A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm 2010 chỉ tiêu Việt Nam đặt ra là phải đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS Quốc gia. Đồng thời cũng là năm tổng kết 10 năm (2001-2010) thực hiện Chỉ thị số 61/CT-TW của Bộ Chính trị về việc thực hiện PCGD THCS; Nghị quyết 41/2000/QH10 của Quốc hội về việc thực hiện PCGD THCS trên phạm vi cả nước. Với nỗ lực của toàn ngành giáo dục cùng với các cấp chính quyền, đến nay cả nước ta được công nhận đạt chuẩn quốc gia về PCGD THCS.
Tháp Mười là một huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp. Nhưng cùng chung với toàn ngành, công tác PCGD THCS được chính quyền địa phương và Phòng GD&ĐT đặc biệt quan tâm, nhiệm vụ PCGD THCS được triển khai thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt trên khắp địa bàn huyện nhà và được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Năm 2005 huyện Tháp Mười đã được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS.
Với kết quả đạt được là như vậy, tuy nhiên hiện nay ở một số địa phương do sức ép về tiến độ và số lượng, nên một số địa phương đó cố gắng thực hiện kế hoạch trong điều kiện chưa thật đầy đủ, chưa quan tâm đến chất lượng PCGD, kết quả đạt chuẩn chưa cao, chưa bền vững, có thể dẫn đến nguy cơ mất chuẩn.
Tiếp tục thực hiện nghị quyết 41/2000/QH10 về mục tiêu giáo dục THCS giai đoạn 2001 – 2010 là “Phải đảm bảo cho hầu hết thanh niên, thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học để đạt trình độ THCS trước khi hết 18 tuổi, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị định 88/2001/NĐCP;
Xác định công tác PCGD THCS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước đặt lên hành đầu, đòi hỏi chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa xem việc làm là trách nhiệm của mình. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Phương pháp cập nhật, thống kê học sinh trong độ tuổi PCGD THCS” để nghiên cứu. Đề tài này là một vấn đề lớn so với tầm nhận thức và khả năng của bản thân. Do điều kiện về thời gian và những hiểu biết còn hạn hẹp, thực tế thiếu sinh động, chắc chắn đề tài không thể nói hết những vấn đề quan trọng, bức thiết và không thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và mang tính thiết thực hơn.
22 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp cập nhật, thống kê học sinh trong độ tuổi PCGD THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường THCS Nguyễn Văn Tre đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ủy ban và toàn thể nhân dân xã Thanh Mỹ, Ban giám hiệu và tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh Trường THCS Nguyễn Văn Tre đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn người bạn đời thân thiết của tôi đã tạo mọi điều kiện, động viên giúp đỡ cho tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!
Lê Minh Hùng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, QUI ĐỊNH VIẾT TẮT
Tên danh mục
Viết tắt
Họ sinh
HS
Phổ cập
PC
Chuyên trách phổ cập
CTPC
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
PCGD THCS
Phổ cập giáo dục trung học phổ thông
PCGD THPT
Chỉ thị trung ương
CT-TW
Quốc hội khóa X
QH10
Trung học cơ sở
THCS
Trung học phổ thông
THPT
Nghị định chính phủ
NĐCP
Chỉ thị huyện ủy
CT-HU
Giáo dục và Đào tạo
GD & ĐT
Ủy ban nhân dân
UBND
Cán bộ giáo viên
CBGV
Quyết định của bộ Giáo dục và Đào tạo
QĐ-BGD-ĐT
Bổ túc trung học cơ sở
BT THCS
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNH – HĐH
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm 2010 chỉ tiêu Việt Nam đặt ra là phải đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS Quốc gia. Đồng thời cũng là năm tổng kết 10 năm (2001-2010) thực hiện Chỉ thị số 61/CT-TW của Bộ Chính trị về việc thực hiện PCGD THCS; Nghị quyết 41/2000/QH10 của Quốc hội về việc thực hiện PCGD THCS trên phạm vi cả nước. Với nỗ lực của toàn ngành giáo dục cùng với các cấp chính quyền, đến nay cả nước ta được công nhận đạt chuẩn quốc gia về PCGD THCS.
