Sáng kiến kinh nghiệm Nhận biết sâu bệnh hại cây ăn quả ở phân môn Trồng cây ăn quả ở Lớp 9

Nghị quyết TW2 khoá VIII nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh .”

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã nêu: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền thụ kiến thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh .”

Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã diễn ra một cách thường xuyên và có hiệu quả nhằm đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của giáo dục đó là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, đưa lý luận vào thực tiễn lao động, nâng cao khả năng thực hành cho học sinh để học sinh hình thành được kĩ năng cơ bản ban đầu. Sách giáo khoa môn Công nghệ mới đã viết theo hướng mở nhằm mục đích để giáo viên chủ động phân chia thời gian, phương pháp giảng dạy giúp cho học sinh tiếp cận kiến thức tốt hơn. Sách giáo khoa môn Công nghệ mới cũng đưa ra rất nhiều tiết thực hành, chiếm tới 2/3 tổng số tiết, nhằm mục đích nâng cao kĩ năng thực hành cho học sinh. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ, tôi đã không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp nhằm đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và mục tiêu giáo dục.

Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BGD-ĐT ban hành vào ngày 05/5/2006 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông, kế hoạch giáo dục bộ môn Công nghệ được điều chỉnh từ 2 tiết/tuần xuống còn 1,5 tiết/tuần ở các lớp 7, 8, còn 1 tiết/tuần ở lớp 9 nay là phân phối chương trình mới của BGD và ĐT. Đã gây rất nhiều khó khăn cho việc lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch giảng dạy bôn môn Công nghệ. Qua đó đòi hỏi giáo viên dạy bộ môn Công nghệ phải biết lựa chọn từng nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm mục tiêu của giáo dục.

 

doc28 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nhận biết sâu bệnh hại cây ăn quả ở phân môn Trồng cây ăn quả ở Lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - Phần mở đầu i - lý do chọn đề tài: 1 - Cơ sở lý luận: Nghị quyết TW2 khoá VIII nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh .” Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã nêu: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền thụ kiến thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh .” Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã diễn ra một cách thường xuyên và có hiệu quả nhằm đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của giáo dục đó là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, đưa lý luận vào thực tiễn lao động, nâng cao khả năng thực hành cho học sinh để học sinh hình thành được kĩ năng cơ bản ban đầu. Sách giáo khoa môn Công nghệ mới đã viết theo hướng mở nhằm mục đích để giáo viên chủ động phân chia thời gian, phương pháp giảng dạy giúp cho học sinh tiếp cận kiến thức tốt hơn. Sách giáo khoa môn Công nghệ mới cũng đưa ra rất nhiều tiết thực hành, chiếm tới 2/3 tổng số tiết, nhằm mục đích nâng cao kĩ năng thực hành cho học sinh. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ, tôi đã không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp nhằm đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và mục tiêu giáo dục. Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BGD-ĐT ban hành vào ngày 05/5/2006 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông, kế hoạch giáo dục bộ môn Công nghệ được điều chỉnh từ 2 tiết/tuần xuống còn 1,5 tiết/tuần ở các lớp 7, 8, còn 1 tiết/tuần ở lớp 9 nay là phân phối chương trình mới của BGD và ĐT. Đã gây rất nhiều khó khăn cho việc lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch giảng dạy bôn môn Công nghệ. Qua đó đòi hỏi giáo viên dạy bộ môn Công nghệ phải biết lựa chọn từng nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm mục tiêu của giáo dục. 2 - Cơ sở thực tiễn: Qua việc học hè của năm 2009 diễn ra tại trường THCS Quang Phục. Ngoài nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy trong môn công nghệ chúng tôi còn đưa ra chuyên để cách phân chia thời giàn và phương pháp tổ chức các bài thực hành trong bộ môn công nghệ để các học viên cùng thảo luận ở các lớp 6, 7, 8, 9. Trong đó có các bài như: Thực hành chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt, chế biến thức ăn giàu gluxít bằng men, thực hành đánh giá thức ăn chế biến bằng phương pháp vi sinh vật ở công nghệ lớp 7 và bài thực hành nhận biết sâu bệnh hại cây ăn quả ở bộ môn công nghệ lớp 9. Nhóm học cũng đã thảo luận để làm thế nào để dạy có hiệu quả các bài thực hành khi không có dụng cụ thực hành như các bài thực hành môn công nghệ trồng cây ăn quả lớp 9 “Nhận biết sâu bệnh hại cây ăn quả ở phân môn trồng cây ăn quả ở lớp 9”. Các tiết kiểm tra thực hành không có mẫu vật thì tổ chức như thế nào? Theo phân phối chương trình môn Công nghệ của Bộ giáo Dục và Đào tạo mới ban hành thì bài thực hành: Nhận biệt một số sâu bệnh hại cây ăn quả được chia thành 3 tiết 20, 21,22. Trong khi đó hầu hết các trường đều không có mẫu vật để tiến hành giảng dạy bài này. Đây là những thắc mắc của những học viên trong buổi học hè tại trường THCS Quang Phục. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn công nghệ trồng cây ăn quả từ những năm đầu tiên thay sách giáo khoa lớp 9 và được đào tạo chính quy về môn học này tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề sau để các đồng nghiệp cùng tham khảo "Cách phân chia tiết dạy và tổ chực giảng dạy 3 tiết thực hành nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả ở bộ môn trồng cây ăn quả lớp 9”. ii - mục đích nghiên cứu: - Qua nghiên cứu về phương pháp dạy học môn Công nghệ và việc nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên bộ môn Công nghệ tôi thấy: Dạy thực hành đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và hướng dẫn cho học sinh làm đúng quy trình nhưng phải đảm bảo được yêu cầu của tiết học, mặt khắc đòi hỏi giáo viên phải biết cách phân chia thời gian cho các phần học cho bài thực hành và đặc biệt giáo viêc phải biết cách lợi dung triệt để đặc điểm học sinh nơi công tác để có một phương pháp hiệu quả nhất. Vì vậy khi đưa ra cách phân chia tiết và cách dạy 3 tiết thực hành nhận biết sâu bệnh hại cây ăn quả trong bộ môn công nghệ trồng cây ăn quả lớp 9 của mình để đồng nghiệp cùng tham khảo và đưa ra phương pháp hợp lý nhất để dạy tiết thực hành nói trên, sao cho hiệu quả nhất. - Mặt khác tôi muốn khắc phục những thắc mắc của đồng nghiệp, đó là việc dạy bài nhận biết một số sâu bệnh hại cây ăn quả rất khó thực hiện. Vì hầu như tất cả các trường trong huyện đều chưa có mẫu vật cho bài học này. - Thông qua tổ chức giảng dạy 3 tiết thực hành này chúng tôi có thể có mẫu vật cho các năm học tiếp theo và đặc biệt có mẫu vật cho bài