Sáng kiến kinh nghiệm - Một số phương pháp khắc phục lỗi phát âm cho học sinh THCS-Khối 8

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MÔN TIẾNG ANH

“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC LỖI PHÁT ÂM

CHO HỌC SINH THCS-KHỐI 8”

Năm học: 2003-2004

- GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: VÕ THANH THẾ

- ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: THCS LONG ĐỨC

I/- Nhận định vấn đề:

Trong thời đại hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, để tiếp cận với nền văn minh hiện đại trên thế giới. Qua giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh ngày nay được sử dụng gần như phổ biến trên toàn thế giới và mang ý nghĩa quốc tế rất quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau. Do đó công việc giảng dạy tiếng Anh bậc THCS vô cùng quan trọng, là một giáo viên giảng dạy tôi luôn nhận thức rỏ động cơ thúc đẩy sự phát triển của đất nước là việc nâng cao chất lượng giáo dục theo xu hướng chung của đất nước và qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng: việc dạy Ngoại Ngữ là một vấn đề không đơn giản. Nó đòi hỏi người giáo viên không chỉ có chuyên môn, phương pháp mà còn phải không ngừng học tập nâng cao trình độ và phải luôn tích cực tìm ra các phương pháp mới, đúc kết kinh nghiệm để việc dạy và học Ngoại Ngữ đạt kết quả cao hơn. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng để phát triển tốt hai kĩ năng nghe và nói đòi hỏi phải phát âm (Pronunciation) đúng, vì có nói đúng thì mới nghe được. Do đó vấn đề phát âm này đã hình thành trong tôi khi dạy môn tiếng Anh 8 nhằm giúp cho các em: “Khắc phục lỗi phát âm” để củng cố và phát triển các kĩ năng nghe, nói và đọc được tốt hơn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số phương pháp khắc phục lỗi phát âm cho học sinh THCS-Khối 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TIẾNG ANH “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC LỖI PHÁT ÂM CHO HỌC SINH THCS-KHỐI 8” Năm học: 2003-2004 - GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: VÕ THANH THẾ - ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: THCS LONG ĐỨC I/- Nhận định vấn đề: Trong thời đại hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, để tiếp cận với nền văn minh hiện đại trên thế giới. Qua giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh ngày nay được sử dụng gần như phổ biến trên toàn thế giới và mang ý nghĩa quốc tế rất quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau. Do đó công việc giảng dạy tiếng Anh bậc THCS vô cùng quan trọng, là một giáo viên giảng dạy tôi luôn nhận thức rỏ động cơ thúc đẩy sự phát triển của đất nước là việc nâng cao chất lượng giáo dục theo xu hướng chung của đất nước và qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng: việc dạy Ngoại Ngữ là một vấn đề không đơn giản. Nó đòi hỏi người giáo viên không chỉ có chuyên môn, phương pháp mà còn phải không ngừng học tập nâng cao trình độ và phải luôn tích cực tìm ra các phương pháp mới, đúc kết kinh nghiệm để việc dạy và học Ngoại Ngữ đạt kết quả cao hơn. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng để phát triển tốt hai kĩ năng nghe và nói đòi hỏi phải phát âm (Pronunciation) đúng, vì có nói đúng thì mới nghe được. Do đó vấn đề phát âm này đã hình thành trong tôi khi dạy môn tiếng Anh 8 nhằm giúp cho các em: “Khắc phục lỗi phát âm” để củng cố và phát triển các kĩ năng nghe, nói và đọc được tốt hơn. II/- Giải quyết vấn đề: Tiếng Anh 8 được biên soạn nhằm giúp cho việc dạy và học tiếng Anh thực hiện được mục tiêu yêu cầu theo qui định của chương trình tiếng Anh lớp 8 cải cách giáo dục “Cung cấp thêm những ngữ liệu cần thiết về ngữ âm, ngữ pháp và tiếp tục rèn luyện hai kĩ năng nghe-nói và bắt đầu hướng về kĩ năng đọc hiểu. Dựa vào yêu cầu trên và qua thực tế kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức của tháng đầu năm học, tôi nhận thấy đa số học sinh khối 7 lên lớp 8 các em phát âm sai từ rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến việc phát âm sai do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là trong quá trình dạy giáo viên không chú ý (hoặc chỉ dạy sơ qua) phần dạy cách phát âm cho học sinh theo phần Pronunciation trong sách giáo khoa ở khối 6, 7 và khi học sinh nói hoặc đọc bài có sai ở lỗi phát âm giáo viên không chú ý sữa sai cho các em, và cũng có thể do lỗi của giáo viên khi nói và đọc bài giáo viên phát âm chưa được chuẩn. Bên cạnh đó điều kiện giảng dạy khó khăn không có máy nghe nên học sinh ít có cơ hội được nghe cách phát âm của người bản xứ. Ngoài ra do thời lượng giảng dạy trên lớp khá hạn hẹp nên mức độ rèn luyện phần phát âm bị hạn chế. Còn về phía học sinh do điều kiện học tập còn thiếu thốn, thiếu sự quan tâm của gia đình, thời gian dành cho việc tự học ở nhà rất ít, các em thiếu tự tin vào môn học và ngại khó, bên cạnh đó các em chưa có phương pháp học phù hợp, các em phát âm một từ theo kiểu nghe giáo viên đọc rồi phiên âm thành tiếng việt mà không chú ý nghe kỉ giáo viên phát âm các phụ âm, nguyên âm, nhị trùng âm. . .khi đọc và nói cũng như khi dạy phần phát âm. Aûnh hưởng của việc phát âm sai sẽ làm cho học sinh không nhớ được mặt chữ và thế là vốn từ vựng bị hạn chế, hơn nữa các em sẽ gặp khó khi đọc và nói tiếng Anh, và khi nói không được thì các em sẽ không nghe được các em sẽ rất khó khăn trong việc đoán xem từ hoặc câu người vừa nói là từ gì, nghĩa câu ra sao ? từ đó dẫn đến việc các em ngại nói trong giờ học tiếng Anh cụ thể trong các bài tập hỏi và đáp (Asxing and answering the questions, complete the open-dialogue. . . ). Do đó việc tạo lại niềm tin bằng cách động viên, khuyến khích, hướng dẫn cách học ở lớp, ở nhà. . .cho các em ngại đọc, nói là việc làm cần thiết trước khi áp dụng phương pháp mới. Việc khắc phục lỗi phát âm cho học sinh (khối 8) là việc cần làm và muốn đạt được kết quả đòi hỏi bản thân tôi phải từng bước lồng ghép việc rèn luyện phần phát âm cho các em trong mỗi tiết học, mỗi phần của một đơn vị bài học mà vẫn không ảnh hưởng đến các kĩ năng khác hoặc nội dung của tiết học. Việc làm này đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, nhẩn nại và nhiệt tình. . .việc làm đầu tiên của tôi là ôn lại cách phát âm của một số nguyên âm như: /¶/, /i/, /e/, /o/, /u/, /a/. Ví dụ: word, hit, get, not, put, car. Các em đều đọc và phát âm được một cách dễ dàng, kế