Tháp Mười là một huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp. Nhưng cùng chung với toàn ngành, công tác PCGD THCS được chính quyền địa phương và Phòng GD&ĐT đặc biệt quan tâm, nhiệm vụ PCGD THCS được triển khai thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt trên khắp địa bàn huyện nhà và được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Năm 2005 huyện Tháp Mười đã được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS.
Với kết quả đạt được là như vậy, tuy nhiên hiện nay ở một số địa phương do sức ép về tiến độ và số lượng, nên một số địa phương đó cố gắng thực hiện kế hoạch trong điều kiện chưa thật đầy đủ, chưa quan tâm đến chất lượng PCGD, kết quả đạt chuẩn chưa cao, chưa bền vững, có thể dẫn đến nguy cơ mất chuẩn.
Tiếp tục thực hiện nghị quyết 41/2000/QH10 về mục tiêu giáo dục THCS giai đoạn 2001 – 2010 là “Phải đảm bảo cho hầu hết thanh niên, thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học để đạt trình độ THCS trước khi hết 18 tuổi, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị định 88/2001/NĐCP;
Xác định công tác PCGD THCS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước đặt lên hành đầu, đòi hỏi chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa xem việc làm là trách nhiệm của mình. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Phương pháp cập nhật, thống kê học sinh trong độ tuổi PCGD THCS” để nghiên cứu. Đề tài này là một vấn đề lớn so với tầm nhận thức và khả năng của bản thân. Do điều kiện về thời gian và những hiểu biết còn hạn hẹp, thực tế thiếu sinh động, chắc chắn đề tài không thể nói hết những vấn đề quan trọng, bức thiết và không thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và mang tính thiết thực hơn.
Bản thân là cán bộ chuyên trách PC phải biết kết hợp với các ban ngành trên địa bàn. Trong đó việc kết hợp với tổ nhân tự quản là yếu tố thành công của công tác phổ cập hiện nay, phải đặt cho chính mình cách quản lý hồ sơ phổ cập như thế nào.
Theo từng năm học trong nhà trường, thường hình thành nhiều lọai giấy tờ, tài liệu và sổ sách trong đó hồ sơ PC-THCS đóng vai trò quan trọng trong thời điểm hiện nay. Nhằm để tránh thất lạc và sử dụng chúng trong quá trình giải quyết công việc một cách nhanh chóng, kịp thời. Do đó, các loại giấy tờ, tài liệu, sổ sách có liên quan đến công tác PC phải được phân loại và sắp xếp khoa học .
Lập hồ sơ thống kê là khâu quan trọng, khâu cuối cùng của công tác phổ cập, đồng thời là khâu bản lề của công tác lưu trữ quản lý. Tạo điều kiện giúp cho hiệu trưởng quản lý được tòan bộ công việc của nhà trường.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đề tài này tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thống kê số học sinh trong độ tuổi PCGD THCS ở xã Thanh Mỹ.
Đánh giá được đúng thực trạng của công tác PCGD và giảm nguy cơ bỏ học của HS ở trường THCS Nguyễn Văn Tre, thông qua đó tìm ra các giải pháp giáo dục nâng cao hiệu quả giúp cho HS từng bước hoàn thiện nhân cách để trở thành những người tốt trong xã hội.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Các quy trình, giải pháp quản lý chỉ đạo công tác PCGD THCS, học sinh trong độ tuổi PCGD THCS trong địa bàn xã Thanh Mỹ
2. Khách thể nghiên cứu
Quản lý chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trong trường THCS.
