I . ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục là chìa khoá mở kiến thức của nhân loại, giáo dục là tương lai của một nước , là hạnh phúc của mọi gia đình. Giáo dục trong nhà trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm đào tạo một thế hệ học sinh có sức khoẻ, trí óc để làm chủ xã hội sau này. Vịệc giáo dục toàn diện cho học sinh là công việc cần quan tâm và chú ý đúng mức ,tuy nhiên cần chú trọng đến các môn cơ bản mà môn toán là một trong những môn học cần quan tâm đầu tiên.
Nhiệm vụ của dạy học Toán ở trường phổ thông là cung cấp cho thế hệ trẻ Việt Nam một nền học vấn Toán học như thế nào để phù hợp với mục tiêu đào tạo và thực tế của nước nhà. Việc dạy và học toán là cả một quá trình dạy tư duy và rèn luyện, tác động liên tục giữa việc học của trò và việc dạy của thầy. Trong quá trình dạy học Toán cần phải làm thế nào để học sinh lĩnh hội được kiến thức, vận dụng được kiến thức một cách linh hoạt và thành thạo. Cũng như các môn học khác quá trình dạy học môn Toán là một quá trình thống nhất giữa giáo dưỡng và giáo dục. Các kiến thức Toán học nếu được dạy chính xác với phương pháp đúng đắn sẽ góp phần tích cực giúp học sinh hiểu sâu sắc các qui luật phát triển của tự nhiên, cũng như nhận thức đúng đắn vai trò của việc học Toán.
Đối với thực tế ở trường THCS Hải Ninh, thì việc học sinh diện đại trà nắm được kiến thức cơ bản của chương trình THCS là hết sức vất vả. Vì rằng, kiến thức Toán của các em hụt hẫng quá nhiều, lực học của các em rất yếu và số học sinh đạt khá giỏi rất hiếm nên việc thực hiện theo định hướng đổi mới PPDH rất khó khăn.
Căn cứ vào thực trạng của trường và để khắc phục một phần nào đó tình trạng hụt hẩng kiến thức của HS thì với các tiết dạy “ Khái niệm, Định lý” tôi đã áp dụng một số định hướng và có hiệu quả nhất định . Xin trình bày với các bạn đồng nghiệp kinh nghiệm : Phát huy tính tích cực của học sinh qua dạy “ Khái niệm, định lí ”
7 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy tính tích cực của học sinh qua dạy khái niệm, định lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I . Đặt vấn đề
Giáo dục là chìa khoá mở kiến thức của nhân loại, giáo dục là tương lai của một nước , là hạnh phúc của mọi gia đình. Giáo dục trong nhà trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm đào tạo một thế hệ học sinh có sức khoẻ, trí ócđể làm chủ xã hội sau này. Vịệc giáo dục toàn diện cho học sinh là công việc cần quan tâm và chú ý đúng mức ,tuy nhiên cần chú trọng đến các môn cơ bản mà môn toán là một trong những môn học cần quan tâm đầu tiên.
Nhiệm vụ của dạy học Toán ở trường phổ thông là cung cấp cho thế hệ trẻ Việt Nam một nền học vấn Toán học như thế nào để phù hợp với mục tiêu đào tạo và thực tế của nước nhà. Việc dạy và học toán là cả một quá trình dạy tư duy và rèn luyện, tác động liên tục giữa việc học của trò và việc dạy của thầy. Trong quá trình dạy học Toán cần phải làm thế nào để học sinh lĩnh hội được kiến thức, vận dụng được kiến thức một cách linh hoạt và thành thạo. Cũng như các môn học khác quá trình dạy học môn Toán là một quá trình thống nhất giữa giáo dưỡng và giáo dục. Các kiến thức Toán học nếu được dạy chính xác với phương pháp đúng đắn sẽ góp phần tích cực giúp học sinh hiểu sâu sắc các qui luật phát triển của tự nhiên, cũng như nhận thức đúng đắn vai trò của việc học Toán.