kiểm tra thực hành ở học kỳ II và kiểm tra cuối năm. - Khi tiến hành theo cách dạy của tôi cho 3 tiết 20, 21, 22 làm tăng khả năng tự thực hành của học sinh. Học sinh có thể vận dụng vào trong cuộc sống gia đình. - Đánh giá được mức độ, khả năng thực hành của học sinh. - Học sinh biết vận dụng vào thức tế để nhận biết và phòng trừ sâu bệnh hại cây ăn quả nơi học sinh sinh sống iii - đối tượng nghiên cứu: Tôi tiến hành thực nghiệm giảng dạy trên 3 lớp 9A, 9B, 9C của trường nơi tôi công tác. iV - phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết về cách tổ chức thực hành. - Kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy. B - Phần nội dung cơ bản i - lịch sử vấn đề: Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BGD-ĐT ban hành vào ngày 05/5/2006 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông, kế hoạch giáo dục bộ môn Công nghệ được điều chỉnh từ 2 tiết/tuần xuống còn 1,5 tiết/tuần ở các lớp 7, 8, còn 1 tiết/tuần ở lớp 9 nay là phân phối chương trình mới của BGD và ĐT. Đây là quyết định ban hành trong năm học 2006 - 2007 và được chỉnh sửa và làm phân phối chương trình của Bộ giáo Dục và Đào Tạo dùng cho các cơ quan quản lý giáo dục và giáo viên áp dụng từ năm học 2007 - 2008. Trong những năm học vừa qua bằng việc thực tế giảng dạy môn công nghệ trồng cây ăn quả lớp 9 tôi đã áp dụng phương pháp đó vào giảng dạy. Do đó với phương pháp trên lần đầu tiên tôi đưa ra để đồng nghiệp cùng tham khảo. ii - cơ sở lý luận: Để đáp ứng được mục tiêu của giáo dục là tăng khả năng thực hành của học sinh và để đảm bảo được mục tiêu của các tiết 20, 21, 22 đòi hỏi giáo viên phải có một phương pháp đúng đắn để đảm bảo về mặt thời gian, đánh giá kết quả thực hành của học sinh. Vì vậy giáo viên phải biết lợi dụng khả năng tự thực hành của học sinh và đặc điểm của học sinh nơi giáo viên công tác. Đặc biệt là các giáo viên giảng dạy ở các vùng nông thôn. Mặt khác để đáp ứng được phương pháp dạy học mới làm tăng khả năng tự học của học sinh vì vậy khi giảng dạy các bài thực hành giáo viên phải biết các hướng dẫn cách thực hành để học sinh có thể tự thực hành nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu của bài thực hành. iii - cơ sở thực tiễn: 1 - Nhà trường: Để đáp ứng được các yêu cầu giáo dục cũng như đáp ứng được nhiệm vụ năm học, thực hiện nguyên lý của giáo dục “Học đi đôi với hành gắn lý luận vào thực tiễn” (Luật giáo dục ban hành năm 2006) Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, sinh hoạt nhóm về các bài dạy thực hành sao cho hợp lý, cách khắc phục các dụng cụ thực hành còn thiếu và không đạt chất lượng như những đồ dùng có trong phong đồ dùng. Trong năm học 2009 - 2010 tổ khoa học tự nhiên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện chuyên đề "Tổ chức giảng dạy các bài thực hành môn Công nghệ". Chúng tôi đã bắt tay vào nghiên cứu và thực hiện ngay từ đầu năm học và đạt được kết quả rất tốt trong các bài dạy mẫu và dạy thực nghiệm. Học kỳ II năm học 2009 - 2010 nhà trương chúng tôi đã quán triệt các giáo viên giảng dạy trong bộ môn công nghệ phải áp dụng triệt để chuyên đề đã tổ chức nghiên cứu và giảng dạy trong học kỳ I để đạt hiệu quả cao nhất trong giảng dạy các tiết thực hành. 2 - Bản thân: Là một giáo viên trẻ được đào tạo chính về môn học này và được trực tiếp giảng dạy bộ môn Công nghệ từ những năm đầu thay sách giáo khoa, tôi