Phương pháp tiến hành thực hiện đề tài là nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục HS và giảm nguy cơ bỏ học của HS ở một trường THCS, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục HS để từ đó đề ra biện pháp giáo dục cho HS trong giai đoạn hiện nay.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do khuôn khổ của đề tài cũng như vị trí bản thân và thời gian không cho phép, tôi chỉ chọn những học sinh, độ tuổi từ 11 – 18 tuổi, chủ yếu những em bỏ học phổ thông và không có điều kiện để tiếp tục học trong chương trình THCS của 4 ấp trong xã Thanh Mỹ để tìm hiểu và nghiên cứu. Những kết quả này vừa mang ý nghĩa cá nhân, đối với một cán bộ chuyên trách phổ cập; vừa có thể mang tính phổ dụng cho tất cả những xã có cùng điều kiện. Đồng thời xem đây là bài học kinh nghiệm trong quá trình làm công tác PCGD THCS và sau này làm tốt công tác PCGD THPT ở huyện nhà.
Nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả của các giải pháp giáo dục HS đã thực hiện trong trường THCS Nguyễn Văn Tre, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, trong năm học 2011-2012.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lí luân
Những vấn đề liên quan đến PCGD THCS.
Trên cơ sở tiếp cận những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo, các văn bản hướng dẫn của Sở giáo dục Đồng Tháp, Phòng giáo dục Tháp Mười và các kế hoạch thực hiện công tác phổ cập của ủy ban nhân dân xã Thanh Mỹ.
2. Điều tra
2.1. Đối tượng điều tra:
- Thanh thiếu niên xã Thanh Mỹ trong độ tuổi từ 11 đến 18 đã tốt nghiệp tiểu học, chưa tốt nghiệp THCS.
- Người lao động trong độ tuổi từ 11 đến 18 tuổi.
2.2. Địa bàn điều tra:
- 4 ấp ( Hưng Lợi, Lợi An, Lợi Hòa, Mỹ Thạnh) của xã Thanh Mỹ – Huyện Tháp Mười – Tỉnh Đồng Tháp.
2.3 Nội dung điều tra:
- Lập phiếu điều tra khảo sát từng ấp của địa phương (có bảng biểu kèm theo), nhằm tìm hiểu thực trạng quản lí, chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục THCS.
- Thực trạng giáo dục THCS ở địa phương: Học sinh bỏ học giữa chừng, trình độ tiếp thu chậm, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn...
- Nhận thức của phụ huynh về trách nhiệm của gia đình trong việc phổ cập giáo dục THCS.
VI. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu xác định được các giải pháp PCGD THCS ở vùng sâu có tính khoa học, khả thi và có kế hoạch thực hiện hợp lí thì sẽ nâng cao và duy trì kết quả PCGD THCS ở xã Thanh Mỹ; góp phần cùng toàn ngành GD hoàn thành tốt công tác PCGD THCS và duy trì đạt chuẩn.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THỰC HIỆN
PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm
Phổ cập giáo dục là làm “lan ra”, “rộng thêm” trên một địa bàn nào đó với một lứa tuổi nào đó, một trình độ văn hóa nhất định, làm cho người dân đều được đi học.
PCGD chính là một hoạt động căn bản góp phần nâng cao dân trí từ mức thấp nhất là xóa mù chữ đến phổ cập giáo dục tiểu học, PCGD THCS và sẽ PCGD THPT sau này.
2. Nội dung công tác PCGD THCS
Nội dung công tác PCGD THCS là: Huy động tối đa học sinh tốt nghiệp tiểu học (100%) vào học lớp 6, duy trì, chống lưu ban, bỏ học ở cấp THCS; Mở rộng các loại hình trường lớp như lớp bổ túc, phổ cập ... đối với đối tượng học sinh không có điều kiện tiếp tục đến trường học cấp THCS.
3. Tiêu chuẩn PCGD THCS
Xã được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS phải đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học: Đối với vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, huy động số trẻ em 6 tuổi đi học lớp 1 đạt tỷ lệ 80% trở lên và có ít nhất 70% số trẻ em ở độ tuổi 11 đến 14 tốt nghiệp tiểu học, số trẻ em còn lại trong độ tuổi này đang học tiểu học.
+ Hàng năm huy động số học sinh tốt nghiệp tiểu học vào THCS đạt tỷ 95% trở lên; những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 80% trở lên.
+ Đảm bảo thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp THCS từ 80% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 70% trở lên.