Đối với thực tế ở trường THCS Hải Ninh, thì việc học sinh diện đại trà nắm được kiến thức cơ bản của chương trình THCS là hết sức vất vả. Vì rằng, kiến thức Toán của các em hụt hẫng quá nhiều, lực học của các em rất yếu và số học sinh đạt khá giỏi rất hiếm nên việc thực hiện theo định hướng đổi mới PPDH rất khó khăn.
Căn cứ vào thực trạng của trường và để khắc phục một phần nào đó tình trạng hụt hẩng kiến thức của HS thì với các tiết dạy “ Khái niệm, Định lý” tôi đã áp dụng một số định hướng và có hiệu quả nhất định . Xin trình bày với các bạn đồng nghiệp kinh nghiệm : Phát huy tính tích cực của học sinh qua dạy “ Khái niệm, định lí ”
II. Nội dung
1.Cơ sở lý luận:
Định hướng chung của PPDH là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Cụ thể là giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động học tập với sự trợ giúp đúng lúc, đúng mức, để từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học. Tự chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành, vận dụng các nội dung đó theo năng lực vận dụng vào thực tiển cuộc sống. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Đối với Toán học, tính tích cực là sự biểu hiện ở những hoạt động trí tuệ, thường có những dấu hiệu như sau:
HS khao khát, tự nguyện tham gia các câu hỏi của GV, bổ sung câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến.
HS hay nêu thắc mắc, đòi hỏi phải giải thích cặn kẽ những kiến thức Toán học chưa đủ rõ.
HS chủ động, vận dụng linh hoạt những kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết những kiến thức mới.
HS mong muốn đóng góp với thầy, với bạn những phương pháp giải, phương pháp chứng minh khác.
Ngoài ra tính tích cực học tập còn biểu hiện về mặt ý chí như: “Tập trung vào vấn đề đang học; kiên trì làm cho xong bài tập; không nãn trước những tình huống khó khăn; tỏ thái độ tiếc rẻ, cố làm cho xong khi hết tiết học”.
Qua thực tế giảng dạy cũng đã thấy rõ: Muốn phát huy tính tích cực chủ động của học sinh cần hình thành, phát triển những hứng thú nhận thức cho HS, Muốn vậy:
Phải tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất với trình độ phát triễn của HS. Cần biết dẫn dắt để HS luôn tìm thấy cái mới. Có thể tự lực dành lấy kiến thức, cảm thấy mình mỗi ngày một trưởng thành.
Phải phát huy tối đa hoạt động tư duy, tích cực của HS. Đặc biệt là tổ chức những tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán, nêu giả thiết, tranh luận, thảo luận,..
Phải tạo ra không khí thuận lợi cho lớp học, làm cho HS thích thú khi được đến lớp, mong đợi đến giờ học. Muốn thế phải tạo sự giao tiếp thuận lợi giữa thầy và trò, giữa trò và trò. Bằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình GV tạo được uy tín cao. Bằng tác phong gần gũi thân mật GV chiếm được sự tin cậy của HS. Bằng cách tổ chức, điều khiển hợp lý các hoạt động cho HS, GV sẽ tạo được niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
2. Đặc điểm tình hình:
Kiến thức Toán của học sinh trường THCS Hải Ninh hụt hẫng quá nhiều, phần lớn các kiến thức và các phép toán cơ bản của bậc THCS các em chưa nắm hết được, đặc biệt có một số em lớp 9 mà kiến thức cộng, trừ, nhân và chia số nguyên vẫn chưa thành thạo. Vì thế đại đa số các em rất sợ khi phải học giờ Toán.
