Sáng kiến kinh nghiệm - Phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán

I. LÝ DO CHỌN GIẢI PHP

1. Cơ sở khoa học của việc chọn giải php.

 Trung học cơ sở là một cấp học mang tính chất kế thừa kiến thức ở cấp tiểu học và đồng thời khởi đầu cho việc hình thành vốn kiến thức cơ bản cho học sinh làm nền tảng vững chắc cho cấp học THPT và Đại học, đặc biệt là môn Toán nó tạo mối quan hệ mật thiết giữa các môn học tự nhiên trong nhà trường, là một trong bốn môn học mà hiện nay ngành đặc biệt quan tâm. Do đó cần có sự nhận thức rõ giá trị thực tiễn của môn Toán. Giúp cho học sinh vận dụng kiến thức đã học một cách sâu sắc làm nền tảng vững chắc cho các cấp học sau này.

 Từ những cơ sở khoa học đó dạy học môn toán ở trường THCS hết sức quan trọng, nhưng để học sinh có được một vốn kiến thức phổ thông đại trà, cơ bản thiết thực đầu tiên của bậc THCS, giáo viên phải hệ thống hoá kiến thức cơ bản giúp học sinh yếu kém nắm và hiểu các kiến thức là một vấn đề khó. Muốn để học sinh hiểu được GV phải có tâm huyết với nghề một cách triệt để và có một tâm lý nhẹ nhàng, phương pháp phù hợp giảng dạy cho các đối tượng này, GV phải vận dụng từ các kiến thức đơn giản (gợi mở hoặc nhẹ nhàng nhắc lại kiến thức cũ có liên quan) để học sinh nắm, nhằm lấp lại các kiến thức mà em bị hổng, đặc biệt khái quát kiến thức trọng tâm cơ bản, ngắn gọn, cô đọng làm nền tảng cho các kiến thức liên quan vận dụng ở các lớp trên, Về phương pháp địi hỏi GV phải sử dụng triệt để các dụng cụ dạy học như tranh ảnh, thực hành, liên hệ thực tế, phân chia nhóm phải đảm bảo có đủ các đối tương như (Khá, giỏi, TB,Yếu, Kém) để có điều kiện trao đổi học tập lẫn nhau. Để giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả cao thì người giáo viên gặp không ít khó khăn vướng mắc.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. LÝ DO CHỌN GIẢI PHÁP 1. Cơ sở khoa học của việc chọn giải pháp. Trung học cơ sở là một cấp học mang tính chất kế thừa kiến thức ở cấp tiểu học và đồng thời khởi đầu cho việc hình thành vốn kiến thức cơ bản cho học sinh làm nền tảng vững chắc cho cấp học THPT và Đại học, đặc biệt là môn Toán nó tạo mối quan hệ mật thiết giữa các môn học tự nhiên trong nhà trường, là một trong bốn môn học mà hiện nay ngành đặc biệt quan tâm. Do đó cần có sự nhận thức rõ giá trị thực tiễn của môn Toán. Giúp cho học sinh vận dụng kiến thức đã học một cách sâu sắc làm nền tảng vững chắc cho các cấp học sau này. Từ những cơ sở khoa học đó dạy học môn toán ở trường THCS hết sức quan trọng, nhưng để học sinh có được một vốn kiến thức phổ thông đại trà, cơ bản thiết thực đầu tiên của bậc THCS, giáo viên phải hệ thống hoá kiến thức cơ bản giúp học sinh yếu kém nắm và hiểu các kiến thức là một vấn đề khó. Muốn để học sinh hiểu được GV phải có tâm huyết với nghề một cách triệt để và có một tâm lý nhẹ nhàng, phương pháp phù hợp giảng dạy cho các đối tượng này, GV phải vận dụng từ các kiến thức đơn giản (gợi mở hoặc nhẹ nhàng nhắc lại kiến thức cũ có liên quan) để học sinh nắm, nhằm lấp lại các kiến thức mà em bị hổng, đặc biệt khái quát kiến thức trọng tâm cơ bản, ngắn gọn, cô đọng làm nền tảng cho các kiến thức liên quan vận dụng ở các lớp trên, Về phương pháp địi hỏi GV phải sử dụng triệt để các dụng cụ dạy học như tranh ảnh, thực hành, liên hệ thực tế, phân chia nhóm phải đảm bảo có đủ các đối tương như (Khá, giỏi, TB,Yếu, Kém) để có điều kiện trao đổi học tập lẫn nhau. Để giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả cao thì người giáo viên gặp không ít khó khăn vướng mắc. Học sinh đã làm quen với bộ môn như Toán và các môn khoa học tự nhiên. Hiện nay sách biên soạn có hình thức trình bày sinh động, hấp dẫn, ngôn ngữ trong sáng rõ ràng dễ hiểu, dưới mỗi đầu đề của mỗi bài, thường có các hình ảnh gắn liền với các