4. Việc PCGD THCS do các lực lượng sau thực hiện:
- Cấp trên (UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, UBND huyện, Phòng GD&ĐT): Thành lập ban chỉ đạo, ban kiểm tra, bộ phận chuyên trách công tác PCGD THCS để kiểm tra, đánh giá, góp ý, nhắc nhở đối với cấp dưới nhằm thực hiện tốt công tác phổ cập THCS.
- Trường THCS: Thực hiện “một hội đồng hai nhiệm vụ”; phân công bộ phận chuyên trách về công tác PCGD THCS, có nhiệm vụ tham mưu cho hiệu trưởng trong công tác phổ cập; tiến hành khảo sát tình hình để xây dựng kế hoạch mở lớp phổ cập; phân công, phân nhiệm cho các đoàn thể cũng như cán bộ giáo viên trong trường thực hiện công tác PCGD THCS; tham mưu cho lãnh đạo địa phương và cấp trên các vấn đề liên quan đến PCGD THCS.
- UBND xã: Ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo phổ cập THCS do phó chủ tịch khối văn hóa xã hội của UBND làm trưởng ban, hiệu trưởng trường THCS làm phó ban, các trưởng ấp cùng chuyên trách phổ cập của nhà trường làm thành viên. Phân công, phân nhiệm cho các ban ngành – đoàn thể cũng như các lực lượng xã hội khác trong xã phối kết hợp với nhau để thực hiện tốt công tác PCGD THCS. Đề ra các chủ trương, chính sách, nghị quyết ... để chỉ đạo công tác PCGD THCS. Thường xuyên tổ chức họp báo để nắm bắt tình hình; tiến hành giám sát, kiểm tra, đôn đốc, động viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo lên cấp trên và đề nghị công nhận kết quả PCGD THCS. Khen thưởng kịp thời đối với những người thực hiện tốt nhiệm vụ PCGD THCS.
- CBGV: Tham gia điều tra, khảo sát tình hình phổ cập, tuyên truyền, vận động học sinh đến trường để duy trì sĩ số; tham gia công tác giảng dạy; tiến hành đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường để nâng cao chất lượng.
- Các ban ngành – đoàn thể trong nhà trường, trong xã: Phối kết hợp với nhau thực hiện công tác tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh và toàn thể nhân dân địa phương hiểu biết về các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác PCGD THCS; nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của nền giáo dục nói chung và công tác PCGD THCS nói riêng. Để từ đó huy động, vận động được con em tham gia học tập đầy đủ.
- Phụ huynh học sinh: Nhận thức đúng về tầm quan trọng và lợi ích của nền giáo dục, để có quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học tập của con em.
5. Kết quả PCGD THCS phụ thuộc vào những điều kiện sau:
- Chủ trương, chính sách: Cần có các chủ trương, chính sách đúng đắn, đi vào lòng dân, làm cho người dân nhận thức được rằng: phổ cập GD THCS sẽ đem lại lợi ích to lớn cho chính họ.
- Công tác tuyên truyền vận động, huy động: Đây là một trong những công tác trọng tâm, làm nồng cốt cho việc nâng cao chất lượng, quyết định sự thành công của việc PCGD THCS.
- Chế tài: Chế tài góp phần thành công cho công tác PCGD THCS, vì vậy phải xây dựng bộ chế tài hợp lí để áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Điều kiện kinh tế của địa phương, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác: Điều kiện kinh tế của địa phương và cơ sở vật chất là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác PCGD THCS. Địa phương nào có kinh tế phát triển, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học đảm bảo thì địa phương đó sẽ làm tốt công tác PCGD THCS.
- Công tác quản lí, vai trò của Hiệu trưởng: Khi công tác quản lí được tổ chức, thực hiện nghiêm túc, khoa học; vai trò của hiệu trưởng được phát huy thì công tác PCGD THCS sẽ thành công.
II. Cơ sở pháp lí
Đảng và nhà nước ta luôn luôn chỉ đạo các cấp chính quyền quan tâm Công tác phổ cập giáo dục THCS, do đó công tác này dựa trên các công văn pháp luận, pháp quy sau đây:
- Điều lệ trường phổ thông
- Nghị quyết số 41/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ VIII về thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS.