đến tôi sẽ hướng dẫn cho các em phát âm những ân gần giống nhau như: /ỉ/ ngân e dài hơn – ví dụ: bat. /I:/ ngân I dài hơn – ví dụ: need /u:/ ngân u dài hơn – ví dụ: pool. Đồng thời tôi còn hướng dẫn cho các em cách nhìn ra mặt chữ để phát âm cho đúng: - Âm /i/ thường được viết là a, e, I, y Ví dụ: Village, prepare, bit, carry. - Âm /i:/ thường được viết là a, ea, ee, ei, eo Ví dụ: he, leaf, seem, ceiling, people. - Âm /e/ thường được viết là a, e, ea, ei, er Ví dụ: any, bed, dead, leizure, berry. Như đã nói ở trên việc khắc phục lỗi phát âm cho học sinh không phải là việc làm một ngày, một buổi mà đòi hỏi sự lâu dài và biết tận dụng thời gian để lồng ghép vào từng tiết dạy, từng mục dạy. Bên cạnh những nguyên âm trên tôi còn hướng dẫn cho các em cách phát âm và nhận diện các phụ âm như: d, t, ¶, q, s, z. . .chú ý cho các em tránh sự nhầm lẩn khi phát âm giữa q và ¶, giữa s và z cụ thể: - Khi s đi sau một phụ âm tỉnh (k, p, t) thì đọc là s. Ví dụ: books, stops, eats. . . - Khi s đi sau một nguyên âm a, e,. . .hay một phụ âm động (b, d, g, m, r) thì ta đọc là z. Ví dụ: was, clubs, cars. . . Tôi đặc biệt lứu ý và sửa sai khi các em đọc tách rời làm hai âm /f/ và /r/ của cụm phụ âm /fr/, /z/ và /r/ của cụm phụ âm /zr/ (Unit 3-English 8). Hay các em thường có khuynh hướng bỏ bớt một số phụ âm /t/ trong khi phát âm cụm phụ âm /-ts/, /nz/ (Unit 4-English 8). Mức độ khó hơn là việc phát âm và nhận diện hai trùng âm và ba trùng âm tôi không chỉ hướng dẫn các em bằng lý thuyết, luyện đọc nhiều lần trong khi dạy từ vựng, mẫu câu mà còn cả bằng điệu bộ nữa. - Ví dụ: /am/ âm tương đương tiếng việt là ao - Cách đọc: đọc mạnh âm a rồi chuyển nhẹ sang o. Sau một thời gian phần lớn các em đã nắm vững cách phát âm và hiện tượng phát âm sai những âm cơ bản không còn nữa và đặc biệt là các em biết nhận diện các âm trong từ, biết đọc từ mới dựa vào phiên âm sau mỗi từ vựng trong sách giáo khoa số lượng này đầu tiên chỉ tập trung ở những em khá giỏi và dần chuyển sang các em học trung bình điều này báo hiệu sự tiến bộ của các em trong việc khắc phục lỗi phát âm. Vấn đề thứ hai trong việc khắc phục lỗi phát âm là rèn luyện cho các em đọc đúng trọng âm của từ (Word stress), tôi hướng dẫn và trình bày dưới hình thức xếp cột theo vị trí của trọng âm (ở âm tiết thứ nhất, thứ nhì, thứ 3. . .). Cột 1 cột 2 cột 3 Cléver acquáinted regulátion Đọc mẫu vài lần cho các em nghe để nhận diện trọng âm ở âm tiết nào của từ bằng cách nói số của âm tiết nhấn trọng âm. Phương pháp này rất tiện lợi cho giáo viên khi dạy phần từ vựng vì chỉ cần nói số là học sinh hiểu ngay sẽ nhấn trọng âm ở âm tiết thứ mấy của từ đó. Do đó giúp cho giáo viên sửa sai một cách nhanh chóng và không mất thời gian. Vấn đề cuối cũng không kém phần quan trọng là chú ý hướng dẫn, rèn luyện, sửa sai cho các em ở phần ngữ điệu của câu, thường thì các em đọc câu ở mức độ ngang không nhấn được âm điệu lên hay xuống của câu, do đó khi nói sẽ không diễn đạt, bày tỏ được cảm xúc khi nói cũng như có thể sẽ làm cho người nghe hiểu nhầm ý tưởng của người nói. Vì vậy theo tôi khi rèn luyện cho các em đọc, nói (Dialogue, practice) đúng ngữ điệu của câu trước tiên cần qui ước cho