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm, đề của trường đối với 2 lớp 9 mà tôi trực tiếp giảng dạy là rất thấp:
Giỏi
Khá
Trung bình
Còn yếu
kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
0/59
0
2/59
3.4
5/59
8.5
20/59
33.9
32/59
54.2
Với kết quả khảo sát như thế thì làm sao mà đổi mới PPDH? Làm thế nào để góp phần thực hiện được mục tiêu mà Đảng đề ra cho ngành? Đặc biệt là thực hiện tốt cuộc vận động lớn do Bộ trưởng BGD phát động vừa thực hiện hoàn thành kế hoạch phổ cập THCS. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã thử áp dụng rất nhiều PP dạy khác nhau nhưng chất lượng của bộ môn vẫn không mấy thay đổi .Tình trạng học sinh lười học, lười suy nghĩ vẫn cứ nhiều.Từ những băn khoăn, trăn trở, tôi nghĩ phải tìm tòi một phương pháp dạy như thế nào đó để vừa hình thành cho học sinh ý thích học tập bộ môn cho dù chỉ là chút ít, để từ đó dần hình thành cho các em PP học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
3. Biện pháp thực hiện
*Trước hết đối với khâu chuẩn bị :
Một tiết dạy có được thành công ở mức độ nào, điều này phụ thuộc rất nhiều ở khâu chuẩn bị của cả thầy và trò. Người thầy phải lập kế hoạch bài học để tìm ra PPDH phù hợp với đối tượng HS, và để thấy được những vấn đề cần thiết cho tiết học sau và cũng để hướng dẫn cho HS chuẩn bị bài chu đáo.
Đối với thầy sự chuẩn bị thể hiện qua việc :
- Lập kế hoạch bài học: Cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức phù hợp với cả 3 đối tượng học sinh các tình huống có thể xảy ra và cách xử lí
- Chuẩn bị phương tiện, thiết bị hổ trợ cho bài học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà.
Đối với trò sự chuẩn bị là:
Ôn lại các kiến thức đã học.
Làm các bài tập theo yêu cầu GV.
Đọc trước bài mới.
* Đối với quá trình dạy học định lý cần đi theo các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra bài củ:
Sự kiểm tra này không nhất thiết phải kiểm tra các kiến thức, bài tập ở SGK hay sách bài tập của tiết học trước, mà có thể kiểm tra các bài tập được giáo viên yêu cầu chuẩn bị, hoặc có thể là những kiến thức đã học có liện quan đến bài học. Có thể kiểm tra kĩ năng tính toán biến đổi, vận dụng kiến thức trong việc giải toán, chứng minh.
Qua sự kiểm tra này giúp GV thấy được sự chuẩn bị của học sinh, thấy được những ưu điểm, khuyết điểm trong cách giải. Từ đó để chỉ ra được những sai sót, nhất là những sai sót thường mắc phải để HS khắc phục.
Cũng từ việc kiểm tra bài củ giúp tạo ra tình huống có vấn đề làm cơ sở cho GV đặt vấn đề vào bài mới và góp phần tạo cho HS hứng thú , ham muốn tìm tòi cách giải quyết vấn đề.
Vì học yếu bộ môn nên cứ đến tiết học là các em có thái độ căng thẳng lo sợ và càng run hơn khi phải đối mặt với những giây phút thầy - cô kiểm tra bài củ.Vì phải căng thẳng, lo sợ nên nhiều trường hợp cứ bước chân lên bục giảng trả lời là quên hết. Cho nên để động viên các em có thái độ bình tĩnh khi trả lời bài củ giáo viên không nhất thiết cứ phải thực hiện cứng nhắn nguyên tắc: Trả lời bài củ là phải đứng ở bảng, mà có thể cho các em đứng tại chổ trả lời nhằm tạo cho các em cảm giác gần gủi, thân quen, an toàn khi có các bạn ngồi xung quanh.
Đối với việc đặt câu hỏi kiểm tra HS, giáo viên cũng cần lựa chọn câu hỏi sao cho vừa sức HS. Đối với những HS yếu thì mức độ tư duy của các em hạn chế rất nhiều nên chỉ đặt những câu hỏi mang tính trực quan hoặc tương tự và cũng cần tỏ thái độ khuyến khích kịp thời để tạo cho các em hứng thú học tập.
Đối với những em khá, giỏi thì GV giao cho các em nhiệm vụ ở mức độ cao hơn, để tạo cho các em thói quen cố gắng ngày càng nhiều nhằm khuyến khích ý thức phấn đấu, ganh đua để từ đó các em ngày càng tiến bộ.