không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp nhằm nghiên cứu kĩ năng và nghiệp vụ sư phạm của mình. Tôi đã trực tiếp nghiên cứu, viết chuyên đề cùng với tổ khoa học tự nhiên thảo luận về chuyên đề, dạy mãu, dạy thực nghiệm một số tiết và đạt kết quả tốt đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu kĩ năng thực hành cho học sinh. Trong năm học 2009 - 2010 tôi đã tiến hành áp dụng triệt để chuyên đề của tổ đó là phương pháp tổ chức giảng dạy các bài thực hành trong bộ môn công nghệ vào giảng dạy môn công nghệ trồng cây ăn quả mà tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy. IV - tổ chức thực hiện: Tôi tiến hành dạy thực nghiệm 3 tiết 20, 21, 22 tại các lớp 9A, 9B, 9C của trường. Để đáp ứng được mục đích nghiên cứu và mục tiêu của các tiết dạy thực hành nhận biết một số sâu bệnh hại cây ăn quả. Sau tiết học 19 “Kỹ thuật trồng cây xoài và cây chôm chôm” tôi tiến hành chia mỗi một lớp thành các nhóm theo địa bàn dân cư nơi tôi công tác. Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng, giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng và yêu cầu cho các thành viên của các nhóm. - Học bài theo các câu hỏi SGK Tr53 và Tr57. - Học thuộc lòng 2 phần ghi nhớ SGK Tr53 và 57. - Giáo viên in sẵn nội dung phiếu học tập ra giấy và phat cho các nhóm. Phiếu học tập số 1: STT Tên sâu Các giai đoạn quan sát Cách phong trừ Trứng Sâu non Sâu trưởng thành 1 2 3 4 5 .. .. Phiếu học tập số 2: TT Tên bệnh Nguyên nhân Triệu chứng Phòng trừ 1 2 3 4 5 6 .. .. .. - Giáo viên yêu câu học sinh: + Hỏi ông bà cha mẹ... về tên và cách nhận biết các loại sâu, bệnh hại cây ăn quả ở địa phương. + Mỗi nhóm chuẩn bị 2 bẳng phụ bằng giấy A0 có nẹp trên và dưới. + Bảng 1 ghi tên và cách nhận biết các loại sâu bệnh hại cây ăn quả ở địa phương (Theo mẫu phiếu học tập số 1). + Bảng 2 ghi tên và cách nhận biết các loại bệnh hại cây ăn quả ở địa phương (Theo mẫu phiếu học tập số 2). => Chú ý: + Các nhóm chưa cần tìm sâu bệnh mà chỉ cần tìm hiểu tên và cách nhận biết các loại sâu bệnh đó và ghi ra bảng phụ sẵn theo mẫu. Học sinh phải ghi trước cách nhận biết va của các loại sâu bện mà học sinh đã tìm hiểu được thông qua việc hỏi ông bà cha mẹ.. ra bảng phụ là tờ giây A0. + Các nhóm nên dùng bút lông để ghi tránh sau một tuần tìm hiểu ghi vào giấy sẽ bị mờ khó đọc. - Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng nhắc nhở các thành viên trong nhóm về nhà chuẩn bị tìm hiểu trước và tổng hộp lại ghi ra giấy nộp lại cho nhóm trưởng. Sau khi tổng hợp nhóm trưởng tiến hành cho các bạn thảo luận để thống nhất cách ghi vào bảng phụ. Nhóm trưởng chọn người trong nhóm có chữ đẹp ghi vào bảng phụ để đầu giờ tiết thứ 20 mang đi thực hành báo cáo. - Giáo viên tổ chức thi giữa các nhóm xem nhóm nào tìm được nhiều hơn. Giáo án: Tiết 20 Ngày soạn: Tuần 20 Ngày dạy: Bài 12: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu bệnh hại cây ăn quả I. Mục tiêu: Sau khi học xong tiết này học sinh phải: - Biết cách nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả ở địa phương thông qua: + Đặc điểm hình thái của một số loại sâu hại cây ăn quả ở các giai đoạn khác nhau. + Triệu chứng của một số loại bệnh hai cây ăn quả - Rèn luyện kỹ năng tìm tòi của học sinh - Rèn luyện tinh thần đoàn kết thông qua các hoạt động của nhóm. II. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: - Bảng phụ có ghi cách nhận biết một số loại sâu bệnh hại cây ăn quả: (Nội dung bảng phụ như phần tiểu kết ở hoạt động 1 của tiết thực hành này) => Giáo viên nên làm 2 bảng phụ một bảng ghi bệnh hại, một bảng ghi sâu hại) - Giáo viên đánh máy in sẵn những đặc điểm nhận biết một số loại sâu bệnh hại cây ăn quả như phần tiểu kết ra giấy A4 để phát cho các nhóm về nhà học sinh dựa vào đó để tìm sâu bệnh. 2. Học sinh: - Tìm hiểu các loại sâu, bệnh hại cây ăn quả và cách nhận biết các loại sâu, bệnh hại đó ghi ra bảng phụ (Giấy A0) III. Tiếm trình dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 1/ 2. Kiểm tra bài cũ: 7/ Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm TV và yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm, cây xoài. Biết được những đặc điểm đó chúng ta có ứng dụng gì vào kỹ thuật trồng và chăm sóc 2 cây nói trên để cho năng xuất cao chất lượng tốt? Câu 2: Em hãy nêu nội dung các khâu của quy trình trồng và chăm sóc cây xoài, và cây chôm chôm? Em hãy cho biết 2 cây nói trên thường mắc những loại bệnh gì và bị những loại sâu nào phá hại? 3. Vào bài mới: Hoạt động 1: Các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu của nhóm mình và thảo luận Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Giáo viên yêu cầu các nhóm treo kết quả tìm kiếm của nhóm mình lên để các nhóm khác cùng quan sát. - Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát kết quả tìm kiếm của nhóm bạn và nhận xét trong khoảng thời gian 20/ - Giáo viên yêu cầu các nhóm đứng tại chỗ trình bày tên gọi và cách nhận biết các loại sâu, bệnh hại của nhóm mình tìm được. - Giáo viên ghi nhanh kết quả các nhóm lên bảng. - Giáo viên nhận xét bổ sung chốt lại kiếm thức chuẩn cho học sinh. - Học sinh treo kết quả tìm kiếm của nhóm mình, quan sát kết quả của nhóm bạn và nhận xét. - Yêu cầu nhận xét phải nêu được: + Số lượng loại sâu bệnh hại cây ăn quả + Cách nhận biết các loại sâu, bệnh hại cây ăn quả. Tiểu kết: Một số loại sâu hại cây ăn quả và cách nhận biết: STT Tên sâu Các giai đoạn quan sát Cách phòng trừ Trứng Sâu non Sâu TH 1 Sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi Trứng tròn nhỏ màu vàng. - Sâu non có màu xanh, thân thuôn dài, đầy có 2 tua làm nhiệm vị hút chất dinh dưỡng. -Con trởng thành có màu vàng nhạt, ánh bạc. - Cánh hình lá non. - Lông mép cánh dài. - Đầu và mắt to giống con ruồi. 2. Bọ xít hại nhãn vải Trứng nhỏ có màu vàng nhạt, từng ổ - Màu nâu, nhỏ - Dùng vòi chích hút nhựa cây. - Cũng có màu nâu nhứng có kích thớc tó hơn con non. thuộc loại côn trùng bộ cánh lửa: - Thân dài khoảng: 18-20mm - Dùng vòi chích hút nhựa cây. 3 Sâu xanh hại cây ăn quả có múi - Sâu non màu nâu sẫm, rồi chuyển thành màu xanh. - Thân to cánh rộng màu đen. Trên cánh có 6 vệt đỏ vàng. (Kích thớc cánh 30 - 35mm) 4 Sâu đục thân, cành hại cây ăn quả có múi - Có kích thước 0,5 cm -> 0,6 cm. - Màu trắng ngà lúc trưởng thành dài 27 -> 28 mm - Là loại xén tóc thuộc bộ cánh cứng, mình thon dai 25-> 32mm. - Màu nâu. - Đẻ trên mặt lá, nách lá các loại cây nhãn, vải 5 Sâu đục quả nhãn, vải, xoài, chôm chôm - Được sâu mẹ đẻ trên mặt là thành từng ổ. - Sâu non màu trắng ngà - Con trưởng thành nhỏ, có 2 dâu dài, cánh nhỏ, lông mép cách dưới dài. - ở cánh trên chỉ có lông ở đầu cánh. - Sâu trưởng thành đẻ trứng trên mặt lá - Màu nâu đen 6 Rầy xanh hại xoài - Dài khoảng: 3 -> 5 mm - Màu xanh đến xanh hơi nâu, hình dạng tương tự như sâu vẽ bùa - Sâu trưởng thành đẻ trứng ở cuống