các em một số kí hiệu sau: Ngữ điệu lên, ngữ điệu xuống, - ngữ điệu ngang. Trong khi đọc mẩu cho các em nhận diện tôi thường dùng tay để minh hoạ theo các ký hiệu trên, việc làm này sẽ giúp cho tôi sửa sai khi các em đọc bài sau này, các em chỉ cần nhìn vào hướng dẫn của tay tôi là các em có thể tự sửa sai, do đó phương pháp này cũng không mất nhiều thời gian của giáo viên. Ví dụ: - Is this a desk ? - yes, it is. - Let’s go over there. (Unit 4-English 8). Ngoài ra khi rèn luyện mẩu câu tôi có thể dùng kỉ thuật nói ngược từ cuối của câu để giúp học sinh dễ dàng lặp lại, nhất là đối với những câu tương đối khó, dài. Ví dụ: it before Never done it before. We’ve – never done it before. Tóm lại, để giúp các em phát âm được chuẩn và chính xác ngoài những phương pháp dạy trên lớp, hướng dẫn các em tự học ở nhà bản thân tôi rất chú trọng dạy phần pronunciation trong sách giáo khoa cụ thể khi đọc mẩu tôi đọc với tốc độ chậm và phát âm rỏ ràng, mạch lạc từng từ và có thể phiên âm lên bảng những từ khó, bên cạnh đó còn phải bao quát lớp trong quá trình dạy để kịp thời phát hiện những sai phạm của các em và có biện pháp sửa chửa kịp thời. Đối với các em học yếu, chậm tiến bộ cần được sự quan tâm nhiều hơn, những lời động viên, khuyến khích, khen ngợi. . .là động lực không thể thiếu nhằm lôi cuốn các em say mê với môn học hơn, tự tin hơn, hạn chế sự ngại ngùng trong việc sử dụng tiếng Anh trong giờ học. Qua quá trình áp dụng một số phương pháp, kĩ thuật trong việc dạy cách phát âm cho học sinh kết quả cho thấy các em phát âm trong khi đọc và nói khá chuẩn và chính xác dẫn đến kĩ năng nghe hiểu của các em tiến bộ rỏ rệt, tỉ lệ học sinh phát âm chuẩn và chính xác tăng hơn so với năm học 2002-2003 (ước tính khoảng 80% số học sinh khối 8 tăng hơn năm học trước 20%). Tuy nhiên các phương pháp và kỹ thuật nêu trên phải thực hiện đồng bộ trong các tiết lên lớp và phải kết hợp chặt chẽ với các kỹ năng khác nhằm tránh cho học sinh tư tưởng xem nhẹ kỹ năng này hay xem trọng kỹ năng kia. III/- Kết luận: Trên đây là một số phương pháp và kỹ thuật dạy phát âm cho học sinh mà bản thân tôi đã góp nhặt được trong quá trình giảng dạy tiếng Anh nhằm cho học sinh vận dụng một cách chính xác kiến thức vào thực tế, giúp các em khắc phục lỗi phát âm tạo điều kiện để các em đọc và nói đúng hơn, làm nền tản cho các lớp sau này. Tuy nhiên điều kiện và tình trạng học sinh ở từng địa phương sẽ khác nhau do đó các phương pháp và kỹ thuật trên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nên tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp cho bài viết của tôi thêm phong phú để nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh trong thời gian tới. Trân trọng kính chào. Long Đức, ngày 01 tháng 12 năm 2003 Ý kiến BTĐ - Có đầu tư cho sáng kiến, có đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề, đưa ra nhiều câu hỏi dẫn dắt học sinh đưa ra nhiều phương pháp uốn nắn khắc phục phát âm của học sinh, có so sánh kết quả đạt được thực tế ở lớp. - Cần bổ sung trang thiết bị nghe nhìn để phát triển tư duy của học sinh - Xếp loại: Tốt Người thực hiện Võ Thanh Thế

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem-the.doc