Bước 2. Hình thành định lý
Đối với phần số học và đại số, bằng cách hướng dẫn HS phân tích từ bài toán cụ thể để tìm tòi, phát hiện ra mối liên hệ giữa các kiến thức từ đó mà khái quát thành định lý
Đối với phần hình học, bằng cách tổ chức cho HS hoạt động cá nhân hoặc nhóm để tìm tòi, phát hiện kiến thức. Bằng cách đo đạc trực tiếp hoặc gấp hình từ đó giúp HS phát hiện được định lý, mặt khác sẽ làm xuất hiện nhu cầu chứng minh định lý và cách chứng minh tổng quát dựa trên các thao tác tư duy.
Tôi từng cho rằng kiến thức cơ bản của các em quá yếu nên không đủ khả năng để thảo luận nhóm, cho nên trong dạy học không nên tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, vì như thế sẽ tạo điều kiện cho các em học yếu ngồi không. Nhưng qua thực tế giảng dạy tôi đã thường xuyên áp dụng PP học tập này và nhận ra rằng : Không hẳn như tôi từng nghĩ, mà thông qua hoạt động nhóm sẽ giúp cho các em có năng lực khá giỏi có điều kiệnNhững kinh nghiệm để thể hiện năng lực của mình, mặt khác sẽ tạo cho các em này thói quen chia sẽ, giúp đở bạn bè từ đó mà tạo cho các em cảm thấy hạnh phúc hơn khi mình làm được một phần việc có ích, điều này sẽ là động lực thúc đẩy cho việc học của các em. Còn đối với những em học yếu, qua thảo luận nhóm sẽ giúp cho các em học hỏi được thói quen trao đổi, thảo luận từ các bạn trong nhóm, mặt khác sẽ tạo cơ hội cho các em tập dượt phát biểu ý kiến, cho dù ban đầu ý kiến của các em không được chính xác.
Bước 3. Thể hiện định lý
- Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, HS có thể hoạt động cá nhân hoặc nhóm, vận dụng định lý vào giải bài toán cụ thể.
- Sau khi HS vận dụng được định lý để giải các bài toán, GV hướng dẫn học sinh tìm ra mục đích, ý nghĩa của định lý sau đó vận dụng để giải toán có tính chất nâng cao.
Bước 4. Luyện tập, củng cố
- Bước này mục đích là củng cố lại phần lý thuyết đã hình thành.
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân hoặc nhóm để giải quyết các bài tập đơn giản sau đó có thể nâng dần lên nhằm rèn luyện cho HS các năng lực lập luận, suy luận lôgic.
- Cũng có thể tùy theo từng bài học mà GV có thể củng cố lại cho HS các phương pháp giải hay các cách chứng minh được rút ra từ bài học và các bài học trước nhằm tạo cho HS năng lực quan sát, nhận xét và vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học để giải toán.
4. Ví dụ minh họa:
Đại số 9, tiết 57, Bài 6: Hệ thức Vi-ét và ứng dụng.
A. Chuẩn bị:
GV: - Bảng phụ ghi bài tập, định lí, các kết luận, ?1, ?2, ?3 và các bài giải.
HS: Ôn lại các kiến thức : Khái niệm nghiệm của phương trình; Công thức nghiệm của phương trình bậc hai; Làm bài tập. Giấy trong; Bút dạ.
B. Hoạt động ở lớp: Đi theo định hướng sau:
1. Kiểm tra bài củ: Hai HS chữa bài tập đã ra về nhà
HS1: Tính tổng hai nghiệm
HS2: Tính tích hai nghiệm
Giáo viên nhận xét việc học tập và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh .Kết quả bài củ nhằm hình thành các hệ thức để GV đặt vấn đề vào bài.
Từ hệ thức ở bài củ GV hướng dẫn HS hình thành định lí Vi-ét. Sau đó cho HS vận dụng để làm bài tập vận dụng định lí này.