- Chỉ thị số 61/CT – TW 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ chính trị về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS.
- Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2001 của chính phủ về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS.
- Quyết định số 26/2001/QĐ-BGD-ĐT ngày 05 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, kiểm tra, đánh giá và công nhận phổ cập giáo dục THCS.
- Các chỉ thị và công văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; sở GD&ĐT Đồng Tháp và phòng GD&ĐT Tháp Mười về việc thực hiện PCGD THCS.
- Các chỉ thị và công văn hướng dẫn của Ban thường vụ Tỉnh ủy và kế hoạch của UBND Tỉnh về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS.
- Các văn bản hướng dẫn và kế hoạch chỉ đạo của phòng GD&ĐT Tháp Mười về việc thực hiện PCGD THCS.
III. Cơ sở thực tiễn
Kể từ khi xã nhà được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS vào năm 2005, chính quyền địa phương dường như thiếu sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra đôn đốc; công tác PCGD THCS hầu như khoán trắng cho nhà trường. Tuy rằng nhà trường vẫn thực hiện một hội đồng hai nhiệm vụ, nhưng lực lượng giáo viên của nhà trường lại ít, bận việc dạy học, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác PCGD THCS còn thiếu thốn. Phụ huynh học sinh chưa nhận thức hết tầm quan trọng và lợi ích của nền giáo dục, nên chưa có quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học tập của con em, thậm chí nhiều phụ huynh nghĩ rằng: “học sinh đi học là học cho nhà trường, để thầy cô nhận được lương; học xong rồi thì cũng phải làm ruộng chứ có làm được cán bộ đâu, thế thì học làm gì”, vì vậy mọi việc liên quan đến học tập của học sinh, họ đều phó mặc cho nhà trường. Ý thức học tập của học sinh kém, thiếu sự phấn đấu, thi đua. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh. Sự phối kết hợp giữa các mặt giáo dục “Nhà trường – Gia đình – Xã hội” chưa tốt. Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến công tác PCGD THCS ở xã Thanh Mỹ. Vì vậy một yêu cầu bức thiết được đặt ra là phải tìm ra một số giải pháp nhằm cập nhật thống kê, duy trì kết quả PCGD THCS, tránh tình trạng trượt chuẩn.
Năm học 2011 – 2012 trường THCS Nguyễn Văn Tre đã được sự quan tâm nhiều hơn của Lãnh đạo huyện, Phòng GD&ĐT Tháp Mười cũng như chính quyền địa phương. Với sự quan tâm đó, chắc rằng công tác PCGD THCS sẽ thuận lợi hơn, đạt kết quả cao hơn.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS Ở XÃ THANH MỸ
1. Tình hình đặc điểm xã Thanh Mỹ
Thanh Mỹ là một xã vùng sâu của huyện Tháp Mười, nằm ở phía Đông nam của huyện. Phía đông giáp xã Mỹ Lợi B-Cái Bè-Tiền Giang, phía tây giáp xã Mỹ Hiệp và Tân Hội Trung huyện Cao Lãnh, phía nam giáp xã Tân Hưng, huyện Cái Bè-Tiền Giang, phía bắc giáp xã Phú Điền, dân số 12.604 người.
Trong xã có 4 ấp, hệ thống kênh rạch chằng chịt, nên giao thông đi lại còn khó khăn, nhất là vào mùa nước lũ ở một số địa bàn, hiện nay giao thông trong xã được cải thiện, đường dal trãi đều về 4 ấp, xe 2 bánh có thể đi lại trong mùa mưa lũ. Đặc biệt ấp Lợi An đường trãi nhựa rất thuận lợi cho việc đi học của các em học sinh. Thanh Mỹ là vùng căn cứ địa cách mạng qua 2 thời kỳ kháng chiến, xã được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” , kinh tế ở xã chủ yếu là nông nghiệp.