câu hỏi hoạc câu phát biểu, câu suy đoán ... nhằm kích thích ĩc tò mò kiến thức khoa học, thơi thúc học sinh tích cực tìm tòi, khám phá kiến thức mới. Nhờ các câu hỏi này mà GV có thể tạo ra các tình huống có vấn đề lôi cuốn học sinh yếu kém vào tiết học một cách hứng thú, nhẹ nhàng, từ đó hình thành kiến thức mới như hình thành các khái niệm, tính chất định lý .... một cách ngăn gọn cô đọng, dễ hiểu, nhằm làm nền tảng cho việc vận dụng nghiên cứu các kiến thức cơ bản các lớp sau. Để học sinh yếu kém học tốt GV phải gây được tình huống thu hút, say mê và hứng thú học tập. Muốn làm được như thế thì GV định hướng, hỗ trợ kiến thức cũ mà học sinh đã khuyết, hoặc những câu hỏi gợi mở õtrên cơ sở tranh ảnh vật thật hoặc suy luận từ kiến thức cũ ... để học sinh có cơ sở định hướng trao đổi tìm ra kiến thức mới, như tự tay vẽ hình, tính toán và rút ra kết luận, công việc này học sinh yếu còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy nhiệm vụ cần thiết của GV là phải đầu tư nghiên cứu các phương pháp giảng dạy áp dụng phù hợp cho từng đối tượng học, đặc biệt là giáo viên tổ chức nhóm học tập, HS khá giỏi phụ đạo HS yếu kém, được như thế giúp ta từng bước nâng dần chất lượng hiệu quả giảng dạy và học tập của học sinh yếu kém ngày được nâng cao. 2. Cơ sở thực tiễn. Trong chương trình SGK bậc trung học cơ sở hiện nay thực hiện theo chương trình sách đại trà, được viết theo phương pháp giảm lý thuyết, tăng thực hành thực tiễn, vận dụng làm bài tập và rèn luyện kỹ năng suy luận trên cơ sở hình ảnh minh hoạ trực quan sinh động hoặc thí nghiệm kiểm chứng để từ đó học sinh rút ra kiến thức và cách trình bài lập luận trên hệ thống kiến thức mang tính chất lôgíc, và nhiều bài tập mang tính chất kế thừa kiến thức cũ xây dựng kiến thức mới tạo ra một chuỗi hệ thống lôgíc về mặt khoa học... Vậy làm thế nào để sử dụng cụ phương tiện phục vụ cho việc truyền thụ kiến thức của gv cho HS yếu kém, việc lĩnh hội kiến thức , thu hút khả năng tìm tòi nghiên cứu của học sinh một cách có hiệu quả vẫn là một mối quan tâm hàng đầu , là điều kiện khó nhất của GV tìm phương pháp dạy học. Trong nhiều năm qua có nhiều giáo viên quan tâm nghiên cứu tìm những giải pháp thích hợp để giảng dạy và sử dụng các dụng cụ thiết thực kết hợp với các phương pháp, cũng như tổ chúc phân bố các em học sinh khà giỏi kèm học sinh yếu kém. Để đảm bảo việc giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả cao. Đồi hỏi người giáo viên phải có vốn kiến thức vững vàng, chịu khó học hỏi ở đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến góp ý chỉ đạo từ BGH, tổ trưởng, các giáo viên nhiều năm có kinh nghiệm. Về học sinh giáo viên phải tìm hiểu về tâm lý , hoàn cảnh gia đình, đối tượng học sinh, phải xem đây là một vấn đề nghiêm túc càn tìm ra những giải pháp cụ thể và áp dụng một cách đồng bộ, phù hợp với đối tượng yếu kém, nhầm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy, cũng như kết quả học tập đạt chất lượng. II. NHỮNG HẠN CHẾ KHÓ KHĂN. 1. Về học sinh. Trường THCS Yên Quang là trường vùng xa so với các trường trong huyện, phần đông là người dân tộc Mường, đa số các em học sinh là con em nơng dân nên ngoài giờ học, học sinh còn phải phụ giúp gia đình nhiều công việc nên thời gian tự học còn hạn chế, phần đông bố mẹ là trình độ dân trí cịn hạn chế. Chính vì từ những yếu tố trên nên nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh. Qua nhiều năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa nhưng học sinh vẫn còn lúng túng trong việc tiếp thu kiến thức mới. Kiến thức học sinh hiện nay còn hổng rất nhiều kiến thức cũ liên quan đến kiến thức mới, đồng thời ý thức chịu khó học tập và mối quan tâm của phụ huynh thể hiện chưa cao. Do tình hình thực tế chung của trường đặc biệt là môn toán, hiện nay có một