Tiếp đến GV cho HS hoạt động nhóm ?2, ?3, vận dụng định lí để tìm ra hai trường hợp đặc biệt dùng để tính nhẩm nghiệm. Đối với hoạt động này mỗi nhóm làm một câu, sau khoảng 3 đến 5 phút GV yêu cầu hai nhóm có kết quả nhanh nhất trình bày và các nhóm còn lại nhận xét góp ý.
Từ hai bài toán này giúp HS phát hiện ra hai công thức tính nhẩm nghiệm đặc biệt. Và để thể hiện hai công thức này yêu cầu HS vận dụng làm ?4.
2. Sang mục 2: Nhiệm vụ của GV là hướng dẫn HS xây dựng được phương trình có nghiệm là hai số cần tìm. Sau đó GV lấy phương trình hướng dẫn HS lại kiến thức phần này.
Ngoài ra GV giúp HS cách nhẩm để tìm ra hai số cần tìm trong trường hợp tổng và tích là các số nguyên có giá trị tuyệt đối không quá lớn.
Sau đó vân dụng cách nhẩm này để giải phương trình bằng cách sử dụng định lí Vi-ét.
Cuối cùng là phần củng cố: GV yêu cầu HS liệt kê lại các cách giải phương trình bậc hai không khuyết và khắc ghi cho HS qui trình thực hiện. Giáo viên nhắc lại công thức tổng quát để tính nghiệm phương trình
Sau đó dành một phần thời gian, GV tổ chức cho HS luyện tập một số bài tập trong SGK.
C. Hướng dẫn về nhà:
- Yêu cầu HS nắm hệ thức Vi-ét.các cách tính nhẩm nghiệm.
- Bài tập: 35;36;37/SBT
HS khá, giỏi làm thêm : 28; 29/SGK + 40/ SBT.
III. Kết quả và bài học kinh nghiệm
* Kết quả khảo sát chất lượng cuối kì 1, Đề của Phòng GD như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Còn yếu
kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2/59
3.4
5/59
8.5
17/59
28.8
17/59
28.8
30/59
30.5
* Sau một thời gian áp dụng chuyên đề trên vào giảng dạy, thấy kết quả học tập của các em có tiết bộ đáng kể, chất lượng học tập được nâng lên. HS đã có hứng thú học tập hơn, hầu hết các em đã có ý thức chuẩn bị bài, làm bài tập tương đối tốt. HS đã có tin thần thảo luận, tranh luận sôi nổi hơn trong giờ học. Từ cách làm của tôi , cả tổ đã thảo luận và xác định rằng , cách làm trên có nhiều ưu điểm có thể áp dụng trong toàn tổ để có kết quả tốt. Trong hai năm qua thực tế chứng minh chất lượng học sinh học môn toán đang có xu hướng đi lên và rất khả quan.
Bài học rút ra từ thực tế giảng dạy đó là:
- GV cần đầu tư nhiều vào bài dạy, cần xác định được mục đích yêu cầu và trọng tâm của bài dạy.
- Cần chú ý khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học, giao nhiệm vụ thật cụ thể cho từng đối tượng HS .
Trong quá trình thực hiện tiết dạy cần tạo cho lớp học không khí gần gũi, cởi mở. Cần nhẹ nhàng động viên đối với những câu trả lời còn thiếu chính xác
IV. Kết luận
Việc áp dụng PPDH mới đối với HS trường THCS Hải Ninh là một vấn đề đầy khó khăn, và cần thực hiện trong thời gian dài. Đòi hỏi rất nhiều vào sự phối hợp chặt chẻ của các cấp, các ngành. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học mỗi một GV chúng ta cũng cần thường xuyên trau dồi kiến thức, phải tìm tòi tích lũy kinh nghiệm giảng dạy. Bên cạch đó cũng cần phải nắm chắc các định hướng đổi mới PPDH và vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình HS.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi được rút ra từ thực tế giảng dạy triển khai có kết quả tốt, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót trong giảng dạy tại các nơi có đặc điểm tình hình khác . Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp.
Hải Ninh, ngày 06 tháng 3 năm 2008
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Tâm
ý kiến của Hội đồng khoa học trường
File đính kèm:
- SSKN toan 9 20082009.doc