Các cấp lãnh đạo của địa phương nhận thức được tầm quan trọng cũng như mục đích của công tác phổ cập GD THCS ở địa phương là nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, từ đó tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân trong xã, nên địa phương đã tổ chức triển khai chỉ thị số 61-CT/TW ngày 28/12/2000 của Bộ chính trị, Nghị quyết số 41/2000/QH-10 của Quốc hội, Nghị định số 28/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện PCGD THCS, các văn bản của cấp huyện và Phòng GD&ĐT Tháp Mười đến cán bộ Đảng viên và nhân dân bằng nhiều hình thức, phổ biến trong cuộc họp, sinh hoạt khu dân cư, thông qua hệ thống đài truyền thanh, về việc thực hiện công tác PCGD THCS.
Việc thực hiện nhiệm vụ PCGD THCS được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo sâu sát kịp thời. Trong chương trình hành động hay đánh giá, sơ kết đều có đề cập đến nội dung liên quan công tác PCGD THCS. Các chỉ tiêu thực hiện PCGD THCS được đưa vào hệ thống chỉ tiêu hàng năm về phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội của xã.
UBND xã hàng năm đều có tham mưu với UBND huyện xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy-học của nhà trường.
Chỉ đạo cho các ngành các cấp phối hợp thực hiện tốt công tác phổ cập GD của xã.
Trong các cuộc họp HĐND hay Đại hội Đảng đều có bàn bạc thảo luận và đưa ra chỉ tiêu về PCGD nhằm đưa nhiệm vụ PC cho toàn xã thực hiện.
Đảng ủy thường xuyên quan tâm chỉ đạo đơn vị hoàn thành công tác PCGD, đặc biệt là giao nhiệm vụ cho Chi bộ ấp, phân công Đảng viên chịu trách nhiệm về công tác PC ở địa bàn mình quản lý.
Mặt bằng dân trí thấp, nhận thức về tầm quan trọng của nền giáo dục còn hạn chế, phụ huynh chưa quan tâm, đầu tư cho việc học của con em, chính quyền địa phương còn thờ ơ với công tác giáo dục, mọi việc đều phó mặc cho nhà trường. Những yếu tố đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Đặc biệt là duy trì sĩ số và vận động học sinh đến lớp và đến trường. Toàn xã có 4 ấp, có tổng số là 1811 em trong độ tuổi phổ cập GD THCS, tổng số đối tượng phải phổ cập THCS là 1618 em.
- Địa bàn rộng, dân cư phân bố không đều, đường sá đi lại khó khăn. Đời sống nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào ruộng, vườn, nương rẩy và chăn nuôi, các dịch vụ ngành nghề công thương chưa phát triển. Cuộc sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, toàn xã có hơn 224 hộ nghèo và cận nghèo. Do đó nhân dân ở đây chưa chưa ý thức được việc học, từ đó việc thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch phổ cập giáo dục THCS càng khó khăn hơn, nhưng với nổ lực và quyết tâm cao của Hội đồng sư phạm trường THCS Nguyễn Văn Tre và chính quyền ở địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp để hoàn thành công tác PCGD THCS.
2. Một số kết quả điều tra.
a. Kết quả điều tra và tổng hợp số trẻ bỏ học theo từng độ tuổi như sau:
XÃ THANH MỸ
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU HỌC SINH BỎ HỌC
THEO TỪNG ĐỘ TUỔI
NĂM SINH
Ấp
GHI CHÚ
HƯNG LỢI
LỢI AN
LỢI HÒA
MỸ THẠNH
LỚP
LỚP
LỚP
LỚP
4
5
6
7
8
9
4
5
6
7
8
9
4
5
6
7
8
9
4
5
6
7
8
9
2000
1999
2
1
1998
1997
1
5
1
1996
1
5
1
1
7
4
2
2
5
1995
3
2
2
1
4
1
1
1
2
2
1994
1
6
3
1
2
4
3
1
2
3
1993
6
2
7
5
Cộng
0
0
5
13
12
3
0
0
4
15
16
0
0
0
10
3
6
0
0
0
1
10
5
0
Tổng cộng
33
35
19
16
CB Chuyên trách phổ cập
Thanh Mỹ, ngày 15 tháng 9 năm 2011
Hiệu trưởng
Lê Minh Hùng
Nguyễn Văn Út
b. Kết quả điều tra và tổng hợp số trẻ ngoài nhà trường THCS như sau:
XÃ THANH MỸ
THỐNG KÊ TRẺ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG
Mẫu KH1a
THCS
Tính đến ngày 15 tháng 9 năm 2011
Độ tuổi
Năm sinh
Tổng số trẻ ngoài nhà trường
Số trẻ ngoài nhà trường chia theo trình độ văn hoá
Tổng số
Khuyết tật, chuyển, chết...
