cho học sinh hiểu được tình cảm, tâm tư của mình. Môn mĩ thuật không đơn thuần được đưa vào chương trình học cho có mà nó tạo tiền đề cho các em xác định bản thân mình, những gì mình yêu quý, những gì mình ước mơ được thể hiện tất cả thong qua các bức tranh mà em vẽ, các em nhận thức đ]ược sự hứng thú trong tranh vẽ, nó mang lại sự bao quát rõ nét hơn qua tranh của mình. Nói chu bộ môn mĩ thuật sẽ gắn kết các em với cuộc sống hơn, mĩ thuật cũng là tất cả những gì em thấy, em sờ được, nến được trong cuộc sống thường ngày, để rồi các em sẽ biết nó thành những bức tranh theo đúng như suy nghĩ non nớt của chính các em. Mĩ thuật là nghệ thuật, cái hay của cuộc sống, của xã hội và của cả dân tộc. Từ những điều nói trên, kết hợp với tình hình thực tế tôi nhận công tác giảng dạy Môn mĩ thuật ở trường Tiểu học Dliê Yang còn nhiều hạn chế . Cụ thể được thể hiện ở các bài tập của học sinh đạt hiệu quả chưa cao, khả năng quan sát, nhận xét để cảm thụ vẻ đẹp của mọi vật của các em còn hạn chế nên các em tiếp thu chưa tốt kiến thức mà giáo viên truyền đạt , dẫn đến học sinh học chưa tốt phân môn vẽ theo mẫu cũng như bộ môn Mĩ thuât nói chung. Qua tìm hiểu những thực trạng về việc dạy và học mĩ thuật ở trườngTiều học Dliêyang tôi rút ra được một số đánh giá chung và một số giải pháp để việc dạy học mĩ thuật ở trường Tiểu học Dliê Yang được tốt hơn, và tạo được hứng thú cho các em khi học bộ môn Mĩ thuật cũng như phân môn vẽ theo mẫu. Qua khảo sát thực tế tôi đã tổng hợp được một số thông tin sau. Phiếu 1: Em có thích học vẽ theo mẫu không? Nội dung khảo sát Khối lớp Rất thích Thích Không thích Lớp Số lượng SL TL% SL TL% SL TL% 3A3 23 4 17.4% 15 65.21% 4 17.39% Phiếu 2: Vì sao em không thích học vẽ theo mẫu? Cả 4 em đều trả lời rằng: Vì em không có đồ dung học vẽ Phiếu 3: Khi học vẽ theo mẫu em thích gì nhất? Vì em thích vẽ các nét và tô màu. 8 em trả lời Vì em thích vẽ thiên nhiên có nhà cây. 7 em trả lời Vì em thích học vẽ. 3 em trả lời Vì em thích vẽ tranh. 4em trả lời Vì học vẽ giúp em tiến bộ hơn. 1 em trả lời I.4./ Một số giải pháp để tạo hứn thú học tốt phân môn vẽ theo mẫu lớp 3 ở trường Tiểu học DLiêyang a. Đặc điểm mục tiêu, nội dung chương trình của phân môn vẽ theo mẫu: Đặc điểm, mục tiêu của chương trình nhằm; Cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về mĩ thuật và hình thành các kỹ năng cần thiết, để học sinh hoàn thành được các bài tập theo chương trình. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp các em cảm nhận và vận dụng cái hay, cái đẹp của mĩ thuật vào học tập và sinh hoạt hằng ngày. Phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng tượng, sang tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới. Mục tiêu của phân môn Vẽ theo mẫu ở các lớp 1,2,3 cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu, đơn giản về cách quan sát, nhận xét mâu thực ở xung quanh; bước đầu hình thành những kĩ năng cần thiết để hoàn thành bài tập. thông qua đó, giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp về hình dáng của các đồ vật, hoa quả, con vật… Vậy vẽ theo mẫu là gì? Hiểu đơn thuần là nghiên cứu và ghi lại đối tượng có thật trước mắt, và có nhiều cách gọi khác nhua như Vẽ hình hoạ, Vẽ tả thực, Vẽ theo mẫu. Theo diễn giải của giáo trình “ Hình hoạ và điêu khắc” ( Giao s trình đâò tạo giáo viên Cao đằng Sư phạm hệ Trung học cơ sở - NXB Giáo dục 2000) của Triệu Khắc Lễ thì: “ Hình hoạ là phương pháp dựng hình vẽ mô tả đối tượng khách quan có thực mà mắt ta quan sát được bằng đường nét, hình khối, sang tối (đậm nhạt), để tạo không gian. Không gian của hình hoạ có thể là một màu hoặc nhiều màu. Còn theo Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thong ( NXB Giáo dục 2002 – Đặng Bích Thuỷ Ngân chủ biê) thì: “Hình hoạ là môn vẽ người hoặc vật tương đối kĩ, chính xác, được thể hiện bằng nhiều kĩ thuật, nhiều vật liệu khác nhau như chì đen, than vẽ, màu bột…” Tuy có nhiều cách gọi kahcs nhau về phương pháp nghiên cứu đó nhưng về cơ bản, khái niệm đều giống nhau là vẽ mẫu thạt do mắt quan sát được. chương trình Mĩ thuật ở bậc tiểu học thì gọi là phân môn Vẽ theo mẫu với mục đích giúp giáo viên và học sinh dễ hiểu, dễ tiếp nhận khi dạy và học. Nội dung phân môn vẽ theo mẫu lớp 3 bao gồm vẽ các đồ vật, các con vật quen thuộc, quả cây… yêu cầu cao hơn một chút để chuẩn bị cho học sinh chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Do đó, yêu cầu nhận xét mẫu kĩ hơn, từ tổng thể đến chi tiết; vẽ các đồ vật bắng nét và sắp xếp hình vẽ hợp lí với khổ giấy. Qua sự tiếp xúc này nhằm giúp cho các em có những kiến thức sơ đẳng nhất về hình khối, màu sắc, đường nét của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, từ đó các em sẽ yêu thích thiên nhiên, biết quý trọng và bảo vệ môi trường sống quanh em. Đây cũng chính là các bậc thang đầu tiên để dẫn dắt học sinh bước vào thế giới cái đẹp với một thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn, lành mạnh, đồng thời giúp các em có thể thưởng thức được cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật, biết yêu quý và trân trọng cái đẹp. b. Phương pháp dạy và học môn mĩ thuật ở trường Tiểu học Dliêyang Hoà chung với sự phát triển của thế giới đất nước ta ngày càng đổi mới về mọi phương diện, trong đó việc đổi mới về phương pháp dạy học đã và đang được thực hiện một cách rộng rãi trong khắp cả nước đối với tất cả các cấp học và của từng bộ môn. Trong đó bộ môn mĩ thuật ngày nay cũng đã được đưa vào nội dung chương trình dạy học thành một bộ môn độc lập. Như vậy con người ngày cành nhận thức được vai trò của mĩ thuật đối với cuộc sống, với xã hội. Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi đã chỉ đạo cho đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên thực hiện và vận dụng những phương pháp dạy học mới do ngành đề ra vào việc giảng dạy bộ môn mĩ thuật, làm sao để tiết dạy đạt được hiệu quả cao nhất như phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan, phương pháp liên hệ thực tế, phương pháp quan sát, phương pháp tổ chức thảo luận nhóm, phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phương pháp tích hợp… Tuy nhiên hiệu quả đạt được không như chúng tôi mong muốn, vì thế đã thúc đẩy tôi tìm tòi để đưa ra một số những giải pháp để tạo hứng thú cho học sinh học tốt phân môn Vẽ theo mẫu ở lớp 3 nhằm giúp công tác dạy học môn Mĩ thuật được tốt hơn, đạt được hiệu quả dạy học cao hơn. c. Mục tiêu của giải pháp Qua thực tế nghiê cứu cho thấy học sinh đều yêu thích học mĩ thuật thế nhưng việc hứng thú còn hạn chế. Để đạt được mục dích nghiên cứu nói trên tôi đã đề ra một số mục tiêu như sau: + Tìm ra một số giải pháp để tạo hứng thú cho học sinh khối lớp 3 học tốt phân một Vẽ theo mẫu. + Chọn một số các trò chơi để lồng ghép vào bài dạy thể hiện qua giáo án. + Học sinh có được hứng thú học tập cho phân môn Vẽ theo mẫu nói riêng và bộ môn mĩ thuật nói chung. d. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Qua điểu tra thực tế về những thông tin mà tôi đã hỏi học sinh, tôi đã biết được rang các em đều rát thích học vẽ. Thế nhưng việc hứng thú để học tốt phân môn Vẽ theo mẫu còn nhiều hạn chế, vì các em không có đồ dung học tập, vì các em thích được vẽ tranh hơn, vì các em thích được tô màu hơn… Như vậy phân môn Vẽ theo mẫu đối với các em còn nhàm chán bởi đặc thù của vẽ theo mẫu là sao chép lại vật mẫu có thật, điều này làm hạn chế khả năng tự do sang tạo của các em, vì vậy ngày càng làm các em không yêu thích phân môn Vẽ theo mẫu bằng những phân môn khác. Tôi xin mạo mụi nêu ra một số những giải pháp sau đây nhằm giúp học sinh hứng thú hơn với phân môn Vẽ theo mẫu mà tôi đã trực tiếp thực hiện ở lớp 3a3 trường Tiểu học DliêYang, tại xã DliêYang huyện Eah’Leo tỉnh Đăk Lăk. d.1 Giải pháp thứ nhất – Vật mẫu: Phân môn Vẽ theo mẫu thì các em chủ yếu là quan sát bằng mẫu thật, sau đó các em sẽ vẽ lại mẫu vật đó sao cho gần giống. vì thế, mẫu vật giáo viên chọn để cho học sinh quan sát và vẽ cần nhiều vật mẫu, các vật mẫu phải có hình dáng đẹp, màu sắc tươi sáng, bắt mắt,rõ rang. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần phải có những bài vẽ của các học sinh lớp trước để làm mẫu cho học sinh Những vật mẫu đẹp, bắt mắt như vậy sẽ tạo được hứng thú cho học sinh ngay cái nhìn đầu tiên khi chuẩn bị vào bài học. Và những bài vẽ mẫu đẹp sẽ mang đến cho học sinh những cảm xúc để có thể vẽ ra những bức tranh khác đẹp hơn… Bên cạnh đó cách trình bày vật mẫu để học sinh vẽ cũng rất quan trọng góp phần giúp các em có được sự thích thú để học tốt hơn. Vì thế giáo viên cần bày mẫu ở nơi phù hợp với tầm nhìn của học sinh, cho học sinh nhận biết cách trình bày thế nào là đẹp, thế nào là không đẹp. mẫu vật phải được bày trên một nền có vải phủ để làm tăng gí trị của vật mẫu hơn. d.2. Giải pháp thứ hai – Cách thực hiện bài dạy: Theo như cách dạy hiện hành thì giáo viên cho học sinh quan sát mẫu, sau đó hướng dẫn cách vẽ và cuối cùng là thực hành vẽ mẫu đã được quan sát. Với bài vẽ theo mẫu nào cũng có trình tự giống nhau như vậy sẽ làm học sinh nhàm chán, vậy chúng ta hẫy thay đổi một chút nhé. Hãy cho các em tự nhìn mẫu vẽ theo ý thích, không cần đến trình tự như trong sách hướng dẫn, cứ như thế, chúng ta để cho các em thoải mái vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ của các em. Sau đó giáo viên sẽ đến từng em hướng dẫn để các em biết cách vừa quan sát mẫu vừa vẽ để tìm ra được cách vẽ cho đúng theo quy trình. Với cách thực hiện như vậy sẽ giúp các em dễ hiểu hơn và khắc sâu được kiến thức bài học nhanh hơn, so với việc mà giáo viên nhồi nhét kiến thức và bắt các em làm theo ý đồ của mình. d.3. Giái pháp thứ ba – Phương pháp dạy học: Ở phân môn vẽ theo mẫu chúng ta thường dùng phương pháp dạy học trực quan, phương pháp vấn đáp, phương pháp luyện tập thực hành… Đó là những phương pháp tối ưu để thực hiện một tiết dạy phân môn Vẽ theo mẫu. Tuy vậy chúng ta cũng có thể lồng ghép một số những phương pháp khác để tạo cho tiết học sinh động hơn. Như lồng ghép một số những trò chơi, khi giới thiệu bài chúng có thể thực hiện một số những trò ảo thuật để tạo hứng thú cho các em, đưa vào một số tình huấn để học sinh tìm ra được cái hay, cái đẹp của vật mẫu. Lồng ghép một số trò chơi mối nét, ghép tranh… Với việc lồng ghép trò chơi dạy học các em sẽ cảm nhận được học vẽ theo mẫu không chán như trước nữa, các em được chơi nhưng vẫn nắm được kiến thức bài học. Từ đó các em sẽ hăng say học tập và tự giác làm bài tập thực hành mà không cần sự nhác nhở của giáo viên g. Điều kiện thực hiện giải pháp Với những giái pháp đã nêu trên tôi đã xuyên tham mưu với BGH nhà trường bổ sung cơ sở vật chất để phục vụ công tác dạy học của giáo viên và học sinh, đồ dùng dạy học do cấp trân cấp về tương đối đầy đủ, những trang thiết bị phụ vụ việc dạy và học được cấp về thường xuyên theo dự án PEDC hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sách giáo khoa, vở học tập cho học sinh là con em đồng bà

File đính kèm:

  • docxsang kien kinh nghiem mi thuat tieu hoc.docx