số em chưa biết tính toán, thậm chí viết chữ chưa được đúng và chuẩn đây cũng là một vấn đề khó khăn, nan giải. Do thực tại tiết dạy có 45 phút với một khối lượng kiến nhất định, đồng thời lớp học số lượng đông, có đủ các dạng học sinh, nên nếu giáo viên đầu tư nhiều cho các em học sinh yếu kém để am hiêu sâu và nắm rõ kiến thức, dẫn đến tiết dạy trái giáo án, không đảm bảo truyền tải hết nội dung kiến thức, đây là một khó khăn chung của giáo viên. 2. Về Giáo viên. Việc đào tạo giáo viên giảng dạy bậc THCS chưa đào tạo chuyên một môn duy nhất, một giáo viên phải đảm nhiệm hai, ba môn. Nên việc đầu tư giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn hạn chế. Do tình hình thực tế của trường nên một số giáo viên chỉ tập huấn chương trình thay sách giáo khoa môn này và phải dạy môn khác không được tập huấn. Mặc dù chuyên môn đào tạo có nhưng chưa được tập huấn dạy môn đó theo phương pháp mới, dẫn đến việc giảng dạy chưa đạt hiệu quả cao. Do một số giáo viên chưa chịu khó đầu tư nghiên cứu mày mò, tìm hiểu đối tượng học sinh học yếu kém, dẫn đến giáo viên rất ngại tổ chức cho học sinh học nhóm trong giờ học. Giáo viên sợ không khống chế được thời gian, nên một số giáo viên còn mang hình thức áp đặt kiến thức cho học sinh khá giỏi, chưa quan tâm sâu đến học sinh yếu kém. Dẫn đến việc học tập của học sinh bị thụ động và không phát huy được khả năng chịu khó trong học tập. Giáo viên bộ môn gặp một số khó khăn trong việc gặp phụ huynh để trao đổi cụ thể về việc học tập của con em mình tại lớp, để từ đó có biện pháp phối hợp cho con em mình học tốt từ nhà đến trường, nên việc học tập của học sinh yếu kém chưa được nâng cao. 3. Về Gia đình. Đa số các gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn và trình độ nhận thức của phụ huynh còn hạn chế nên phần lớn phụ huynh chỉ quan tâm theo cách riêng của mình, như tạo điều kiện cho con em mình đến trường lớp, nhưng chưa có biện pháp theo dõi quá trình đi học và chưa có biện pháp giúp đỡ con học ở nhà, chưa kiểm tra được khả năng tiếp thu của con em học ở trường cũng như chưa kiểm tra thời gian học hành của con em tại nhà. Dẫn đến chất lượng học tập không cao. Đây là những nguyên nhân không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên ở nhà trường. Với sự đổi mới về chương trình sách giáo khoa hiện nay và sự nhận thức của phụ huynh còn có giới hạn nên không nắm được kịp thời về việc học tập của con em mình. Từ đó chấp nhận thực tế chăm sóc con mình theo một phía, còn lại là giao hẳn cho thầy cô giáo theo kiểu “ trăm sự nhờ thầy”. Nhà Trường. Trường THCS Yên Quang đã tạo mọi điều kiện từ trang thiết bị đến cơ sở vật chất, chuyên môn nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công tác giảng dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém đối với môn toán nói riêng và các môn học khác nói chung. Các loại sách giáo khoa và sách tham khảo và các loại sách khác nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập cho học sinh. Phòng thư viện luôn có người trực mỗi ngày nhằm tạo điều kiện học và tìm hiểu kiến thức tốt vun vén cho kiến thức cũ được vững chắc, bên cạnh đó nhà trường còn tạo điều kiện cho học sinh nghèo mượn sách giáo khoa và các sách khác để học tâp. Mặc dù phòng thư viện có người trực nhưng lượt người tham gia đọc và tìm hiểu còn hạn chế, chưa tạo được tính chủ động lôi cuốn học sinh đọc để tìm hiểu và nâng cao kiến thức hiểu biết của học sinh. III. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ. Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Toán trong nhà trường, theo tôi để dạy tốt phụ đạo học sinh yếu kém học tiến bộ đạt hiệu quả cao, mỗi giáo viên cần phải hiểu rõ những nguyên nhân thiết thực cụ thể dẫn đến học sinh học yếu kém, để từ đó tìm ra những giải pháp cụ thể thiết thực dạy cho học sinh thuộc đối tượng này. Để thực hiện tốt việc dạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả cao, tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau: Về học sinh. * Khách quan. Cần cho học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tâp đối với thực tế sau này khi đi vào cuộc sống. Chỉ ra cho học sinh thấy giá trị của việc lao động trí ĩc và lao động chân tay của một chuỗi dài tương lai sau này. * Giá trị kiến thức môn toán. Giáo viên chỉ cho học sinh thấy giá trị thực của môn toán nó làm cơ sở giúp và hỗ trợ rất nhiều cho các môn khoa học tự nhiên khác như Lý, Hoá,Sinh, Địa ... Giúp cho chúng ta rất nhiều trong việc tính toán đo đạc trong thực tế, đời sống hàng ngày... * Tính tích cực chủ động trong học tập. Chuẩn bị tốt dụng cụ, kiến thức và xem kiến thức mới ở nhà trước khi lên lớp. Giáo viên giới thiệu chuẩn bị kiến thức mới ở nhà và phân chia thời gian học tập cụ thể, bên cạnh đó cần tổ chức thảo luận nhóm trao đổi cùng các bạn ở gần nhà, để có điều kiện hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Ở lớp biết tổ chức nhóm thảo luận trao đổi giúp đỡ nhau, em khá kèm em yếu để cùng nhau tiến bộ và chiếm lĩnh tri thức. Giáo Viên. Để dạy tốt phụ đạo học sinh yếu kém trong lớp học đại trà giáo viên cần định hướng nội dung, kỹ năng, phương pháp cụ thể. * Chuẩn bị Giáo viên cho học sinh chuẩn bị tốt các dụng cụ, thiết bị, kiến thức bài cũ làm nền tảng vận dụng tìm ra kiến thức mới. Giáo viên phân bố học sinh khá giỏi nhận nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ kèm thêm cho học sinh yếu kém và ngồi gần, để trong quá trình thảo luận nhóm trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt khi gọi một em học sinh trong nhóm nên ưu tiên gọi những em học sinh yếu kém, đồng thời gợi mỡ những câu hỏi nhẹ nhàng, khi hoc sinh đó trả lời được nên tuyên dương em đó và tuyên dương cả nhóm nhằm gây được sự khích lệ học tập của em đó đồng thời thúc đẩy được tính đoàn kết hỗ trợ giúp nhau trong học tập. Giáo viên phải nắm được tâm lý học sinh yếu kém, vì kiến thức bị hổng không theo kịp kiến thức cùng các bạn dẫn đến ngày càng chán nản, buông thả. Từ nguyên nhân đó, giáo viên phải có một tâm lý nhẹ nhàng, phóng khoáng, không gò bó, không áp đặt, mọi tình huống luôn gợi mở, đồng thời ưu tiên các bài toán dễ hoặc câu hỏi dễ cho các em học sinh yếu kém làm hoặc trả lời và luôn gợi mỡ, nhắc lại các kiến thức cũ cho em phần bị hổng nhằm lấp lại dần kiến thức đó dẫn đến làm được bài tập hoặc trả lời được câu hỏi. Đặc biệt khi trả lời được cần tuyên dương trước lớp nhằm kích thích ngọn lửa học tập trong lòng các em, đồng thời đẩy mạnh tư tưởng phấn đấu trong các em. Giáo viên tạo ra các nhóm học tập dạy kèm nhau ở nhà ( phân bố các em nhà ở gần nhau) đồng thời đưa ra thi đua giữa các nhóm, dành ít thời gian tổng kết tuyên dương nhóm đó sau tiết học. Đây là một động lực mạnh thúc đẩy nhằm tạo được sự hoà nhã giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. * Tiến hành dạy. Trước khi tiến hành giảng dạy bài mới giáo viên kiểm tra lại kiến thức cũ của các em yếu kém của các nhóm đã chuẩn bị ở nhà (Kiến thức dặn dò ở tiết trước) để nhận xét so sánh và tuyên dương gây hưng phấn bước vào tiết học mới. Trong tiết dạy giáo viên chuẩn bị tốt các dụng cụ, tranh ảnh, hệ thống câu hỏi gợi mở sinh động, dễ hiểu, cho từng đối tượng học sinh. Giáo viên phải phân bố được thời gian và định hướng trước tình huống học sinh trả lời để có hướng chủ động giải quyết, chỉ ra những sai lầm, nhầm lẫn của học sinh, đặc biệt là cần tạo ra được tình huống nhẹ nhàng, gợi mở gây kích thích hưng phấn trong học tập. Khi tổ chức các nhóm phải có đủ các đối tượng, khá, giỏi, yếu kém, để có điều kiện trao đổi hỗ trợ nhau cùng tiến bộ. Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm về cách học và lưu nhớ kiến thức dưới dạng tổng quát cơ bản làm nền tảng cho việc vận dụng học tập và làm bài tập ở nhà. Theo tôi để thực hiện dạy phụ đạo tốt và đạt hiệu quả cao thì người giáo viên phải chịu khó đầu tư nghiên cứu từ nhiều vấn đề. Chọn lựa sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập và phát huy khả năng tự học. Hoạt động hoá việc học tập bằng những phương pháp dẫn dắt cho học sinh tự thân trải nghiệm chiếm lĩnh tri thức, tận dụng ưu thế của từng phương pháp dạy học tích cực, chú trọng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề thiết thực trọng tâm cơ bản cần truyền đạt. Tìm hiểu về đối tượng học sinh, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình để có biện pháp hỗ trợ. * Củng cố. Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để khẳng định sự nhận thức, lĩnh hội kiến thức của học sinh, cĩ thể dưới dạng bài tập trắc nghiệm nhận dang. Hệ thống kiến thức dưới dạng ký hiệu toán học, bản đồ tư duy từ đó học sinh phát biểu lại bằng lời, kiến thức được biểu diễn dưới dạng ký hiệu toán học là cơ sở trực tiếp trình bày một bài toán. * Hướng dẫn về nhà. Đây cũng là một mục tiêu quan trọng giúp học sinh định hướng được việc học ở nhà và chuẩn bị bài trước ở nhà. Nhà trường. BGH luôn có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phù hợp đúng chuyên môn và có kế hoạch dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm, tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ kiến thức kịp thời. Tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ kinh phí, động viên, khuyến khích giáo viên tự sáng kiến và làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy mang tính chất lâu dài và có hiệu quả, đảm bảo đúng, phù hợp với phương pháp dạy mới. Gia đình. Cần thường xuyên quan tâm việc học tập ở trường và bố trí thời gian học ở nhà của con em mình. Đi họp phu huynh theo định kỳ, theo dõi sổ liên lạc để trao đổi giáo viên và nắm bắt kịp thời việc học tập của con em mình. Cung cấp các dụng cụ học tập đầy đủ để các em học tốt. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ CHO GIẢI PHÁP. Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở, mang tính chất đơn giản nhẹ nhàng. Chuẩn bị các dụng cụ, bảng phụ, tranh ảnh sinh động ... Chia nhóm học tập hợp lý ( có đủ các đối tượng giỏi, khá, TB, yếu, kém) để có điều kiện hỗ trợ cho nhau. Định hình bài tập trác nghiệm dạng nhận dạng đế thông hiểu. Dạng đơn giản và bài tập tự luận áp dụng mang tính chất kế thừa tương tự... Tổ chúc cho đôi bạn học tập hoặc các nhóm học ở nhà. Kết hợp trao đỗi thường xuyên giữa phụ huynh và nhà trường về việc học tập của học sinh để có biện pháp hỗ trợ giúp đỡ kịp thời. V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN. Qua quá trình thực thi giải pháp này, tôi đưa vào áp dụng giảng dạy trực tiếp môn toán lớp 9A, 9B với 49 hoc sinh. Kết quả như sau: Loại So sánh Giỏi Khá Tb Yếu,kém SL % SL % SL % SL % KSCL đầu năm 0 0 4 8,2 18 36,7 27 55,1 Cuối năm học 2 4,1 10 20,4 24 49 13 26,5 Nhận xét Tăng Tăng Tăng Giảm Trên đây là những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy phụ đạo trực tiếp học sinh yếu kém trên lớp của tôi đưa ra để cùng BGH, Hội đồng thẩm định của trường, quý Thầy (Cô) đồng nghiệp trao đổi góp ý bổ sung nhằm nâng dần chất lượng đại trà trong trường học. Tuy nhiên trong quá trình viết giải pháp này của tôi còn rất nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi xin trân thành lắng nghe sự đĩng góp ý kiến quý báu của BGH, Hội đồng thẩm định của trường, quý Thầy (Cô) đồng nghiệp. Cuối cùng tôi xin chúc BGH, Hội đồng thẩm định của trường, quý Thầy (Cô) đồng nghiệp vui vẽ dạy tốt. Yên Quang, ngày 20 tháng 5 năm 2012 Người viết giải pháp Nguyễn Văn Long

File đính kèm:

  • docSKKN phu dao HS.doc
Giáo án liên quan