Số phải PC TH CS
Chưa đi học
(Mù chữ)
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Chưa TN tiểu học
Đã tốt nghiệp TH
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
11
2000
12
1999
3
3
2
1
13
1998
14
1997
7
7
5
1
1
15
1996
28
28
4
19
5
16
1995
19
19
5
8
6
17
1994
28
28
4
14
9
1
18
1993
25
25
18
7
Tổng cộng
110
110
0
0
0
0
0
0
0
20
43
39
8
Ngày 15 tháng 09 năm 2011
Ngày 15 tháng 09 năm 2011
Người lập biểu
Xác nhận của UBND xã
Hiệu trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký tên, đóng dấu)
(Ký tên, đóng dấu)
Lê Minh Hùng Nguyễn Thị Tuyết Mai Nguyễn Văn Út
c. Kết quả điều tra và thống kê tổng hợp phổ cập giáo dục THCS
XÃ THANH MỸ
THỐNG KÊ PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS
Mẫu 1
THCS
Điều tra ngày 15 tháng 9 năm 2011
Độ tuổi
Năm sinh
Tổng số đối tượng trong độ tuổi
Nữ
Chết
Chuyển đi
Khuyết tật
Số đối tượng phải phổ cập THCS
Tốt nghiệp
tiểu học gồm
Đang học, học xong Trung học cơ sở
Đang học, học xong Phổ cập - Bổ túc Trung học cơ sở
Bỏ học
Tổng số học sinh lớp 9 (2 hệ) năm học qua
Số đối tượng 11-14 tuổi đang học tiểu học
Tốt nghiệp tiểu học năm qua
Tốt nghiệp T.học các năm trước
Lớp 6 gồm
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Tốt nghiệp THCS
Lớp 6 gồm
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
T. nghiệp
Bổ túc THCS
Ở tiểu học
Ở các lớp Trung học cơ sở
Tốt nghiệp năm qua
Tốt nghiệp các năm trước
Tốt nghiệp năm qua
Tốt nghiệp các năm trước
Tốt nghiệp năm qua
Tốt nghiệp các năm trước
Tốt nghiệp năm qua
Tốt nghiệp các năm trước
Bỏ ở các lớp tiểu học
Bỏ sau TN tiểu học
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
6
2005
211
102
211
211
11
2000
257
112
17
240
223
223
17
12
1999
179
66
10
1
168
10
158
10
4
151
2
1
13
1998
161
77
1
1
159
1
158
1
1
5
152
14
1997
220
82
10
210
210
1
29
173
5
1
1
Cộng 11-14
817
337
0
38
2
777
234
526
234
5
157
181
173
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
7
2
1
0
0
17
15
1996
239
119
17
222
222
5
34
155
4
19
5
155
16
1995
223
102
40
183
183
3
22
139
5
8
6
22
17
1994
226
102
39
187
187
1
4
154
4
14
9
1
4
18
1993
306
142
53
4
249
249
1
223
18
7
1
Cộng 15-18
994
465
149
4
841
0
841
0
0
0
5
38
182
516
0
0
0
0
0
0
0
0
0
13
41
38
8
182
0
Tổng cộng
1811
802
187
6
1618
234
1367
234
5
157
186
211
182
516
0
0
0
0
0
0
0
0
0
20
43
39
8
182
17
Tính các chỉ tiêu (theo tiêu chuẩn đánh giá)
Ngày 15 tháng 9 năm 2011
Ngày 15 tháng 9 năm 2011
- Tỷ lệ % trẻ 6 tuổi vào học lớp 1
100,0
%
Người lập biểu
Xác nhận của UBND xã
Hiệu trưởng
- Tỷ lệ % trẻ 11 - 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học
97,81
%
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký tên, đóng dấu)
(Ký tên, đóng dấu)