chùng hoa và bên trong gân lá. Một số loại bệnh hại cây ăn quả chính và cách nhận biết: TT Tên bệnh Nguyên nhân Triệu chứng Phòng trừ 1 Bệnh thán thư hại xoài, chuối,... Nấm - Trên lá có màu đên => Khô lá - Trên quả màu nâu => Thối quả - Hình dạng: Tròn hay có góc cạnh, sau đó lan nhanh thành nhiều đám rộng trên lá hay quả. Thuốc booc đô 1% 2 Bệnh mốc xương mai hại nhãn, vải, dưa chuột. Nấm - Màu nâu đen, lõm xuống làm cho quả bị thối tận thịt quả. - Nấm còn gây ra các chất xám, tạo cho lá quả bị đốm hoặc thành phấn trắng như ở dứa, bầu bí. Score 250EC, pha với nồng độ 3 - 5ml/ 1 bình 8 lít nước. 3 Bệnh sẹo hại cam Nấm - Lúc đầu là một điểm nhỏ màu vàng, hình dạng giọt dầu hơi nội gờ, vết bệnh to dần mầu hồng nâu, xung quanh có quầng vầng hẹp. - Vết bệnh thường nổi lên hình chóp, lổi lên trên mặt lá. - Dung dịch Borac 5% 4 Bệnh thối hoa nhã, vải Nấm Làm cho các chùm hoa có màu nâu, thối khô, có thể làm giảm năng suất tới 80 -> 100% 5 Bệnh loét hại cây có múi Vi khuẩn gây lên Bệnh phá hại trên tất cả các bộ phận của cây, triệu chứng thay đổi tuỳ theo từng cơ quan bị bệnh. - ở là non ban đầu là những chấm nhỏ có đường kính trên dưới 1 mm, màu trong vàng, thường thấy ở mặt dưới của lá sau đó viết bệnh mở rộng hơn thành màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt - Bệnh ở quả cũng tương tự như ở lá, vết bẹnh rắn, sù sì màu nâu hơi lõm ngoài có gờ nổi lên ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Boóc đô 1% 6 Bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi Vi khuẩn hoặc virut Trên lá có đốm vàng, thịt lá biến màu vàng, ven gân lá màu xanh lục, làm gân nổi, lá nhỏ cong và rụng sớm, cảnh khô dần, quả nhỏ méo mó. Dùng thuốc Butyl 10WP. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành ở nhà - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bảng phụ số 1 (Một số loại sâu hại cây ăn quả và cách nhận biết) - Nhóm chia vẫn như hôm trước, các nhóm tìm các loại sâu nói trên. + Tìm đủ 6 loại mỗi loại ít nhất 1 con => được 8 điểm + Ngoài 6 loại trên tìm thêm được 2 loại và nêu được cách nhận biết được cộng thêm 1 điểm. + Mỗi nhóm chuẩn bị bảng phụ là tở giấy A0 và bút viết giấy đó. + Điểm được lấy vào điểm thực hành 15 phút. Giáo viên lưu ý các nhóm nên chuẩn bị hộp đựng cẩn thận tránh để sâu chết gây ô nhiễm, lúc bắt sâu cẩn thận và có dụng cụ bắt (Vợt, lưới.) tránh bị độc của sâu làm ảnh hưởng đễn sức khoẻ. Tiết 21 Ngày soạn: Tuần 21 Ngày dạy: Bài 12: Thực hành: Nhận biết một số sâu, bệnh hại cây ăn quả I. Mục tiêu: Sau khi học xong tiết này học sinh phải: - Biết cách quan sát nhận biết được một số sâu hại cây ăn quả ở địa phương bằng kính lúp cầm tay. - Biết được đặc điểm nổi bật của một số loại sâu hại cây ăn quả ở địa phương, nhớ tên và phân biệt với các loại sâu khác. - Rèn luyện khả năng quan sát tìm tòi, tinh thần đoàn kết của học sinh thông qua hoạt động tìm kiếm sâu hại cây ăn quả ở địa phương. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Kích lúp cầm tay - 8 -> 9 lọ thuỷ tinh đã đánh số và dung dịch Fooc môn bảo quản mẫu vật - 1 Panh gắp các loại sâu hại. 2. Học sinh: - Tìm kiếm các loại sâu hại cây ăn quả ở địa phương. - Mỗi nhóm chuẩn bị bảng phụ là tở giấy A0 và bút viết giấy III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Vào bài mới. Hoạt động 1: Chuẩn bị thực hành - Giáo viên chia kính lúp cho các nhóm và yêu cầu: + Sử dụng kính lúp theo đúng yêu cầu đá học => Giáo viên nhắc lại cách sử dụng lính lúp và yêu cầu học sinh sử dụng và bảo quản kính cẩn thận. + Yêu cầu các nhóm quan sát các đặc điểm của các loại sâu đã tìm được so sánh với lý thuyết đã học ở tiết trước ghi ra bảng phụ đã chuẩn bị cách nhận biết các loại sâu tìm được. - Giáo viên chia vị trí ngồi cho các nhóm để tiện quan sát. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm tiến hành quan sát và ghi ra bảng phụ trong khoảng thời gian là 15/ - Giáo viên quan sát giúp đỡ các nhom quan sát. - Sau 15/ giáo viên yêu cầu các nhóm nộp lại kính lúp, treo kết quả quan sát, tìm kiếm của nhóm mình và từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả của nhóm mình - Giáo viên nhận xét bổ sung và đưa ra kết luận. - Học sinh nhận kính lúp. - Các nhóm tiến hành quan sát ghi kết quả quan sát (Cách nhận biết) ra bảng phụ đã chuẩn bị - Các nhóm treo bảng phụ lên và quan sát kết quả của nhóm bạn và cử một bạn trình bày - Các nhóm tiến hành nhận xét kết quả của nhóm bạn để rút ra kết luận. Tiểu kết: Giáo viên để trông kết quả các nhóm trong giáo án để ghi kết quả quan sát của các nhóm. Lớp 9A Lớp 9B Lớp 9C Tên nhóm Số loại sâu Tên nhóm Số loại sâu Tên nhóm Số loại sâu Tìm được Nhận biết đúng Tìm được Nhận biết đúng Tìm được Nhận biết đúng Nhóm 1 Nhóm 1 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 2 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 3 Nhóm 3 Hoạt động 3: Bảo quản mẫu vật. - ở hoạt động này yêu cầu giáo viên phải làm vì đây là một việc rất khó và độc hại nếu không cận thận sẻ ảnh hưởng đến sức khẻo của học sinh. - Giáo viên lấy lần lượt các lọ thuỷ tinh đã đánh số từ 1 -> 9 dùng panh gắp các loại sầu vào lọ thuỷ tinh. Chú ý: ở khâu này giáo viên nên phân loại sâu của các nhóm và cho ra các lọ khác nhau tránh nhầm lẫn các loại phân với nhau. - Giáo viên cho dung dịch Fooc môn vào lọ đã có sâu bên trong Hoạt động 4: Nhận xét tiết thực hành - Giáo viên yêu cầu học sinh thu dọn nơi thực hành cho sạch sẽ và về vị trí ngồi cũ như học bình thường. - Giáo viên nhận xét: + Sự chuẩn bị của các nhóm + Thái độ tham gia thực hành của các thành viên trong từng nhóm + Kết quả thực hành của từng nhóm. Hoạt động 5: Hướng dẫn thực hành ở nhà: - Dựa vào các đặc điểm lý thuyết đã học tiếp chia nhóm như cũ các nhóm dựa vào kết quả của bảng phụ số 2 (Một số bệnh hại cây ăn quả và cách nhận biết các loại bệnh đó) trong tiết 20 các nhóm tiến hành : + Tìm đủ 6 loại bệnh trên mỗi loại ít nhất một 2 mẫu bệnh => được 8 điểm + Ngoài 6 loại trên tìm thêm được 2 loại và nêu được cách nhận biết được cộng thêm 1 điểm. + Mỗi nhóm chuẩn bị bảng phụ là tờ giấy A0 và bút viết giấy đó. Tiết 22 Ngày soạn: Tuần 22 Ngày dạy: Bài 12: Thực hành: Nhận biết một số sâu, bệnh hại cây ăn quả I. Mục tiêu: Sau khi học xong tiết này học sinh phải: - Biết cách quan sát nhận biết được một số bệnh hại cây ăn quả ở địa phương bằng kính lúp cầm tay. - Biết được đặc điểm nổi bật của một số loại bệnh hại cây ăn quả ở địa phương, nhớ tên và phân biệt với các loại bệnh khác. - Rèn luyện khả năng quan sát tìm tòi, tinh thần đoàn kết của học sinh thông qua hoạt động tìm kiếm bệnh hại cây ăn quả ở địa phương. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Kích lúp cầm tay - Lọ thuỷ tinh, dung dịch fooc môn (Như tiết 21) 2. Học sinh: - Tìm kiếm các loại bệnh hại cây ăn quả ở địa phương. - Mỗi nhóm chuẩn bị bảng phụ là tở giấy A0 và bút viết giấy III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Vào bài mới. Hoạt động 1: Chuẩn bị thực hành - Giáo viên chia kính lúp cho các nhóm và yêu cầu: + Sử dụng kính lúp theo đúng yêu cầu đá học. + Yêu cầu các nhóm quan sát các triệu chứng của các loại bệnh đã tìm được so sánh với lý thuyết đã học ở tiết 20 ghi ra bảng phụ đã chuẩn bị cách nhận biết (Triệu chức) các loại bệnh tìm được. - Giáo viên chia vị trí ngồi cho các nhóm để tiện quan sát ( Như tiết quan sát sâu hại cây ăn quả). Hoạt động 2: Tổ chức thực hành Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm tiến hành quan sát và ghi ra bảng phụ trong khoảng thời gian là 15/ - Giáo viên quan sát giúp đỡ các nhom quan sát. - Sau 15/ giáo viên yêu cầu các nhóm nộp lại kính lúp, treo kết quả quan sát, tìm kiếm của nhóm mình và từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả của nhóm mình - Giáo viên nhận xét bổ sung và đưa ra kết luận. - Học sinh nhận kính lúp. - Các nhóm tiến hành quan sát ghi kết quả quan sát (Triệu chứng các bệnh tìm được) ra bảng phụ đã chuẩn bị - Các nhóm treo bảng phụ lên và quan sát kết quả của nhóm bạn và cử một bạn trình bày - Các nhóm tiến hành nhận xét kết quả của nhóm bạn để rút ra kết luận. Tiểu kết: Giáo viên để trống kết quả các nhóm trong giáo án để ghi kết quả quan sát của các nhóm. Lớp 9A Lớp 9B Lớp 9C Tên nhóm Số loại sâu Tên nhóm Số loại sâu Tên nhóm Số loại sâu Tìm được Nhận biết đúng Tìm được Nhận biết đúng Tìm được Nhận biết đúng Nhóm 1 Nhóm 1 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 2 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 3 Nhóm 3 Hoạt động 3: Bảo quản mẫu vật - Hoạt động này là công việc của giáo viên cần làm và tiến hành tương tự như hoạt động 4 của tiết 21. Hoạt động 4: Nhận xét tiết thực hành - Giáo viên yêu cầu học sinh thu dọn nơi thực hành cho sạch sẽ và về vị trí ngồi cũ như học bình thường. - Giáo viên nhận xét: + Sự chuẩn bị của các nhóm + Thái độ tham gia thực hành của các thành viên trong từng nhóm + Kết quả thực hành của từng nhóm. Hoạt động 5: Hướng dẫn thực hành ở nhà: - Dựa vào lý thuyết đã học về nhà nhận biết các loại sâu bệnh hại cây ăn quả ở địa phương và phòng trừ các loại sâu nói trên. - Xem trước: Bài 13 Thực hành: Trồng cây ăn quả - Dựa vào kiến thức đã học ở các bài từ đầu năm hãy trả lời các câu hỏi sau: ? Em hãy nêu quy trình trồng cây ăn quả. ? Nêu quy trình thực hành trồng cây ăn quả ? Tại sao phải đào hố trước 15 ngày -> 20 ngày ? Xác định các khoảng cách trồng các cây: Xoài, Mít, Nhãn, Vải, cam, chanh, bưởi, .... ở địa phương em C- Phần kết luận i - đánh giá kết quả thu được: Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm trên 3 lớp 9 của trường xong. Tôi tiến hành tổng hợp lại kết quả từ những nội dung của phiếu học tập của các nhóm . Và bằng sự đánh giá của mình tôi đã thu được kết quả như sau: 1. Số sâu, bệnh hại cây ăn quả mà học sinh nhận biết được thông qua tìm hiểu ở đia phương và hỏi ông bà cha mẹ . a) Sâu hại cây ăn quả: Tổng số sâu học sinh tìm hiểu được là 9 loại bao gồm các loại. + Sâu đục thân hại cây có mú. + Bọ xít hại nhãn, vải + Bọ lẹt hại lá chuối. + Bọ lẹt ăn lá ổi. + Rầy xanh hại xoài + Sâu xanh hại cây ăn quả có múi. + Sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi. + Sâu đục quả nhãn, xoài, chôm chôm.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhan_biet_sau_benh_hai_cay_an_qua_o_ph.doc