- Tỷ lệ % học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6 (2 hệ) năm vừa qua
100,0
%
- Tỷ lệ % học sinh tốt nghiệp THCS (2 hệ) năm học vừa qua
100,0
%
- Tỷ lệ % thanh thiếu niên 15 - 18 tuổi tốt nghiệp THCS (2 hệ)
83,00
%
Lê Minh Hùng Nguyễn Thị Tuyết Mai Nguyễn Văn Út
3. Phân tích kết quả khảo sát
Phân tích số liệu trong các biểu mẫu trên cho chúng ta thấy rằng: số lượng học sinh bỏ học giữa chừng, số lượng học sinh ngoài nhà trường còn nhiều 110 em, (trong đó lớp 6: 20 em; lớp 7: 43 em; lớp 8: 39 em; lớp 9: 8 em) , tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6 chỉ đạt 97,81%, tỷ lệ thanh thiếu niên 15 - 18 tuổi tốt nghiệp THCS còn thấp (83%), cao hơn mức chuẩn quy định (80%) không nhiều. Công tác PCGD THCS còn gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ rớt chuẩn.
Qua việc thống kê tôi được biết nguyên nhân học sinh bỏ học sau tốt nghiệp tiểu học hoặc bỏ học giữa chừng; những khó khăn trong quá trình thực hiện công tác PCGD THCS như sau:
- Thứ nhất: Với học sinh nhà xa trường, thuộc diện hộ cận nghèo, không có phương tiện cho con đi học, con số bỏ học giữa chừng tương đối cao.
- Thứ hai: Những học sinh lười học, mê chơi game học yếu dẫn đến nghỉ học giữa chừng khá cao
Với hai nguyên nhân trên cho ta thấy tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng khá nhiều trong cấp học này.
- Thứ ba: Đây là độ tuổi lao động, có nhiều gia đình các em còn là đối tượng lao động chính. Cho nên việc học sinh không đến trường vào mùa gặt, mùa trồng, trĩa thường xảy ra. Không ít trường hợp nghỉ học luôn để ở nhà làm nương rẫy.
- Thứ tư: Nhà trường thường phải đối mặt với việc hao hụt sĩ số học sinh qua từng học kỳ, từng năm. Ý thức học lên cao của người dân nơi đây chưa cao, việc con cái bỏ học giữa chừng để tham gia lao động kiếm tiền không làm các bậc phụ huynh lo lắng nhiều.
- Thứ năm: Địa bàn rộng, có 4 ấp cách khu vực trường chính từ 6 đến 8 km, sông suối cách trở, việc đi lại của học sinh không hề đơn giản, yếu tố địa lí cũng làm cản bước chân đến trường của các em.
- Thứ sáu: Không ít gia đình nghèo không đủ sức lo cho con đi học tập trung, phải bỏ giữa chừng. Vì vậy đã xuất hiện sự trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước giống như nhà nước từng hỗ trợ cho người học lớp xóa mù chữ, phổ cập tiểu học trước đây.
- Thứ bảy: Cơ sở vật chất, ngân sách, kinh phí dành cho các lớp bổ túc không nhiều, còn thiếu thốn trăm bề.
- Thứ tám: Chính quyền địa phương chưa quan tâm và đầu tư đúng mức đối với công tác giáo dục, còn khoán trắng cho nhà trường.
Những nguyên nhân trên là rào cản rất lớn đối với công tác PCGD THCS ở xã Thanh Mỹ. Vì thế, muốn nâng cao và duy trì kết quả PCGD THCS lâu dài
File đính kèm:
- SANG KIEN KINH NGHIEM(1).doc